Thêm kết quả...

Sơn tĩnh điện

Tìm hiểu về Lò sấy mẽ sơn tĩnh điện cố định

Lò sấy mẽ sơn tĩnh điện cố định đang được dùng rất phổ biến trên thị trường hiện nay, lò sấy được được nằm cố định. Lò sấy có thể dùng đầu đốt gas thông minh, bếp hồng ngoại hoặc điện trở nhiệt tùy theo nhu cầu của Khách hàng. Đây là dạng lò mẫu có kích thước phổ biến trên thị trường (2400Wx2600Hx6500L)

Lò Sấy Dạng Mẻ - Sơn Hải Thịnh

Cấu tạo của lò sấy mẽ sơn tĩnh điện cố định bán tự động gồm các bộ phận sau:

– Hệ thống vách cách nhiệt tạo thành phòng kín (hay phòng sấy, lò sấy, lò hấp…)

– Hệ thống cấp nhiệt (hay còn gọi là gia nhiệt) gồm một buồng đốt tương thích đính kèm sử dụng đầu đốt gas thông minh.

– Hệ thống đối lưu tuần hoàn khí nóng gồm một quạt ly tâm tuần hoàn & các hệ thống dẫn khí.

– Hệ thống điều khiển bao gồm tủ điều khiển. có thể dùng điều khiển cơ thông thường hoặc PLC theo yêu cầu, kiểm soát nhiệt hoàn toàn tự dộng & an toàn

– Hệ thống trạm cấp gas & đường ống dẫn gas đén thiết bị đốt.

Nguyên lý lò sấy mẽ sơn tĩnh điện làm việc:

Sẩn phẩm sơn tĩnh điện sẽ được đưa vào trong lò sấy ở dạng treo trên xe gòong, sau đó Công nhân sẽ đóng lò lại & tiến hành sấy, lò sấy sẽ hoạt động theo nguyên lý cấp nhiệt & duy trì nhiệt hoàn toàn tự động. Sau khi quy trình hoàn tất hệ thống sẽ tự động tắt và “báo động” để công Nhân có thể mở lò lấy thành phẩm. Mọi quy trình diễn ra trong lò kín nên rất tiết kiệm nhiên liệu và rất an toàn cho người dùng.

Dây chuyền hệ thống sơn tĩnh điện tại bình dương - Hệ thống sơn tĩnh điện | Lò  sấy sơn tĩnh điện

Phạm vi ứng dụng của lò sấy mẽ sơn tĩnh điện

Ứng dụng rộng rải trong các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, chế tạo xe, ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp hàng hải, hàng không, hàng gia dụng… Vận hành hoàn toàn tự động, rất dễ sử dụng & thao tác.

Nguồn: sonhaithinh.com.vn

11 Tháng Bảy, 2022 / by / in
Ba yêu cầu cần phải xử lý bề mặt sơn tĩnh điện

Làm sạch dầu mỡ trước khi phủ lớp sơn tĩnh điện sản phẩm, là một bước quan trọng và phải thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện. Nếu không làm vệ sinh bề mặt trong dây chuyền phun sơn tĩnh điện trước khi sơn thì thành phẩm sau khi được hoàn thiện không những không có được sản phẩm hoàn hảo mà còn dẫn đến hư hỏng lớp phủ, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như độ bền của công trình.

Độ dẻo dai của bề mặt sơn tĩnh điện

Độ chắc chắn của sơn tĩnh điện phụ thuộc rất lớn vào các bước xử lý bề mặt sản phẩm. Giường như trong quá trình tiến hành phun sơn nếu lớp sơn và bề mặt không có độ bám dính thì nguyên nhân chính là do không tẩy sạch bề mặt, hoặc các bước làm chưa chuẩn xác… Và chính lớp dầu, hay bụi bẩn, gỉ sét bám trên bề mặt đã làm lớp bột sơn tĩnh điện không bám và phủ đều được vào vật làm vật không có độ bền cao và có lớp sơn bóng, mịn.

