Thêm kết quả...

Khuôn mẫu

Khuôn mẫu đúc bê tông nhựa ABS và các ưu điểm của nó

Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó được thể hiện qua các công trình xây dựng hiện đại thi nhau mọc lên ở khắp mọi nơi, trên mọi miền tổ quốc. Trong các công trình xây dựng hiện đại và quy mô thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của bê tông là vô cùng cần thiết, bởi nó quyết định chất lượng cũng như độ an toàn của công trình. Với các khuôn mẫu bê tông mẫu dạng khuôn trụ và khuôn lập phương thì các mẫu thử bê tông được sản xuất rồi mang đi kiểm nghiệm, chứng nhận trở nên thật đơn giản, dễ dàng. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khuôn đúc bê tông bằng nhựa ABS với các ưu điểm cùng những ứng dụng của nó.

Bê tông là gì? Và các ứng dụng của nó?

Trước khi tìm hiểu về khuôn mẫu bê tông, thì chúng ta phải hiểu bê tông là gì ? Và các ứng dụng của nó ra sao mà hiện nay khuôn đúc ra nó lại phổ biến đến vậy ?

Bê tông được xem như là một loại đá nhân tạo, được tạo thành từ hỗn hợp chứa nhiều các loại vật liệu cát, đá, xi măng, chất kết dính… theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp kết dính bền chặt. Hỗn hợp này sẽ biến đổi và đông kết theo 1 quá trình, ít nhất khoảng 28 ngày sẽ tạo thành bê tông. Và sau khi đạt được các tiêu chuẩn về kiểm định sẽ được sử dụng trong các công trình xây dựng.

Bê tông được ứng dụng để xây dựng lên các công trình lớn nhỏ : từ nhà cửa, bệnh viện, trường học… cho tới những chân kè, cấu kiện, nắp hố ga…. giúp công trình có tính bền vững và giá trị sử dụng lâu dài.

Ưu điểm của bê tông:

●   Có cường độ chịu nén cao, bền trong mọi môi trường và các điều kiện thời tiết khác nhau.

●   Nguyên liệu tạo thành đơn giản, dễ kiếm, dễ cơ giới hoá, tự động hoá trong quá trình sản xuất và thi công.

●   Có thể tạo được nhiều loại bê tông mang những tính chất khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng thì khi trộn bê tông phải tính toán đến các tỉ lệ tương ứng với mác bê tông theo thiết kế. Các chất kết dính là xi măng, nhựa đường, nước… sẽ làm nhiệm vụ liên kết các nguyên liệu thô như : cát, đá, sỏi… Sau quá trình trộn hỗn hợp bằng máy rung lắc bê tông và đủ thời gian đông cứng sẽ tạo ra khối thống nhất cứng, rắn như đá.

Khuôn đúc bê tông nhựa ABS và các ưu điểm của nó

Khuôn đúc bê tông được sử dụng trong công việc đúc các mẫu thử bê tông phục vụ quá trình thí nghiệm, kiểm tra và đánh giá cường độ bê tông khi thử nén. Có 2 dạng khuôn là : khuôn trụ và khuôn lập phương, các nhà thầu lấy đúc mẫu thử vào khuôn, rồi đem tới các trung tâm kiểm định xây dựng để đánh giá kết quả với chủ đầu tư, sau khi có dấu của đơn vị kiểm định thì công trình mới được nghiệm thu kết quả.

Khuôn mẫu bê tông có cấu tạo đơn giản, có thể tháo rời và lắp ráp 2 mảnh bằng ốc và bu-lông, đồng thời gắn dong không thoát nước,với khuôn bê tông lập phương có kích thước tiêu chuẩn : 150x150x150mm, khuôn hình trụ có kích thước : 150x300mm, được chế tạo với các rãnh, để khi ghép các vách ngăn sẽ tăng thêm độ chắc chắn và không bị biến dạng ngay cả khi sử dụng máy đầm rung để đầm, nén tạo mẫu.

Riêng với khuôn mẫu bê tông lập phương, một lần đúc được 3 mẫu thử từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí, đồng thời mang lại tiến độ tạo mẫu nhanh, đem đến hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị thi công xây dựng sử dụng. Khuôn bê tông bằng nhựa ABS có độ chính xác rất cao, nên thường được dùng trong các cơ quan kiểm định đo lường cũng như các phòng thí nghiệm chất lượng xây dựng.

Vì sao phải thử độ chịu nén của mẫu bê tông?

Có thể nói, đối với ngành xây dựng thì công tác nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng bởi nó chính là sự an toàn đối với mỗi công trình. Vì lẽ đó, mà khuôn mẫu bê tông ra đời và chiếm một vị trí thiết yếu trong việc kiểm định mẫu xây dựng.

Khả năng chịu nén của bê tông hay có thể hiểu là mác bê tông. Mẫu bê tông thường được dùng để đo cường độ chịu nén là khối lập phương kích thước 150x150x150mm. Được đúc và dưỡng trong điều kiện quy định theo chuẩn TCVN 3105 : 1993, trong thời gian được quy định là khoảng 28 ngày, sau đó, sản phẩm mẫu thử bê tông ninh kết được đưa vào máy nén để ép phá huỷ. Thông qua cách làm đó, sẽ biết được cường độ chịu nén của bê tông, liệu đã đạt tiêu chuẩn hay chưa mà cấp dấu chứng nhận kiểm định, đạt độ an toàn khi sử dụng. Đơn vị được tính bằng MPa (N/mm2) hoặc daN/cm2 (kg/cm2).

Thường thì trong các công trình xây dựng hay các kết cấu kiến trúc, bê tông có thể chịu nhiều các lực khác nhau như : lực nén, lực kéo, uốn, trượt… tuy nhiên, độ chịu nén là phổ biến hơn cả và bị tác động nhiều nhất, nên người ta lấy độ chịu nén làm quy chuẩn để kiểm định chất lượng bê tông nên còn gọi là mác bê tông.

