Thêm kết quả...

Máy phát điện

Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Khi nhắc tới máy phát điện xoay chiều 1 pha thì chắc hẳn nó không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu hỏi về cấu tạo hay nguyên lý hoạt động thì không phải ai cũng có câu trả lời. Bởi vậy, bài viết dưới đây của YP.VN sẽ làm rõ các vấn đề trên, giúp bạn hiểu hơn về dòng máy phát điện xoay chiều này. 

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện xoay chiều một pha là gì? Đây là máy phát điện được hoạt động dựa trên hệ thống xoay chiều và được sử dụng trong hệ thống lưới điện một pha. Máy phát điện xoay chiều một pha hay còn được gọi tắt là máy phát điện 1 pha.

Sơ đồ cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha gồm có: 

  • Phần cảm (rotor) là các nam châm điện. Khi hệ thống này quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên. Đây là một phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng của máy phát điện xoay chiều. Bởi nó có tác dụng tạo ra từ trường làm cho máy phát hoạt động. 
  • Phần ứng (stator) bao gồm các cuộn dây điện có kích thước tương đương nhau và cố định tại một vòng tròn. Bộ phận này đóng vai trò không kém gì nam châm điện. Do nó tạo ra suất điện động cảm ứng và hoạt động phối hợp với phần cảm.

Tùy theo công xuất của mỗi loại máy phát điện xoay chiều mà có phần quay (rotor) và phần đứng yên (stator) khác nhau. Với máy phát điện có công suất lớn thì phần đứng sẽ là cuộn dây, phần quay sẽ làm nam châm. Còn đối với máy phát điện công suất nhỏ sẽ ngược lại. 

Nguyên lý máy phát điện xoay chiều 1 pha

Giống như máy phát điện xoay chiều 3 pha, nguyên lý hoạt động của máy một pha cũng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Tức là, khi rotor quay sẽ sinh ra một suất điện động biến thiên và khi suất điện động này được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.

Đánh giá ưu nhược điểm của máy phát điện 1 pha

Với mỗi loại máy phát điện đều có một ưu nhược điểm riêng và đối với máy phát điện xoay chiều một pha sẽ có các ưu nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Ưu điểm nổi trộ nhất của máy phát điện xoay chiều một pha chính là khả năng tự đồng bộ hóa. Máy có thể tự điều chỉnh được phạm vi và tốc độ một cách khá chính xác. 
  • Ưu điểm thứ 2 của máy cũng được các chuyên gia đánh giá cao là cấu trúc mạch thiết kế khá đơn giản nhưng chất lượng lại khá tốt. 
Cấu trúc mạch đơn giản nhưng máy phát điện 1 pha được đánh giá tốt

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên thì máy phát điện xoay chiều một pha cũng có những nhược điểm như: 

  • Khả năng vận hành không thực sự đáng tin cậy trong môi trường làm việc rung chấn. Lí do là bởi máy được cấu thành từ những hệ thống trượt trên vành và cũng dễ bị ăn mòn.
  • Trong trường hợp không sử dụng máy đúng cách máy có thể gây ra hiện tượng hỏng hóc, thậm chí là cháy nổ.

Nên sử dụng máy phát điện xoay chiều 1 pha khi nào?

Thông thường máy phát điện xoay chiều sẽ được sử dụng trong các trường hợp mất hoặc không có điện lưới. Các thiết bị có thể sử dụng được máy phát điện một pha có thể kể tới như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, đèn thắp sáng, nồi cơm điện, bếp điện,…. Đây là dòng máy thường hoạt động với công suất thấp, bởi vậy nó được sử dụng phổ biến nhất tại các hộ gia đình, cửa hàng, quán ăn,… với quy mô và không gian nhỏ. 

Khi chọn mua máy phát điện xoay chiều 1 pha, chúng tôi khuyên bạn nên có sự tư vấn của người có kinh nghiệm hoặc chọn mua ở những địa chỉ bán máy phát điện uy tín. Điều này sẽ giúp bạn mua được một chiếc máy phát chất lượng và phù hợp với nhu cầu nhất. 

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

9 Tháng Tám, 2022 / by / in
Cách kiểm tra và thay nước làm mát máy phát điện hiệu quả

Nước làm mát máy phát điện là bộ phận quan trọng của hệ thống làm mát động cơ giúp máy hoạt động bền bỉ, ổn định và lâu dài. Vậy có những loại dung dịch làm mát máy phát điện nào? Bài viết sau đây của YP.VN sẻ hướng dẫn cách kiểm tra két nước và thay nước làm mát cho máy phát điện.

Tổng quan về nước làm mát máy phát điện

Két nước làm mát là gì? Vai trò của két nước làm mát

Két nước làm mát là bộ phận của hệ thống làm mát động cơ, đây là nơi chứa đựng nước làm mát máy phát điện. Két nước này hoạt động bằng cách đẩy nước từ khối động cơ đến các đường ống. Cùng với đó, két nước còn cho phép hơi nóng từ nước có thể giải phóng sau khi dung dịch nước làm mát được bơm trở lại động cơ.

Két nước làm mát của máy phát điện

Bên cạnh đó nó còn giữ vai trò:

  • Giúp giải nhiệt động cơ
  • Giúp làm mát, bảo vệ động cơ, bảo vệ các bộ phận có trong máy như bugi, van khóa xăng,… khỏi bị hư hỏng.
  • Giúp động cơ máy phát điện kéo dài được tuổi thọ
  • Tránh hiện tượng sôi dung dịch làm mát, bảo vệ chống ăn mòn và một số phần tóc rỗ bên trong động cơ.

Nước làm mát là gì?

Nước làm mát máy phát điện công nghiệp là dung dịch truyền dẫn nhiệt. Dung dịch này có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ động cơ nằm trong giới hạn cho phép. Không chỉ thế nó còn đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt khi vận hành và không bị đóng băng khi trời lạnh.

Thành phần dung dịch làm mát máy phát

Hầu hết các dung dịch làm mát bán trên thị trường đều chứa các thành phần hóa học sau:

  • Chất chống đóng băng.
  • Chất chống tạo cặn, ăn mòn.
  • Chất tạo màu.
  • Nước cất

Vì sao phải thay nước làm mát máy phát?

Hầu như tất cả các máy phát điện đều có dây dẫn. Tất cả đều tạo ra nhiệt khi dòng điện chạy qua chúng. Nếu máy hoạt động càng lâu thì nhiệt độ đó có thể tích tụ nhanh chóng trong hệ thống. Và tất yếu, nó phải được loại bỏ để giảm nguy cơ hư hỏng.

Nếu nhiệt lượng không được loại bỏ khỏi hệ thống thì việc hư hỏng các cuộn dây diễn ra khá nhanh. Có nhiều phương pháp có thể giảm lượng nhiệt đáng kể thông các các hệ thống làm mát khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm mát hệ thống một cách nhất quán thì có thể giảm thiểu rủi ro hư hỏng cho máy phát điện.

Kiểm tra và thay nước làm mát máy phát điện

Nếu nhiệt lượng không được loại bỏ ra khỏi hệ thống khởi động thì sẽ làm hư hỏng các cuộn dây khá nhanh. Có nhiều phương pháp có thể làm giảm lượng nhiệt đống kể thông qua các hệ thống làm mát khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm mát hệ thống một cách nhất quán thì có thể giảm thiểu được rủi ro hư hỏng cho máy phát điện.

