Thêm kết quả...

bao bì

Ngành bao bì, đóng gói hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường

Triển lãm quốc tế về công nghệ xử lý, chế biến & đóng gói bao bì (ProPak Vietnam 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, đề cao những giải pháp tái chế.

ProPak Vietnam 2024 trưng bày máy móc, thiết bị thông minh, công nghệ đột phá mới nhằm cải tiến dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến bao bì và đóng gói; đồng thời đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Sự kiện quy tụ hàng trăm nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ hàng đầu thế giới phục vụ cho ngành chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, in ấn, mã hoá, đánh dấu và ghi nhãn, hoạt động phòng thí nghiệm, kiểm tra và chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho, cùng nhiều dịch vụ khác.

Khách tham quan triển lãm sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn, với những trải nghiệm chân thực như tại nhà máyKhách tham quan triển lãm sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn,
với những trải nghiệm chân thực như tại nhà máy

Với diện tích lên đến 11.000m2, triển lãm thu hút hơn 310 đơn vị trưng bày đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm có: Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Indonesia, Italy, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam… và nhiều quốc gia khác.

Theo Ban tổ chức ProPak Vietnam 2024, sự bùng nổ của đô thị hóa, chủ nghĩa tiêu dùng, nhu cầu thương mại sôi động và các dịch vụ giao hàng qua ứng dụng là bốn nhân tố chính đang thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng bao bì. Nhu cầu này đòi hỏi các giải pháp bao bì phải đáp ứng nhiều chức năng như: Vận chuyển và lưu trữ sản phẩm hiệu quả, kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo an toàn, đồng thời chuyển đổi sang vật liệu thân thiện với môi trường, thiết kế thuận lợi cho tái chế.

Nắm bắt được xu hướng tương lai này, ProPak Vietnam 2024 đã bàn luận nhiều chủ đề thiết thực như: Xu hướng mới cho ngành bao bì thông minh và bền vững tại Việt Nam & khu vực Đông Nam Á; Xu hướng thị trường, công nghệ đồ uống tại Việt Nam trong tương lai; Chính sách trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) và những vấn đề cần giải đáp đến các doanh nghiệp sử dụng bao bì đóng gói; Xu hướng bao bì với xã hội bền vững; Cơ hội vàng cho sự phát triển ngành công nghệ đồ uống tại Việt Nam; Ứng dụng công nghệ Nano trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Dự kiến, ProPak Vietnam 2024 sẽ thu hút hơn 11.000 khách tham quan trong 3 ngày diễn ra triển lãm.

Nguồn: congthuong.vn

3 Tháng Tư, 2024 / by / in
Cơ hội để phát triển ngành bao bì thông minh và bền vững

Khái niệm kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về tính bền vững ngày càng có ảnh hưởng đến thiết kế bao bì. Đặc biệt, các bao bì khả năng tái chế cao đang dần trở thành một phần quan trọng của quy trình đóng gói trong ngành thực phẩm và đồ uống. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành bao bì Việt Nam.

Khách tham quan gian hàng triển lãm về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024. Ảnh: CTVKhách tham quan gian hàng triển lãm về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam –
ProPak Vietnam 2024. Ảnh: CTV

Tăng trưởng nhanh

Chia sẻ với phóng viên trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024 (diễn ra tại TPHCM từ ngày 3 đến 5/4/2024), ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia cho biết, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15% đến 20% trong những năm tới, bao bì được đánh giá là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Hơn 900 nhà máy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 70% trong số đó nằm ở khu vực phía Nam, chủ yếu ở TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Nhìn chung, thị trường vật liệu đóng gói được chia thành các phân khúc khác nhau, bao gồm giấy và bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ, dệt may và các vật liệu phù hợp khác như xốp, da,… Phần lớn doanh thu bán hàng thuộc về phân khúc bao bì nhựa, bao bì giấy và carton, với tỷ lệ trên 80%.

Bên cạnh bao bì giấy, thị trường bao bì kim loại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhờ vào sự gia tăng của ngành thực phẩm, đồ uống. Quy mô thị trường bao bì hộp kim loại Việt Nam ước tính đạt 2,11 tỉ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,45 tỉ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,07% trong giai đoạn 2024 – 2029.

Chia sẻ về cơ hội của ngành bao bì Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, quản lý Chương trình cao cấp Phòng Phát triển Kinh tế và Quản trị nhà nước thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng, trong thời điểm hiện tại, bao bì không chỉ đơn thuần là công cụ bảo vệ sản phẩm, mà còn đóng vai trò to lớn trong việc gia tăng giá trị sản phẩm, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khách hàng thông minh hơn và ngày càng trở nên “phòng thủ” với những chiến dịch quảng cáo hoa mỹ, sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ.

Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, bao bì cũng tác động trực tiếp đến chỉ số sức mạnh thương hiệu và đã trở thành một năng lực cạnh tranh không thể thiếu, một phần tất yếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Việt Nam là một quốc gia tiếp nhận đầu tư nước ngoài lớn, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nên cơ hội phát triển cho ngành bao bì đang rất lớn.

Cơ hội xuất khẩu nhựa tái chế

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội tăng trưởng cao trong thời gian tới, nhưng trên thế giới đang có xu hướng giảm thiểu, thay thế các sản phẩm, nguyên liệu nhựa do các quy định quản lý chất thải ngày một nghiêm ngặt đang gia tăng. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa về tương lai sẽ chuyển đổi dần sang quy trình sản xuất tuần hoàn. Trọng tâm chính của ngành lúc này là cung cấp nguyên liệu, thiết kế và các hệ thống đóng gói có khả năng tái chế cao, nhằm tích hợp ngành nhựa vào nền kinh tế tuần hoàn.