17 Tháng Tư, 2024 / by / in
Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa dựa trên kết cấu và chức năng của khuôn

Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa

  • Bước 1: Tiếp nhận sản phẩm từ phía khách hàng.
  • Bước 2: Xác định vật liệu nhựa. Ở bước này, bạn sẽ cần tư vấn và phối hợp với khách hàng để lựa chọn ra loại vật liệu nhựa phù hợp này. Đồng thời, việc xác định này còn là tiền đề để bạn lựa chọn vật liệu làm khuôn mẫu phù hợp
  • Bước 3: Lựa chọn vật liệu làm khuôn mẫu. Thông thường, vật liệu làm khuôn sẽ là hợp kim thép. Bởi thép là loại vật liệu có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt.
  • Bước 4: Xác định kích thước và chi tiết của bộ sản phẩm.
  • Bước 5: Tiến hành thiết kế khuôn đúc nhựa trên các phần mềm kỹ thuật: CAE, CAM, Catia,… Bạn sẽ cần thể hiện rõ từng kích thước và chi tiết nhỏ lên bản thiết kế khuôn ép nhựa. Bởi nó sẽ giúp các nhân viễn kỹ thuật có thể dễ dàng hơn trong việc gia công lắp ráp khuôn ép.

Quy trình thiết kế khuôn dập

Toàn bộ quy trình thiết kế khuôn dập sẽ trải qua 4 bước:

  • Bước 1: Tính toán chính xác lực đột cắt sản phẩm. Sau khi nhận mẫu từ đối tác, các kỹ sư thiết kế sẽ cần xác định lực dập khuôn mẫu sử dụng cho sản phẩm. Sự khác nhau về độ lớn của lực dập sẽ phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của sản phẩm.
  • Bước 2: Lựa chọn máy dập có công suất phù hợp với thiết kế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng máy dập khuôn đa năng. Do đó, họ có thể điều chỉnh công suất linh hoạt để phù hợp với nhu cầu gia công của sản phẩm.
  • Bước 3: Tính toán chiều cao và kích thước của khuôn mẫu chi tiết. Các kỹ sư sẽ cần thể hiện chi tiết từng kích thước lên bản thiết kế để các nhân viên kỹ thuật có thể gia công sản phẩm hiệu quả nhất.
  • Bước 4: Sử dụng phần mềm thiết kế để tạo hình cho sản phẩm. Tùy thuộc vào từng mô hình mà các kỹ sư sẽ lựa chọn phần mềm 2D hay 3D. Hiện nay, có một số phần mềm thiết kế được nhiều kỹ sư đúc sử dụng là: Autocad, Catia,… Bằng cách sử dụng phần mềm, bản thiết kế khuôn dập sẽ thể hiện được thông số của từng chi tiết.

 Quy trình thiết kế khuôn đúc nhựa

Quy trình thiết kế khuôn ép nhựa khá giống so với khuôn đúc nhựa. Nó cũng bao gồm 5 bước tương tự như trên. Bạn có thể sử dụng quy trình khuôn đúc nhựa để sử dụng cho khuôn ép nhựa.

Phần mềm thiết kế khuôn nhựa

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm thiết kế khuôn nhựa mà bạn có thể sử dụng. Hầu hết các phần mềm đều có những tính năng ưu việt góp phần giúp đỡ các kỹ sư đúc có thể thiết kế khuôn dễ dàng hơn. Một số phần mềm thiết kế khuôn được sử dụng phổ biến:

  • CAE
  • Autocad
  • Catia
  • CAM
7 Tháng Tư, 2024 / by / in
Tạo động lực phát triển ngành công nghiệp khuôn mẫu hỗ trợ nền công nghiệp nước nhà

Theo Bộ Công Thương, giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt khoảng trên 1 tỷ USD/năm. Đặc biệt, với tỉ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Do đó, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là một ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, việc nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu chính là đã sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm đối với các tiêu chí đánh giá bằng thị giác hay xúc giác trên tất cả các sản phẩm ép nhựa, dập áp lực hay gia công chính xác, từ đó có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử hay cho ngành sản xuất xe máy, xe ô tô.

Ông Trương Thanh Hoài- Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhìn nhận, với vai trò là công cụ sản xuất quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, khuôn mẫu luôn được ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh của các công nghệ mô phỏng cũng giúp rút ngắn quá trình đưa công nghệ mới vào thực tế sản xuất.

Là Tập đoàn sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn, THACO INDUSTRIES chú trọng đầu tư chế tạo khuôn mẫu, cung ứng đa dạng sản phẩm khuôn phục vụ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… THACO INDUSTRIES sản xuất đa dạng chủng loại khuôn như: Khuôn nhựa, khuôn dập, khuôn thổi, khuôn đùn, khuôn SMC, phục vụ đa lĩnh vực: Ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng… trong đó, khuôn nhựa có kích cỡ trung và lớn được xem là thế mạnh, bởi hầu hết đơn vị sản xuất khuôn tại Việt Nam còn hạn chế về quy mô, công nghệ, trang thiết bị nên chỉ gia công sản phẩm có kích thước nhỏ.

Làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu giúp THACO INDUSTRIES chủ động trong sản xuất kinh doanh, hoàn thiện chuỗi giá trị theo mô hình All-in-one (cung cấp giải pháp trọn gói từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến gia công, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao vận hành và bảo trì), góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên tại thời điểm này, hạn chế về năng lực công nghệ, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành cơ khí khuôn mẫu hiện nay đang phải đối mặt. Trong khi đó, số lượng kỹ sư được đào tạo ra trường hàng năm còn ít và không thể làm việc được nếu không được đào tạo lại.

Bên cạnh đó, bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được xem là công nghệ lõi, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia là vô cùng quan trọng. Nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu chính là đã sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm đối với các tiêu chí đánh giá bằng thị giác hay xúc giác trên tất cả các sản phẩm ép nhựa, dập áp lực hay gia công chính xác. Từ đó có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử.

Theo Cục Công nghiệp, để nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu cho doanh nghiệp, từ năm 2020 đến nay, Bộ Công Thương hợp tác với Samsung Việt Nam triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Trong đó, có Chương trình hợp tác với Samsung đào tạo chuyên gia tư vấn lĩnh vực nghiệp hỗ trợ; Chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”…

Đáng chú ý, trong năm 2023, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp IDC (Cục Công nghiệp) hợp tác cùng Viện Kitech Hàn Quốc chủ trì thực hiện đề án “Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng thiết kế, lập trình gia công khuôn mẫu ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE-CNC và Đo kiểm cho kỹ thuật viên trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo” trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2023 với 3 khóa đào tạo. Đề án được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao nguồn nhân lực khuôn mẫu, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

5 Tháng Tư, 2024 / by / in
Ngành khuôn mẫu Việt Nam cần thêm những kỹ sư giỏi trong năm 2024

Ngành công nghiệp khuôn mẫu của Việt Nam còn yếu kém. Do vậy, nhu cầu cần những kỹ sư, nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết. Một trong các giải pháp là triển khai hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo.