Vai trò nước giải nhiệt máy phát điện

  • Giải nhiệt cho động cơ, đặc biệt là động cơ của máy phát điện công nghiệp
  • Bảo vệ động cho động cơ khỏi tình trạng hư hỏng, qua đó chúng có thể hoạt động tốt.
  • Từ việc động cơ được bảo vệ dẫn đến tuổi thọ của chúng được kéo dài.
  • Động cơ được bảo vệ hạn chế khả năng bị ăn mòn, tróc rỗ
  • Ngăn ngừa hiện tượng sôi dung dịch làm mát.

Cách kiểm tra két nước và nước làm mát máy phát điện

1. Thời gian kiểm tra hệ thống nước làm mát

  • Cần thay dung dịch làm mát theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Lần thay nước đầu tiên là sau 250 giờ hoặc 1 năm hoạt động (tùy mức độ sử dụng).
  • Những lần tiếp theo, nên thay định kỳ sau 1000 giờ hoặc 2 năm hoạt động tiếp theo. Trong quá trình sử dụng, tùy điều kiện thời gian nào đến trước thì bạn ưu tiên hơn cả.
  • Nước làm mát cần phải được thay theo một lịch trình để tránh làm thay đổi thành phần hóa học có trong dung dịch. Nếu có, thành phần này sẽ biến đổi thành axit và có thể ăn mòn động cơ máy phát điện.
  • Trong quá trình sử dụng luôn phải kiểm tra, nếu thấy hao hụt cần bổ sung theo tiêu chuẩn.

2. Nhiệt độ nước làm mát

Theo tiêu chuẩn, nhiệt độ nước làm mát máy phát điện nằm trong ngưỡng 70 – 90 độ C. Nếu nhiệt độ nước vượt quá ngưỡng này thì bạn nên thay nước làm mát mới. Tuy nhiên người dùng cũng phải lưu ý, nhiệt độ nước ổn định thì mới bảo vệ và kéo dài tuổi thọ máy phát điện.

Quy trình thay nước làm mát máy phát điện

Thay nước làm mát là một trong những bước bảo trì máy phát điện công nghiệp. Hệ thống làm mát của máy được trang bị van hằng nhiệt. Van này có nhiệm vụ đóng mở để nước từ trong thân động cơ chảy ra két nước. Tuy nhiên, van hằng nhiệt chỉ mở ra nếu nhiệt độ ở 80 – 85 độ C. Cách để tháo xả toàn bộ nước giải nhiệt ra ngoài cần phải chạy máy có tải trên 50% trong 1-2 giờ để tăng nhiệt độ nước làm mát.

Bước 1: Xả nước làm mát ra khỏi két nước

  • Xác định vị trí của bulong xả nước
  • Đặt khay hứng nước làm mát dưới vòi trước khi mở van xả
  • Mở hoàn toàn van xả và xả hết nước làm mát ra khỏi két.

Bước 2: Súc rửa két nước làm mát máy phát điện

  • Sau khi nước làm mát cũ đã được đưa hết ra ngoài, tiến hành thay thế nút xả mới (nếu cần) và vặn chặt lại. Tiếp theo bạn cần phải tháo nắp két nước làm mát của máy phát ra.
  • Cho từ từ dung dịch súc rửa và két rồi đổ đầy nước sạch.
  • Khởi động máy phát điện và để cho máy chạy đến khi nhiệt độ làm việc ổn định. Cho máy chạy thêm khoảng 10 phút.
  • Tắt máy và chờ động cơ nguội. Khi động cơ đã nguội, mở nút xả két làm mát và xả hết dung dịch vừa cho vào két ra ngoài.
Quy trình thay nước làm mát máy phát điện

Bước 3: Đổ đầy nước làm mát mới

  • Dung dịch làm mát máy phát điện được hòa trộn bởi nước làm mát với nước cất/nước tinh khiết. Thông thường chúng ta nên hòa trộn chúng với một tỉ lệ phù hợp trước khi đổ vào két nước. Tỷ lệ ở đây có thể là 40% nước sạch và 60% dung dịch làm mát. Điều này tránh cho việc nồng độ nước làm mát không đúng theo tiêu chuẩn và tránh được việc đo mực nước phức tạp.
  • Cho từ từ dung dịch nước làm mát vào két đến khi mực nước đạt mức tiêu chuẩn.
  • Cần xả bọt khí khi đổ đầy nước làm mát để tránh trường hợp nhiệt độ động cơ có thể lớn hơn ban đầu.

Bước 4: Kiểm tra

  • Vì mức dung dịch có thể thay đổi nên cần phải kiểm tra vài lần
  • Tiến hành kiểm tra mực nước làm mát trong két hàng ngày để đảm bảo mực nước quy định và không có bọt khí.

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách kiểm tra, thay nước làm mát cho máy phát điện một cách an toàn và hiệu quả.

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

9 Tháng Tám, 2022 / by / in
Máy phát điện có chạy được điều hòa không?

Hiện nay, điều hòa (máy lạnh) là một trong những thiết bị gần như là không thể thiếu trong gia đình, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng tình trạng mất điện lưới thường xuyên xảy ra nên việc sử dụng máy phát điện là phương pháp tối ưu nhất. Bởi vậy mà vấn đề “máy phát điện có chạy được điều hòa không” được nhiều người quan tâm tìm kiếm. 

Máy phát điện có chạy được điều hòa không?

Điều hòa là thiết bị cần chạy với nguồn điện áp ổn định, bởi vậy mà khi điện áp không ổn định có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của loại thiết bị này. Do đó để điều hòa có thể chạy được thì điện áp ra của máy phát điện phải luôn ổn định. Cùng với đó là máy phát điện phải có công suất lớn hơn tổng công suất của các thiết bị điện sử dụng (như điều hòa, tủ lạnh, tivi, đèn, nồi cơm điện, máy tính,…) là 20%. 

Máy phát điện chạy được điều hòa không?

Tuy nhiên, cũng có trường hợp máy phát điện không dùng được điều hòa, nguyên do là bởi: 

  • Máy lạnh được sử dụng trong các hộ gia đình thường chuyên dùng cho dòng điện có điện áp đạt mức mức ổn định là 220V. Điều này cũng đã được khuyến cáo rõ ràng trên bao bì, dán nhãn của sản phẩm. Nếu sử dụng máy phát điện có điện áp ra nhỏ hơn điện áp sử dụng của điều hòa thì thiết bị cũng không thể hoạt động được. 
  • Điện áp ra của máy phát điện lúc xuất nguồn có mức điện chập chờn, lúc cao lúc thấp thấp so với định mức chuẩn 220V của máy điều hòa. Điều này không những không chạy được điều hòa mà còn có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị, nguy hiểm hơn là chập cháy nổ, mất an toàn. 