Đáng chú ý, kể từ khi chiến dịch “Race to Net Zero” – giảm phát thải ròng bằng 0 xuyên suốt đến năm 2050 được Chính phủ Việt Nam phát động, khái niệm kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về tính bền vững ngày càng có ảnh hưởng đến thiết kế bao bì. Đặc biệt, các bao bì khả năng tái chế cao đang dần trở thành một phần quan trọng của quy trình đóng gói trong ngành thực phẩm và đồ uống. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành bao bì giấy Việt Nam.

Là một trong những doanh nghiệp nằm trong danh sách doanh nghiệp tái chế bao bì, sản phẩm được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào ngày 20/2 vừa qua, DUYTAN Recycling được biết đến là doanh nghiệp tiên phong trong tái chế bao bì nhựa. Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của DUYTAN Recycling cho biết, với công suất 60.000 tấn/năm, tương đương với hơn 4 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm. Khi vận hành tối đa công suất có thể đạt tới 100.000 tấn, tương đương 7 tỷ chai nhựa. Trong năm 2023, DUYTAN Recycling đã thu gom và tái chế được 30.800 tấn rác thải nhựa, tương đương 2,4 tỷ chai nhựa.

Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và châu Âu với sản lượng xuất khẩu là 60%.

Để đạt được những chứng nhận trên, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

“Điều này cho thấy ngành tái chế hiện nay không còn là ngành thô sơ như trước đây mà có tiềm năng trở thành ngành công nghệ tái chế dành cho các doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao và chất lượng quốc tế để có thể phục vụ cho thị trường xuất khẩu”, ông Lê Anh chia sẻ.

Nguồn: HQ online

2 Tháng Tư, 2024 / by / in ,
Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm bánh khảo: Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

 Bánh khảo là một trong những món bánh truyền thống, đặc sản của huyện Tràng Định được nhiều người biết đến. Để nâng tầm sản phẩm này, chị Ma Thị Mây, thôn Na Cà, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định đã chủ động nghiên cứu thiết kế bao bì, mẫu mã, đầu tư trang thiết bị, sản xuất.

Chị Ma Thị Mây giới thiệu sản phẩm với lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành

Nguyên liệu để làm bánh khảo gồm: gạo nếp hương và đường mật mía. Thông thường các cơ sở sản xuất bánh khảo trên địa bàn huyện Tràng Định chỉ tập chung sản xuất khoảng 4 tháng cuối năm lúc nông nhàn. Giá bán từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/phong 200 gram (tùy loại nhân bánh). Do đó, việc sản xuất loại bánh này chưa mang lại hiệu quả kinh tế, chưa tạo được việc  làm cũng như thu nhập ổn định cho người sản xuất. Với mong muốn thương mại hóa sản phẩm truyền thống bản địa, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, từ năm 2023, chị Ma Thị Mây, thôn Na Cà, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định quyết định triển khai dự án: “Nâng tầm giá trị và quảng bá đặc sản bánh khảo Tràng Định Lạng Sơn” với thương hiệu Hồng Mây.

Chị Ma Thị Mây cho biết: Lạng Sơn có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhất là du lịch tâm linh với rất nhiều đền, chùa… Vì vậy, sản phẩm của tôi hướng tới làm quà tặng và phục vụ dâng hương. Để làm quà tặng, hay dâng hương thì hình thức, mẫu mã sản phẩm phải được thiết kế lịch sự, bắt mắt, chất lượng cũng phải ổn định và đặc biệt là sản phẩm phải được sản xuất quanh năm.

Nhận thấy quy cách đóng gói bánh khảo truyền thống khiến khách hàng chưa ưa chuộng vì phong bánh rất to, không thể ăn hết trong một lần gây lãng phí, chị Mây đã chủ động thiết kế khuôn bánh nhỏ hơn. Mỗi phong bánh chỉ nặng 80 gram, mỗi hộp gồm 6 phong.

Bên cạnh sự thay đổi về khuôn bánh, chị còn đầu tư xây dựng hình ảnh cho sản phẩm. Theo đó, mỗi phong bánh được đựng trong một hộp giấy nhỏ. Trên hộp giấy có in các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn gắn với câu chuyện kể về danh thắng đó. Các hộp nhỏ được đóng trong một hộp lớn với hình ảnh cánh đồng lúa Thất Khê, huyện Tràng Định. Bên cạnh đó, hộp bánh được đựng trong túi giấy bắt mắt, thân thiện với môi trường. Khi ăn bánh, hay nhận món quà này người thưởng thức không chỉ biết đến hương vị mà còn biết về câu chuyện lịch sử gắn liền trên đó.

Bên cạnh thiết kế hình ảnh, bao bì sản phẩm, tác giả cũng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức sản xuất quanh năm. Theo đó, chị đã xây dựng nhà xưởng với diện tích 300 m2, đầu tư máy móc, trang thiết bị như: Máy xay xát, máy nghiền bột, máy nghiền đường, máy nhào bột đa năng, máy hàn miệng túi, khuôn đóng, dao cắt… Cùng đó, chị đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân sản xuất lúa nếp và mật mía trên địa bàn huyện Tràng Định. Hương vị bánh cũng được điều chỉnh giảm vị ngọt, các loại nhân bánh được sản xuất với nhiều hương vị như: Đậu xanh, trà xanh, lạc, vừng, khoai môn. Để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến chị đã phối hợp với 15 đại lý, cửa hành kinh doanh sản phẩm OCOP, điểm dừng chân, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chị cũng giới thiệu sản phẩm đến hơn 80 cộng tác viên bán hàng trực tuyến trong vào ngoài tỉnh để quảng bá và cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng. Cùng đó, chị đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm bánh khảo Tràng Định do gia đình chị sản xuất trên kênh bán hàng trực tuyến chị đã xây dựng trên nền tảng mạng xã hội gồm: Facebook, zalo, tiktok, shopee…