Bộ Công Thương cho biết, giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt trên 1 tỷ USD/năm; với tỷ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Do đó, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các dự án hợp tác đào tạo là chương trình thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành công nghiệp khuôn mẫu Việt Nam.

Điển hình trong năm 2023, Tập đoàn Samsung Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) – Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, tổ chức thành công khóa III – Chương trình đào tạo chuyên gia khuôn mẫu tại Hàn Quốc, thuộc Dự án hợp tác “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo năm 2023”.

Khóa đào tạo được tổ chức trong 4 tuần (23/10-17/11/2023), mang đến cơ hội học tập và thực hành sản xuất khuôn cho 25 học viên đã xuất sắc hoàn thành khóa đào tạo 10 tuần tại Việt Nam.

Ông Choi Yoo Joong – Tổng giám đốc Trung tâm đào tạo Đồng Thịnh Vượng, Samsung Hàn Quốc chia sẻ: “Việc hoàn thành chương trình đào tạo là sự khép lại chặng đường đào tạo nhưng mang ý nghĩa là bước khởi đầu cho hành trình trở thành một chuyên gia khuôn mẫu. Để được công nhận là chuyên gia, chúng ta cần phải nghiên cứu, nỗ lực và phát triển bản thân không ngừng nghỉ trong lĩnh vực chuyên ngành có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng này. Đây là thực tế không có ngoại lệ cho bất cứ chuyên gia nào đang có hiện diện tại lễ bế giảng ngày hôm nay.”

Ông Choi hy vọng các học viên hoàn thành chương trình đào tạo lần này, bằng sự nỗ lực và nhiệt huyết của mình, sẽ ngày càng phát triển và được công nhận là những chuyên gia trong lĩnh vực mà bản thân đang theo đuổi, và đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp khuôn mẫu của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện tổng kết khóa học, ông Phạm Khắc Tuyên – Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc chia sẻ: Với 04 tuần đào tạo thực hành sản xuất các loại khuôn mẫu tại Trung tâm đào tạo khuôn mẫu Hàn Quốc, áp dụng những kiến thức lý thuyết và thực hành mà các học viên đã được đào tạo 10 tuần tại Việt Nam, các học viên tham gia đã hoàn thành xuất sắc các nội dung đề ra và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Ngoài những buổi thực hành sản xuất khuôn, các học viên đã được đi BM (Benchmarking) tại các doanh nghiệp trên đất nước Hàn Quốc để nắm bắt và học hỏi những công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại. Do đó, ông hy vọng rằng các học viên hoàn thành chương trình đào tạo lần này sẽ trau dồi thêm kinh nghiệm để ngày càng phát triển và trở thành những chuyên gia khuôn mẫu hàng đầu Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất khuôn mẫu  nước nhà ngày càng vững mạnh.

Để nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu cho các doanh nghiệp Việt Nam, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương đã phối hợp với phía Samsung triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo.

Được bắt đầu triển khai từ năm 2020, tính đến tháng 11 năm 2023, Chương trình đã đào tạo cho 160 học viên tại Việt Nam và 73 học viên tại Trung tâm đào tạo khuôn mẫu Hàn Quốc. Đây là nội dung nằm trong dự án hợp tác kéo dài 4 năm (2020-2023) giữa Bộ Công Thương và Samsung nhằm đào tạo 200 kỹ thuật viên về lĩnh vực khuôn mẫu góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng tự chủ về khuôn mẫu cho các ngành sản xuất cơ bản của Việt Nam.

11 Tháng Ba, 2024 / by / in
Từng bước làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu, gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng

Công nghệ chế tạo khuôn mẫu là ngành sản xuất đặc biệt quan trọng, được xem là nền tảng của công nghiệp hiện đại, với khả năng tạo ra sản phẩm số lượng lớn trong thời gian ngắn và độ ổn định cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về năng lực tự chủ công nghệ chế tạo khuôn mẫu, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực đầu tư công nghệ, quy mô sản xuất, trình độ nhân lực…

Đầu tư làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu

Năm 2016, THACO INDUSTRIES đã đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất Khuôn, phục vụ các hoạt động sản xuất quy mô lớn của THACO và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường. Năm 2022, nhà máy được đầu tư mở rộng với tổng vốn 36 triệu đô la Mỹ, diện tích 4.400 m2, công suất 1.000 bộ khuôn và 2.000 tấn cơ khí chính xác/năm.

Chế tạo khuôn mẫu là ngành có tính tự động hóa cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp và độ chính xác cao, do đó, việc nghiên cứu và làm chủ công nghệ được THACO INDUSTRIES đặc biệt chú trọng. Tập đoàn đã đầu tư đồng bộ các công đoạn: tạo phôi, khoan lỗ sâu, phay CNC, gia công tia lửa điện EDM, gia công cắt dây, đo CMM, rà ráp khuôn, với các trang thiết bị, máy móc hiện đại như máy phay giường 5 trục công nghệ Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, máy ép rà khuôn với lực ép tối đa lên đến 200 tấn, máy bắn điện 2 đầu có thể gia công trên cùng một hoặc hai khuôn khác nhau…

Đặc biệt, công đoạn gia công trên các máy CNC (Computer Numerical Control) được tự động hóa hoàn toàn với điều khiển số, đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác, tính thẩm mỹ, tiết kiệm nhân lực và thời gian sản xuất.

THACO INDUSTRIES sản xuất đa dạng chủng loại khuôn như khuôn mẫu nhựa, khuôn dập, khuôn thổi, khuôn đùn, khuôn SMC, phục vụ đa lĩnh vực: ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng… Trong đó, khuôn nhựa có kích cỡ trung và lớn được xem là thế mạnh, bởi hầu hết đơn vị sản xuất khuôn tại Việt Nam còn hạn chế về quy mô, công nghệ, trang thiết bị nên chỉ gia công sản phẩm có kích thước nhỏ.