Cách chọn máy phát điện sử dụng được điều hòa

Để chọn được một chiếc máy phát điện vừa sử dụng được điều hòa vừa các thiết bị điện khác trong gia đình hoặc công ty thì người dùng nên lưu ý và cân nhắc về một số điều sau:

  • Xác định nhu cầu sử dụng các thiết bị điện trong trường hợp mất điện.
  • Tính tổng công suất điện tiêu thụ của các thiết bị điện cần thiết (điều hòa, tivi, đèn, tủ lạnh,…) luôn luôn phải nhỏ hơn công suất máy phát điện có thể tạo ra.
  • Không nên chọn máy phát điện có công suất quá cao, cũng không nên chọn máy có công suất non tải

Cách chọn máy phát điện chạy được điều hòa 9000

Máy phát điện chạy được điều hòa 900BTU không? Để chạy được một chiếc điều hòa 9000BTU thì bạn cần phải chọn 1 chiếc máy phát điện phù hợp. Vậy làm thế nào để biết máy phát điện có phù hợp hay không? Cách tính nói ra thì rất dài nhưng thực ra rất đơn giản. 

Cách tính công suất điều hòa để chọn máy phát điện phù hợp

Trên mỗi thiết bị sẽ có nhãn dán ghi trọng lượng thiết bị được đo bằng tấn hoặc BTU. Vì vậy công suất tổng sẽ bằng trọng lượng x 3500 (công suất hoạt động). Đối với điều hòa 9000BTU thường có công suất làm lạnh là 9000/3412,14 = 2,64 kW. Công suất tiêu thụ điện là 1HP = 0,746 kW. Ngoài ra, công suất của quạt gió là 0,2 – 0,25kW ở mặt lạnh. 

Như vậy, công suất tiêu thụ điện của điều hòa 9000BTU là ~1kW. Mỗi khi khởi động công suất để một chiếc máy điều hòa có thể chạy được phải cao gấp 2 – 3 lần công suất khi điều hòa chạy ổn định vì thế mà bạn phải dùng một chiếc máy phát điện có công suất ít nhất là 4kW (tính dư tải) thì mới có thể chạy được chiếc điều hòa 9000BTU này. 

Cách chọn máy phát điện chạy máy lạnh 12000BTU

Tương tự như cách tính với điều hòa 9000BTU, công suất làm lạnh của điều hòa 12000BTU là 3,52kW. Công suất tiêu thụ điện là ~1,5kW, công suất khởi động của điều hòa là 3 – 4,5kW. Do vậy tính dư tải thì bạn phải cần một chiếc máy phát điện công suất 6kW mới có thể sử dụng được điều hòa 12000BTU một cách trơn tru. 

Một số loại máy phát điện chạy được điều hòa (máy lạnh)

Máy phát điện 3kw chạy xăng

Máy phát điện 3kw có chạy được điều hòa không? Đối câu hỏi này thì câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào loại điều hòa nào mà bạn đang sử dụng. 

Thông thường, với dòng máy phát điện 3kw chạy xăng vẫn có thể chạy được máy lạnh với công suất hoạt động thấp, lượng điện tiêu thụ ổn định. Ví dụ, với loại điều hòa có công suất hoạt động 850W thì công suất tối đa của máy phát điện 3kw có thể đáp ứng tạm thời, sử dụng trong thời gian nhất định

Máy phát điện 5kw

Máy phát điện có sử dụng được điều hòa không thì còn phụ thuộc vào điện áp và độ ổn định. Để sở hữu được chiếc máy phát điện như vậy thì gia đình hoặc doanh nghiệp phải đầu tư chi phí cao hơn so với những dòng máy phát điện khác. 

Tuy nhiên, đối với dòng máy phát điện 5kw chạy xăng của Hyundai sản xuất thì có giá tương đối thấp so với nhiều nhà sản xuất khác. Nó vẫn hoạt động ổn định thậm chí là tốt với những loại điều hòa vừa và nhỏ. 

Máy phát điện chạy dầu diesel 5kw Hyundai DHY6000SE – có vỏ chống ồn, đề nổ

Ngoài ra, dòng máy phát điện 5kw chạy dầu cũng có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng điều hòa. Nhưng đối với dòng máy phát điện chạy dầu này sẽ khá ồn nếu sử dụng theo hộ gia đình, khu dân cư đông đúc. Thường loại máy phát điện dùng được điều hòa này sẽ được các công ty, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những dòng máy phát điện có công suất 6kw, 7kw,… để dùng được điều hòa và các thiết bị điện khác, tùy vào nhu cầu sử dụng. 

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

1 Tháng Bảy, 2022 / by / in
Thiết bị tủ chuyển đổi nguồn ATS máy phát điện

Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS máy phát điện là một trong những thiết bị đi kèm với máy phát điện. Nó đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo nguồn điện liên tục nếu gặp sự cố mất điện, cắt điện xảy ra với mang điện lưới. Để hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan thì YP.VN xin chia sẻ chi tiết hơn về loại thiết bị này qua bài viết dưới đây :

Tủ ATS máy phát điện là gì?

Tủ ATS máy phát điện (Automatic Transfer Switch) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động. Nó có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn điện khi điện lưới xảy ra sự cố, mất điện thì máy phát điện tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn điện lưới được khôi phục, hoạt động lại bình thường thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát điện.

Chức năng của tủ ATS máy phát điện

Chức năng chính của ATS máy phát điện là chuyển tải sang sử dụng máy phát điện khi nguồn điện lưới gặp sự cố, bị mất. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ điện lưới và điện máy phát dự phòng khi gặp phải các sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, giảm áp, sụt áp,… 

Tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện

Ngày nay các bộ tủ ATS được tích hợp những Module hiện đại, tự động điều chỉnh và hoạt động mà không cần đến sự vận hành trực tiếp của nhân viên kỹ thuật. Do đó mà tủ ATS cho máy phát điện mang nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng:

  • Tủ ATS máy phát điện có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.
  • Tủ điện ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. 
  • Tủ ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC
  • Bảo vệ phụ tải do nguồn điện lưới được kiểm tra, nếu đảm bảo mới đóng điện lưới cho tải.
  • Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được).
  • Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát điện tùy chọn, có thể là 5s, 10s,..
  • Có hệ thống đèn chỉ thị dễ vận hành

Cấu tạo của hệ thống tủ chuyển đổi nguồn ATS

Một bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện có cấu tạo như sau: 

  • Phần động lực (Contactor, MCCB, ACB)
  • Bộ điều khiển: dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ATS (của Osung, Socomec, Schneider, Osemco….); ATS Controller lập trình tùy biến, dùng các rơ le logic, dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp). 
  • Các phần khác: như khoá liên động cơ điện, nguồn UPS, Bộ bảo vệ O/UV, OC/EF…giám sát bảo vệ, hệ thống thanh cái đồng, đèn báo nút nhấn, truyền thông xa…
  • Vỏ tủ điện: được thiết kế, chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Kích thước vỏ tủ điện được thiết kế phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, công suất.

Phân loại tủ ATS 

Dựa vào các tiêu chí mà có nhiều cách để phân loại tủ ATS như: 

Theo loại thiết bị đóng cắt:  

  • Tủ ATS dùng contactor (dòng nhỏ và vừa)
  • Tủ ATS sử dụng MCCB (dòng vừa và lớn)
  • Tủ ATS dùng ACB (dòng lớn)

Tủ ATS theo bộ điều khiển thì có: 

  • Tủ ATS sử dụng các bộ điều khiển có sẵn của các hãng SOCOMEC, SCHNEIDER, OSEMCO, OSUNG,…
  • Tủ ATS sử dụng các rơle thời gian và rơle trung gian, bộ logo tự chế 

Phân loại tủ ATS theo số cực:

  • 2 cực
  • 3 cực
  • 4 cực

Ngoài ra, tủ ATS còn được phân theo dòng điện định mức, theo môi trường lắp đặt như: trong nhà, ngoài trời,…

Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống ATS máy phát điện

Hiện nay có rất nhiều loại tủ ATS khác nhau sử dụng cho máy phát điện gia đình, máy phát điện công nghiệp, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha. Tuy nhiên, chúng có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau. 

Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện

Khi hệ thống điện đang hoạt động mà xảy ra các sự cố như (mất pha, mất trung tính, giảm áp, cao áp,…) thì tủ chuyển nguồn tự động ATS sẽ có nhiệm vụ:

  • Gửi tín hiệu về cho máy phát điện và thực hiện khởi động (kích hoạt) hệ thống máy phát điện dự phòng
  • Khi máy phát đã vận hành ổn định, đủ thời gian để làm nóng máy – Warm Up Timer (mặc định là 10 giây) và điện máy phát ra đạt giá trị trong ngưỡng cho phép thì tủ ATS tự động đóng nguồn điện của máy phát và cung cấp ra phụ tải.
  • Duy trì trạng thái ổn định của máy phát điện

Khi có điện trong nguồn lưới trở lại trong tình trạng ổn định, (Đạt tiêu chuẩn yêu cầu về pha và điện áp) thì nhiệm vụ của bộ chuyển nguồn ATS là:

  • Ngưng nguồn cung cấp điện từ máy phát khỏi phụ tải.
  • Sau đó đóng nguồn điện từ điện lưới vào tải.
  • Khi lưới điện đã cung cấp ra phụ tải thì tủ ATS duy trì cho máy phát điện tiếp tục vận hành không tải thêm một thời gian để đảm bảo tuổi thọ cho máy.

Ngoài ra, còn có những bộ tủ ATS cao cấp có thể kết hợp đồng bộ với nhiều máy phát để đảm bảo công suất và sự phòng khi có sự cố về máy phát. 

Cách lựa chọn hệ thống tủ ATS máy phát điện

Việc lựa chọn hệ thống tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện phải theo nhu cầu sử dụng của người dùng và phải xác định được các vấn đề sau: 

  • Xác định công suất cung cấp của tủ
  • Tính toán theo công suất của máy phát điện và khu vực được ưu tiên sử dụng.
  • Vị trí lắp đặt, nhiệt độ, tình trạng thiết bị phải đảm bảo an toàn
  • Kết nối được với hệ thống kiểm soát của người vận hành, báo cáo thông tin sự cố (nếu có). 
Nên lựa chọn tủ ATS phù hợp với nhu cầu sử dụng

Giá bộ tủ chuyển nguồn ATS cho máy phát điện bao nhiêu tiền?

Hiện nay tủ chuyển đổi nguồn ATS có giá bán khác nhau, tùy vào công suất, hãng sản xuất, đơn vị cung cấp,… Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, cũng như giá cả hợp lý thì quý khách hàng nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có tên tuổi trên thị trường để lựa chọn đặt mua. 

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

1 Tháng Bảy, 2022 / by / in
AVR máy phát điện là gì? Những thông tin cần biết về AVR

Như nhiều người đã biết, máy phát điện gồm có 2 thành phần chính là rotor và stator. Bên cạnh đó thì AVR máy phát điện cũng đóng góp một phần khá quan trọng. Vậy bộ AVR máy phát điện là gì? Công dụng, vai trò của AVR như thế nào, tại sao máy phát nào cũng cần đến? Chúng ta hãy cùng YP.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé :

AVR máy phát điện là gì?

AVR hay còn gọi với cái tên đầy đủ hơn là Automatic Voltage Regulator. Đây là bộ điều khiển tự động được gắn trên máy phát điện, có nhiệm vụ điều chỉn ổn định điện áp đầu ra của máy phát điện hay còn được biết đến là các dynamo trong máy phát điện. Ngoài ra, AVR còn có nhiệm vụ kích từ vào các chổi than để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép. 

AVR của máy phát điện

Như vậy, chắc hẳn bạn cũng hiểu vì sao AVR lại là một bộ phận quan trọng trong máy phát rồi phải không? Trong trường hợp nếu AVR mất khả năng tự điều chỉnh điện áp thì chất lượng điện cũng không thể đáp ứng được các thiết bị điện đang sử dụng. 

AVR dùng để làm gì? Công dụng bộ AVR máy phát điện

Không chỉ đơn giản như tên gọi mà AVR còn có những công dụng đóng vai trò quan trong như: 

Điều chỉnh điện áp cho máy phát điện 

Bộ điều chỉnh điện áp sẽ luôn theo dõi điện áp đầu ra của máy phát điện và so sánh với với một điện áp tham chiếu. Đồng thời đưa ra lệnh để tăng giảm dòng điện sao cho phù hợp. Khi muốn thay đổi điện áp của máy phát điện thì bạn chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu

Giới hạn tỷ số điện áp và tần số

Khi máy phát điện mới được khởi động, lúc đó tốc độ quay của Rotor còn thấp, tần số phát ra cũng sẽ thấp. Lúc này, AVR có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên sao cho điện áp đầu ra như tham chiếu theo giá trị đặt hoặc điện áp lưới.

Đây cũng là điều dẫn tới quá trình kích thích của máy phát điện. Thông thường, tốc độ của máy phát cần phải đạt đến 95% tốc độ định mức. Cùng với đó, AVR tự động cung phải luôn theo dõi tỷ số này để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp, mặc dù điện áp của máy phát chưa đạt đến điện áp tham chiếu. 

Điểu khiển công suất vô công

Có thể hiểu đơn giản điều khiển công suất vô công là điều khiển dòng điện kích thích khi công suất vô công và áp điện lưới có sự thay đổi. 

Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây

Với những người am hiểu về máy phát điện chắc hẳn đều biết khi máy vận hành độc lập hoặc nối vào lưới tầng bằng một trở kháng lớn. Khi tăng tải sẽ làm hao sụt điện áp trên đường dây, khi đó chất lượng điện năng cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ sẽ bị giảm đáng kể.

Do đó, muốn tránh được tình trạng này thì bộ AVR phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây và phải tạo ra điện áp để bù vào sự sụt giảm đó. Tác động này sẽ giúp điện áp ổn định hơn tại một thời điểm nhất định.

Sơ đồ, nguyên lý mạch AVR máy phát điện 

Nguyên lí hoạt động của AVR là sẽ kiểm soát đầu ra bằng cách cảm nhận điện áp từ các đầu nối của máy phát. Khi đó, nó sẽ so sánh với một tham chiếu ổn định và gửi tín hiệu báo lỗi (nếu có) để điều chỉnh dòng điện trường. 

sơ đồ mạch avr máy phát điện

Tùy thuộc vào sự chênh lệch với tham chiếu mà AVR có thể tăng hoặc giảm dòng điện đến stator. Tương ứng với đó là điện áp sẽ thấp hoặc cao hơn ở các cực stato chính. 

Phân loại AVR máy phát điện 

Thông thường với mỗi một máy phát điện, nhà sản xuất sẽ cung cấp một bộ điều chỉnh điện áp AVR. Việc phân loại AVR cũng bị phụ thuộc vào từng dòng máy phát và công suất của chúng. Những dòng máy không giống nhau với những công suất khác nhau thì sẽ có bộ AVR khác nhau. AVR sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với từng loại máy phát đó. Ví dụ như: AVR máy phát điện 2kw, 3kw, 5kw, 3kva, 5kva, 10kva,….

