Thêm kết quả...

Động cơ điện

10 ví dụ về động cơ điện trong gia đình chúng ta hiện nay
Động cơ điện được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống, từ dân dụng tới công nghiệp. Bạn có nhìn thấy các động cơ điện được sử dụng trong nhà mình không?

Động cơ điện là gì?

Động cơ điện là một máy móc biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Đồng thời, tiêu thụ năng lượng điện và cung cấp năng lượng cơ học dưới dạng quay.

Ví dụ, quạt điện bao gồm một động cơ, lấy năng lượng điện từ nguồn điện và cung cấp động năng (cơ năng) dưới dạng luồng không khí. Trong quá trình biến đổi, một lượng nhỏ năng lượng điện bị mất dưới dạng nhiệt.

Động cơ điện có 2 phần chính là phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường.

Sự tương tác giữa hai từ trường, một được tạo ra bởi nam châm ở stator và một được tạo ra bởi nam châm ở rotor, dẫn đến kết quả chuyển động quay của rotor quanh trục động cơ.

10 ví dụ về động cơ điện trong gia đình

Động cơ điện dù phân thành nhiều loại khác nhau, dựa vào nguồn điện cung cấp hay công nghệ nhưng chúng đều được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Sau đây là 10 ví dụ về ứng dụng động cơ điện sử dụng trong gia đình.

1. Quạt điện. Khi gắn phích cắm quạt điện vào ổ cắm điện, dòng điện làm cho động cơ điện quay, dẫn tới cánh quạt quay, tạo ra hiệu ứng làm mát.

2. Máy xay sinh tố. Khi được cấp điện, động cơ của máy xay sẽ làm trục quay và truyền chuyển động đến phần lưỡi dao để cắt và nghiền nhỏ thực phẩm.

3. Máy giặt. Máy giặt cần một động cơ công suất lớn để thực hiện quay lồng giặt, làm sạch quần áo. Đối với máy lồng đôi có lồng giặt và lồng sấy quay thì cần có hai động cơ.

4. Máy hút bụi. Khi bật điện, động cơ điện dẫn động một chiếc quạt gây ra sự thay đổi áp suất, tạo ra lực hút để hút bụi bẩn trên sàn và thảm.

5. Máy sấy tóc. Khi máy sấy tóc kết nối với nguồn điện, động cơ điện làm quay bộ phận quạt, tạo ra lực hút lấy không khí từ bên ngoài vào trong máy. Không khí hút vào, đi qua dây maiso tạo ra luồng gió có nhiệt nóng.

6. Máy rửa bát. Động cơ điện trong máy rửa bát có tác dụng bơm nước, tạo áp lực để làm sạch bát, đĩa trong máy rửa bát của bạn.

7. Máy bơm nước. Máy bơm nước gồm hai phần chính là động cơ điện và đầu bơm. Khi được cấp điện, động cơ điện hoạt động giúp máy bơm hút, tạo ra dòng chảy liên tục giúp vận chuyển nước.

8. Lò vi sóng. Động cơ điện rất nhỏ trong lò vi sóng, giúp xoay chầm chậm bàn xoay đặt thức ăn khi lò vi sóng bắt đầu quá trình làm nóng.

9. Máy đọc đĩa (máy chơi CD hay DVD). Động cơ điện bên trong máy, khi có điện sẽ giúp quay đĩa và vận hành khay chứa đĩa.

10. Tủ lạnh. Tủ lạnh cần động cơ điện nhỏ để vận hành máy nén, bộ phận quan trọng thực hiện chu trình làm mát cho tủ lạnh. Bên cạnh đó, tủ lạnh còn có quạt tản nhiệt ở dàn nóng, quạt gió ở dàn lạnh.

Ngoài ra, một số thiết bị điện cũng cần có động cơ điện để vận hành, như máy khoan, máy cưa gỗ, máy cắt cỏ, máy xay cà phê,…

4 Tháng Mười Hai, 2023 / by / in
Cấu tạo động cơ điện của xe đạp điện không chổi than và các bộ phận chính

Động cơ xe đạp điện hiện nay đa số là sử dụng động cơ ba pha chạy điện một chiều không chổi than. Có một số tài liệu gọi là động cơ điện tử giao tiếp (ECM), một số tài liệu gọi là động cơ Brushless không chổi than (BLDC). Trong bài viết này YP.VN sẽ trình bầy cấu tạo của động cơ xe đạp điện để bạn đọc cùng tham khảo bởi những ưu điểm và các ứng dụng tuyệt vời của nó.

