LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HÀ NỘI
PHỐ HÀNG BẠC VÀ NGHỀ KIM HOÀN
Hàng Bạc là một phố nằm ở trung tâm thành phố, thuộc khu phố cổ Hà Nội. Trước đây, phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Có thể coi Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ. Với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đă làm ra nhiều sản phẩm vàng bạc tinh xảo, nhất là đồ trang sức
 

Nói chung ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm khắc hoặc đồ nữ trang nào người ta đều dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật:  tạo dáng nghệ thuật và tạo văn (nét ch́m, nổi) tinh xảo, sinh động.

Ngày nay, nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ c̣n tập trung ở phố Hàng Bạc. ở nhiều phố khác, cũng đă rải rác có các cửa hiệu buôn bán vàng. Nhưng phố Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tinh xảo, dù nay đă ít đi so với truyền thống chế tác đồ vàng bạc lâu đời.

LÀNG HOA TÂY TỰU
. Trước đây, bên cạnh những phố phường đông đúc, Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Thành. Cứ mối năm vào dịp tết, dưới mưa xuân lất phất, các ngả đường Hà Nội lại nườm nượp những gánh hàng hoa với trăm ngh́n mầu sắc.

Mấy năm nay, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường

những làng hoa ấy cũng nằm trong làn sóng đô thị hoá. Biệt thự, nhà nghỉ mọc lên san sát quanh hồ Tây. Đất trồng hoa vẫn c̣n nhưng đă thu hẹp lại hoặc chuyển tới những nơi xa hơn. Thôn Phú Thượng, thuộc huyện Từ Liêm ở ngoại thành Hà Nội, hiện nay nổi lên như một nơi cung cấp hoa và cây cảnh cho Hà Nội. Nghề trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội cũng là một nghề truyền thống, được truyền từ nhiều đời. Cùng với nhiều giống hoa mới,
và kỹ thuật lai tạo, trồng tỉa các làng hoa Hà Nội hằng ngày vẫn làm đẹp cho thủ đô bằng hàng chục, hàng trăm loại hoa và cây cảnh.
LÀNG ĐÚC ĐỒNG NGŨ XĂ
Ngũ Xă vốn là một làng nằm bên bờ hồ Trúc bạch, phía tây Hà Nội. Tên Ngũ Xă có nghĩa là 5 làng. Khoảng thời nhà Lê, dân 5 làng Đồng Mai, Châu Mỹ, Long Tượng, Diên Tiên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm (tỉnh Hải Hưng) và Thuận Thành (tỉnh Hà Bắc) có nghề đúc thủ công, được triều đ́nh trưng tập về kinh thành để lập xưởng đúc tiền và đồ thờ. Để ghi nhớ 5 làng quê gốc của ḿnh, họ đặt tên mới là Ngũ Xă.
Tŕnh độ đúc đồng của thợ Ngũ Xă đă đạt tới đỉnh cao. Ngoài sự thông minh sáng tạo, cái nh́n chuẩn xác, bàn tay khéo léo, người thợ thủ công c̣n có bí quyết nghề nghiệp và kinh nghiệm
lâu đời. Sản phẩm đồ đồng Ngũ xă nổi tiếng khắp nước, trong đó nổi bật là pho tượng Phật Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xă. Pho tượng cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3m60. Tượng phật Di Đà này được đúc hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công, tất cả những đường gấp khúc, uốn lượn trên pho tường đều rất tinh xảo, liền nhau thành một khối không có những sai sót về kỹ thuật đúc. Đây là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng độc đáo và tinh tế.