Hiện nay, cơ sở Hồng Mây mỗi ngày sản xuất khoảng 700 hộp bánh nhỏ (80gram/hộp). Với giá bán từ 6.500 đồng đến 8.000 đồng/hộp, doanh thu đạt hơn 100 triệu đồng/tháng, trừ các chi phí, lợi nhuận gia đình thu được từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Cơ sở sản xuất bánh khảo của gia đình chị đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với thu nhập 4,5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Nếu như trước đây mỗi túi 10 phong bánh khảo trọng lượng 2.000 gram bán ra thị trường chỉ 100.000 đồng thì sau khi đầu tư bao bì, mẫu mã và cải tiến hương vị, chất lượng mỗi hộp bánh trọng lượng 480 gram có giá lên đến 126.000 đồng. Nhờ đó, lợi nhuận thu được cũng tăng lên đáng kể.

Chị Nguyễn Bích Phượng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội chia sẻ: Tôi là người Lạng Sơn, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, mỗi lần về quê tôi thường lựa chọn những đặc sản của Lạng Sơn để biếu tặng bạn bè. Vừa qua, tôi biết đến sản phẩm bánh khảo thương hiệu Hồng Mây, hộp bánh được thiết kế rất đẹp, sang trọng với các danh thắng nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Bánh không ngọt sắc như các loại truyền thống lại được chia thành những hộp nhỏ nên rất vừa ăn. Khi mang biếu bạn bè họ đều rất thích.

Tại cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Lạng Sơn năm 2023, dự án “Nâng tầm giá trị và quảng bá đặc sản bánh khảo Tràng Định Lạng Sơn” được Ban tổ chức trao giải chuyên đề về tính xã hội, cộng đồng. Theo chị Mây, thời gian tới chị sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất bánh khảo dược liệu nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nguồn: Baolangson

29 Tháng Ba, 2024 / by / in
Từ câu chuyện bao bì đến những lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Canada
Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế về xuất khẩu hơn khi đặt chi nhánh tại Canada thay vì xuất khẩu trực tiếp.

Ông Phạm Hồng Hải dành nhiều thời gian phân tích các lợi thế khi đặt chi nhánh tại Canada.Ông Phạm Hồng Hải dành nhiều thời gian phân tích các lợi thế khi đặt chi nhánh tại Canada.

Tại Hội nghị Xúc tiến Thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam – Canada (VCBA) do UBND tỉnh Bình Định phối hợp với  VCBA tổ chức, ông Phạm Hồng Hải, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt chia sẻ, thông thường doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ nhìn thị trường Mỹ và Trung Quốc 2 thị trường lớn nhất.

Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 50% doanh số xuất khẩu toàn cầu đa số của các công ty. Tuy nhiên, thị trường Mỹ lại là thị trường khó nhất và rất cạnh tranh khi đa số doanh nghiệp trên thế giới đều nhắm đến.

“Thay vì chúng ta đâm đầu vào cái khó nhất, tại sao chúng ta không đi cái cửa dễ hơn thuận lợi hơn. Đó là đi qua thị trường Canada làm cửa ngõ để tiếp cận gián tiếp”, ông Hải đề xuất và cho rằng muốn đi vào thị trường Bắc Mỹ nên đi vào thị trường Canada.

Đây cũng là cách làm của nhiều doanh nghiệp trên thế giới khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ tiếp cận qua Hồng Không, thị trường ASEAN sẽ qua Singapore, các nước Trung Đông sẽ qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Lý giải về nhận định trên, ông Hải cho biết, thị trường Canada tương đối ổn định và đang tập trung vào thúc đẩy thương mại khi Canada đã ký 15 hiệp định thương mại với các khối kinh tế chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu.

“Đặt cơ sở tại Canada, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường toàn cầu có giá trị 60.000 nghìn tỷ USD và 1,5 tỷ người tiêu dùng thế giới”.

Cùng với đó, Canada đã ký Hiệp định USMCA (Hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Hoa Kỳ) nên doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường Mỹ và Mexico có GDP 30,000 tỷ USD, hơn nửa tỷ người.

Để vào thị trường Canada, doanh nghiệp sẽ có 2 cách tiếp cận là xuất khẩu trực tiếp hoặc đặt chi nhánh.

Theo các phân tích của ông Hải, doanh nghiệp Việt Nam đặt chi nhánh tại Canada sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ông Hải thông tin, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang xuất khẩu hoặc sản xuất gia công cho xuất khẩu, sẽ được hưởng nhiều lợi thế để nâng tầm hoạt động kinh doanh lên thành tựu cao hơn qua chi nhánh, công ty con tại Canada.

Hiện nay, Chính phủ Canada rất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – SME (hơn 90% doanh nghiệp tại Canada là doanh nghiệp SME), không chỉ hỗ trợ bằng chính sách mà cả bằng tiền.

Do đó, việc doanh nghiệp Việt Nam đặt chi nhánh Canada sẽ được Chính phủ cung cấp tiền để hỗ trợ  phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu từ Canada sang các thị trường.

Việc đặt cơ sở kinh doanh tại Canada không phải chỉ nhằm tiếp cận thị trường Canada, mà còn đạt được mục tiêu lớn hơn là nền tảng cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường xuất khẩu ra toàn cầu và quảng bá thương hiệu của mình ra quốc tế.