Cấu tạo động cơ xe đạp điện không chổi than.

Loại động cơ điện kiểu moay ơ bánh này gồm các linh kiện là trục quay động cơ, stato động cơ, nắp động cơ, ổ bi cấu thành. Đây là loại động cơ xe đạp điện không có bánh răng, không có chổi than và nó thuộc dòng động cơ xoay ngoài. Như vậy các loại xe điện phổ biến hiện nay đều dùng động cơ xoay ngoài như xe đạp điện nijia, xe đạp điện m133, xe điện xmen, xe điện vespa và nhiều dòng xe điện khác

Động cơ xoay ngoài thường có tốc độ thấp nhưng cấu tạo lại rất đơn giản không cần hệ thống bánh răng giảm tốc và rất ít hỏng hóc. Do có cấu tạo đơn giản dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa trong quá trình sử dụng, cho nên động cơ BLDC được ứng dụng rộng rãi không chỉ cho xe đạp điện mà còn cho nhiều các loại máy móc khác. Ở phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bầy cấu tạo của các bộ phận chính trọng động cơ xe đạp điện và xe máy điện hiện nay.

Các bộ phận chính của động cơ xe điện

  1. Nắp động cơ xe đạp điện

Nắp động cơ xe điện ở hai bên là khác nhau , một bên dùng để kết nối với hệ thống phanh sau, còn một bên có thể lắp líp xe trong những trường hợp cần thiết. Vành ngoài của nắp động cơ được khoan các lỗi để vít ốc, số lỗ trên hai lắp động cơ là như nhau và có thể có 8, 9 lỗ hoặc 10 lỗ trên mỗi nắp tùy loại.

Ở phần trung tâm của mỗi nắp có gắn cơ cấu vòng bi, kích thước của vòng bi của hai nắp động cơ có thể giống hoặc khác nhau. Thông thường động cơ sử dụng hai loại vòng bi phổ biến là 6202, 6203, 6204, việc nắp động cơ sử dụng loại vòng bi nào còn phụ thuộc vào trục của động cơ. Với các dòng xe máy điện mà động cơ có công suất lớn trục động cơ to hơn sẽ cần vòng bi lớn hơn những dòng xe đạp điện.

Như vậy nắp động cơ điện có nhiệm vụ rất quan trọng, ngoài việc bảo vệ phần bên trong động cơ khỏi nước và bùn đất, nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là kết nối chuyển động tạo ra lực quay cho Roto. Vậy 2 nắp động cơ ở hai bên sẽ quay cùng vành xe trong khi xe chạy, chính cơ cấu các vòng bi lắp trên trục đã làm cho động cơ quay tốt hơn.

2. Stato động cơ xe đạp điện

Stato: là bộ phận không chuyển động khi xe đạp điện làm việc chạy, trục của động cơ xe đạp điện (bao gồm khung sắt từ gắn vào trục, các vòng dây của 3 pha quấn vào lõi sắt, bộ cảm biến Hall gắn trên lõi sắt) sẽ không chuyển động khi động cơ làm việc. Như vậy động cơ xe đạp điện cũng có thể gọi là động cơ cố định trong.

Bộ 3 cảm biến Hall được kết nối với nhau thông qua một mạch điện và được gắn chắc chắn vào Stato, trên mạch có các vị trí để gắn các dây dẫn điện. Bộ gồm 5 dây dẫn điện và truyền tín hiệu, trong đó có 2 dây nguồn dương và âm, 3 dây còn lại có màu tương ứng với 3 dây pha của động cơ.

Bộ 3 dây pha động cơ được quấn nhiều vọng trên các lá thép kỹ thuật, thông thường các pha của động cơ điện xe đạp điện được đấu kiểu hình sao. Các đầu dây của các pha sẽ được đánh dấu bởi các màu khác nhau (Vàng, xanh lá, Xanh dương).

Các lá thép kỹ thuật điện được ghép sát nhau và được kết nới với trục động cơ thông qua một vành sắt, trục động cơ sẽ không chuyển động khi động cơ làm việc. Hai đầu ngọn của trục động cơ có tiện ren, gốc trục động cơ có thể có kích thước khác nhau để cố định vòng bi. Một phía trục động cơ sẽ được khoan rỗng để luồn dây điện 3 pha và các dây tín hiệu của bộ cảm biến.

3. Roto động cơ xe đạp điện

Trục quay (roto): là bộ phận chuyển động khi động cơ xe đạp điện làm việc, vỏ ngoài của động cơ điện xe đạp là trục xoay (lắp động cơ 2 bên, nam châm vĩnh cửu, vành + lốp gắn vào vành) do đó gọi là động cơ trục xoay ngoài.