Hiện nay, yêu cầu về khuôn mẫu cho các lĩnh vực ô tô, xe máy, điện lạnh… ngày càng cao. Với đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư được đào tạo từ Hàn Quốc cùng các phần mềm mô phỏng, tính toán hiện đại (NX, Moldow, Hyperform…), THACO INDUSTRIES có khả năng thiết kế và phát triển sản phẩm nhanh, đáp ứng hàm lượng công nghệ và yêu cầu khắt khe của khách hàng. Tập đoàn đã sản xuất các khuôn lớn, phức tạp và yêu cầu thẩm mỹ cao như khuôn cản xe tải trọng lượng 27 tấn, khuôn ốp cản sau xe du lịch sử dụng công nghệ Hiddenline, khuôn ốp khoang hành lý và khuôn các sản phẩm nội thất xe du lịch sử dụng công nghệ ăn mòn hoa văn 3D, khuôn sản xuất chi tiết khung cửa sổ trời xe du lịch.

23 Tháng Hai, 2024 / by / in
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành cơ khí khuôn mẫu

Hạn chế về năng lực công nghệ, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành cơ khí khuôn mẫu hiện nay đang phải đối mặt. Trong khi đó, số lượng kỹ sư được đào tạo ra trường hàng năm còn ít và không thể làm việc được nếu không được đào tạo lại.

Tại Hội thảo “Kết nối hình thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành cơ khí khuôn mẫu TP.HCM tầm nhìn đến 2025” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức ngày 06/6, ông Nguyễn Văn Trí – Giám đốc Công ty TNHH Lập Phúc cho biết, yêu cầu ngành cơ khí khuôn mẫu là thời gian nhanh nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ thiết kế mạnh, nguồn lực gia công phải tinh nhuệ để có thể tập trung thiết kế, chế tạo trong thời gian ngắn. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp cơ khí khuôn mẫu. Tuy nhiên, theo ông Trí, hiện nay do việc đào tạo còn yếu, kỹ sư lành nghề ít nên việc mất nguồn nhân lực rất dễ xảy ra.

Ông Trí cho biết, để có được nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, Công ty Lập Phúc đã thành lập hẳn một ban đào tạo và liên kết với 13 trường đại học để hợp tác với các trường trong đào tạo sinh viên. Sinh viên đến công ty thực tập được làm việc, chỉ dẫn cụ thể và trả lương theo công việc. Tuy nhiên, mỗi khóa cũng chỉ đào tạo được khoảng 50 – 60 sinh viên. “Trong quá trình đào tạo, sinh viên cần được thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp mới có thể làm việc ngay khi ra trường. Nếu không, hầu hết các em đều phải đào tạo lại” – ông Trí nhấn mạnh.

Ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch hội đồng thành viên, Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh, cũng cho rằng, để đào tạo được một kỹ sư thiết kế khuôn mẫu, cũng như các kỹ thuật viên chế tạo khuôn mẫu cần có thời gian dài. Tuy nhiên, trong thế giới phẳng, nguồn nhân lực tư do di chuyển, trong khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong ngành đầu tư vào Việt Nam nên doanh nghiệp trong nước thường xuyên bị thiếu hụt nguồn nhân lực.

Năng lực công nghệ hạn chế

Theo ông Tống, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã mạnh dạn đầu tư máy móc chất lượng cao để có thể gia công khuôn mẫu chính xác. Tuy nhiên, công nghệ chế tạo là bài toán phức tạp đối với các khuôn chất lượng cao. Hiện còn một số khuôn trong ngành dập chính xác cao vẫn còn nhập khẩu, do nhà sản xuất chưa tin các doanh nghiệp trong nước có thể chế tạo đạt yêu cầu. Đặc biệt là các khuôn dập cho các sản phẩm siêu nhỏ và các khuôn mẫu cho các sản phẩm được dập trên các máy cao tốc (300 – 400 phát dập/phút), các khuôn dập vuốt sâu, phức tạp. Các khuôn này đòi hỏi thiết kế, chế tạo phải đạt độ chính xác cao nên cần có các công nghệ, máy móc phù hợp và năng lực đội nghũ thiết kế, chế tạo đạt trình độ cao.

Ông Tống cho biết thêm, chỉ một số ít doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thiết kế, chế tạo khuôn mẫu chính xác cao, nhưng vẫn còn những hạn chế. Phần nhiều doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất các khuôn mẫu với độ chính xác không quá cao, do hạn chế về công nghệ nhiệt luyện, xử lý bề mặt. Trình độ công nghệ nhiệt luyện bề mặt và nhiệt luyện sâu ở Việt Nam còn thấp, chỉ bằng khoảng 60 – 70% so với thế giới. “Đây là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, cần lượng hàng ổn định ở mức cao để duy trì hoạt động hiệu quả. Trong khi, doanh nghiệp trong nước chiếm đa số là vừa và nhỏ” – ông Tống nói và cho biết, sự chuyên môn hóa của doanh nghiệp chưa cao nên mức độ rủi ro khi đầu tư công nghệ này cũng tăng lên.

Cần hỗ trợ để phát triển

Ông Tống cho rằng, nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp cơ khí còn hạn chế nên rất cần nhà nước đầu tư để các doanh nghiệp có điều kiện thực hành. Đồng thời, nhà nước cũng cần có những chương trình nghiên cứu cụ thể để phát triển ngành sản xuất khuôn mẫu. Đối với các doanh nghiệp, ông Tống đưa ra lời khuyên cần phải cân nhắc lựa chọn công nghệ ưu tiên khi đầu tư dựa trên các yếu tố chính như chi phí, rủi ro, nguồn lực vận hành, hiệu quả kinh tế.

Ông Phạm Văn Xu – Trưởng phòng Quản lý khoa học Sở KH&CN TP.HCM, cho biết, qua khảo sát hơn 30 doanh nghiệp trong ngành khuôn mẫu hàng đầu của thành phố, Sở KH&CN TP.HCM đưa ra một số định hướng nghiên cứu có tính đột phá đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đó là phát triển khuôn mẫu cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là sản phẩm nhựa micro, phát triển kênh dẫn nhựa nóng. Các sản phảm này hiện chưa phát triển mạnh tại TP.HCM trong khi nhu cầu thực tế trong lĩnh vực y tế, sinh học, công nghiệp là rất lớn. Ngoài ra, phát triển khuôn ép nhựa lớn cho sản xuất nông nghiệp; phát triển các khuôn cho sản phẩm ép bột kim loại và thiêu kết để tạo sản phẩm; phát triển công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao chất lượng gia công khuôn mẫu trên cơ sở thiết bị hiện có.

Qua đó, Sở dự kiến hỗ trợ một số nhiệm vụ như thiết kế, chế tạo khuôn nhựa nóng, khuôn ép nhựa lớn cho nông nghiệp, khuôn đùn ép bột kim loại để nung kết thành sản phẩm chất lượng cao, phát triển công nghệ và thiết bị.