Cụ thể là việc xuất khẩu đi vòng qua chi nhánh ở Canada, khách hàng sẽ có sự tin tưởng vào thương hiệu của thị trường Canada, sẽ tạo lợi thế xuất khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam mở chi nhánh Canada và sử dụng lao động nhập cư từ nhiều nước tại đây (Canada có 7,5 triệu dân nhập cư), thì chính lực lượng lao động này sẽ mở cửa vào các thị trường mới cho doanh nghiệp.

Ông Hải dẫn thành công từ một doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam đã qua Canada đặt nhà máy nhận được tài trợ vài triệu USD từ Chính phủ.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Canada đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác, nếu như ở Việt Nam thì rất khó được chấp thuận. Đây là minh chứng thành công cho tận dụng việc hỗ trợ về tài chính và tận dụng thương hiệu Canada ra toàn cầu.

Một vấn đề được ông Hải lưu ý là các quy định chuẩn mực, hàng hóa bao bì cũng rất quan trọng tại Canada. Ở đây, bao bì yêu cầu cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Dẫn chứng việc được tặng sản phẩm OCOP của một doanh nghiệp tại Bình Định và sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Dan Ôn bên lề hội nghị, ông Hải cho rằng có sự khác biệt rất lớn về bao bì.

“Chất lượng rất tốt nhưng bao bì không bắt mắt thì cuối cùng không phải bán sản phẩm mà bán dịch vụ, bán sự trải nghiệm của khách hàng. Do vậy cần chú ý phần bao bì và marketing”, ông Hải cho biết đây là điểm hết sức lưu ý và nhấn mạnh bao bì cũng rất quan trọng, quyết định sự thành công của sản phẩm trong thời đại cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

Ông Phạm Hồng Hải từng là Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, từng phụ trách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và từng có 4 năm ở Canada phụ trách thu hút FDI vào thị trường này.

 

28 Tháng Ba, 2024 / by / in
Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam muốn chuyển đổi sản xuất xanh

Từ ngày 3 – 5/4/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói sản xuất bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7.

Sự kiện là nơi để các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ đột phá mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững.

Tại buổi họp báo trước sự kiện diễn ra vào ngày 29/2, ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia, đơn vị tổ chức ProPak Vietnam, cho biết với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15% đến 20% trong những năm tới, bao bì được đánh giá là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Hơn 900 nhà máy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 70% trong số đó nằm ở khu vực phía Nam, chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Nhìn chung, thị trường vật liệu đóng gói được chia thành các phân khúc khác nhau, bao gồm giấy và bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ, dệt may và các vật liệu phù hợp khác như xốp, da,… Phần lớn doanh thu bán hàng thuộc về phân khúc bao bì nhựa, bao bì giấy và carton, với tỷ lệ trên 80%.

Bên cạnh sản xuất bao bì giấy, thị trường bao bì kim loại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhờ vào sự gia tăng của ngành thực phẩm, đồ uống. Quy mô thị trường bao bì hộp kim loại Việt Nam ước tính đạt 2,11 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,45 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,07% trong giai đoạn 2024 – 2029.

Theo ông Jeffrey Au, mặc dù đang có xu hướng giảm thiểu, thay thế các sản phẩm, nguyên liệu nhựa do các quy định quản lý chất thải ngày một nghiêm ngặt đang gia tăng, nhưng trước mắc, mức tiêu thụ sản xuất bao bì nhựa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Do đó, các doanh nghiệp có tầm nhìn xa về tương lai sẽ chuyển đổi dần sang quy trình sản xuất tuần hoàn. Trọng tâm chính của ngành lúc này là cung cấp nguyên liệu, thiết kế và các hệ thống đóng gói có khả năng tái chế cao, nhằm tích hợp ngành nhựa vào nền kinh tế tuần hoàn.

Vì vậy, sự kiện lần này quy tụ hàng trăm nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ hàng đầu thế giới phục vụ cho ngành chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, in ấn, mã hoá, đánh dấu và ghi nhãn, hoạt động phòng thí nghiệm, kiểm tra và chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho, cùng nhiều dịch vụ khác.

Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn với những trải nghiệm chân thực như tại nhà máy ở ngay triển lãm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các vật liệu bao bì mới, tiếp cận công nghệ, ý tưởng sáng tạo kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới, kết nối, trao đổi và hợp tác cùng các chuyên gia, nhà cung cấp tiềm năng.

Triển lãm ProPak Vietnam 2024 sẽ đón hơn 450 đơn vị trưng bày đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa phần nhà trưng bày đến từ Hoa Kỳ, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Trong 3 ngày diễn ra, Triển lãm quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế nổi tiếng đến trưng bày như Heat & Control Ptd Ltd, Công Ty TNHH Ishida Việt Nam, Công Ty Cổ Phần MKT Group, Công Ty TNHH Complepack, Công ty TNHH Thương Mại & Kỹ Thuật V.M.S, Công ty TNHH Greenpacks Việt Nam, Công ty TNHH Thương Mại Kuraray, Beijing Hanlin Hangyu International Trading Co, Mahatanee Industrial Co Ltd.

28 Tháng Ba, 2024 / by / in
Cái khó của bao bì bền vững

Theo các công ty sản xuất và nhà bán lẻ, mọi sự thay đổi với bao bì cần khoản đầu tư lớn để thay đổi quy trình và hệ thống.

Ảnh: newsanyway.comẢnh: newsanyway.com

Theo các công ty sản xuất và nhà bán lẻ, mọi sự thay đổi với bao bì cần khoản đầu tư lớn để thay đổi quy trình và hệ thống. Điều này chắc chắn làm tăng chi phí sản xuất nhưng hiệu quả về mặt kinh tế lại rất mù mờ.

