Thêm kết quả...

5 NGÀNH NGHỀ LUÔN BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRANG BỊ AN TOÀN CÁ NHÂN

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho người lao động. Nếu không có những biện pháp kịp thời phòng ngừa có thể dẫn đến những chấn thương, khả năng lao động kể cả tính mạng. Do vậy, ở bất kỳ ngành nghề nào hay quốc gia nào vấn đề bảo hộ lao động cũng là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp. Nhưng có những ngành nghề bắt buộc phải có trang bị an toàn cá nhân hay đồ bảo hộ.

1. Ngành y tế

Trang thiết bị Bảo Hộ Lao Động ngành y tế

– Trong môi trường y tế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể gây bệnh như: virus, bụi bẩn không khí mang mầm bệnh, khi tiếp xúc với những bệnh nhân đang mang bệnh truyền nhiễm,… Do đó, trang thiết bị an toàn bắt buộc cần được trang bị trong ngành y tế. Một số trang bị thiết yếu như: quần áo, găng tay, khẩu trang, giày dép,…

2. Ngành môi trường

– Người lao động làm việc về môi trường đặc thù công việc là thu gom, vệ sinh, vận chuyển rác thải,… rất vất vã. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều thứ độc hại có trong rác thải nên bắt buộc cần trang bị dụng cụ bảo hộ cá nhân cho lao động làm việc trong ngành nghề này.

– Để giảm thiểu tối đa những rủi ro về sức khỏe có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, nhân viên thu dọn rác thải bắt buộc phải có đồ bảo hộ lao động như: quần áo, găng tay, ủng, giày, khẩu trang,… là không thể thiếu.

3. Ngành xây dựng

– Các công trình đang xây dựng luôn là nơi nguy hiểm tiềm ẩn, thường xuyên có những cái chết thương tâm. Do vậy, bắt buộc phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc môi trường như thế này.

– Giày bảo hộ mũi thép chống đinh là vật dụng khó thể thiếu trong ngành xây dựng nhằm hạn chế sự va quệt và những vật nhọn rơi vãi dưới mặt sàn. Thêm chức năng chống trơn trượt để làm việc an toàn hơn kể cả khi phải làm việc trên cao.

– Cần trang bị thêm nón bảo hộ để tránh những hiểm họa từ trên cao rơi xuống có thể gây chấn thương sọ não. Trang bị quần áo bảo hộ đặc thù để tránh tiếp xúc ánh nắng, xi măng, cát, vôi, bụi, đá… Thêm găng tay khi làm việc trong những điều kiện bắt buộc.

– Tùy từng trường hợp làm việc còn cần trang bị thêm nhiều trang bị khác như: dây đai an toàn, kính bảo hộ,…

Trang bị Bảo hộ lao động ngành xây dựng

4. Làm việc trong phòng thí nghiệm

– Phòng thí nghiệm là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu với nhiều vật liệu, nguyên liệu khác nhau. Nhân viên ở phòng thí nghiệm có thể tiếp xúc với nhiều nguy hiểm như: điện giật, hỏa hoạn, bỏng,… Không chỉ vậy, việc nghiên cứu còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe về lâu dài.

– Có rất nhiều dạng thí nghiệm như: phòng nghiên cứu sinh học, phòng nghiên cứu hóa học, vật lý, thực phẩm, hóa chất,… Tùy từng dạng mà lựa chọn trang bị bảo hộ lao động phù hợp để bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động.

– Người lao động làm việc trong phòng nghiên cứu vi sinh, hóa học thường phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ gọn gàng, dép giày chống trơn, chống tĩnh điện để bảo đảm an toàn. Vì đây là môi trường làm việc trực tiếp với nhiều hóa chất độc hại, bụi bẩn.

Trang bị Bảo hộ lao động trong thí nghiệm

5. Ngành chế biến thực phẩm

– Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành kinh tế đem lại nguồn thu lớn mỗi năm. Việc trang bị quần áo bảo hộ lao động sẽ bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đồ bảo hộ lao động trong ngành chế biến thực phẩm cần đảm bảo được nhiều yếu tố như: khả năng vô trùng cao, đáp ứng được nhiệt độ thấp,…

– Đồ bảo hộ phòng sạch là những trang thiết bị đáp ứng được những yêu cầu của ngành chế biến thực phẩm. Quần áo được làm từ cao su có khả năng chống vi khuẩn, chống hóa chất, chống thấm,… Phần bên trong có trang bị vải để làm ấm cơ thể người mặt.

– Với những khu diết mổ cần có thêm tạp dề, găng tay cao su, ủng, khẩu trảng, thậm chí là kính để bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Nguồn: takumisafety.com.vn