16 Tháng Hai, 2024 / by / in
Làm chủ công nghệ khuôn mẫu: Tạo động lực phát triển công nghiệp

Sản xuất các sản phẩm khuôn mẫu được coi là tương lai của ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng

Từng bước làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu

Theo Bộ Công Thương, giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt khoảng trên 1 tỷ USD/năm. Đặc biệt, với tỉ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Do đó, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là một ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, việc nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu chính là đã sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm đối với các tiêu chí đánh giá bằng thị giác hay xúc giác trên tất cả các sản phẩm ép nhựa, dập áp lực hay gia công chính xác, từ đó có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử hay cho ngành sản xuất xe máy, xe ô tô.

Ông Trương Thanh Hoài- Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhìn nhận, với vai trò là công cụ sản xuất quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, khuôn mẫu luôn được ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh của các công nghệ mô phỏng cũng giúp rút ngắn quá trình đưa công nghệ mới vào thực tế sản xuất.

Là Tập đoàn sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn, Thaco industries chú trọng đầu tư chế tạo khuôn mẫu, cung ứng đa dạng sản phẩm khuôn phục vụ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… Thaco industries sản xuất đa dạng chủng loại khuôn như: Khuôn nhựa, khuôn dập, khuôn thổi, khuôn đùn, khuôn SMC, phục vụ đa lĩnh vực: Ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng… trong đó, khuôn nhựa có kích cỡ trung và lớn được xem là thế mạnh, bởi hầu hết đơn vị sản xuất khuôn tại Việt Nam còn hạn chế về quy mô, công nghệ, trang thiết bị nên chỉ gia công sản phẩm có kích thước nhỏ.

Làm chủ công nghệ sản xuất khuôn mẫu giúp Thaco industries chủ động trong sản xuất kinh doanh, hoàn thiện chuỗi giá trị theo mô hình All-in-one (cung cấp giải pháp trọn gói từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến gia công, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao vận hành và bảo trì), góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nâng cao trình độ công nghệ khuôn mẫu cho doanh nghiệp Việt

Tuy nhiên tại thời điểm này, hạn chế về năng lực công nghệ, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành cơ khí khuôn mẫu hiện nay đang phải đối mặt. Trong khi đó, số lượng kỹ sư được đào tạo ra trường hàng năm còn ít và không thể làm việc được nếu không được đào tạo lại.

Bên cạnh đó, bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được xem là công nghệ lõi, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia là vô cùng quan trọng. Nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu chính là đã sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm đối với các tiêu chí đánh giá bằng thị giác hay xúc giác trên tất cả các sản phẩm ép nhựa, dập áp lực hay gia công chính xác. Từ đó có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử.

Theo Cục Công nghiệp, để nâng cao năng lực chế tạo và làm chủ công nghệ khuôn mẫu cho doanh nghiệp, từ năm 2020 đến nay, Bộ Công Thương hợp tác với Samsung Việt Nam triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Trong đó, có Chương trình hợp tác với Samsung đào tạo chuyên gia tư vấn lĩnh vực nghiệp hỗ trợ; Chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”…

Đáng chú ý, trong năm 2023, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp IDC (Cục Công nghiệp) hợp tác cùng Viện Kitech Hàn Quốc chủ trì thực hiện đề án “Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng thiết kế, lập trình gia công khuôn mẫu ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE-CNC và Đo kiểm cho kỹ thuật viên trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo” trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2023 với 3 khóa đào tạo. Đề án được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao nguồn nhân lực khuôn mẫu, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Bước sang năm 2024, Cục Công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn, cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử và ô tô; đào tạo nguồn nhân lực và giao lưu công nghệ thông qua Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VITASK). Đồng thời, trao đổi và thảo luận về việc mở rộng Dự án vào giai đoạn 2 (Từ năm 2024 – 2028).

Bên cạnh đó, đề xuất hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ tay nghề trong 6 công nghệ nguồn (hàn, đúc, khuôn mẫu, ép nhựa, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt), cũng như một số các công nghệ mới đang được quan tâm hiện nay (sản xuất chip, chất bán dẫn, tự động hóa, nhà máy thông minh…)

 

Nguồn: congthuong.vn

31 Tháng Một, 2024 / by / in
Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa

Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế khuôn ép của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng của sản phẩm sau quá trình gia công. Một hệ thống làm mát tốt sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đúc nhựa, nhờ đó năng suất lao động sẽ được cải thiện. Vậy, làm thế nào để tối ưu hệ thống làm mát khuôn được hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây của PAVICO sẽ bạn trả lời câu hỏi chính xác nhất. 

Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa là gì?

Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa là bộ phận nằm trong mỗi thiết kế khuôn với chức năng chính là làm giảm nhiệt độ cho vật liệu nhựa trong quá trình gia công. Việc sở hữu 1 hệ thống làm mát tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm ổn định nhất. Đồng thời, nó là tiền đề giúp cải thiện năng suất lao động đáng kể. 

Cấu tạo của hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa

Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa được chia ra làm 8 bộ phận chính: 

  • Bể chứa dung dịch làm nguội
  • Hệ thống khuôn ép
  • Ống dẫn cung cấp dung dịch làm nguội
  • Ống dẫn
  • Hệ thống bơm
  • Kênh làm nguội
  • Vách làm nguội
  • Bộ điều khiển nhiệt độ
he thong lam mat trong khuon ep nhua

Với từng hệ thống máy ép nhựa mà các bộ phận có thể được thiết kế ở các vị trí khác nhau. Tuy vậy, nhà sản xuất cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố kỹ thuật thiết kế khuôn. Dung dịch làm nguội và bộ điều khiển nhiệt độ cần có sự ổn định để đảm bảo quá trình mà mát sản phẩm được diễn ra tốt nhất.