Nhiều công ty e ngại việc thay đổi bao bì vì điều này thường sẽ ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng với sản phẩm. Đặc biệt, nếu thay đổi bao bì còn dẫn đến sự thay đổi đồng thời về giá sản phẩm, khả năng vận chuyển, khả năng bảo quản sản phẩm thì sự cân nhắc càng lớn hơn. Về phía khách hàng, nhiều khảo sát cho thấy người tiêu dùng không sẵn sàng chi trả cho bao bì thân thiện với môi trường.

Giữa nói và làm

Mới hồi tháng rồi, hãng tư vấn PA Consulting khảo sát 4.000 người tiêu dùng ở Anh và Mỹ về xu hướng lựa chọn bao bì bền vững. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa ý định và hành động: 80% đồng ý rằng mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đóng góp giảm sử dụng và rác thải nhựa, nhưng 78% thừa nhận họ không lựa chọn sản phẩm với bao bì tái sử dụng hay có thể tái nạp (refill). “Kết quả cho thấy cần phải thiết kế sản phẩm theo hướng thúc đẩy hành vi người tiêu dùng, thay vì chỉ cung cấp bao bì bền vững” – PA nói trong một thông cáo.

Tương tự, khảo sát với 19.000 người ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil do Công ty tư vấn quản trị Boston Consulting Group thực hiện năm 2022 cho thấy 36% người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến bao bì bền vững nhưng chỉ 1-7% sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiệp hội Nông nghiệp Đức hợp tác với Đại học Khoa học ứng dụng Münster của nước này cũng đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về “bao bì bền vững 2024” để tìm câu trả lời về tầm quan trọng của bao bì thân thiện với môi trường.

Kết quả đúng như dự đoán khi đa số (79%) những người được khảo sát đều “quan tâm” và mong muốn các công ty sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi được hỏi bao bì bền vững có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ không thì chỉ 40% chủ động chọn các mặt hàng được đóng gói bằng bao bì bền vững. Các đặc tính khác của sản phẩm đóng vai trò quan trọng lớn hơn đáng kể trong quyết định lựa chọn sản phẩm như hương vị (83%), chất lượng (61%) và giá cả (58%).

Chỉ 15% người được khảo sát cho biết họ sẽ trả thêm hơn 10% cho sản phẩm đóng gói bằng bao bì thân thiện với môi trường. Và có đến 33% không đồng ý trả thêm cho khoản tiền này.

Thực tế này cho thấy động lực để chuyển đổi sang bao bì thân thiện với môi trường đang gặp cản trở giữa một bên là túi tiền mà người tiêu dùng giữ chặt (đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng) và tính khả thi về kinh tế cho các công ty.

Giới phân tích chỉ ra một nguyên nhân khác: người tiêu dùng ít có chuyên môn và khả năng phân biệt giữa bao bì thân thiện với môi trường. Do đó, các công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa để những đặc tính và lợi ích môi trường của bao bì sinh thái “hữu hình” trong mắt người tiêu dùng.

Thay đổi hành vi

Trong bài viết “Làm thế nào để thuyết phục người mua chọn sản phẩm có bao bì bền vững” trên Forbes ngày 8-3, tác giả Jamie Hailstone dẫn lại quan điểm của nhiều chuyên gia trong ngành để giải bài toán này.

Theo đó, Matt Millington – giám đốc chiến lược thiết kế tại Anh của PA Consulting – cho biết nhiều người tiêu dùng đã để ý thấy các giải pháp bao bì bền vững xuất hiện trên thị trường, nhưng các sản phẩm đóng gói “xanh” này vẫn chưa thực sự phổ biến.

“Nhiều bao bì không thực sự cho người tiêu dùng biết mục đích của chúng là gì, người tiêu dùng vì thế không biết làm gì với chúng sau khi sử dụng” – Millington nói. Theo chuyên gia này, dù đã bỏ công tạo ra bao bì xanh, bền vững, các nhà sản xuất lại “quên” không tìm cách “lôi kéo”, mời người tiêu dùng cùng tham gia với họ, hay chí ít là “nghĩ về bao bì khác đi”.

Tương tự, Cory Reynolds – giám đốc quan hệ doanh nghiệp tại Công ty cung ứng dịch vụ thiết yếu Veolia (Pháp) – cũng cho rằng “thiết kế tồi” là nguyên nhân chính khiến bao bì bền vững không thu hút được người tiêu dùng, dẫn đến lãng phí. Bà cho rằng các nhà sản xuất bao bì phải làm sao để “khi nhìn vào sản phẩm trong cửa hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm có bao bì bền vững”.

Angeley Mullins, CEO nền tảng quản lý chất thải Resourcify, cũng nhấn mạnh nếu người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về các lựa chọn bao bì bền vững, họ sẽ không thể đưa ra quyết định đúng.

Các doanh nghiệp phải truyền tải thông điệp tốt hơn để người tiêu dùng hiểu về bao bì bền vững và tác động tích cực của việc chọn mua sản phẩm có thể tái sử dụng hay tái chế.

Nhưng cách nào là cách nào? Francesca Kennedy Wallbank – đồng sáng lập công ty đánh giá tính bền vững của sản phẩm đóng gói CarbonBright – gợi ý: hãy cho người dùng thấy giá trị xã hội khi tất cả cùng chung tay, thay vì chỉ là đóng góp của từng cá nhân.

Nguồn: tuoitrecuoituan

19 Tháng Ba, 2024 / by / in ,
Bao bì thân thiện môi trường – xu hướng chung của thế giới

Công nghệ tiên tiến phát triển, sử dụng bao bì xanh trong sản xuất, đóng gói và tiêu dùng đang là xu hướng chung của thế giới.