do sung son tinh dien

Sản phẩm sơn tĩnh điện bị độ bám dính không cao

Chi tiết sơn tĩnh điện bị kém chất lượng cũng có rất nhiều vấn đề khác nhau, nhưng nguyên nhân chính của hiện tượng thứ 2 xảy ra đối với việc không làm sạch bề mặt trước khi sơn. Đó là hiện tượng lớp sơn bị bong rộp hoặc tự động bị bong ra sau một thời gian sử dụng. Do đó cần kiểm tra thật kỹ trước khi bắt đầu tiến hành phun sơn.

do bam dinh son

Hoen gỉ dưới màng sơn tĩnh điện

Một hiện tượng nữa đó là hiện tượng ăn mòn dưới màng sơn. Hiện tượng này có tác động rất xấu tới độ bền của vật cần sơn, khiến vật sơn nhanh bị Oxi hoá hơn.
Ngoài 3 hiện tượng trên thì việc không các bước làm chưa chuẩn xác trước khi sơn tĩnh điện còn dẫn đến rất nhiều lỗi khác nhau. Do đó, vệ sinh bề mặt đóng một vai trò rất quan trọng trong các bước sơn tĩnh điện. Để sản phẩm đạt yêu cầu trước khi sơn tĩnh điện thì chúng ta cần phải thực hiện những cách sau:
– Tẩy dầu mỡ
– Tẩy gỉ
– Tẩy bóng điện và hóa học
– Tẩy nhẹ
Trên đây là những thông tin về tầm quan trọng của công đoạn làm sạch dầu mỡ sản phẩm.

Nguồn: sonhaithinh.com.vn

11 Tháng Bảy, 2022 / by / in
Gia công sơn tĩnh điện và 5 bước cần hiểu rõ

Bước 1:  Xem dây chuyền gia công sơn tĩnh điện có xử lý sản phẩm trước khi sơn không ?

Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau:

  • Sạch Dầu mỡ ( dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí).
  • Sạch rỉ sét.
  • Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn tĩnh điện.
  • Tạo lớp phosphat bám dính tốt cho màng sơn.

Vậy tại sao các công ty sơn tĩnh điện phải trải qua bước này….

Mục đích của Yêu cầu Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn này là đảm bảo cho bề mặt sơn tĩnh điện phải sạch nhất, tạo lớp phosphat trên bề mặt sơn để chống sét trở lại khi để lâu.

bể xử lý sơn tĩnh điện

Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi đưa vào khu vực xưởng sơn tĩnh điện.

Mục đích và Yêu cầu của bước 2 Làm khô và kiểm tra bề mặt trước khi sơn tĩnh điện : Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô (phơi nắng), dùng gió (quạt), nhiệt ( Lò để sấy khô thủ công hay Lò Sấy khô Tự động)

Bước 3: phương pháp phun Sơn tĩnh điện

Mục đích và Yêu cầu của bước 3 Sơn tĩnh điện Bột : Sản phẩm được sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện (Powder Coatings) .Các tiêu chí đánh giá việc sơn phủ này

  • Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
  • Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Buồng phun và thu phải hồi đạt thiệu suất thu hồi bột cao.
  • Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
DAYCHUYEN

Bước 4: Tại sao công nghệ sơn tĩnh điện lại phải hấp ?

Mục đích và Yêu cầu của bước 4 Sấy Sơn: Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện (Powder Coatings) phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 – 200oC trong thời gian 10 phút cho sơn chảy ra và phủ đều trên bề mặt vật sơn.

Các tiêu chí đánh giá việc hấp sơn tĩnh điện

  • Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Vật sơn tĩnh điện bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
  • Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
  • Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
  • Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
daychuyentudonghaithinh

Bước 5 – Hoàn thành quy trình sơn tĩnh điện và đóng gói.

Mục đích và Yêu cầu của bước 5: Sản phẩm sau khi sấy được công nhân kiểm tra đóng gói thành phẩm.Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.

