BÀN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong tất cả các mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay các tổ chức thì vai trò của vốn là rất quan trọng. Hoạt động huy động vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của xã hội nói chung và ngân hàng nói riêng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại sẽ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Thực chất nó chính là tài sản bằng tiền của các loại chủ sở hữu mà ngân hàng hiện đang tạm quản lý, sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả lại kịp thời, đầy đủ ngay sau khi có yêu cầu của khách hàng. Các bạn hãy cùng YP.VN bàn về huy động vốn của Ngân Hàng Thương Mại nhé.

1. Khái niệm huy động vốn:

Là nguồn vốn hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Đây là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng đã huy động được từ những cá nhân hay tổ chức kinh tế thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ ký thác, nghiệp vụ khác hoặc sử dụng làm vốn kinh doanh.

Huy động vốn là tổng hợp tất cả các hoạt động nhằm tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thương mại. Đây được xem là một trong những hoạt động cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sẽ huy động vốn dưới một vài hình thức như:

  • Nhận tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
  • Phát hành các công cụ nợ ( tín phiếu, trái phiếu)
  • Nguồn vốn đi vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, vốn của ngân hàng còn được tạo ra từ việc ủy thác hay làm đại lý cho các tổ chức ở trong và ngoài nước. Cung cấp những phương tiện thanh toán nhanh, hiện đại như thẻ rút tiền tự động, cây ATM… Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng sẽ được hình thành theo nhiều nguồn khác nhau. Trong đó nguồn vốn xuất phát từ tiền gửi chiếm từ 70 – 80% trong tổng số và nó cũng có tính biến động tương đối lớn. Đặc biệt là đối với tiền gửi không kỳ hạn, vốn ngắn hạn. Chính vì thế họ cần phải đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nguồn hình thành, dự đoán cung cầu để kịp thời có đối sách phù hợp nhất.

2. Vai trò của huy động vốn trong ngân hàng thương mại

Vốn huy động như đã đề cập thì nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong đó có một số vai trò phổ biến nhất như sau:

2.1 Quyết định quy mô hoạt động, quy mô tín dụng của ngân hàng

Thông thường khi so sánh với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ sẽ hay có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn. Phạm vi cũng như khối lượng cho vay đương nhiên cũng sẽ bị hạn chế. Trong khi đó những ngân hàng lớn cho vay được ở cả thị trường trong nước, nước ngoài thì các ngân hàng nhỏ cũng sẽ bị bó hẹp trong phạm vi nhỏ, chủ yếu là trong cộng đồng mà thôi.

Bên cạnh đó do khả năng về vốn còn hạn hẹp nên những ngân hàng nhỏ sẽ không thể phản ứng kịp thời, ứng biến nhanh nhạy được với sự biến động về chính sách. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ tầng lớp dân cư và cả thành phần kinh tế nữa.

2.2 Quyết định khả năng thanh toán, đảm bảo độ uy tín

Để có thể tồn tại và phát triển, tăng thêm quy mô hoạt động thì đổi hỏi các ngân hàng luôn phải có độ uy tín trên thị trường. Uy tín đó trước hết phải thể hiện được khả năng sẵn sàng chi trả thanh toán cho khách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng sẽ càng lớn và ngược lại. Đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quy mô lớn. Gia tăng các hoạt động cạnh tranh có quan hệ, có uy tín để nâng tầm ngân hàng trên thị trường.

3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội chính là lẽ sống, là kim chỉ nam quan trọng của các ngân hàng thương mại. Nhất là những ngân hàng có quy mô và sức ảnh hướng lớn. Một số hình thức huy động phổ biến bao gồm:

3.1 Huy động vốn từ các khoản tiền gửi

Hình thức huy động vốn này ngân hàng sẽ huy động được từ các cá nhân hay tổ chức kinh tế,… trong xã hội bằng việc tiếp nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ, khoản cho vay tạo tiền gửi hay các nghiệp vụ kinh doanh khác,… Trong đó tùy thuộc vào các tiêu thức khác nhau, chúng sẽ được chia ra thành từng loại khác nhau như:

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi vào ngân hàng mà khách hàng không thỏa thuận một mốc thời gian cụ thể rút tiền về. Do đó ngân hàng sẽ trả một mức lãi suất thấp hoặc là không trả bất kỳ một số lãi nào cho khoản tiền này. Vì khoản tiền không kỳ hạn có khá nhiều biến động, họ có thể rút bất cứ lúc nào. Ngân hàng sẽ không thể chủ động trong sử dụng số vốn này mà cần dự trữ một số tiền đảm bảo có thể thanh toán bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu. Tiền gửi không kỳ hạn gần 2 dạng chính:

  • Tiền gửi thanh toán: Tiền để thực hiện những khoản thanh toán về mua bán hàng hóa, dịch vụ, khoản thanh toán phát sinh trong hoạt động kinh doanh của họ.
  • Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Đây là loại tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn cho chúng. Đây có thể là tài sản của người ký thác, có thể rút bất cứ lúc nào. Trong đó lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thuần túy sẽ cao hơn lãi suất của tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây sẽ là loại tiền gửi vào ngân hàng khi đã có sự thỏa thuận chính xác về thời gian rút tiền. Chúng có sự ổn định tương đối vì ngân hàng đã xác định được chính xác thời điểm khách hàng sẽ rút tiền để chuẩn bị thanh toán cho đúng thời hạn. Đối với loại tiền này, ngân hàng sẽ đưa ra mức thời gian lựa chọn là từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…. Mục đích là để tạo cho khách hàng nhiều kỳ hạn phù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền của họ.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền tiết kiệm là tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Khi gửi, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một cuốn sổ, khách hàng phải bảo quản và mang chúng đến ngân hàng mỗi khi muốn thực hiện giao dịch. Về bản chất thì đây chính là một phần thu nhập cá nhân của khách hàng khi họ chưa tiêu dùng đến, một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ thay cho việc cất trữ vàng, hàng hóa. Tiền gửi tiết kiệm cũng gồm 3 dạng chính:

  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
  • Tiền gửi dài hạn

3.2 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá mà ngân hàng dùng để huy động vốn bản chất là các giấy nhận nợ mà ngân hàng sẽ trao đổi cho người cho ngân hàng vay tiền, xác nhận quyền đòi nợ của khách hàng đối với ngân hàng ở mốc thời gian, lãi suất nhất định. Do vậy ngân hàng sẽ thường một số loại giấy tờ có giá bằng một số hình thức như:

Phát hành trái phiếu

Đây sẽ là một dạng cam kết xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi của ngân hàng đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của việc phát hành này chính là để huy động vốn trung hạn và dài hạn. Đặc biệt việc phát hành này sẽ chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung Ương, các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán hoặc còn chi phối bởi sự uy tín của cả ngân hàng nữa.

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là những loại giấy tờ để xác nhận tiền gửi định kỳ của một ngân hàng. Theo đó người sở hữu chứng chỉ này sẽ được thanh toán phần tiền lãi định kỳ khi nhận được đầy đủ số vốn lúc đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành sẽ được tự do lưu thông trên thị trường tiền tệ.

Phát hành kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn, thời gian không vượt quá 1 năm. Nó cũng có các đặc điểm tương tự như trái phiếu nhưng ngắn hạn hơn trái phiếu nên nó sử dụng trong mục mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.

Phát hành một số giấy tờ khác

Điển hình nhất là phát hành EURO DOLLAR. Hình thức phát hành phiếu nợ này với mục đích thu hồi vốn ở nước ngoài. Nó sẽ có đặc điểm là chỉ dùng để huy động vốn bằng đô la, khi trả cả gốc lẫn lãi cũng bằng đô la. Loại này ngân hàng sẽ sử dụng để thu hồi vốn huy động ngắn hạn trong 3 tháng. Hinh thức huy động này sẽ có lãi suất cao hơn tiền gửi. Các ngân hàng cần phải căn cứ vào đầu ra để quyết định khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động.

3.3 Vay ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng

Đây sẽ là nguồn vốn mà các ngân hàng thương mại sẽ có được thông qua việc vay mượn  giữa ngân hàng thương mại, ngân hàng Trung ương hoặc là giữa các ngân hàng thương mại với nhau hay với một vài tổ chức tín dụng khác. Vốn đi vay sẽ là nguồn vốn mà ngân hàng phải chịu một mức phí cao hơn. Chính vì thể chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn nào đó thì mới tìm đến các ngân hàng khác để thỏa mãn nhu cầu.

Trong trường hợp các ngân hàng thương mại không thỏa mãn được các nhu cầu từ phía Ngân hàng thương mại khác thì biện pháp tiếp theo chính là đi vay ngân hàng Trung ương.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng thương mại

Có nhiều yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nó có tồn tại một số nhân tố chính sau đây:

4.1 Lãi suất và chính sách của lãi suất

Lãi suất là nhân tố chính quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của hệ thống các ngân hàng. Nhiều chuyên gia nghiên cứu kinh tế cũng đã cho rằng: Lãi suất là giá của việc huy động vốn mà ngân hàng khi huy động sẽ phải trả cho các cá nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp mà ngân hàng có quan hệ tín dụng.

Chính vì thế, ngân hàng nào có chính sách lãi suất tốt thì đương nhiên sẽ thu hút được lượng vốn lớn không chỉ trong tầng lớp dân cư mà còn trong các thành phần của nền kinh tế. Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý, có cạnh tranh và đa dạng các hình thức huy động sẽ tạo niềm tin cho khách hàng trong hoạt động tín dụng.

4.2 Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội

Một quốc gia khi có nền kinh tế ổn định và phát triển cũng sẽ tạo điều kiện lớn cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát ổn định đương nhiên sẽ tăng khả năng tín tưởng, tính khả thi của các nhà đầu tư vào thị trường. Từ đó các ngân hàng sẽ tăng hiệu quả huy động vốn và có thêm đa dạng các hình thức huy động vốn khác để đáp ứng đầy đủ toàn bộ yêu cầu của nền kinh tế.

Nhà nước hoặc đại diện trong hệ thống ngân hàng chính là ngân hàng nhà nước Việt Nam khi có chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy được hoạt động của hệ thống các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó ngân hàng nhà nước cũng cần tháo gỡ những vướng mắc về chính sách, cơ chế tiền tệ và tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

4.3 Sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường

Thêm một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn chính là sự tác động của nền kinh tế thị trường vô tình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các ngân hàng. Do vậy họ luôn cần phải đa dạng hóa các hình thức thu hồi vốn với mục đích thu hút khách hàng như:

  • Tăng chất lượng hoạt động tín dụng
  • Tăng số lượng phòng giao dịch ở nhiều nơi
  • Tăng hình thức huy động vốn bằng tỷ lệ lãi suất cạnh tranh khác nhau

Trong tất cả các mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay các tổ chức thì vai trò của vốn là rất quan trọng. Hoạt động huy động vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của xã hội nói chung và ngân hàng nói riêng. Nguồn vốn huy… Xem bài viết