5 Điều Cần Lưu Ý Khi Mở Công Ty Tại Việt Nam

5 Điều Cần Lưu Ý Khi Mở Công Ty Tại Việt Nam

Mở một doanh nghiệp là một trong những hình thức được nhiều doanh nhân lựa chọn để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Khi thành lập doanh nghiệp, người đứng đầu luôn quan tâm nhiều hơn tới hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh nhưng lại không để ý nhiều đến những vẫn đề pháp lý xung quanh việc kinh doanh và chiến lược phát triển. Để giúp bạn hình dung các vấn đề pháp lý và kinh doanh phát sinh khi mở doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ có 5 điều bạn cần lưu ý.

1.Nên lập kế hoạch kinh doanh chi tiết khi mở công ty tại Việt Nam

Lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn quản lý các hoạt động kinh doanh chính và các công việc cần thiết để hỗ trợ công việc kinh doanh. Ví dụ, khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, bạn cần có một danh sách thông tin và tiến độ công việc với các nội dung chính như:

Tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại của nhà cung cấp;

Tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của khách hàng;

Địa điểm đặt trụ sở chính, đã ký hợp đồng thuê hoặc thỏa thuận sử dụng địa điểm để kinh doanh; và những thứ khác tùy theo ngành nghề kinh doanh, mục đích và nhu cầu.

  1. Chọn vị trí văn phòng thích hợp

Khi mở công ty tại Việt Nam, bạn nên lựa chọn địa điểm đặt văn phòng phù hợp. Trụ sở phù hợp giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của bạn, nếu bạn đặt địa điểm phù hợp với ngành hàng và mặt hàng mà bạn đang kinh doanh sẽ giúp bạn mở rộng và phát triển hơn. Ví dụ bạn chuyên xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì trụ sở nên ở khu công nghiệp, gần cảng hay cửa khẩu sẽ giúp bạn giảm thuế xuất nhập khẩu ra nước ngoài.

  1. Thực hiện thủ tục thành lập công ty

Sau khi lên kế hoạch và thương lượng với bên cho thuê / cho phép sử dụng địa điểm để kinh doanh, bạn phải làm thủ tục thành lập công ty, tức là bạn phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty của mình. Ở bước này bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư để được tư vấn cụ thể và thực hiện nhanh chóng hơn.

  1. Làm thủ tục với cơ quan thuế

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế như khai thuế ban đầu, đăng ký nộp thuế qua mạng (nếu có nhu cầu), nộp lệ phí giấy phép.

  1. Thực hiện các thủ tục khác sau khi thành lập công ty

Bạn có thể thực hiện đồng thời với công việc tại mục 4. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD, ngoài thủ tục thuế, bạn cần đặt mẫu con dấu, thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu con dấu, tạo ngân tài khoản ngân hàng, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng, đặt in hóa đơn GTGT.

5 Điều Cần Lưu Ý Khi Mở Công Ty Tại Việt Nam Mở một doanh nghiệp là một trong những hình thức được nhiều doanh nhân lựa chọn để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Khi thành lập doanh nghiệp, người đứng đầu luôn quan tâm nhiều hơn tới hàng hóa và dịch vụ... Xem bài viết