Nguồn: sonhaithinh.com.vn

11 Tháng Bảy, 2022 / by / in
Sơn tĩnh điện sần là gì ?

Sơn tĩnh điện sần sử dụng trên các thiết bị với yêu cầu bề mặt có độ ma sát cao, chống trơn. Sử dụng sơn với mục đích thương mại trên tất cả các vật liệu kim loại với kích thước và màu sắc đa dạng.

Sơn tĩnh điện sần tinh tế giá rẻ

Các vật liệu thích hợp cho việc sơn tĩnh điện là nhôm, thép, sắt, kẽm, đồng,… Mục đích  của công nghệ sơn là cho ra các sản phẩm có chất lượng tốt, màu sắc chuẩn và đẹp phục vụ đời sống con người. Sơn tĩnh điện sần có màu sắc rất đa dạng với hoa văn và kiểu dáng phong phú. Sẽ đang dạng hóa sự lựa chọn cho người sử dụng.

Nhiều người dễ bị nhầm lẫn rằng bề mặt sơn sần là do quá trình xừ lý bề mặt không tốt. Quá trình xử lý chưa khô, dính bẩn trước khi sơn. Nhưng thực ra đây là một trong 4 loại công nghệ sơn hiện đại nhất hiện nay: bóng, nhăn, mờ, cát. Người sử dụng nên có những am hiểu cơ bản về những loại sơn này để không bị bỡ ngỡ và mắc bẫy các đơn vị kém uy tín.

Bề mặt sơn có độ ma xát tốt, gợn vân với độ bền và mịn rất lớn. Với các sơn thông thường, sau khoảng thời gian sử dụng ngắn lớp sơn thường bị bong tróc, rụn ra, mất thẩm mỹ và không an toàn. Nên sử dụng sơn sần tĩnh điện là biện pháp khắc phục và cải thiện tốt nhất cho vấn đề này.

HIỆN TƯỢNG MÀNG PHỦ SẦN SÙI KHI SƠN TĨNH ĐIỆN

Các màu sơn tĩnh điện phổ biến hiện nay

Sơn tĩnh điện nói chung và sơn tĩnh điện sần nó riêng có màu sắc rất phong phú. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của sản phẩm mà sử dụng màu sơn thích hợp để tăng thẩm mỹ. Với sơn tĩnh điện, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì màu sắc rất đa dạng có thể dễ dàng phối màu phục vụ cho công việc sáng tạo của bạn.

Sơn tĩnh điện HP Việt Nam chuyên gia công các sản phẩm sơn theo nhu cầu khách hàng. Nhận sơn sần trên mọi vật liệu từ kim loại với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng hàng đầu, úy tín, giá tốt, tiến độ hợp lý, chiết khấu cao.

Nguồn: sontinhdiengiacong.vn

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Giường sắt 2 tầng sơn tĩnh điện bền đẹp

Giường sắt hai tầng sơn tĩnh điện là sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Được sử dụng trong mọi không gian từ gia đình đến các phòng sinh hoạt chung như ký túc xá, vinhomes,… giúp tiết kiệm diện tích và thời gian sử dụng bền lâu.

Cấu tạo giường sắt 2 tầng sơn tĩnh điện

Giường được tạo thành từ các khung sắt. Hình dạng khung có thể là tròn hoặc vuông. Kích thước phụ thuộc vào nhu cầu và lứa tuổi sử dụng. Chiều cao từ 1 – 2 m. Như trong các gia đình có ít phòng ngủ, sử dụng giường tầng cho trẻ sẽ giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn tạo cho trẻ giấc ngủ ngon và không gian sinh hoạt riêng biệt. Bản chất giường 2 tầng là việc xếp chồng hai chiếc giường đơn lên nhau và có cầu thang hoặc có gác trèo.

Ngoài ra, giường hai tầng tĩnh điện được sử dụng phổ biến trọng các khu ký túc xá học sinh, sinh viên, khu công nghiệp, danh trại quân đội,… Sản phẩm có kết cấu rất chắc chắn, chống rung lắc gây ảnh hưởng đến người khác. Bề mặt được sơn tĩnh điện với màu sắc đa dạng, tự nhiên đủ mẫu mã phù hợp với mọi không gian từ hiện đại đến cổ điển. Tạo môi trường sinh hoạt năng động, không bị gò bó.