Ngoài pho tượng này, thợ đúc đồng Ngũ Xă c̣n tạo ra nhiều tác phẩm

khác cũng rất nổi tiếng như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở chùa Quán Thánh (Hà Nội), chuông chùa Một Cột (Hà Nội). Ngoài ra c̣n có những đồ thờ bằng đồng như lư hương, chân đèn… cũng được cả nước đánh giá cao.
LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Làng gỗm sứ Bát Tràng nằm cách thủ đô Hà Nội trên 10km về phía Đông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ thứ XV. Thợ thủ công ở đây đă làm sản xuất hầu hết các loài gốm quư và độc đáo của Việt Nam: gốm men ngọc, gốm men rạn, gốm hoa lam. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng cho thấy chúng đă đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng trong cả nước, đồng thời c̣n được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

LÀNG HƯƠNG YÊN PHỤ
Nằm ở cửa ô Yên Phụ, qua dốc Thanh Niên – Cổ Ngư là tới làng nằm ven hồ Tây mênh mông kỳ bí, trước kia thuộc quận Ba Đ́nh, nay về quận mới Tây Hồ. Ngoài nghề nuôi cá cảnh mới được du nhập mấy chục năm nay, th́ người dân ở đây vẫn có nghề làm hương đốt từ lâu đời.

Theo một số tư liệu cũng như các bậc cao niên trong làng kể lại th́ nghề làm hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng. Bước sang thế kỷ này,

nghề hương ở Yên Phụ phát triển mạnh mẽ nhất và không chỉ thu hút dân trong làng mà c̣n hấp dẫn các làng An Dương, Nghi Tàm theo nghề với số lượng lớn. Đầu những năm 80 nghề hương ở đây có dấu hiệu bị mai một khi rất nhiều gia đ́nh bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Lúc này chỉ c̣n khoảng 20% số hộ trong làng c̣n làm nghề. Thế nhưng, chỉ 7-8 năm sau, bước sang những năm 90, nghề này lại được khôi phục.

Nghề làm hương tuy không nhàn hạ và thu nhập cũng chẳng lấy ǵ làm cao nhưng người dân vẫn một mực theo nghề v́ họ cho rằng đây là nghề truyền thống – Làng hương Yên Phụ vẫn sống măi với thời gian.

LÀNG NGHỀ TĂM HƯƠNG QUẢNG PHÚ CẦU

Cách thủ đô Hà Nội hơn 30km, có một làng nghề đỏ rực màu tăm hương mang tên Quảng Phú Cầu. Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu tồn tại đến nay được hơn trăm tuổi và cho tới nơi vẫn giữ được nét cổ kính của một làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Làng nghề trở thành nơi cung cấp tăm hương chủ yếu để phục vụ nhu cầu tâm linh.

Đến với nơi này, bạn sẽ phải choáng ngợp vì từ sân nhà cho đến những đường lớn, ngõ nhỏ, đâu đâu cũng là những chân hương đỏ rực. Những chân hương được xếp thành bó, xòe to như những đóa hoa nở rộ dưới nắng.

  • Địa chỉ: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
  • Cách di chuyển: Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể bắt tuyến xe 91 khởi hành từ bến xe Yên Nghĩa. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo QL21B, tỉnh lộ 429 sẽ đến được làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu.

LÀNG LỤA VẠN PHÚC – LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

Làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề Hà Nội với truyền thống dệt lụa bằng tơ tằm trứ danh. Từ xa xưa, lụa ở đây được chọn để may quần áo cho vua chúa, quan lại trong triều.

Đến thăm làng lụa Vạn Phúc, bạn sẽ như được lạc vào một không gian cổ kính, mộc mạc và dân dã. Nơi có cây đa, bến nước, sân đình. Đúng dáng vẻ của một làng quê Việt Nam yên bình, tĩnh lặng.

Lụa Vạn Phúc có nhiều sản phẩm khác nhau với mẫu mã đa dạng. Nhưng có một đặc điểm chung là chất lụa ở đây rất mềm mại và óng mịn. Vì được làm bằng tơ tằm tự nhiên, chất lụa độc đáo hiếm nơi đâu sánh bằng.

Đến đây tham quan, bạn cũng có thể mua các sản phẩm lụa mang về. Giá thành khoảng 100.000 – 500.000vnđ/m vải.

Những năm gần đây, làng lụa Vạn Phúc cho tu sửa và trang trí lại nên rất đẹp. Nhiều bạn trẻ thích đến đây checkin sống ảo dưới con phố phủ đầy những chiếc ô nhiều màu sắc.