Giá trị của sản phẩm giờ không chỉ dừng ở chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, giá thành phù hợp mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, xanh hóa bao bì đang trở thành một khía cạnh để tăng sức cạnh tranh và bảo vệ môi trường.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã chế tạo thành công một loại bao bì thực phẩm mới thân thiện với môi trường và có khả năng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm gấp 2 lần so với bao bì nhựa thông thường.

Loại bao bì này là sự kết hợp giữa chitosan – loại polymer được chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua… có khả năng phân hủy sinh học và chất chiết xuất từ hạt bưởi có tác dụng chống oxy hóa, khử trùng, diệt vi khuẩn, chống virus.

Ngoài công dụng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, sản phẩm này còn an toàn với người sử dụng vì không chứa các chất phụ gia hóa học.

Chị Tan Yi Min – Trường Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Chất phụ gia trong các bao bì nhựa thông thường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có chứng rối loạn thần kinh khi chúng hòa tan vào các loại thực phẩm mà chúng bao bọc”.

Bao bì thân thiện môi trường - xu hướng chung của thế giới - Ảnh 1.

Với khả năng tự phân hủy sinh học, bao bì thực phẩm mới này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa hiện nay. Trong khi đó, Notpla – một công ty khởi nghiệp tại Anh – đã thực hiện hóa ý tưởng tạo ra bao bì có thể phân hủy tự nhiên, thậm chí ăn được.

Anh Pierre Paslier – Đồng sáng lập Công ty Notpla chia sẻ: “Từ lâu tôi đã ôm ấp ý tưởng làm thế nào có thể tạo ra bao bì trông giống như những gì ta tìm thấy trong tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu trong chính căn bếp của mình, thử rất nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau, từ hạt sắn đến các loại tinh bột. Và cuối cùng, chúng tôi tìm thấy rong biển”.

Công ty này đã khởi nghiệp với sản phẩm màng bọc thực phẩm ăn được làm từ rong biển, bên trong trữ nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác, có thể thay thế cho cốc, chai và túi nylon dùng một lần.

“Rõ ràng nhựa hiện có giá rất thấp trên thị trường, nhưng những tác động của nó gây ra đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người hoặc sinh vật biển thì lại rất lớn. Vì vậy, những gì chúng tôi muốn là mang lại một giải pháp đóng gói bền vững mà giá cả phải chăng. Rong biển có tiềm năng thực sự tốt để trở thành giải pháp hợp lý nhất”, anh Pierre Paslier nói.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho thấy, với tốc độ hiện tại, lượng rác thải nhựa trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2060 lên 1 tỷ tấn mỗi năm, phần lớn trong số đó sẽ gây ô nhiễm đại dương và đe dọa nhiều giống loài. Vậy nên, những giải pháp như bao bì từ tảo biển được đánh giá là rất thân thiện với môi trường.

Bao bì thân thiện môi trường - xu hướng chung của thế giới - Ảnh 2.

Châu Âu nỗ lực giảm thiểu rác thải bao bì

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm qua tại Brussels (Bỉ), các nước thành viên đã ủng hộ thực hiện luật mới về giảm thiểu rác thải bao bì, đồng thời nhất trí xây dựng các quy định riêng có liên quan cho những sản phẩm đặc thù.

Theo các nhà lãnh đạo EU, quy định này rất quan trọng trên con đường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và một châu Âu trung hòa về khí hậu.

Các nước EU đều nhất trí ủng hộ một số mục tiêu chính trong luật mới, trong đó có quy định toàn bộ bao bì đóng gói sản phẩm đều phải được thiết kế để có thể tái chế vào năm 2030. Ngoài ra, các nước cũng ủng hộ đề xuất loại bỏ các loại túi nylon, nhựa sử dụng 1 lần như túi mỏng đựng trái cây và rau quả, chai lọ mini đựng dầu gội đầu, các loại đĩa, cốc và hộp dùng một lần sử dụng phục vụ đồ ăn uống tại nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh. Các nước cũng có ý kiến rằng, nên được trao quyền quyết định đối với một số trường hợp ngoại lệ trong một số ngành đặc thù.

Luật về rác thải bao bì được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hồi năm ngoái trong nỗ lực kiềm chế lượng rác thải bao bì vốn đã gia tăng tới 20% trong một thập kỷ qua tại EU – hệ lụy từ hoạt động mua sắm trực tuyến và thói quen mua hàng “gói và mang đi”.

Nguồn: vtv.vn

15 Tháng Ba, 2024 / by / in ,
Doanh nghiệp nhựa và cao su hào hứng chờ đón Triển lãm Quốc tế Plastics & Rubber Vietnam 2024

Đồng hành cùng ngành nhựa và cao su Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua, Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024 trở lại từ ngày 13 – 15.03 sắp tới tại SECC, Quận 7.

Plastics & Rubber Vietnam 2024 thu hút các đơn vị triển lãm đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ (Hình ảnh: Plastics & Rubber Vietnam 2022)

Năm 2023 chứng kiến ​​sự bứt phá mạnh mẽ của FDI tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký tăng hơn 32%, đạt gần 36.62 tỷ USD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2023). Thị trường nhựa Việt Nam ước tính đạt 10.92 triệu tấn vào năm 2024 và dự kiến chạm mốc 16.36 triệu tấn vào năm 2029, với mức tăng trưởng CAGR là 8.44% trong giai đoạn 2024-2029 (Mordor Intelligence, 2023). Bên cạnh đó, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm 2023, nước ta đã thu về 2.89 tỷ USD từ việc xuất khẩu 2.14 triệu tấn cao su.