Khung làm bằng sắt có thể chịu được mọi lực tác dụng mà người sử dụng gây ra. Giường có tay vịn, bề mặt tạo ma sát giúp tạo độ an toàn khi di chuyển.

Một số mẫu giường kim loại 2 tầng đẹp phổ biến hiện nay

Mẫu 1 giường sắt 2 tầng có cầu thang gác thẳng. Sử dụng cho phòng bé trai hoặc các khu ký túc xá sinh viên, quân đội.

giường sắt hai tầng sơn tĩnh điện mẫu 1

Mẫu 2 giường có cầu thang leo. Thường sử dụng trong phòng bé gái, tạo sự nhẹ nhàng và dễ thương. Trẻ không mất quá nhiều sức để leo.

giường sắt hai tầng sơn tĩnh điện mẫu 2

Đặc tính sơn tĩnh điện cho giường sắt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giường sắt được sơn dầu dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Giường sơn tĩnh điện có giá cao hơn so với các sản phẩm sơn khác nhưng lại cho chất lượng sơn cao hơn và bền hơn rất nhiều. Màu sơn đa dạng với lớp phủ đều, mịn, độ bóng cao. Đặc biệt khả năng chống xước cực kỳ lớn, dù có bị vật nhọn chạm vào cũng không làm ảnh hưởng đến lớp sơn. Sơn không bị tróc ra từng mảng. Nó chỉ có thể bị ảnh hưởng khi chịu tác động lớn mà thôi.

Nguồn: sontinhdienxp.com

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Quy trình sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình sơn tĩnh điện dạng bột – công nghệ sơn hiện đại và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hãy xem xem công nghệ này có gì đặc biệt so với các dây chuyền sơn khác.

Tiến trình sơn tĩnh điện diễn ra trong một hệ thống khép kín. Bắt đầu từ việc đưa sản phẩm vào, đến khi lấy ra là một sản phẩm hoàn thiện được diễn ra theo 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện

Sản phẩm trước khi đưa vào sơn phải được xử lý sạch sẽ bề mặt (thông thường vật liệu sử dụng chủ yếu là kim loại). Bề mặt cần phải được loại bỏ các gỉ set, bụi bẩn, mỡ bôi trơn, oxit kim loại, quy mô hàn,  dầu bám dính trong quá trình vận chuyển hay gia công. Cách thực hiện là đưa sản phẩm vào trong bể hóa chất đúng theo thứ tự: bể axit để tẩy gỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ, bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm được đưa lần lượt vào từng bể theo hệ thống palang điện.

Xử lý bề mặt là công đoạn vô cùng quan trọng cho bước tiếp theo. Bước này tốn khá nhiều thời gian . Nhưng bề mặt càng được tỉ mỉ, làm sạch thì sơn phun càng bám dính tốt hơn, mịn, đều và độ thẩm mỹ cao hơn.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm

Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt qua loạt bể hóa chất sẽ được sấy khô. Sản phẩm được treo trên xe gong và đẩy thẳng vào lò sấy theo hệ thống băng truyền. Trong lò sấy, nhiệt độ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với loại vật liệu đưa vào (dựa vào kích thước, kết cấu). Lò sấy sẽ giúp sản phẩm khô nhanh hơn và đều hơn.

Bước 3: Phun sơn tĩnh điện

Phun sơn phổ biến nhất là sử dụng súng phun sơn gồm súng phun buồng đơn hoặc súng phun buồng đôi (đối xứng). Màu sơn đậm nhạt tùy thuộc vào lượng bột màu được pha để đảm bảo sản phẩm sau sơn có màu sắc đẹp nhất và phù hợp nhất. Phun sơn bột cần sự tác động của lực tĩnh điện.