  • Địa chỉ: Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 
  • Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố đến làng lụa chỉ cách khoảng 10km, bạn có thể thuê taxi chở tới cổng làng. Nếu đi xe máy, bạn có thể chọn cung đường Lê Văn Lương kéo dài hoặc đi đường Nguyễn Trãi tới Bưu điện Hà Đồng thì rẽ phải. Nếu bạn chọn bus để tiết kiệm chi phí, không phải lo gửi xe rườm rà. Một số tuyến bus đi qua bao gồm: 3, 07, 14, 20c, 25, 26, 31, 32, 36, 50, 55, 79.

LÀNG CHUỒN CHUỒN TRE THẠCH XÁ

Cách Hà Nội khoảng 30km, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá nằm yên bình dưới chân núi Tây Phương, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Từ những thanh tre thô cứng, những con chuồn chuồn tre độc đáo ra đời bằng bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người nghệ nhân. Một đặc điểm lạ của những chú chuồn chuồn tre nơi này là chúng có thể đứng được trên mọi vật liệu, mọi chỗ có điểm tựa kể cả sợi chỉ.

Những chú chuồn chuồn tre khoác lên mình những màu sắc bắt mắt đã trở thành món quà lưu niệm và vật trang trí yêu thích của rất nhiều người. Tùy vào kích cỡ khác nhau mà chuồn chuồn tre có giá dao động từ 3.000 — 10.000 vnđ/con. Ngoài chuồn chuồn tre, các sản phẩm làm từ tre bươm bướm tre, đèn trang trí, đèn ngủ bằng tre,… cũng rất được ưa chuộng.

  • Địa chỉ: Thạch Xã, Thạch Thất, Hà Nội.
  • Cách di chuyển: Nếu đi bằng xe buýt, từ bến xe Yên Nghĩa, bắt xe 89 đi Sơn Tây, xuống gần chùa Tây Phương. Từ đường cái, đi khoảng 500m sẽ vào đến làng. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long rồi đi theo hướng rẽ chùa Tây Phương là đến.

LÀNG NGHỀ ĐẬU BẠC ĐỊNH CÔNG

Đậu bạc là việc nung chảy bạc sau đó kéo ra thành những sợi chỉ bạc nhỏ. Từ những sợi chỉ này, tạo thành những hình hoa lá, cây cối, chim muông. Đậu bạc là một nghề đòi hỏi tư duy thẩm mỹ cao, có từ thời vua Lý Nam Đế. Qua hàng trăm năm, đến nay, làng Định Công chỉ còn hai gia đình nghệ nhân tiếp tục nghề đậu bạc truyền thống. Đó là nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Văn Hiểu.

Các sản phẩm chính được làm từ đậu bạc là đồ trang trí lưu niệm bạc, nhẫn, hoa tai, cài áo, vòng tay, vòng cổ,… Tất cả đều được sản xuất theo lối xưa cũ, thủ công nhất nhưng tinh tế vô cùng.

Địa chỉ: Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

  • Chỉ dẫn: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, theo đường Giải Phóng đi đến phố Định Công. Sau đó rẽ phải qua đường tàu, đi qua đình làng khoảng 4km thì hỏi nhà nghệ nhân Quách Văn Trường xóm 8 phường Định Công.

LÀNG NÓN CHUÔNG – CHƯƠNG MỸ

Cách trung tâm Hà Nội 30km, làng nón chuông là một làng nghề Hà Nội truyền thống nằm bên dòng sông Đáy nên thơ. Nơi đây là quê hương của những chiếc nón che nắng, che mưa cho bà, cho mẹ bao đời. Những chiếc lá lụi được đem về, vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh chuyển thành màu trắng bạc. Và được người làm tạo thành những chiếc nón một cách khéo léo. Ngoài kiểu nón truyền thống như ta vẫn thấy. Ở đây còn sản xuất ra những chiếc nón khác như nón quai thao, nón chóp dứa, nón tơi,…

Thêm vào đó, nơi đây vẫn giữ được nét đẹp truyền thống đó là họp chợ vào những ngày cố định trong tháng. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác đắm chìm trong không gian chợ quê Bắc Bộ. Đừng quên mua một chiếc nón về làm quà cho mẹ, cho bà. Chỉ với giá khoảng 50.000 – 70.000 vnđ là bạn đã mua được một chiếc nón mới toanh với chất lượng cực tốt.

