BÍ MẬT VỀ CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA

1. Cấu tạo của khuôn đúc nhựa.

Cấu tạo của khuôn đúc nhựa phụ thuộc vào từng loại khuôn đúc nhựa. Ở đây, tác giả chỉ trình bày cấu tạo của khuôn đúc nhựa 2 tấm là loại khuôn có cấu tạo đơn giản nhất.

Chi tiết số 1: tấm đế cố định để gá khuôn vào tấm láp cố định của máy ép nhựa.

Chi tiết số 2: Tấm cối hay tấm vỏ cố định để tạo hình lòng khuôn.

Chi tiết số 3: Tấm lõi hay tấm vỏ di động để tạo hình lõi khuôn.

Chi tiết số 4: Chân khuôn để tạo khoảng cách để tấm 5,6 di chuyển để đẩy sản phẩm ra khỏi lõi khuôn.

Chi tiết số 5: Tấm đẩy: đẩy hệ thống chốt đẩy để lấy sản phẩm.

Chi tiết số 6: Tấm giữ đẩy để giữ hệ thống chốt đẩy và lò xo cùng với tấm đẩy.

Chi tiết số 7: tấm đế di động để gá khuôn vào tấm láp di động của máy ép nhựa.

2.Quy trình chế tạo khuôn đúc nhựa.

Bước 1: Phân tích số liệu đầu vào của khuôn đúc nhựa.

   Số lòng khuôn của khuôn đúc nhựa.

          Các mặt phân khuôn của khuôn đúc nhựa.

          Cách lấy sản phẩm ra khỏi khuôn đúc nhựa.

          Vị trí đặt cổng bơm trên sản phẩm nhựa.

          Khuôn ghép lõi hay khuôn liền.

          Vật liệu nhựa là loại nhựa gì?

          Vật liệu chế tạo khuôn đúc nhựa.

          Độ chính xác về kích thước, độ bóng / độ nhám bề mặt,…

          Các lưu ý về độ co ngót, về vị trí đặt chốt đẩy sản phẩm; độ côn về mặt sản phẩm nhựa,….

Bước 2. Thiết kế khuôn đúc nhựa.       

         Thiết kế bản vẽ 3D của khuôn đúc nhựa. Đây là bản vẽ mô phỏng kết cấu, hình dạng của khuôn đúc nhựa sẽ sản xuất trong thực tế.

        Thiết kế bản vẽ chi tiết để gia công, để kiểm soát chất lượng, tiến độ gia công

Bước 3. Mua thép và linh kiện khuôn.

         Mua thép rời hay mua base ( vỏ khuôn theo tiêu chuẩn)

Bước 4. Gia công chế tạo.

          Gia công tạo phôi: Phay cạnh, phay mặt và mài phẳng bề mặt.

        Gia công CNC: để tạo hình lòng khuôn và các chi tiết cấu thành khuôn.

        Gia công cắt dây: để tạo các chi  tiết yêu cầu độ chính xác cao.

        Gia công xung tia lửa điện: để tạo hình các vị trí không thể gia công CNC và cắt dây được.

        Gia công hoàn thiện: để tạo được nước, tạo lỗ bắt bu lông,….

Bước 5. Đánh bóng bề mặt và lắp ráp khuôn.

  Đánh bóng bề mặt lòng khuôn đúc nhựa nhằm tạo ra độ bóng của trên bề mặt sản phẩm. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng và được tiến hành rất tỷ mỉ nhằm tạo ra bề mặt có độ bóng cao của lòng khuôn. Từ đó, sẽ sản xuất ra những sản phẩm nhựa có độ bóng bề mặt cao.

  Lắp ráp khuôn: Lắp ráp các chi tiết khuôn và linh kiện khuôn trở thành một bộ khuôn đúc nhựa hoàn chỉnh và có thể hoạt động tốt. Đây là công việc cuối cùng để hình thành lên bô khuôn hoàn chỉnh

Bước 6. Thử khuôn đúc nhựa.

  Sau khi lắp khuôn đúc nhựa thành bộ khuôn hoàn chỉnh thì đến bước thử khuôn đúc nhựa nhằm kiểm tra khả năng tạo hình của khuôn, tình trạng hoạt động của khuôn. Đặc biệt, để tạo ra sản phẩm nhựa để kiểm tra độ chính xác về kích thước, độ bóng bề mặt và các yếu tố khác như co ngót, độ phẳng, độ thẳng,…. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục ( nếu có).

Bước 7. Sửa chữa khắc phục các tồn tại nếu có.

  Khi có sản phẩm mẫu và nội dung cần điều chỉnh của khuôn đúc nhựa thì tiến hành sửa chữa khắc phục các tồn tại để giúp cho sản phẩm đạt được các yêu cầu kỹ thuật đúng như các thông số đầu vào, giúp cho khuôn có thể hoạt động trơn tru, bền bỉ, năng suất. Sau khi kết thúc việc sửa chữa thì lại quay lại bước 6.

Bước 8. Gửi mẫu hoàn chỉnh cho khách hàng.

Sau khi sửa chữa những tồn tại và sản phẩm mẫu đạt được các yêu cầu kỹ thuật đúng như các thông số đầu vào thì tiến hành gửi sản phẩm mẫu hoàn chỉnh cho khách hàng để khách hàng đánh giá, đưa ra các điều chỉnh ( nếu có)  và duyệt sản phẩm mẫu

Nguồn: dptvietnam.vn

1. Cấu tạo của khuôn đúc nhựa. Cấu tạo của khuôn đúc nhựa phụ thuộc vào từng loại khuôn đúc nhựa. Ở đây, tác giả chỉ trình bày cấu tạo của khuôn đúc nhựa 2 tấm là loại khuôn có cấu tạo đơn giản nhất. Chi tiết số 1: tấm đế cố định để gá… Xem bài viết