Số lượng các miếng nam châm gắn vào mặt trong của vành xe phụ thuộc vào chu vi của vành đó. Động cơ xe đạp điện sử dụng nam châm đất hiếm các miếng nam châm được đặt ngược chiều nhau và gắn vào vành xe. Nếu phải thay thế các miếng nam châm này thì các bạn phải lựa chọn cẩn thận, quan trong là kích thước của các miếng nam châm phải phù hợp với thiết kế của động cơ đó.

 

24 Tháng Mười Một, 2023 / by / in
Tìm hiểu về động cơ điện trong xe đạp điện và những điều cần biết

Xe đạp điện ngày nay đã trở thành phương tiện thông dụng, việc tìm hiểu về động cơ và những điều cần biết về xe đạp điện giúp ích rất nhiều trong quá trình sử dụng xe điện. Cấu tạo động cơ xe đạp điện nguyên lý hoạt động cần được người sử dụng hiểu rõ nhằm đảm bảo an toàn cũng như dễ dàng sửa chữa trong quá trình sử dụng.

Cấu tạo, kết cấu của động cơ xe đạp điện

Động cơ được thiết kế có khả năng chống nước được đặt lên thân xe, trục bánh xe. Thường thì các nhà sản xuất có xu hướng đặt động cơ bánh xe sau động cơ điện sẽ liền khối với vành xe nhằm tăng khả năng chuyển động của xe. Động cơ xe đạp điện được gồm hai phần là vỏ và lõi:

  • Lõi là 3 cuộn đồng có chức năng như một nam châm điện
  • Xung quanh vỏ là những lá từ (nam châm vĩnh cửu)
  • Bên ngoài là bộ vỏ của động cơ để bảo vệ động cơ

Xe đạp điện có 2 loại là: động cơ chổi than bền bỉ và ít phải thay thế khi sử dụng tuy nhiên phải thường xuyên vệ sinh động cơ gây bất tiện, động cơ không chổi gồm 3 cuộn dây và 3 cảm biến dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha vì vậy giá sẽ đắt hơn nhưng có độ bền cao hơn

Nguyên lý hoạt động của động cơ xe đạp điện

Nguyên lý hoạt động của xe điện khá đơn giản như sau: với động cơ điện gắn ở bánh xe sau hoặc thân xe kết hợp với hệ thống ghi đông bằng dây curoa tạo nên chuyển động của xe. Khi khởi động xe, bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu từ hệ thống tay ga để đưa tín hiệu nguồn điện tới động cơ điện, động cơ quay và xe chạy được.

Top 10 kiến thức động cơ xe đạp điện cơ bản

  1. Trong cấu trúc động cơ, chia thành động cơ có chổi than và động cơ không có chổi than
  2. Động cơ có chổi than là động cơ loại truyền thống, hiệu suất là tương đối ổn định, ưu tiên cho xe đạp điện địa hình
  3. Động cơ điện không có chổi than là một loại động cơ mới, hiệu suất và tuổi thọ tốt hơn so với động cơ có chổi than. Tuy nhiên, mạch điều khiển phức tạp hơn và các yêu cầu các linh kiện nghiêm ngặt hơn tuy nhiên dễ bị trục trặc
  4. Phương thức truyền đầu ra của động cơ chia thành: loại bánh xe, loại vị trí trung tâm và loại ma sát.
  5. Cấu trúc loại bánh xe đơn giản đẹp nhưng trục động cơ phải chịu lực lớn
  6. Cấu trúc loại vị trí trung tâm: phức tạp hơn nhưng lực trục động cơ nhỏ, ít hao tổn động cơ
  7. Cấu trúc loại ma sát tương đối đơn giản nhưng làm lốp bánh xe dễ bị hư hỏng nặng hơn và trơn trượt vào ngày mưa.
  8. Động cơ trong hoạt động truyền tốc, có thể được chia thành động cơ khoảng cách tốc độ thấp loại động cơ trực tiếp và động cơ cao tốc loại giảm tốc
  9. Theo nguyên lý hoạt động, động cơ được chia thành: động cơ không có brush nam châm vĩnh cửu đất hiếm, động cơ DC có răng nam châm vĩnh cửu, động cơ DC không có brush nam châm vĩnh cửu đất hiếm
  10. Động cơ DC có răng nam châm vĩnh cửu là động cơ điện có tốc độ cao với răng của bánh răng nhỏ và dễ bị mài mòn nhưng khả năng lên dốc khỏe. Động cơ DC không có brush khi sử dụng giảm việc thay thế brush, tuy nhiên quá trình điều khiển động cơ không có brush cần độ chính xác cao và giá của nó cũng cao hơn. Ngược lại với động cơ DC không có brush, mặc dù phải thay thế brush nhưng vì việc thay thế brush rất dễ dàng, và điều khiển động cơ tương đối đơn giản dễ dàng và an toàn
23 Tháng Mười Một, 2023 / by / in
Động cơ điện sẽ là nhân tố quyết định sức mạnh của xe điện trong tương lai