Vai trò của hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa

Hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa quyết định đến thời gian của chu trình ép phun. Với hầu hết các loại vật liệu nhựa thì nhiệt độ nóng chảy của chúng  từ 150 đến 300 độ C. Do đó, quá trình làm mát khuôn cần diễn ra liên tục trong suốt quá trình sản xuất để đảm bảo số lượng sản phẩm nhựa được làm mát là tối đa. Ngoài ra, hệ thống làm mát trong khuôn ép nhựa còn có thêm một số vai trò khác:

  • Hạn chế hiện tượng biến dạng sản phẩm
  • Tản nhiệt cho cả hệ thống khuôn và một số bộ phận liên quan
  • Giữ nhiệt độ khuôn ổn định
  • Rút ngắn thời gian chu kỳ ép và cải thiện năng suất lao động
qua trinh lam mat san pham

Kỹ thuật thiết kế hệ thống làm nguội lõi khuôn và kênh làm nguội

Kênh làm mát

Với hệ thống kênh dẫn này, bạn cần thiết kế càng gần bề mặt khuôn càng tốt. Đồng thời, các kỹ sư cần quan tâm đến độ bền cơ học của vật liệu khuôn. Về kích thước, hệ thống kênh dẫn sẽ có đường kính tối thiểu từ 8mm trở lên. Kỹ sư thiết kế cần chia kênh dẫn thành nhiều vùng nguội khác nhau để hạn hạn chế tối đa sự chênh lệch nhiệt độ trong suốt quá trình gia công.

Lưu ý: Kích thước đường kênh kênh làm mát phải tương ứng với bề dày của sản phẩm.

Thiết kế hệ thống lõi khuôn

Với hệ thống lõi khuôn thì bạn có thể lựa chọn các phương thức làm mát khác nhau. Tuy nhiên, việc thiết kế sẽ phụ thuộc vào kích thước và cấu trúc của lõi khuôn. Dưới đây là một số hệ thống làm nguội lõi khuôn:

  • Hệ thống kiểm vòi phun
  • Hệ thống làm lạnh dạng lỗ từng bước
  • Hệ thống làm mát có vách ngăn
  • Hệ thống làm nguội dạng xoắn ốc

Nguồn: khuonnhuahanoi.com

27 Tháng Bảy, 2022 / by / in
28 điều kinh nghiệm thực tế khi thiết kế và chế tạo khuôn dập

Bài viết này của YP.VN nói về 28 lưu ý khi thiết kế và chế tạo khuôn dập, kinh nghiệm thực tế chế tạo khuôn dập .

  1. Hiểu các yêu cầu của bộ phận

Trước khi lập kế hoạch dải, điều quan trọng là phải hiểu các yêu cầu của bộ phận, đặc tính vật liệu, trọng tải của máy ép, bàn ép, SPM (hành trình trên phút), hướng nạp liệu, chiều cao nạp liệu, khuôn dập. yêu cầu về độ dày, tỷ lệ sử dụng vật liệu và tuổi thọ khuôn.

  1. Xem xét tỷ lệ mỏng của vật liệu

Khi lập kế hoạch dải, phân tích CAE nên được thực hiện cùng với việc xem xét cơ bản tỷ lệ mỏng vật liệu, thường là dưới 25%.

Vật liệu thép không gỉ kéo sâu đặc biệt, có thể được kéo dài trước và sau đó ủ, với máy ủ tần số cao, tỷ lệ mỏng có thể được chấp nhận đến 40%, trong quy định là rất quan trọng.

Trong câu trả lời chiều dài khuôn đúc đai nguyên liệu, phải và khách hàng giao tiếp nhiều hơn, tốt nhất yêu cầu khách hàng cung cấp ảnh khuôn mẫu trước hoặc sơ đồ cấu tạo để tham khảo, bước trống cũng nên tùy trường hợp, thích hợp để trống bước trên kiểm tra khuôn sau khi thay đổi khuôn hỗ trợ là rất tốt.

  1. Hoạch định đai nguyên liệu

Hoạch định đai nguyên liệu là việc phân tích quá trình hình thành sản phẩm, cơ bản quyết định việc đổ khuôn thành công hay không.

  1. Lập kế hoạch nâng vật liệu

Trong lập kế hoạch khuôn liên tục, điều rất quan trọng là phải lập kế hoạch nâng vật liệu. Nếu thanh nâng không nâng được toàn bộ đai nguyên liệu thì sẽ không thể tự động hóa sản xuất liên tục.

  1. Chú ý việc lựa chọn và xử lý nhiệt vật liệu làm khuôn

Trong quy hoạch khuôn bế, việc lựa chọn và xử lý nhiệt vật liệu làm khuôn mẫu và xử lý bên ngoài (ví dụ: TD, TICN, thời gian TD là 3-4 ngày), đặc biệt đối với các bộ phận đã căng, không có TD bề mặt khuôn sẽ dễ bị lỗi.

kinh nghiem khi che tao khuon dap
  1. Vị trí lỗ trong khuôn dập

Trong quy hoạch khuôn, trên vị trí lỗ hoặc yêu cầu của bề mặt nhỏ hơn, càng nhiều càng tốt để làm các hạt chèn có thể điều chỉnh, dễ dàng điều chỉnh trong khuôn thử nghiệm và sản xuất, để đạt được quy mô của yêu cầu bộ phận một cách đơn giản, để làm chèn điều chỉnh khi khuôn trên và khuôn dưới cùng nhau.

Trên wordmark, các yêu cầu trong máy đột dập có thể được loại bỏ, không cần phải loại bỏ lại dưới khuôn, lãng phí thời gian.

  1. Không lập kế hoạch lò xo băng hydro quá lớn

Khi lập kế hoạch lò xo băng hydro , theo phân tích của CAE về áp suất để lập kế hoạch, không lập kế hoạch lò xo băng hydro quá lớn, để tránh sản phẩm bị nứt. Tình trạng chung là ép nhỏ thì sản phẩm bị nhăn, ép lớn thì nứt sản phẩm.

Để xử lý sản phẩm bị nhăn, bạn có thể sử dụng phương pháp thêm một phần thanh kéo căng, đầu tiên dùng thanh kéo căng để cố định phần vật liệu tấm, sau đó kéo căng để giảm nhăn.

  1. Chú ý hiện tượng kéo dãn khi thử khuôn

Khi thử khuôn mẫu lần đầu, khuôn trên phải đóng từ từ, khi có hiện tượng kéo dãn phải thử chiều dày vật liệu bằng ngòi, khe hở giữa vật liệu và chiều dày vật liệu phải. Phải đạt được trước khi thử khuôn, và dao phải được căn chỉnh trước. Vui lòng sử dụng chèn có thể di chuyển để điều chỉnh chiều cao của thanh kéo dài.