Địa chỉ: Đường Làng Chuông, Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội

  • Cách di chuyển: Nếu di chuyển bằng xe buýt, bắt xe 103A đến Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Oai và đi bộ khoảng 1.5km để vào làng nón Chuông. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, đi theo QL21B đến đường Kim Bài và tiếp tục di chuyển cho đến khi đến xã Phương Trung.

LÀNG QUẠT CHÀNG SƠN

Nhắc đến quạt, người ta nhắc đến quê hương Chàng Sơn. Đây là một làng nghề Hà Nội truyền thống nổi tiếng với những chiếc quạt tinh xảo được làm thủ công. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như tre, giấy, vải, hồ, và đinh suốt. Những chiếc quạt được tạo nên đẹp đến không ngờ nhờ những bàn tay đầy nghệ thuật. Quạt Chàng Sơn thường dùng để quạt mát, công cụ múa, vật dụng trang trí, triển lãm,…

Đến với nơi này, không chỉ được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm ra một chiếc quạt truyền thống. Bạn còn được chiêm ngưỡng phong cảnh làng quê đậm nét cổ xưa mà người dân Chàng Sơn bao năm qua giữ gìn.

  • Địa chỉ: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.
  • Cách di chuyển: Từ hầm chui Trung Hòa, đi theo đường CT08 rồi rẽ vào đường 80. Rẽ phải rồi đi đến thị trấn Thạch Thất và đến Chàng Sơn.

LÀNG NGHỀ THÊU REN QUẤT ĐỘNG

Làng Quất Động nằm ngay ven đường quốc lộ, là đất tổ của nghề thêu tay truyền tống. Qua hàng trăm năm, Quất Động vẫn giữ được nét cổ kính của làng quê Bắc Bộ bởi những đền thờ, bến nước, cây đa. Dưới cây đa là đến thờ người được cả dân làng kính trọng – ông tổ nghề thêu Nguyễn Công Hoành.

Nhờ những nghệ nhân tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ. Những bức tranh thêu được tạo nên một cách tinh tế, nhẹ nhàng, mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Chủ đề trong tranh rất đa dạng như phong cảnh, non nước Việt Nam, cảnh chùa Một Cột hay chân dung Bác Hồ,…

  • Địa chỉ: xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội.
  • Cách di chuyển: Men theo quốc lộ 1A đi về phía Nam khoảng 25km, làng thêu ren Quất Động nằm ngay bên đường Quốc lộ.

LÀNG LỒNG CHIM CANH HOẠCH

Không chỉ được biết đến là vùng đất truyền thống khoa cử với 2 Trạng Nguyên. Làng Canh Hoạch còn được biết đến với nghề làm lồng chim. Lồng chim làng Canh Hoạch được ưa chuộng cả trong nước và nước ngoài. Tính đến nay, nghề làm lông chim Canh Hoạch đã được trăm năm tuổi.

Những chiếc lồng chim bền, đẹp, sang trọng với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khiến cho rất nhiều người có thú nuôi chim cảnh say mê. Những chiếc lồng chim Canh Hoạch có giá từ 500.000 – 1.500.000 vnđ.

  • Địa chỉ: Làng Canh Hoạch, thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Chỉ dẫn: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, đi đến Hà Đông. Đi tiếp đến ngã ba Ba La – Bông Đỏ rồi rẽ trái. Đi khoảng 20km theo QL21B tới ngã tư Vác là thấy biển làng nghề Canh Hoạch.

LÀNG MÂY TRE ĐAN PHÚ VINH

Tọa lạc ở Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, nổi tiếng với nghề mây tre đan có từ khoảng thế kỷ 17 cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Làng nổi tiếng với các sản phẩm mây tre đan tinh tế, đẹp mắt từ những vậy dụng như rổ, rá,… đến những đồ lưu niệm, trang trí câu đối, khung ảnh,… hoặc những đồ vật như bàn ghế, bình hoa,…

Giá cả các sản phẩm mây tre đan dao động từ vài chục nghìn tới vài triệu/sản phẩm.