Để kích từ thì các dòng máy phát điện có hoặc không sử dụng chổi than cũng đều phải được trang bị bộ AVR. Cùng với đó, cung tùy thuộc vào công suất mà chúng sẽ dùng các loại mạch khác nhau như 3kgw, 5kgw,…

Đa phần các bộ AVR đều giống nhau, có các tính năng tương tự. Nếu có khác thì chỉ khác về thương hiệu, thiết kế, kích thước, màu sắc,…

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến AVR máy phát điện

Giá bộ AVR máy phát điện bao nhiêu tiền? 

Qua những thông tin đã cung cấp ở trên chắc hẳn bạn cũng đã biết AVR có nhiều loại theo, do đó mà nó cũng sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Với AVR lắp đặt cho máy có công suất càng lớn thì giá tiền lại càng cao. 

Giá bộ AVR máy phát điện bao nhiêu tiền

Với giá tiền cho một chi tiết trong máy phát điện không mấy rẻ như AVR thì khả năng bạn có thể mua phải hàng giả, hàng nhái là có thể xảy ra. Nếu mua phải AVR kém thì không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng điện mà còn có thể gây nguy hiểm, mất an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ và lựa chọn đơn vị cung cấp bộ chuyển đổi AVR uy tín. 

Làm sao để biết máy phát điện có trang bị AVR hay không?

Hiện nay, hầu hết dòng máy phát điện chạy dầu diesel đều được trang bị bộ chuyển đổi AVR tiêu chuẩn. 

Làm sao để biết AVR hoạt động bình thường?

Khi máy phát của bạn hoạt động bình thường thì có thể cho rằng không có điều gì bất thường với AVR. 

Cách nhận biết AVR bị lỗi như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng nhận ra khi động cơ máy phát điện có tiếng lạ. Không chỉ vậy bạn có thể kiểm tra thông số trên bảng điều khiển, nếu các thông số như tần số tăng hoặc giảm bất thường thì AVR của bạn có thể đang gặp vấn đề.

Lưu ý, khi gặp tình trạng này bạn không nên tiếp tục vận hành máy phát điện. 

Làm gì khi bộ AVR của máy phát điện bị hỏng? 

Đây chắc hẳn cũng là thắc mắc của nhiều nhiều sử dụng máy phát điện khi gặp phải sự cố này phải không? Cũng tương tự như các bộ phận khác, AVR của máy phát cũng không tránh được tình trạng hư hỏng. 

Cách khắc phục, sửa chữa máy phát khi bị hỏng

Khi AVR bị hỏng, bạn không nên tự ý tháo tung máy ra để sửa chữa, nếu không có trình độ chuyên môn. Bởi mỗi loại, mỗi hãng máy phát khác nhau sẽ có những thiết kế mạch AVR khác nhau. 

Việc cần làm lúc này là bạn nên liên hệ với nhà cung cấp máy phát điện để báo lỗi. Lúc đó, đơn vị cung cấp sẽ cử kỹ thuật viên có chuyên môn đến để kiểm tra máy phát cho bạn. Nếu đúng là lỗi AVR thì bạn có thể yêu cầu thay thế, sửa chữa ngay lúc đó. 

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu được AVR máy phát điện là gì cũng như các chức năng của bộ phận này. Từ đó, giúp bạn dễ dàng xử lý hơn nên chẳng may AVR trong máy phát của bạn gặp vấn đề.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này, chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

1 Tháng Bảy, 2022 / by / in
Cách đấu mạch AVR cho máy phát điện chính xác và nhanh nhất

Bộ điều chỉnh điện áp, tần số tự động AVR trong máy phát điện là một trong những phần đóng vai trò quan trọng. Nếu máy bị mất đi tính năng điều chính này thì chất lượng điện cung cấp (điện áp và tần số) không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của hệ thống thiết bị. Do đó mà cách đấu mạch AVR cho máy phát điện được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch AVR máy phát điện 

Trước tiên, để biết cách đấu mạch AVR cho máy phát điện thì việc hiểu rõ sơ đồ và nắm được nguyên lý làm việc của AVR máy phát là rất cần thiết. Dưới đây là sơ đồ của mạch AVR máy phát điện: 

Sơ đồ mạch AVR và cách đấu AVR cho máy phát điện

Giải thích sơ đồ:

  • Cuộn dây 1-2 là cuộn dây cấp nguồn AC cho mạch kích từ.
  • Cuộn dây 3-4 là cuộn dây hồi tiêp. Nó đo lường điện áp ra của máy phát để điều chỉnh kích từ cho phù hợp.
  • F+, F- là cuộn dây kích từ trong rotor của máy phát.

Theo như sơ đồ trên thì mạch AVR máy phát điện có nguyên lý hoạt động như sau:  

Nguồn kích được chỉnh lưu qua cầu diode PB1004 thành một chiều. Sau đó, điện áp một chiều này được cấp điện cho cuộn dây kích từ qua sự điều chỉnh của cặp transistor darlington D718 và H1061. Cặp Darlington này được phân cực bằng 2 điện trở 27Kohm, 5w song song. Như vậy, nếu không có gì thay đổi và điều chỉnh, thì transistor D718 sẽ bão hòa. Gần như toàn bộ điện áp đặt lên cuộn kích từ.

Tiếp theo đó là cuộn dây 3 – 4 sẽ hồi tiếp điện áp ra của máy phát về mạch điều thế. Nếu máy phát có đủ điện áp định mức, U hồi tiếp xấp xỉ 26VAC, sau khi chỉnh lưu sẽ ra 24VDC. Điện áp này được đưa qua bộ lọc 470 Ω và 47 µ F sau đó qua cầu phân áp thành 8,6V. Nếu điện áp ra máy phát lớn hơn 220, điện áp hồi tiếp sẽ lớn hơn 8,6V, làm zenner 8V dẫn và Trans H1061 dẫn, làm giảm bớt dòng phân cực cho cặp darlington. Nhờ đó giảm bớt dòng kích từ lại.

Tóm lại: Khi áp thếp, cặp transistor darlington dẫn tự do, dòng kích từ tăng cao. Khi áp xấp xỉ định mức, H1061 sẽ điều chỉnh để giảm bớt dòng kích từ lại. Mạch sẽ hoạt động ổn định khi đầu ra của mạch đo lường xấp xỉ 8,6V.

Cách đấu mạch AVR cho máy phát điện như thế nào?

Khi trên tay bạn đã có một mạch AVR thì việc đấu nối AVR cho máy phát điện rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây: 

Bước 1: Bạn phải xác định được rõ đâu là ngõ vào và đâu là ngõ ra trên AVR máy phát điện. Từ đó, sẽ xác định được đúng cực trước khi đấu mạch AVR.

Xác định đúng cực trên mạch AVR trong máy phát điện trước khi đâu

Mạch AVR thông thường sẽ có 4 đầu nối chính là: 

  • Input: No T1 hay No V tùy mỗi loại mạch người ta kí hiệu khác nhau tương ứng với 0v 220v
  • Output : F+ F- : điện áp một chiều để kích vào chổi than hay ruột của máy phát 

Bước 2: Tiến hành đấu nối AVR cho máy phát điện

Bạn hãy lấy 2 dây đấu từ F+ F- tương ứng vào các cực + – của chổi than hoặc ruột của máy phát điện.  