  1. Tỷ lệ khớp cần đạt 80% trở lên

Sơn màu đỏ của khuôn phải được khớp tốt, tỷ lệ khớp đạt 80% trở lên trước khi bạn có thể mở bản cắt ra và làm báo cáo CMM, hoặc có thể bề mặt tham chiếu lỗ tham chiếu đã được khớp, sản phẩm đã rất ổn định và dày đặc , tỷ lệ phù hợp có thể được giảm một cách thích hợp.

Sơn đỏ phù hợp khuôn là một yếu tố rất quan trọng, nếu không, sản phẩm không ổn định, không thể chậm trễ thay đổi phán đoán khuôn, tỷ lệ của các bộ phận sẽ không đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

  1. Cần kiểm tra, đo đạc khi kiểm tra khuôn

Khi kiểm tra khuôn, lỗ tham chiếu, bề mặt tham chiếu phải được đúc khuôn rồi đưa sản phẩm lên dụng cụ kiểm tra để đo đạc, hoặc gửi cho CMM để làm báo cáo 3D, nếu không, điều đó là vô nghĩa.

  1. Đối với các sản phẩm 3D lộn xộn, bạn có thể chọn phương pháp laser 3D, trước khi laser 3D phải làm tốt đồ họa 3D, với CNC đóng vai trò vị trí điểm tham chiếu tốt rồi gửi đến laser 3D, laser 3D cũng làm định vị.
  1. Đối với thép tấm cường độ cao, nên sử dụng vật liệu cacbua như A88 hoặc V4 cho lưỡi cắt.
  1. Trong khi thử nghiệm khuôn, để kiểm tra vai trò kéo, có thể ở vật liệu trên các vị trí khác nhau trên giấy nhám để kiểm tra vai trò, để xác định vai trò ở vị trí tương ứng trong hoạt động của thanh kéo dài hoặc hoạt động của mảng rỗ (là một mảnh mạ mài thành vết rỗ), dùng để đóng vật liệu cản trở mài mòn.
  1. Uốn thêm các bộ phận, điều chỉnh khuôn mẫu theo quy trình từng bước để điều chỉnh độ uốn.
  1. Khi điều chỉnh điểm tạo hình, bạn có thể đóng góc uốn nhỏ R hoặc di chuyển điểm chuẩn của đường gấp để hoàn thành mục đích đạt được điểm tạo hình.
  1. Hầu hết các miếng chêm được sử dụng để điều chỉnh chiều cao của nam tạo hình hoặc để di chuyển nam tạo hình từ bên này sang bên kia, và các miếng chêm thường được làm bằng thép không gỉ cứng. (Nếu khách hàng không sử dụng miếng chêm, khuôn sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ tạo ra một phôi mới cho khách hàng).
  1. Đối với các bộ phận đúc bằng thép không gỉ, không thể sử dụng TD, nhưng nên sử dụng TICN hoặc PVD.
  1. Điều quan trọng là phải xác định thời điểm vật liệu chính thức của khách hàng sẽ đến để vật liệu có thể được sử dụng một cách tiết kiệm trong các khuôn thử nghiệm và tránh xảy ra trường hợp thiếu vật liệu.
khuon dap lien hoan
Mẫu khuôn dập liên hoàn tại PAVICO
  1. Cảm biến cho khuôn dập liên hoàn

Có hai loại cảm biến cho khuôn dập liên hoàn, một loại là cảm biến bước và loại còn lại là cảm biến rơi.

  1. Độ dốc của Phễu phế liệu

Phễu phế liệu có độ dốc ít nhất là 30 độ và điểm thấp của hộp phế liệu có thể được xử lý bằng cách lắp đặt thiết bị rung khí nén.

  1. Đường cắt cạnh bị ảnh hưởng bởi quá trình tạo hình, nên được chọn sau khi tạo hình, và vị trí đặc biệt có thể được hoàn thành bằng phương pháp cắt ngang.
  1. Trong trường hợp có nhiều lỗ tham chiếu, tốt nhất nên sử dụng quy trình đột lỗ đơn lẻ để ngăn việc đột lỗ từng bước ảnh hưởng đến độ chính xác.
  1. Về phân tích khuôn thử, cần phân tích từng bước dải vật liệu sau khuôn thử và gắn dải vật liệu sơn đỏ vừa khít khuôn.
  1. Đối với sản phẩm bị vỡ, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như thêm gói, ép, tăng diện tích hình thành của tấm, mở lỗ, v.v., trong giai đoạn kéo dài trước và phân tích CAE nên được thực hiện trước khi tạo khuôn.
  1. Nguyên liệu sản phẩm được chia thành hai loại: nguyên liệu cuộn dạng cuộn và nguyên liệu dạng tấm, một số nguyên liệu dạng cuộn sau khi xuất xưởng cần phải rạch lại theo chiều rộng của dải nguyên liệu. Nói chung, trong thang độ khe cho dịch vụ hệ mét âm (âm 0,5mm) và vật liệu cuộn có đường kính bên trong để vừa với quy mô của khung cấp liệu, để tránh quá lớn hoặc quá nhỏ và quá nặng.
  1. Khi khuôn dập được xử lý, lỗ kim của đường cắt thường được sử dụng làm cơ sở cho số lần chạm và máy CNC được lập trình để yêu cầu người vận hành cung cấp tọa độ của hai lỗ cho người lập trình. Sau đó xử lý chương trình sau một quan điểm. Nói chung, khi gia công khuôn mẫu lần đầu tiên, không cần thiết phải tìm điểm xem để gia công cạnh.
  1. Khái niệm về khoảng trống mịn là không để lại khoảng cách trống (hoặc chỉ 0,5%). Nói chung, khoảng cách trống là 10% độ dày của vật liệu, vật liệu càng dày thì khoảng cách chia sẻ càng lớn.
  1. Các mẫu phần cứng không đạt yêu cầu về tỷ lệ có thể được hoàn thiện bằng cách tạo hình, bao gồm cọc mận, làm phẳng lại, đột lỗ đơn giản ,… để sửa chữa mặt trước phi.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm trong thực tế khi gia công khuôn dập, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn đọc để nâng cao tỷ lệ khuôn bế và giảm số lần thử khuôn dập.

Nguồn: khuonnhuahanoi.com

15 Tháng Sáu, 2022 / by / in
Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất chốt định vị khuôn mẫu mà bạn cần biết

Chốt định vị khuôn là chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc định vị  hai hay nhiều chi tiết trước khi lắp vào đai ốc hoặc bu lông. Với bộ phần này, nó được ứng dụng phổ biến trong tất cả các loại khuôn. Việc sử dụng chốt định vị có tỉ lệ dung sai nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng của bộ sản phẩm trong suốt quá trình gia công. Vậy, quy trình sản xuất chốt định vị khuôn nhựa bao gồm những công đoạn nào? Vật liệu tốt nhất có thể được sử dụng cho bộ sản phẩm này gì? Bài viết dưới đây của YP.VN sẽ giúp bạn có thể trả lời chính xác các câu hỏi này.