Trên đà phát triển, năm nay, Informa Markets kết hợp cùng Messe Düsseldorf Asia mang Plastics & Rubber Vietnam quay trở lại. Triển lãm dự kiến ​​sẽ quy tụ nhiều đơn vị trưng bày đến từ 12+ quốc gia và vùng lãnh thổ, trên tổng diện tích 3.300 m2. Trong đó có 5 nhóm gian hàng quốc tế.

Plastics & Rubber Vietnam 2024 sở hữu danh mục trưng bày vô cùng đa dạng, từ máy móc & thiết bị ngành nhựa, cao su đến nguyên liệu thô, phụ trợ; bán thành phẩm, linh kiện kỹ thuật & nhựa gia cường; cùng các dịch vụ tổng hợp, nghiên cứu & khoa học khác. Bên cạnh đó, triển lãm còn mang đến chuỗi hội thảo với chủ đề hấp dẫn như “Diễn đàn Giải pháp Tái chế và Phát triển Bền vững” được dẫn dắt bởi Messe Düsseldorf Asia, diễn ra từ 14:00 – 16:30 ngày 13.03 và ngày 14.03; Hội thảo “Tiêu chí Nhãn sinh thái với nhựa thân thiện với môi trường: kinh nghiệm quốc tế và quy định tại Việt Nam” do Informa Markets phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ và Sự kiện Tài Nguyên và Môi Trường tổ chức, diễn ra vào lúc 9:00 – 11:40 ngày 14.03.2024; và hội thảo “Những cách tiếp cận mới hướng đến hiệu quả & bền vững cho sản phẩm ngành nhựa tại Việt Nam” diễn ra vào lúc 9:00 – 15:30 ngày 15.03.2024.

Theo chia sẻ của ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch Hiệp Hội Nhựa Việt Nam: “Thời gian tới dự báo tiếp tục là một giai đoạn có nhiều thách thức với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Tôi tin rằng Plastics & Rubber Vietnam sẽ là cơ hội vô cùng quý báu để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, để học hỏi và khơi dậy những ý tưởng mới, cách làm hay”.

Ngành nhựa Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chủ lực, bao gồm: bao bì, điện – điện tử, xây dựng, ô tô, sản phẩm gia dụng,.. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, bao bì nhựa chiếm phần lớn thị phần nhựa tại nước ta, đóng góp tới hơn 60% doanh thu xuất khẩu hàng năm. Bên cạnh đó, 2024 được dự đoán là một năm đầy thắng lợi của ngành cao su, với mức xuất khẩu dự kiến sẽ tăng từ 10-17% nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong nước và thị trường toàn cầu đang dần trở nên sôi động.

Triển lãm mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước (Hình ảnh: Plastics & Rubber Vietnam 2022)

Ông Nguyễn Mạnh Thắng – Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Nhựa Việt Nhật – một trong những khách tham quan doanh nghiệp tại Plastics & Rubber Vietnam năm ngoái chia sẻ: “Triển lãm mang lại rất nhiều cơ hội và giá trị cho công ty mình, giúp công ty tìm kiếm những đối tác, nhà cung cấp, có thể cung cấp cho mình được khuôn mẫu nhựa và tem nhãn mác bao bì”.

Thêm vào đó, ông Amir Melkic – Đại diện công ty EREMA Engineering Recycling – đơn vị trưng bày tại Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2023, đồng thời là một trong những đơn vị trở lại trưng bày tại triển lãm năm nay cũng cho biết: “Thị trường ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam đang trở nên sôi nổi, vì vậy việc tham gia triển lãm này tại Hà Nội rất quan trọng đối với EREMA. Tôi tin rằng đây là cơ hội tốt nhất để kết nối với các khách hàng tiềm năng. Chúng tôi đã có những đơn đặt hàng mới ngay tại triển lãm. Bên cạnh đó, các khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam, cùng với rất nhiều khách tham quan đã ghé thăm gian hàng.”

Với bề dày hơn 10 năm đồng hành cùng ngành nhựa và cao su Việt Nam, Plastics & Rubber Vietnam 2024 hứa hẹn mang đến một không gian triển lãm đầy giá trị, trở thành hoạt động quảng bá và kết nối kinh doanh không thể bỏ lỡ của cộng đồng ngành nhựa, cao su trong khu vực.

 

8 Tháng Ba, 2024 / by / in ,
Công nghiệp bao bì Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Với hơn 14.000 doanh nghiệp, ngành công nghiệp bao bì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Dù vậy, ngành này cũng gặp phải những thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế bền vững…

Ngành công nghiệp bao bì Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Ảnh minh họa

Ngành công nghiệp bao bì Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Ảnh minh họa

Tác động bởi đại dịch Covid-19 đã tạo ra thói quen tiêu dùng ưu tiên sự tiện lợi, đây cũng chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, làm gia tăng lượng chất thải ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam – EBI năm 2023, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2023 sẽ vượt trên 25% và đạt quy mô hơn 20 tỷ USD. Trái ngược với những biến động trong suy thoái thế giới, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực châu Á.

Theo ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam, trong những năm qua, ngành chế biến, đóng gói thực phẩm và đồ uống đã phát triển mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, các ứng dụng giao hàng, cùng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển này đặt ra nhu cầu cấp bách về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, Việt Nam đang đối mặt với thách thức phải xử lý lượng rác thải ngành hàng tiêu dùng nhanh gia tăng đột biến.

“Nhiều nhà sản xuất bao bì đang nỗ lực mạnh mẽ để sáng chế ra các công nghiệp, vật liệu và thiết kế mới tạo ít chất thải hơn, có khả năng tái chế cao, giá thành thấp và quy trình đơn giản hơn”, ông BT Tee cho biết thêm.

Hiện nay, bao bì là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong việc bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Theo dự báo của Market Research Future, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) cho thị trường toàn cầu của bao bì nhựa là 3,6%, bao bì giấy là 4,7% trong giai đoạn 2023 – 2030.