Bước 3: Vận hành thử nghiệm

Sau khi hoàn thành về đấu nối AVR vào máy phát điện xong thì bạn hãy vận hành thử máy phát điện. Nếu thấy điện áp ngõ ra của máy phát điện đã được ổn định điện áp ở mức điện áp cài đặt 220v (đối với máy phát 1 pha) hay 380v (đối với máy phát điện 3 pha) là được. 

Trên đây là cách đấu mạch AVR cho máy phát điện đúng cách. Hy vọng bạn có thể vận dụng để thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

23 Tháng Sáu, 2022 / by / in
5 thông tin bạn nên biết về máy phát điện xoay chiều 3 pha

Bạn đang cân nhắc sắm một chiếc máy phát điện xoay chiều 3 pha nhưng chưa biết loại máy này có thực sự phù hợp hay không. Đừng lo lắng! YP.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ nhất. Dưới đây là một số điều cơ bản bạn nên biết về dòng máy phát điện 3 pha để có sự lựa chọn phù hợp.

Khái niệm đơn giản về máy phát điện xoay chiều 3 pha

Chúng ta cùng tìm hiểu máy từ khái niệm đơn giản nhất. Máy phát điện xoay chiều ba pha được định nghĩa là gì?

  • Là một loại máy phát điện, sản xuất ra dòng điện bằng cách biến đổi cơ năng thành điện năng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • Là máy sinh ra dòng điện xoay chiều 3 pha. Dòng điện do máy phát điện 3 pha tạo ra là dòng điện xoay chiều công suất cao. Thêm nữa, dòng máy này có chức năng cung cấp điện cho những mạng lưới điện trong hệ thống sử dụng điện 3 pha. Vì vậy, máy phát điện xoay chiều ba pha thường được dùng trong hoạt động sản xuất của cơ quan, nhà máy, xí nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và lớn trở lên…

Cấu tạo cơ bản của máy phát xoay chiều 3 pha

Tương tự dòng xoay chiều 1 pha, máy phát điện xoay chiều ba pha gồm có 2 bộ phận chính: stator và rotor, được lắp đặt như hình dưới đây.

2 bộ phận chính cấu tạo nên máy phát điện xoay chiều 3 pha: Rotor và stator
  • Rotor (phần quay): Là 1 nam châm vĩnh cửu xoay quanh trục cố định ở giữa vòng tròn, với tốc độ quay không thay đổi.
  • Stator (phần đứng yên): Gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau (số vòng dây, kích thước), cố định trên vòng tròn với góc lệch 120 độ.

Ngoài ra, máy phát điện xoay chiều còn được cấu tạo bởi các bộ phận như: bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện, bạc lót, giá đỡ và vỏ máy. Đồng thời, các bộ phận của máy sẽ được điều chỉnh tương ứng với mẫu mã và giá thành khác nhau.

Máy phát điện xoay chiều 3 pha vận hành dựa trên nguyên lý nào?

Giống dòng xoay chiều 1 pha, máy phát ba pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nhờ cơ năng, rotor quay liên tục với tốc độ không đổi, tạo ra từ trường khiến điện áp xuất hiện ở 2 đầu mỗi cuộn dây. Các cuộn dây có cùng biên độ và tần số sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế, cường độ. Những dòng điện xoay chiều này có tác dụng tương trợ, bổ sung hoạt động để tránh tình trạng quá tải của các pha.

Ưu, nhược điểm của máy phát điện 3 pha so với máy 1 pha

Ưu điểm của máy phát điện xoay chiều ba pha so với dòng 1 pha:

  • Đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng cao, liên tục, ổn định (trên 1000W) và trong thời gian dài. Thích hợp cho máy móc cỡ lớn hoặc mạng lưới điện của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô vừa và lớn trở lên.
    Dùng được cho cả thiết bị 3 pha và 1 pha (thiết bị 1 pha cần có máy chia pha).
  • Tiết kiệm dây dẫn khi truyền tải điện nặng so với việc sử dụng dòng máy phát điện xoay chiều một pha.
  • Cấu tạo động cơ máy dùng điện 3 pha đơn giản và có hiệu năng tốt hơn.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha thường được dùng ở các tòa nhà, trung tâm thương mại, doanh nghiệp có công suất lớn

Tuy nhiên, chính vì mục đích sử dụng của máy chủ yếu dành cho doanh nghiệp quy mô lớn nên máy phát điện 3 pha có một số nhược điểm đi kèm như: Chi phí đầu tư cao, sửa chữa cần kỹ thuật viên tay nghề bài bản. Vì vậy, bạn nên lựa chọn máy tùy theo mục đích sử dụng thực tế để khai tác tối đa hiệu quả và giảm thiểu chi phí.

Ứng dụng trong thực tế của máy phát điện xoay chiều 3 pha

Điện rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhất là những doanh nghiệp lớn, mất điện có thể khiến máy móc gặp sự cố và việc sản xuất gián đoạn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

Do đó, các loại máy phát điện xoay chiều ba pha thường được dùng trong các tòa nhà, trung tâm thương mại, nhà máy xí nghiệp… để đề phòng tình trạng quá tải, cắt điện hoặc sự cố không đáng có về mạng lưới điện.

Bên cạnh đó, rất nhiều gia chủ cần đảm bảo mạng lưới điện ổn định cho sinh hoạt gia đình, kinh doanh phòng ốc, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… cũng luôn lưu ý tới nguồn điện dự trữ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dòng máy phát điện xoay chiều 3 pha ngày càng nhiều hơn.

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

23 Tháng Sáu, 2022 / by / in
Top 3 thương hiệu máy phát điện công suất nhỏ phù hợp cho hộ gia đình Việt

Nắng nóng, mưa bão, lịch cắt điện bất ngờ… là lúc nhiều hộ gia đình tìm mua máy phát điện công suất nhỏ để sử dụng. Để giúp đỡ các hộ gia đình “tậu” được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, hãy cùng YP.VN điểm mặt một số dòng máy phát điện công suất nhỏ nổi bật của các thương hiệu lớn như Hyundai, Honda,… trên thị trường hiện nay.

Lưu ý cách lựa chọn máy phát điện công suất nhỏ phù hợp cho từng hộ gia đình

Máy phát điện công suất nhỏ thường được người tiêu dùng gọi với cái tên “máy phát điện gia đình”, “máy phát điện mini”. Tuy nhiên, lựa chọn một chiếc máy phát điện phù hợp với từng gia đình không hề dễ! Số lượng thiết bị trong gia đình là khác nhau và thay đổi theo từng nhu cầu. Ví dụ như cùng 1 gia đình 4 người, nhưng nhà này dùng 3 điều hòa, nhà kia dùng 1 điều hòa.

máy phát điện công suất nhỏ phù hợp cho các hộ gia đình

Vậy, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là gì? Hãy ngồi xuống và liệt kê tất cả thiết bị điện tử có trong gia đình, sau đó tổng hợp công suất tiêu thụ của tất cả các máy móc. Một chiếc máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn phải là loại có công suất lớn hơn từ 10% tới 25% lượng tiêu thụ của tất cả thiết bị trong nhà. Giả sử, tổng công suất mọi thiết bị là 2.5kW, bạn cần mua một chiếc máy phát điện từ 2.75kW – 3.125kW. Nghĩa là bạn nên nhắm tới dòng máy 2.8kW hoặc máy 3kW sẽ đủ dùng, tránh lãng phí.