Chốt định vị khuôn

Chức năng của chốt định vị khuôn

Chức năng chính của chốt định vị khuôn là định vị hai hay nhiều chi tiết trước khi lắp bu lông và đai ốc. Hiện nay, chi tiết này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu : khuôn nhựa, khuôn ép, khuôn đúc,… Ngoài ra, chốt định vị còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất máy bán dẫn, robot, máy đóng gói,… Việc sử dụng bộ sản phẩm này sẽ góp phần đảm bảo tính ổn định và chắc chắn cho các chi tiết khác. Nhờ đó, hệ thống khuôn mẫu và chi tiết máy sẽ hạn chế được tối đa các sự cố gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Vật liệu sử dụng cho chốt định vị khuôn

Hiện nay, vật liệu sử dụng cho chốt định vị khuôn chủ yếu là thép cứng được xử lý nhiệt từ 01 đến 60-63 Rc hoặc từ thép cacbon cứng từ 40-45 Rc. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhà sản xuất có thể sử dụng thép có độ mềm không gỉ  có độ cứng từ 300 đến 400. Tuy nhiên, việc sử dụng thép có độ cứng thấp sẽ khiến chốt định vị khuôn bị ăn mòn nhanh hơn rất nhiều so với chốt cứng. Do đó, doanh nghiệp cần có sự cân nhắc trong việc lựa chọn vật liệu cho chốt định vị khuôn để vừa đảm bảo được hiệu suất, vừa đảm bảo được chất lượng của cả bộ khuôn.

Ngoài ra, việc lựa chọn vật liệu chốt định vị khuôn là chưa đủ. Bởi với tất cả các hợp kim thép cứng hiện nay thì nó đều không có khả năng chống oxy hóa. Do đó, bạn sẽ cần tạo ra một lớp phủ bảo vệ bên ngoài chốt định vị. Trong môi trường ăn mòn thì lớp phủ crom và TiCN sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Ngoài việc chống ăn mòn hiệu quả thì nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho chi tiết.

Vật liệu thép sử dụng cho chốt định vị khuôn đầu ren

Quy trình sản xuất chốt định vị khuôn

Quy trình sản xuất chốt định vị khuôn sẽ trải qua 9 giai đoạn:

Bước 1: Chuẩn bị và cắt vật liệu

Thông thường, nhà sản xuất sẽ sử dụng thép 20 để chế tạo chốt định vị. Sau quá trình cắt, bạn sẽ cần giữ lại 1 khoảng từ 3 đến 5mm để đối mặt và dung sai từ 3-4mm để tiện trụ.

Bước 2: Căn giữa chốt định vị khuôn

Ở bước này, bạn sẽ cần xoay 1 đầu và giữ lại một phần tiện từ 1.5 đến 2.5mm. Sau đó, bạn sẽ cần khoan lỗ định tâm và xoay đầu kia theo yêu cầu kích thước cụ thể.

Bước 3: Tiện hình trụ

Bạn sẽ cần xoay thô hình trụ và giữ lại 1 khoảng 0.5mm cho mỗi bên để mài. 

Bước 4: Kiểm tra kích thước chốt định vị khuôn

Sau giai đoạn tiện hình trụ, bạn sẽ cần kiểm tra độ chính xác về kích thước của chốt định vị khuôn. Nếu có bất kỳ sai sót nào về độ chính xác thì bạn sẽ cần điều chỉnh lại sao cho chính xác với bản thiết kế nhất.

Kích thước của một bộ chốt định vị khuôn

Bước 5: Xử lý nhiệt

Giai đoạn này sẽ quyết định đến độ cứng của vật liệu thép. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo độ dày của lớp cacbon từ 0.8 đến 1.2 mm. Sau đó, hãy cacbon hóa để độ cứng của thép dao động từ 58 đến 62 HRC.

Bước 6: Đòn bẩy

Ở bước này, bạn sẽ cần luồn lỗ ở tâm vào một đầu rồi khoét lỗ ở đầu còn lại

Bước 7: Nghiền

Giai đoạn này sẽ đòi hỏi bạn cần sử dụng máy mài hình trụ và máy mài không tâm để mài hình trụ. Đồng thời, bạn sẽ cần giữ lại một khoảng từ 0.01 đến 0.05mm để mài.

Bước 8: Đòn bẩy

Sau quá trình gia công thì bề mặt của trụ cần được giảm độ nhám bề mặt. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo chất lượng của chốt định vị khuôn. Khi đó, độ hoàn thiện của bề mặt sẽ đạt độ chính xác cao nhất.

Bước 9: Kiểm tra và hoàn thiện

Đây là bước cuối cùng của chốt định vị khuôn. Ở bước này, bạn sẽ cần kiểm tra kích thước hoàn thiện của từng bước.

Yêu cầu kỹ thuật đối với chốt định vị dẫn hướng

  • Tại các mối nối giữa chốt định vị và tấm khuôn mẫu cố định thì tỉ lệ dung sai đồng tâm đường kính không được vượt quá ½ dung sai.
  • Dung sai hình trụ của chốt định vị khuôn phải luôn cố định chính xác trong mọi điều kiện hoạt động
  • Cần đảm bảo độ nhám bề mặt của chốt định vị dẫn hướng là thấp nhất
  • Sau quá trình gia công, độ chính xác và xử lý nhiệt của chốt định vị cần đáp ứng được các yêu cầu quy định trong bản vẽ. Thông thường, lớp carbon trên bề mặt sẽ có độ dày từ 0.8 đến 1.2mm.

Có thể nói, chốt định vị khuôn là một bộ phận đóng vai trò vô cùng trong hệ thống khuôn mẫu. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất và độ chính xác trong quá trình gia công ép nhựa. Do đó, chốt định vị cần được làm bằng các loại thép có độ cứng cao. Ngoài ra, nhà sản xuất cần tạo thêm lớp phủ lên bề mặt chốt để ngăn chặn quá trình oxy hóa mài mòn có thể xảy ra.

Nguồn: khuonnhuahanoi.com

15 Tháng Sáu, 2022 / by / in