Địa chỉ: Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Chỉ dẫn: Từ trung tâm Hà Nội đi đến Hà Đông rồi tiếp đến ngã 3 Ba La Đồng Đỏ đi thẳng chừng 20km là đến làng nghề Phú Vinh rồi đấy

LÀNG RỐI NƯỚC ĐÀO THỤC

Làng rối nước Đào Thục tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã xuất hiện từ hơn 300 năm nay. Xưa kia, vào thời nhà Lê ông Nguyễn Đăng Vinh làm chức Nội giám khi về làng đã truyền dạy lại cho con cháu ba nghề: dệt vải, làm mộc và múa rối nước nhưng đến nay, làng Đào Thục chỉ còn gìn giữ và phát triển được nghề múa rối nước.

Nếu bạn đến làng vào những ngày không có lễ hội bạn có thể tham quan quá trình người nghệ nhân đục, đẽo trạm khắc biến những khúc gỗ vô tri trở thành con rối sống động, có hồn. Bạn nên đi theo đoàn hoặc qua các công ty du lịch sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu tận tình hơn.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi qua cầu Đuống, rẽ trái theo quốc lộ 3 đến thị trấn Đông Anh, rẽ phải đi khoảng 10km là đến làng Đào Thục.

LÀNG NHẠC CỤ DÂN TỘC ĐÀO XÁ

Làng Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Là làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam, từ cây đàn bầu, đàn tam, thập, lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tỳ bà… cho đến những cây nhị, cây hồ, cây líu….

Trong chuyến tham quan làng nghề, đến nhà ông Đào Văn Soạn, một người làm nghề lâu năm ở đây. Trong nhà ông có đủ các loại nhạc cụ từ nhị, thập, tam đến tỳ bà, loại gì cũng có. Ông cho biết: Nghề làm đàn đã gắn bó từ đời ông nội của ông, cho đến nay cũng khoảng hơn 200 năm. Nhưng ngạc nhiên hơn cả là những người làm nghề nhạc cụ nhưng không ai có kiến thức về âm nhạc mà lại làm ra được những cây đàn với âm hưởng trầm bổng khác nhau. Trước đây làng Đào Xá, có rất nhiều hộ gia đình làm nghề này, nhưng giờ đây thì còn lại ít lắm.

LÀNG MIẾN CỰ ĐÀ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía tây, làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Khê, xã cực Bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nghề làm miến ở Cự Đà đã có cách đây hàng trăm năm.
Nếu đến đây vào buổi sáng, du khách sẽ thấy khung cảnh nhộn nhịp của người dân nơi đây. Người bưng các phên bánh miến gác vào các băng gỗ bên đường, người mang miến ra phơi, người lại chở miến đi giao. Cuộc sống bình dị nhưng đong đầy niềm vui.

LÀNG ĐIÊU KHẮC DƯ DỤ – THANH OAI

Làng Dư Dụ (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) nằm cách quốc lộ 21B không xa, người dân Dư Dụ làm nghề điêu khắc, trở thành những người thợ lành nghề – nghệ nhân dân gian ở làng quê Việt. Với bàn tay, khối óc tài hoa và cả cái tâm làm nghề, những người thợ tạc tượng Dư Dụ có mặt khắp đất nước tạo dựng những tác phẩm điêu khắc độc đáo cả về kích thước, độ tinh xảo.
Dư Dụ là làng nghề còn lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ qua nhiều đời cha truyền con nối. Đình Dư Dụ thờ ông Tổ làng nghề cũng đã trên 500 năm. Thời Minh Mạng (1820 – 1840), vừa từng mời hàng chục thợ làng nghề Dư Dụ vào kinh đô Huế xây dựng cung đình triều Nguyễn nhiều thợ giỏi được vua Minh Mạng ban sắc phong cùng nhà cửa, ruộng vườn, bổng lộc ngay tại cố đô Huế.
Những sản phẩm làng điêu khắc Dư Dụ tạo ra được dùng trưng bày, trang trí cho không gian, nội thất, có cả những pho tượng bề thế đặt trang trọng tại các ngôi chùa rải khắp từ Bắc vào Nam. Tượng gỗ điêu khắc Dư Dụ phổ biến với các mẫu mã đáp ứng nhu cầu những người có thú chơi trưng bày biểu tượng sự may mắn yên vui qua hình tượng ông Phúc – Lộc – Thọ, Phật Di Lặc nhiều kiểu dáng.
Sản phẩm làng nghề điêu khắc tượng gỗ Dư Dụ xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, các nước khu vực Đông Nam Á, biểu tượng mang lại sự yên ấm, thanh bình mang đậm dấu ấn tài hoa của thợ điêu khắc làng quê Việt tạo nên sự hấp dẫn cuốn hút của điểm du lịch làng nghề Dư Dụ vùng ven đô Hà Nội.