Các nhà sản xuất xe ô tô điện đang thúc đẩy việc phát triển động cơ điện cho các mẫu xe điện mới, việc này sẽ nâng tầm của xe điện lên cấp độ mới trong tương lai.

Cùng với hệ thống pin thì động cơ điện cũng đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng, nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô tin rằng hiệu suất đạt được đối với xe điện sẽ nằm ở động cơ điện và các công nghệ liên quan đến pin của xe điện.

Tuy nhiên, việc phát triển động cơ điện cũng gặp phải một số vấn đề liên quan đến việc có thân thiện với môi trường hay không, sử dụng nhiên liệu nào khi ngay nay vẫn dùng kim loại đất hiến trong quá trình sản xuất. Có đến % động cơ EV ngày nay sử dụng nam châm vĩnh cửu có các kim loại như neodymium, praseodymium, dysprosium và terbi.

Việc khai thác những vật liệu này tạo ra chất thải độc hại và nhiều hãng đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu này hay một số thương hiệu khác lại thiếu những vật liệu đất hiếm này trong sản xuất.

Mercedes-Benz cho biết về động cơ điện, đây là một công nghệ đang phát triển nhanh chóng, nơi sự đổi mới và chuyên môn sẽ thúc đẩy hiệu suất và sự khác biệt. Nhà sản xuất ô tô Đức đã xác nhận rằng những chiếc xe điện từ thương hiệu AMG sẽ sử dụng động cơ thông lượng hướng trục tiên tiến được phát triển, trong khi đó BMW cũng đang nghiên cứu về động cơ mới. Đối với Volkswagen thì hãng đang giảm số lượng đất hiếm được sử dụng trong động cơ của mình và đang nghiên cứu động cơ không có kim loại hiếm này.

Ngành công nghiệp ô tô điện sẽ phụ thuốc rất lớn vào sự phát triển của động cơ điện, nó tác động đáng kể trong lĩnh vực ô tô. Một chiếc xe điện thường có ít bộ phận hơn 50% so với xe chạy bằng động cơ đốt và cần ít hơn 30% sức lao động. Trong nỗ lực duy trì việc làm, nhiều nhà sản xuất ô tô đang tìm cách chế tạo động cơ điện cho riêng mình.

22 Tháng Mười Một, 2023 / by / in
Nguyên nhân hư hỏng khi Động cơ điện không quay

Khi động cơ điện bị sự cố, quan sát từ bên ngoài sẽ thấy những biểu hiện khác thường. Các biểu hiện này khá đa dạng, rất khó hệ thống thành quy luật. Một hiện tượng giống nhau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một bộ phận bị trục trặc có thể biểu hiện ra ngoài dưới nhiều dạng không giống nhau. Đối với hiện tượng động cơ điện không quay khi đóng điện, không thấy biểu hiện có momen quay ngay cả khi không tải cần phải phân biệt được những trường hợp như sau :

Động cơ không quay, không thấy tiếng kêu điện từ, sờ vào bầu không thấy rung

Khi làm việc, động cơ điện bao giờ cũng có tiếng kêu điện từ âm thấp. Đó là do thể tích lõi thép stato bị co giãn có chu kỳ sinh ra tiếng kêu. Những động cơ có chất lượng cao khi hoạt động không tải có thể khó nghe tiếng kêu nhưng sờ tay vào bầu vẫn thấy rung. Nếu động cơ không quay mà không thấy tiếng kêu điện từ cũng không rung bầu thì có nghĩa là tất cả các cuộn dây của nó đều không làm việc.Hiện tượng này thường xảy ra với động cơ một pha mà sự cố thường gặp nhất là bộ chuyển mạch bị trục trặc. Khi đó, mạch điện của động cơ bị hở nên không có dòng điện chạy qua nó. Dùng ôm kế đo thông mạch giữa hai đầu phích cắm điện sẽ phát hiện ra điều đó. Trường hợp cả cuộn làm việc và cuộn khởi động đều bị đứt cũng thấy hiện tượng tương tự nhưng chỉ xảy ra khi có sự đánh lửa từ cuộn nọ sang cuộn kia làm đứt dây quấn.