3 thương hiệu máy phát điện công suất nhỏ top đầu

Sau khi xác định được công suất máy cần mua, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông số của các dòng máy hot nhất trên thị trường.

Máy phát điện công suất nhỏ Hyundai

Không chỉ cung cấp các dòng máy phát hạng lớn cho công trường, xí nghiệp, Hyundai cũng chú trọng tới phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình. Hyundai đang có rất nhiều model cho các gia đình lựa chọn như:

  • Máy phát điện mini Hyundai HY30CLE, công suất 2.3kW – 2.6kW
  • Máy phát  điện Hyundai HY3100L, công suất 2.5kW – 2.8kW
  • Máy phát điện Hyundai HY3100LE công suất 3kW
  • Máy phát điện Hyundai HY7000LE công suất 5kW – 5.5kW
Hyundai có nhiều dòng máy phát với các công suất từ nhỏ tới lớn

Máy phát điện của thương hiệu Honda

Trong khi Hyundai mạnh về dòng công suất nhỏ và hạng lớn, Honda tập trung hơn vào dòng cầm tay. Vì vậy mà dòng máy phát công suất nhỏ của Honda không đa dạng và đầy đủ như Hyundai. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số model công suất nhỏ có thể phù hợp cho gia đình bạn:

  • Máy phát điện Honda EZ3000CX R, công suất 2.3kW – 2.5kW
  • Máy phát điện Honda EB3000, công suất 2.5kW
  • Máy phát điện Honda EP4000CX, công suất 2.8kW – 3kW
Honda tập trung vào dòng máy phát cầm tay - dòng công suất siêu nhỏ, hạn chế thời gian sử dụng

Máy phát điện Bgas

Thương hiệu thứ 3 nằm trong top cũng đến từ đất nước Nhật Bản. Thương hiệu Bgas đưa ra thị trường các loại máy phát điện có cầm tay có công suất siêu nhỏ, loại nhỏ và vừa dùng trong gia đình. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 dòng máy phát điện công suất nhỏ Bgas như sau:

  • Máy phát điện Bgas BGA3800, công suất 2.8kW – 3kW
  • Máy phát điện Bgas BGA3800E, cũng có công suất 2.8kW – 3kW.

(So với dòng tiền nhiệm khởi động giật tay, BGA3800E được cải tiến, sử dụng đề nổ).

Thương hiệu Bgas có một số dòng máy phát công suất nhỏ cho gia đình

Giá máy phát điện công suất nhỏ là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào công suất và thương hiệu, máy phát điện công suất nhỏ có giá giao động từ vài triệu đồng cho tới chục triệu đồng.

Tiếp theo, hẳn bạn cũng đang tự hỏi ở đâu bán máy phát điện công suất nhỏ? Có 2 sự lựa chọn dành cho bạn: Tìm mua các thể loại máy phát điện công suất nhỏ tại các siêu thị điện máy hoặc mua của các nhà phân phối chính hãng. Chúng tôi cũng lưu ý thêm một số ưu nhược điểm khi mua sắm máy phát điện tại 2 địa điểm này như sau:

Mua tại các siêu thị điện máy:

  • Ưu điểm: giá cả công khai, nhiều mẫu mã và thương hiệu trong và ngoài nước được bày bán tại cửa hàng.
  • Nhược điểm: chi phí lớn, giá máy thường đắt hơn nhà phân phối chính hãng. Dịch vụ bảo hành, sửa chữa khó chuyên môn hơn các bên phân phối tập trung vào mặt hàng máy phát điện

Mua máy phát điện công suất nhỏ tại các nhà phân phối chính hãng

  • Ưu điểm: giá cả ưu đãi, hệ thống linh kiện máy móc đảm bảo nhập trực tiếp từ nhà sản xuất. (Bạn nên ưu tiên lựa chọn các nhà phân phối độc quyền)
  • Nhược điểm: phải liên hệ trực tiếp để có thông tin về giá cả, phải tìm hiểu và lựa chọn kỹ nhà phân phối chính hãng độc quyền mới mang lại nhiều ưu đãi về giá và đảm bảo chất lượng.

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

23 Tháng Sáu, 2022 / by / in
Cách lựa chọn máy phát điện công suất lớn phù hợp cho từng doanh nghiệp

Nhu cầu sử dụng máy phát điện công suất lớn tại các nhà máy sản xuất, công trường xây dựng, bệnh viện, khách sạn,… luôn rất cao. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều dòng máy với công suất khác nhau cũng khiến các doanh nghiệp khá đau đầu lựa chọn. Vậy làm như thế nào để sở hữu máy phát điện phù hợp? Mời cùng đọc bài viết của YP.VN để giúp bạn tường tận hơn nhé:

Thông số nhận biết máy phát điện công suất lớn

Theo quy định, những máy có công suất từ 100KVA trở lên được gọi là máy phát điện công suất lớn. Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, bệnh viện, trừng học, công trình, khu công nghiệp,…. Do đó mà người tiêu dùng thường gọi với cái tên thân thuộc khác là máy phát điện công nghiệp. Thông số của máy công suất cao thường giao động từ 100KVA cho đến 2500KVA.

Máy phát công suất lớn có thông số từ 100.000 VA trở lên

Vậy, khi nào nên sử dụng máy phát hiện có công suất lớn và các dòng công suất lớn phù hợp với đối tượng nào? Có 3 bước để xác định loại máy phát điện phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

  • Bước 1: Liệt kê các thiết bị tiêu thụ điện có trong doanh nghiệp. Sau đó, tổng hợp tổng công suất của tất cả các thiết bị. (Bạn nên lựa chọn theo mức độ quan trọng của thiết bị với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trước tiên).
  • Bước 2: Lựa chọn máy phát điện có công suất lớn hơn tổng công suất của tất cả các thiết bị trong danh sách trên từ 10-25% – Đây là con số được các chuyên gia đánh giá sẽ giảm tình trạng chập điện, quá tải và tiết kiệm chi phí nhất khi sử dụng.
  • Bước 3: Lựa chọn máy móc của nhà cung cấp phù hợp dựa trên các tiêu chí như: Độ bền, giá thành, dịch vụ chăm sóc và bảo hành máy, tiếng ồn động cơ, thời gian hoạt động liên tục của máy, linh kiện thay thế sẵn có chính hãng…

Để giúp quý doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn, dưới đây công ty TNHH Công nghệ Bình Minh xin được đưa ra một số thương hiệu cung cấp máy phát điện uy tín trên thị trường.

Top 5 thương hiệu cung cấp máy phát điện có công suất lớn uy tín lâu năm trên thị trường

Máy phát điện công suất lớn của thương hiệu Hyundai

Hyundai chiếm phần lớn thị phần máy phát điện công suất lớn tại các thị trường, trong đó có Việt Nam. Máy phát công suất lớn thuộc Hyundai không chỉ đa dạng về mẫu mã, công suất mà chất lượng cũng luôn dẫn đầu trên thị trường. Hiện tại, với cương vị là nhà phân phối độc quyền các dòng máy phát điện Hyundai, chúng tôi cam kết về giá, chất lượng và dịch vụ của mình tốt nhất trên thị trường.