LÀNG SƠN MÀI HẠ THÁI – THƯỜNG TÍN

Từ đường trục quốc lộ 1A cũ, đến gần cầu Quán Gánh, rẽ trái vào đường liên xã Duyên Thái, qua cầu chui dân sinh tới Làng nghề thủ công truyền thống sơn mài Hạ Thái. Ngày xưa, làng có tên là Cự Tràng trang, năm 1870 đổi tên là làng Đông Thái và đến đầu thế kỷ XX thì chính thức mang tên là làng Hạ Thái.
Cùng với truyền thống của một làng nghề hơn 200 năm tuổi, sơn mài Hạ Thái giờ đã có một sức sống mới, đứng vững trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ có tiếng ở Việt Nam với hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Sản phẩm của sơn mài Hạ Thái đã xuất hiện và nhận được sự thán phục của khách tham quan tại nhiều hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề trong và ngoài nước.

LÀNG VÒNG (CỐM LÀNG VÒNG) 

Nằm ở phía Tây thành phố, cách Hà Nội 7km, làng Vòng thuộc Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng ngày trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm; nay thuộc phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo như nhiều người cao tuổi ở Làng Vòng cho biết thì cái tên này xuất phát từ địa thế của làng nằm trong một con đường vòng hình tròn, tức là đi vòng quanh làng theo một con đường. Bên ngoài vòng tròn là địa giới làng khác. Làng gồm nhiều thôn như Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung.

LÀNG RÈN ĐA SỸ

Làng rèn Đa Sỹ giờ đây đã lên phường, thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, diện mạo có phần đổi khác, nhưng vẫn mang dáng dấp của một làng nghề xưa. Lớp thợ tay nghề “vàng” của làng đã mất, nhưng lớp thợ mới vẫn gìn giữ bảo tồn nghề truyền thống của làng.
Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Sản phẩm rèn của làng Đa Sỹ phong phú về chủng loại, kiểu dáng,nổi tiếng bởi độ bền, sắc, cứng hơn bất cứ sản phẩm nào trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì thế mà sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ không chỉ trong Nam ngoài Bắc biết tới mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây có một thời 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc khu vực Đông Dương là nơi tiêu thụ hàng của làng Đa Sĩ. Dao, kéo của Đa Sỹ còn sang tận cả Đức, Pháp, Mỹ. Sản phẩm của làng rèn Đa Sĩ rất bền bởi kỹ thuật tôi thép điêu luyện của người làng Đa Sỹ. Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt”.
Làng rèn Đa Sỹ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam. Người dân làng Đa Sỹ vẫn hàng ngày hăng say với nghề truyền thống của ông cha truyền lại. Và cứ vào ngày 27 tháng 3 và 25 tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày mất của hai cụ tổ nghề Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần, người dân làng Đa Sỹ lại tổ chức lễ giỗ hai cụ trang nghiêm, tưởng nhớ những người có công khai nghiệp cho dân làng có được cuộc sống thanh bình, ấm no.

PHỐ HÀNG BẠC VÀ NGHỀ KIM HOÀN Hàng Bạc là một phố nằm ở trung tâm thành phố, thuộc khu phố cổ Hà Nội. Trước đây, phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Có thể coi Hàng Bạc là nơi tập trung những… Xem bài viết