Đối với động cơ ba pha, hiện tượng này rất ít gặp vì không mấy khi cả ba pha đều bị hở mạch. Khi đó, đo điện áp trên ba trụ đấu dây ngoài bản cực phải thu được ba giá trị điện áp bằng không. Trường hợp cả ba cuộn dây pha đều bị đứt từ bên trong cũng có biểu hiện tương tự.

Động cơ không quay, có tiếng kêu điện từ hoặc sờ bầu thấy rung, mồi theo chiều nào thì quay lờ dờ theo chiều đó

Có tiếng kêu điện từ chứng tỏ đã có dòng điện chạy qua động cơ điện nhưng không tự khởi động được chúng tỏ không có momen quay mà chỉ có từ trường đập mạch nên chỉ quay được theo chiều tác động từ bên ngoài.  Động cơ một pha mà mất momen quay chỉ có thể là đứt cuộn dây khởi động hoặc hỏng tụ điện. Động cơ ba pha mà mất momen quay có thể là đứt dây chảy ở một hoặc hai trong ba dây chảy ở cầu dao, đứt một trong ba cuộn dây stato khi đấu Y  hoặc đứt hai trong ba cuộn dây pha stato khi đấu Δ. Dùng Ampe kế kìm, cặp vào dây ba pha của động cơ sẽ xác định được pha đứt. Pha nào đứt thì ở đó không cố dòng điện chạy qua.

Nếu không có ampe kế kìm thì có thể dùng ôm kế để kiểm tra thông mạch hoặc dùng vôn kế đo điện áp. Nếu đo điện áp của từng cặp trụ ngoài bản cực mà thu được ba giá trị đo bằng nhau thì có nghĩa là cả ba pha đều không đứt. Ngược lại là có dây đứt.

Ngoài ra các động cơ một pha và ba pha bị mất mô men quay có thể còn do hỏng cổ góp, biến trở hoặc đứt các cuộn dây trong roto pha.

Động cơ không quay, có tiếng kêu điện từ lớn, roto bị hút lệch về một phía và bó cứng, có nóng cục bộ, nhiệt độ tăng rất nhanh.

Các tổ bối dây hoặc bối dây trong một cuộn dây của động cơ điện được bố trí đối xứng nhau qua trục cho nên lực từ tác dụng lên roto luôn cân bằng về mọi phía.Khi một trong các tổ bối dây của cuộn dây bị chập sẽ xuất hiện lực từ kéo lệch roto về một phía gây nên hiện tượng sát cốt giả tạo. Lúc này nếu quay bằng tay  sẽ thấy roto bị bó cứng nhưng nếu cắt điện thì quay lại được nhẹ nhàng. Roto luôn bị hút lệch về phía có các tổ bối dây còn tốt. Đối diện với nó qua trục là tổ bối dây bị chập.

22 Tháng Tám, 2023 / by / in
Tuổi thọ động cơ điện có thể được dự báo chính xác nhờ vào một chất chỉ thị màu mới

Cũng giống như bao thứ khác, những chiếc động cơ điện không thể nào hoạt động mãi mãi được, nó chắc chắn sẽ bị hao mòn theo thời gian. Nhưng làm sao để biết được khi nào thì chúng sẽ đến lúc cần được bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế? Theo một nghiên cứu mới đây, có một loại thuốc nhuộm đặc biệt có thể cho phép người sở hữu xe điện và thợ máy biết rõ khi nào thì thời điểm đó sẽ đến.

Động cơ điện sử dụng trong xe ô tô hoặc các thiết bị khác đều có chứa những sợi dây đồng được quấn chặt lại với nhau, chúng được bao phủ bởi một lớp nhựa cách điện. Do các yếu tố như nhiệt độ do động cơ tạo ra, lớp nhựa đó sẽ bị biến chất, ngày càng “giòn” hơn theo thời gian. Cuối cùng, nó sẽ bị nứt và vỡ ra, và đó cũng là thời điểm động cơ này phải được thay thế.

 

Thật không may là trước khi đến điểm đó, không có cách nào thực sự đơn giản để xác định lớp nhựa đó đã bị xuống cấp đến mức nào. Các nhà khoa học từ trường Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg của Đức và Công ty vật liệu cách điện Elantas gần đây đã phát hiện ra rằng cả bốn loại nhựa thường được sử dụng trong các động cơ điện, tất cả đều phát ra một loại cồn để phản ứng với nhiệt sinh ra trong quá trình vận hành.