Về thị trường bao bì nhựa Việt Nam, theo Mordor Intelligence dự kiến sẽ tăng từ 10,07 triệu tấn vào năm 2023 lên 15,09 triệu tấn vào năm 2028, với mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 8,44% (2023 – 2028).

Trong đó, bao bì giấy dự kiến đạt mức tăng trưởng đáng kể, từ 2,37 tỷ USD vào năm 2023 lên 3,77 tỷ USD vào năm 2028, với mức CAGR là 9,73%. Đồng thời, bao bì cho ngành thực phẩm, đồ uống tiếp tục chiếm thị phần đáng kể.

Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam, cho biết nhìn chung công nghiệp bao bì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, trong giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,4%/năm.

Thống kê từ Hiệp hội Bao bì Việt Nam cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 14.000 doanh nghiệp bao bì. Trong đó, bao bì giấy khoảng 4.500 doanh nghiệp và bao bì nhựa khoảng 9.200 doanh nghiệp.

“Tương lai công nghiệp bao bì sẽ còn phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, chính vì vậy công nghiệp bao bì cũng là ngành hấp dẫn nguồn vốn đầu tư từ nhiều quốc gia”, ông Sang nhấn mạnh.

Dù vậy, ông Sang cũng nhận định ngành công nghiệp bao bì Việt Nam cũng đối đầu nhiều thách thức, cần phải tăng sức cạnh tranh bằng quản lý hiệu quả, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng công nghiệp bao bì thành ngành công nghiệp xanh đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế bền vững.

Trong bối cảnh đó, triển lãm quốc tế lần thứ 16 về “Công nghệ xử lý, Chế biến, Đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2023” do Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức sẽ được diễn ra từ ngày 08 – 10/11/2023 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM.

Tại triển lãm, khách tham quan, doanh nghiệp sẽ được khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn, trải nghiệm các vật liệu bao bì mới, tiếp cận công nghệ, ý tưởng sáng tạo kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đổi cùng nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành, tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng. Từ đó nâng cao chất lượng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh, bền vững.

Với diện tích trưng bày lên đến 10,000m2, ProPak Vietnam 2023 đón hơn 400 đơn vị trưng bày đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa phần nhà trưng bày đến từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Ba Lan, Hà Lan, Úc, Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và nhiều quốc gia khác.

7 Tháng Ba, 2024 / by / in ,
Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất bao bì đổi mới sản xuất, phát triển bền vững

Triển lãm ProPak Vietnam 2024 là nơi để các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ đột phá mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững.

Từ ngày 3-5/4/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7.

Sự kiện là nơi để các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ đột phá mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững.

Theo ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia, đơn vị tổ chức ProPak Vietnam, mức sản xuất bao bì nhựa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, dù xu hướng giảm thiểu, thay thế các sản phẩm, nguyên liệu nhựa và các quy định quản lý chất thải ngày một nghiêm ngặt đang gia tăng. Các doanh nghiệp có tầm nhìn xa về tương lai sẽ chuyển đổi dần sang quy trình sản xuất tuần hoàn. Trọng tâm chính của ngành lúc này là cung cấp nguyên liệu, thiết kế và các hệ thống đóng gói có khả năng tái chế cao, nhằm tích hợp ngành nhựa vào nền kinh tế tuần hoàn.

Vì vậy, sự kiện lần này quy tụ hàng trăm nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ hàng đầu thế giới phục vụ cho ngành chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, in ấn, mã hoá, đánh dấu và ghi nhãn, hoạt động phòng thí nghiệm, kiểm tra và chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho, cùng nhiều dịch vụ khác. Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn với những trải nghiệm chân thực như tại nhà máy ở ngay triển lãm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các vật liệu sản xuất bao bì mới, tiếp cận công nghệ, ý tưởng sáng tạo kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới, kết nối, trao đổi và hợp tác cùng các chuyên gia, nhà cung cấp tiềm năng.

Triển lãm ProPak Vietnam 2024 sẽ đón hơn 450 đơn vị trưng bày đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa phần nhà trưng bày đến từ Hoa Kỳ, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Trong 3 ngày diễn ra, Triển lãm quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế nổi tiếng đến trưng bày như Heat & Control Ptd Ltd, Công Ty TNHH Ishida Việt Nam, Công Ty Cổ Phần MKT Group, Công Ty TNHH Complepack, Công ty TNHH Thương Mại & Kỹ Thuật V.M.S, Công ty TNHH Greenpacks Việt Nam, Công ty TNHH Thương Mại Kuraray, Beijing Hanlin Hangyu International Trading Co, Mahatanee Industrial Co Ltd.

Ngoài ra, lần đầu tiên, khu trưng bày về công nghệ đồ uống hoàn toàn mới với tên gọi DrinkTech sẽ được ra mắt tại ProPak Vietnam 2024. Tại đây, các công nghệ, thiết bị và giải pháp mới phục vụ cho ngành đồ uống sẽ được trưng bày, thu hút các doanh nghiệp chủ chốt hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam tham gia.

Không dừng lại ở hoạt động trưng bày, DrinkTech còn tổ chức hoạt động kết nối kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, góc nếm thử bia… Đặc biệt, người tham dự còn có thể đóng góp cho cộng đồng bằng cách quyên góp cho quỹ từ thiện địa phương. Tất cả các hoạt động đều được thiết kế để mang lại trải nghiệm đầy đủ từ nhà máy đến bàn ăn ở một nơi…

 

Nguồn: tphcm.chinhphu.vn

7 Tháng Ba, 2024 / by / in