Máy phát thương hiệu Hyundai được người tiêu dùng đánh giá cao tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới

Máy phát điện công nghiệp của hãng Mitsubishi

Các dòng máy phát điện công suất cao của Mitsubishi được thị trường đánh giá tốt về khả năng hoạt động ổn định, liên tục. Mitsubishi cũng liên tục cải tiến và cung cấp các dòng máy phát điện có tuổi thọ tốt, tiết kiệm nhiên liệu. Hiện dòng máy Mitsubishi của công ty TNHH Công nghệ Bình Minh phân phối là dòng được sản xuất tại Hoa Kỳ – một trong những dòng đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế.

Máy điện công suất lớn thương hiệu Cummins (Mỹ)

So với một số nhà cung cấp nhập khẩu linh kiện và lắp ráp tại Việt Nam, dòng máy nhập khẩu nguyên chiếc được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng hơn. Quý khách hàng nên lưu ý khi mua máy phát điện Cummins để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Máy phát điện công suất lớn hãng Doosan (Hàn Quốc)

Doosan đáp ứng cho nhu cầu với chi phí tầm trung của khách hàng. Là một thương hiệu được nghiên cứu bởi Hàn Quốc, máy phát Doosan cũng khắc phục được yếu điểm của khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.

Máy phát điện của hãng Perkins

Máy phát điện Perkins đến từ Anh Quốc nổi bật với vỏ, khung bệ chống ồn và chịu lực tốt. Đây cũng là một trong số ít các hãng cung cấp máy phát điện vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Mỹ, châu u, cung cấp cho sản phẩm cho nhiều công trình, doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Máy phát điện công suất lớn giá bao nhiêu tiền?

Tùy vào mức độ uy tín của thương hiệu và chất lượng sản phẩm, có rất nhiều mức giá khác nhau cho từng loại máy phát điện công suất lớn. Ngoài ra, mỗi quý doanh nghiệp lại có mức độ tiêu thụ năng lượng khác nhau.

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

16 Tháng Sáu, 2022 / by / in
Hiểu đúng và lựa chọn chuẩn công suất khi mua máy phát điện

Công suất của máy phát điện lớn bao nhiêu là vừa đủ? Ngoài các yêu cầu về chất lượng, giá thành, công suất cũng là yếu tố các chuyên gia khuyên bạn cần lưu tâm đến có nhu cầu dùng máy phát điện gia đình và công nghiệp. Hãy cùng YP.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách kiểm tra, tính toán lượng điện tiêu thụ cho phù hợp khi sử dụng máy phát điện nhé!

Công suất của máy phát điện – thông số thể hiện gì?

Máy phát điện được sử dụng để dự trữ và cung cấp điện cho các thiết bị khác trong gia đình, văn phòng, công trường. Để hoàn thành tốt chức năng này, công suất máy phát điện bạn cần mua nên lớn hơn tổng công suất của tất cả các thiết bị cần cung cấp điện. 

Công suất máy phát điện cần lớn hơn tổng công suất các thiết bị trong nhà

Vậy ý nghĩa công suất của máy phát điện là gì? Hiểu một cách đơn giản là lượng điện năng máy sẽ tiêu tốn trong 1 giờ hoạt động. Nắm được ý nghĩa công suất sẽ giúp bạn:

  • Tính toán số lượng thiết bị tiêu thụ điện phù hợp. Tránh tình trạng dùng quá tải, gây hỏng hóc, chập cháy các thiết bị .
  • Trực tiếp tính toán, cân đối số điện năng tiêu thụ từ máy phát hàng tháng, tránh tình trạng lãng phí, khiến hóa đơn tiền điện gia tăng quá mức. 

Chính vì vậy, hiểu công suất điện sẽ giúp bạn mua đúng loại máy phù hợp và có thể tính toán tiêu thụ điện tiết kiệm hơn.

Phân biệt công suất dự phòng và công suất liên tục của máy phát điện

Khi mua máy phát điện chắc hẳn bạn sẽ phải quan tâm tới 2 chỉ số. Ví dụ máy máy phát điện Hyundai DHY6000SE có thông số là 5kW – 5.5kW thì công suất liên tục của dòng máy này là 5kW, công suất dự phòng là 5.5kW. Vậy công suất liên tục và dự phòng của máy phát điện là gì? 

Trong đó:

  • Công suất liên tục: là con số thể hiện khả năng máy phát có thể chạy liên tục 24h/ngày, không giới hạn số lần chạy mỗi năm. Công suất liên tục được nhà sản xuất đặt ra để dùng cho những thiết bị tải ổn định. Ngoài ra, công suất liên tục cũng được đặt dưới điều kiện máy móc được sử dụng và bảo dưỡng đúng theo quy trình của nhà sản xuất.
  • Công suất dự phòng: là hạn mức tối đa của máy, dưới điều kiện hoạt động khoảng 200 giờ/ năm hoặc trường hợp nhà ở, văn phòng, xí nghiệp bị mất điện. Khi để máy hoạt động đạt đến mức công suất dự phòng ổn định, bạn cần đảm bảo công suất máy cung cấp không vượt quá 70% tải trong 24 giờ chạy. 

Trong 2 thông số này, bạn nên quan tâm hơn tới công suất liên tục. Bởi đây là thông số có ý nghĩa quan trọng và nên áp dụng của máy phát điện. Thực tế sử dụng cho thấy, máy hoạt động theo công suất liên tục có thời gian hoạt động nhiều hơn tới 12 lần so với việc bạn sử dụng máy với công suất dự phòng. 

Cách tính công suất máy phát điện phù hợp

Bước 1: Lên danh sách những thiết bị điện tử có trong nhà cần sử dụng máy phát điện.

Thiết bị điện bao gồm: điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị chiếu sáng, máy vi tính (laptop)… Tất cả các thiết bị này đều được nhà sản xuất ghi thông số, công suất tiêu thụ rõ ràng.

Bước 2: Tính tổng công suất của tất cả các thiết bị theo cùng đơn vị (kW).

Với một số thiết bị có đơn vị kVA, bạn cần đổi sang kW theo hệ số công suất của từng thiết bị. Ví dụ như:

  • Điều hòa, tủ lạnh, mô tơ thường có hệ số công suất là 0.8, nghĩa là 1kVA tương đương với 0.8kW.
  • Đèn huỳnh quang, máy tính (laptop) có hệ số công suất là 0.4.  
  • Đèn dây tóc có hệ số công suất là 1.
Cần tính tổng công suất theo cùng một đơn vị 

Bước 3: Tính chỉ số an toàn => Có được công suất máy phát điện phù hợp

Sau khi tổng hợp được công suất của tất cả các thiết bị, bạn cần tính chỉ số an toàn. Với máy phát điện mới hoàn toàn, chỉ số này có giá trị = 1.1, còn máy phát cũ, hàng bãi có chỉ số an toàn giao động từ 1.1 cho tới 1.25.

Ví dụ, ở trên bạn tính ra tổng công suất của tất cả thiết bị cần dùng trong nhà là 15kW. Vậy nếu sắm 1 máy phát mới, bạn nên chọn mua máy có công suất là 15 x 1.1 = 16.5 kW.

Trên đây là những thông tin cần thiết về công suất của máy phát điện. Bạn có thể dựa theo con số này để lựa chọn máy phát điện phù hợp, tránh gây lãnh phí trong quá trình sử dụng

Nguồn: mayphatnhapkhau.vn

16 Tháng Sáu, 2022 / by / in