Các nhà khoa học này đã thử nghiệm các loại chất chỉ thị màu (thuốc nhuộm) khác nhau có thể liên kết với loại cồn đó, và không làm ảnh hưởng đến các đặc tính cần có của lớp nhựa đó. Cuối cùng, họ đã chọn một loại thuốc nhuộm thường phát sáng màu đỏ cam khi tiếp xúc với tia cực tím, nhưng lại chuyển sang màu xanh lá khi tiếp xúc với cồn. Lượng cồn xuất hiện càng nhiều thì chất chỉ thị màu này sẽ càng trở nên xanh hơn.

Hiện tại thì ý tưởng này đang được hình dung rằng động cơ điện có thể được trang bị không chỉ lớp nhựa chứa thuốc nhuộm, mà còn với các thiết bị đọc quang phổ nhỏ gọn, nó sẽ định kỳ kiểm tra trạng thái của lớp nhựa đó. Nếu xác định rằng nhựa đã bị biến chất một cách đủ nghiêm trọng, chủ xe sẽ được thông báo về việc này.

Một hệ thống như vậy có thể dự phòng các sự cố có thể xảy ra trên đường đi, cộng với nó cũng có thể đảm bảo rằng các động cơ vẫn hoạt động với đầy đủ chức năng cơ bản, và đưa ra ước tính về tuổi thọ của chúng.

25 Tháng Bảy, 2023 / by / in
Cách khởi động bằng Tụ động cơ điện một pha không đồng bộ

Động cơ điện không đồng bộ 1 pha ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày như máy lạnh, máy giặt, máy sấy, máy bơm nước,… Các động cơ này thường công suất hoạt động nhỏ hơn 750W. Nhu cầu sử dụng ngày càng cao thì việc bảo trì bảo dưỡng động cơ cũng trở nên cần thiết do các thiết bị động cơ hoạt động lâu ngày thường xãy ra nhiều sự cố khác nhau. Hãy cùng YP.VN tìm hiểu các sự cố thường xãy ra với các loại động cơ không đồng bộ

Để tạo mô men khởi động lớn, dây quấn phụ được mắc lõi nối tiếp với tụ điện có điện dung lớn và một cái ngắt điện tự động li tâm.

Lúc bắt đầu khởi động ngắt điện li tâm đóng, cả cuộn chính và phụ được đóng và động cơ được mở máy. Khi tốc độ động cơ đạt 2/3 định mức thì ngắt điện li tâm mở, cuộn phụ được cắt khỏi nguồn và động cơ chỉ làm việc với cuộn chính.

ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA: MỘT SỐ SỰ CỐ XẢY RA KHI KHỞI ĐỘNG BẰNG TỤ

1. SỰ CỐ KHI ĐÓNG ĐIỆN VÀO ĐỘNG CƠ 1 PHA

1.1 Vấn đề ở đây là khi đóng điện vào động cơ điện thì động cơ không quay, roto bị hút chặt lệch về một bên, động cơ rung rất mạnh.

Nguyên nhân là do vòng bi hoặc bạc quá dơ, nắp máy bị lệnh và do roto chưa đồng tâm.

Cách khắc phục sự cố này rất đơn giản bạn chỉ cần thay bạc và vòng bi mới, xiết chặt nắp máy, cân chỉnh lại phần roto.

1.2  Đóng điện vào, động cơ làm việc phát ra tiếng kêu khác thường

Nguyên nhân là do vòng bi bị rỗ, vòng bi bị rơ dẫn đến sát cốt nên gây ra tiếng va chạm cơ khí. Chúng ta thay vòng bi mới là khắc phục được vấn đề này nhé.

 2. ĐỘNG CƠ MỘT PHA CHẠY CHẬM TIẾNG Ù Ù, DÒNG ĐIỆN TĂNG CAO

Nguyên nhân là do bị sát cốt, chập nội tại một vài vòng dây.

Muốn khắc phục vấn đề này bạn cần phải xiết chặt lắp máy, cân chỉnh lại phần rôto, kiểm tra vòng bi, bạc đạn hoặc thay thế bạc đạn hoặc vòng bi, kiểm tra bộ dây bằng gronha, nếu bộ dây bị chập nội tại thì quấn lại bộ dây.

3. DÙNG TAY QUAY ĐỘNG CƠ MỚI KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC

Sự cố này xảy ra là do tụ điện bị rò nên thông số của tụ điện bị thay đổi or cân chỉnh chưa đồng tâm.

Bạn nên thay tụ mới và cân chỉnh lại thì động cơ sẽ hoạt động bình thường.

4. TỤ LÀM VIỆC BỊ ĐÁNH THỦNG THƯỜNG XUYÊN KHI QUẤN LẠI BỘ DÂY STATO

Nguyên nhân của vấn đề này là do sai số vòng cuộn đề (giảm số vòng) làm điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ, thay tụ có điện dung bé hơn nên điện áp đặt lên tụ lớn hơn điện áp định mức của tụ.

Để khắc phục tình trạng này của động cơ điện bạn chỉ cần quấn lại hoặc thay tụ thích hợp.

5. ĐỘNG CƠ BỊ CHẠM VỎ

Do cách điện giữa cuộn dây và lõi thép bị đánh thủng, đầu dây chạm vỏ. Cách khắc phục bạn chỉ cần kiểm tra lại phần cách điện và đầu dây.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 

Để đảm bảo an toàn và độ bền cho động cơ điện , quý khách hàng nên bảo dưỡng định kỳ, để động cơ ở nơi khô giáo, thoáng mát. Không để động cơ ở nơi có độ ẩm cao.

– Khi quấn lại động cơ cần chú ý đến chất lượng dây quấn, số vòng dây, tiết diện dây…để tránh trường hợp hao hụt công suất động cơ.

– Khi phát hiện động cơ có hiện tượng bất thường việc đầu tiên phải ngắt nguồn điện ra khỏi động cơ, sau đó dùng Ampe kiểm tra dây có chạm vỏ hay không? Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể  bạn có thể dùng các biện pháp khác (bút thử điện…) để kiểm tra nhưng phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn.

24 Tháng Bảy, 2023 / by / in
Động cơ điện 3 pha bị hỏng hoặc cháy nổ là do đâu

Phần lớn sự cố trong động cơ điện xảy ra là do hỏng cách điện giữa stator và dây quấn.

Biểu hiện

Động cơ điện đang làm việc thì có mùi khét, có khói bốc lên kèm theo động cơ nóng dữ dội. Đó là cách điện cuộn dây của động cơ điện bị hỏng gây ra chạm mạch bối dây với vỏ hoặc giữa các bối dây pha với nhau, chạm chập vòng dây trong một bối dây

Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy sống hay chết chuẩn xác nhất

Nguyên nhân

+ Cuộn dây điện bị ẩm ướt.

+ Cuộn dây bị bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bụi kim loại.

+ Va chạm cơ học làm xước cách điện bối dây.

+ Trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn cách điện như : Axit, kiềm.

+ Động cơ điện bị quá tải lâu dài làm cho lớp cách điện bị giòn.

+ Lão hóa lớp cách điện.

Khắc phục hiện tượng động cơ ba pha bị hỏng cách điện

Trường hợp cuộn dây bị ẩm.

Kiểm tra bằng Mega ohm. Chú ý khi dùng Mega ohm :

+ Động cơ điện sử dụng điện áp định mức tới 500 V thì dùng ohm kế 500 V.

+ Động cơ điện sử dụng điện áp cao (tới 6.000 V) thì dùng ohm kế từ 1.000 V- 2.500 V.

+ Khi đo điện trở cách điện giữa pha với vỏ và pha với pha nhỏ hơn 0.4 Mega ohm và thấp hơn 0.5 Mega ohm đối với cuộn dây rotor của động cơ điện ruột quấn thì cách điện của động cơ điện bị ẩm cần sấy lại cuộn dây.

Dùng khí nén (áp suất nhỏ hơn 4 kg/cm2) thổi sạch bụi. Khi thổi có thể tháo rời rotor ra khỏi stator để tiện kiểm tra có các vết xước hỏng cách điện do va chạm cơ học. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để quyết định quét lớp sơn cách điện hoặc tẩm lại cuộn dây.

Trường hợp đã xác định là không có chạm chập pha với vỏ hoặc pha với pha mà động cơ điện vẫn có hiện tượng kêu và quá nóng cục bộ. Khi đo dòng điện 3 pha thấy mất cân bằng ngay cả khi không tải. Đây là nguyên do chạm chập vòng dây.

Tổng hợp những lỗi thường gặp khi dùng motor điện - Kho máy thế giới

Trường hợp bị bụi bẩn.

Có nhiều cách như :

Bằng đèn điện, bằng khí nóng, tẩm sơn bằng cách dội hoặc quét.v.v…

Hiện đại như : Tẩm sấy trong lò chân không có áp lực.

Thực tế trong sửa chữa người ta thường dùng : Dòng điện chạy trực tiếp trong cuộn dây của động cơ điện, sấy bằng dòng cảm ứng gián tiếp,…

4 Tháng Sáu, 2023 / by / in
Tác dụng của mỡ chịu nhiệt cho động cơ điện

Theo số liệu thống kê, có tới 60% các loại thiết bị, máy móc bị hỏng hóc nguyên nhân chính là không được bôi trơn. Đặc biệt là các loại động cơ điện. Chính vì thế, vai trò của mỡ chịu nhiệt động cơ điện vô cùng to lớn. Thế nhưng, lựa chọn mỡ chịu nhiệt như thế để phát huy được hết tác dụng cũng như đáp ứng được nhu cầu không phải ai cũng biết. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Tác dụng của mỡ chịu nhiệt cho động cơ điện

Các loại mỡ bôi trơn nói chung và mỡ bôi trơn cho động cơ điện nói riêng có rất nhiều tác dụng to lớn. Chúng không thể thiếu trong mọi ngành nghề cũng như bất cứ động cơ, thiết bị nào. Tác dụng của mỡ chịu nhiệt cho động cơ chính là:

  • Mỡ bôi trơn làm giảm ma sát, giảm mài mòn vòng bi trong hộp giảm tốc, con lăn, trục quay động cơ điện.
  • Mỡ bôi trơn sẽ tạo ra một lớp màng dầu để ngăn cách bộ phận kim loại tiếp xúc trực tiếp với vòng bi trong động cơ điện.
  • Làm mát, làm kín các bộ phận của trục quay. Từ đó ngăn chặn được các chất bụi bẩn, các tác nhân làm hư hại, hỏng máy. Động cơ máy sẽ được hoạt động một cách trơn tru, bền bỉ và linh hoạt hơn.
Kiểm tra tình trạng bôi trơn

Cách lựa chọn mỡ chịu nhiệt cho động cơ điện chuẩn nhất

Độ nhớt

Độ nhớt của mỡ chịu nhiệt cần phải phù hợp với vận tải, tốc độ vận hành của động cơ điện. Theo nghiên cứu, độ nhớt chuẩn trong động cơ điện giao động trong khoảng 90-120 cSt @ 40 ° C. Bạn nên lựa chọn mỡ chịu nhiệt cho động cơ điện có độ nhớt trong khoảng này để đạt được  hiệu quả cao nhất.

Tính nhất quán

Tính nhất quán này được quy định bởi Viện Dầu mỡ bôi trơn quốc gia (NLGI).dao động từ 000 đến 6. Trong động cơ điện có cấu hình trục ngang, sử dụng tính nhất quán cấp độ 2 NLGI. Còn đối với cấu hình trục dọc, tính nhất quán được sử dụng là NLGI 3.

Thay thế mỡ bôi trơn và những điều cần quan tâm

Độ chống oxy hóa

Mức độ chống oxy hóa rất quan trọng đối với mỡ chịu nhiệt trong động cơ điện. Các loại mỡ chịu nhiệt  bạn lựa chọn để sử dụng phải có khả năng chống oxy hóa vượt trội. Những loại mỡ này được Hiệp hội Vật liệu thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM) kiểm nghiệm và chứng minh được khả năng chống oxy hóa tốt ngay cả khi phải hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt. Các loại mỡ có tuổi thọ oxy hóa cao D3336 hoặc thử nghiệm tuổi thọ chịu nhiệt độ cao DIN 51821 FE 9 là những sản phẩm bạn nên lựa chọn sử dụng

Khả năng chống mài mòn

Khi lựa chọn mỡ chịu nhiệt cho động cơ điện, bạn nên lựa chọn các loại mỡ không có phụ gia cực áp. Bởi chúng là những chất có thể rút ngắn tuổi thọ của các loại dầu nhớt. Bởi vậy, khi không thực sự cần thiết, bạn không nên sử dụng chất phụ gia này.

Lựa chọn điểm nhỏ giọt

Điểm rơi nhỏ giọt chính là dấu hiệu nhiệt độ quá cao và chúng đang khiến mỡ bôi trơn bị tan chảy. Bạn nên lựa chọn loại mỡ có điểm rơi cao. Bởi chúng sẽ đạt được hiệu quả mong muốn trong động cơ điện.

3 Tháng Sáu, 2023 / by / in