Kệ sắt sơn tĩnh điện có ưu điểm gì? | TECHRUM.VN

Bột được để vào một thùng hoặc khoang chứa và được hút vào súng. Khi bột sơn đi qua đầu vòi phun. Súng tạo ra một điện tích dương cho bột và phun thẳng về phía vật tiếp đất bằng cách phun khí nén. Sau đó tăng tốc về phía phôi bằng điện tích tĩnh điện mạnh. Vòi phun khá đa dạng, phụ thuộc vào tính nhất quán của sơn và hình dạng phôi được sơn. Sản phẩm sau đó được nung nóng với nhiệt độ phù hợp làm bột tan chảy ra thành một màng đồng nhất. Làm lạnh sản phẩm để tạo một lớp phủ cứng. Hoặc cũng có thể làm nóng sản phẩm trước, sau đó phun bột sơn lên bề mặt. Bột sơn gặp nhiệt độ cao sẽ bị tan chảy và tạo ra lớp phủ đồng đều.

Quá trình này được gọi là liên kết ngang, đòi hỏi một nhiệt độ nhất định trong khoảng thời gian nhất định để đạt được độ kết dính và độ bền cao nhất. Thông thường là 200oC trong khoảng 10 – 15 phút.

Bước 4: Sấy định hình, hoàn thiện sản phẩm

Khi quá trình phun sơn hoàn tất, đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Công đoạn này giúp cho sơn được bám chắc và đều hơn trên bề mặt. Nhiệt độ lò sấy điều chỉnh tùy theo kích thước, vật liệu. Sơn dư thừa được thu hồi và trộn lẫn với bột mới cho lần sử dụng tiếp theo.

Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Tiêu chuẩn chất lượng sơn tĩnh điện gia công

Như chúng ta đều biết, một quy trình sơn tĩnh điện tiêu chuẩn bao gồm 4 bước cơ bản. Nhưng làm sao để biết một sản phẩm đã đạt chất lượng hay chưa? Đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu sẽ giúp cho sản phẩm có độ bền cao vì bề mặt phủ hoạt động tốt nhiệm vụ của mình. Vậy đâu là quy chuẩn tốt nhất để làm tiêu chuẩn chất lượng sơn tĩnh điện gia công?

Tiêu chuẩn bề mặt lớp phủ sơn tĩnh điện gia công

Hãy lưu ý, trước và sau khi sơn, chúng ta cần phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Điều đó đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn và năng suất đạt hiệu quả cao. Cũng như để sản phẩm sau quá trình sơn có được chất lượng tốt nhất.

Một số tiêu chuẩn về bề mặt lớp phủ sơn:

STT Tiêu chuẩn Ý nghĩa
1 ASTM D3363-92A Độ cứng màng sơn khô
2 ASTM D3359-93 Độ bám dính lớp phủ hữu cơ khô
3 ASTM D4138-94 Độ dày của màng sơn khô

Tiêu chuẩn đối chiếu và phương pháp đo lường chất lượng

Chất lượng của phép đo hay phân tích chất lượng luôn dựa trên các chuẩn đối chiếu, chuẩn phân tích. Đây là một phần vô cùng quan trọng cấu thành nên một sản phẩm hoàn hảo đạt yêu cầu. Nếu sản phẩm không đạt các tiêu chí này bắt buộc phải được làm lại, gia công lại để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.

STT Tiêu chuẩn đối chiếu Phương pháp đo lường
1 ASTM D1475-90 Phương pháp đo tỷ trọng sơn
2 ASTM D7378-10;
ASTM D4138-94
Phương pháp đo bề dày của lớp sơn tĩnh điện
3 ASTM D3281-84 Phương pháp xác định độ bền va đập cho lớp phủ hữu cơ khô
4 BS EN 10169-1:1997 Quy chuẩn độ bóng màng sơn khô
5 ASTM D523-89 Trình tự tiến hành và các bước thực hiện kiểm tra độ bóng màng sơn khô
6 ASTM D3363-29 Phương pháp kiểm tra độ cứng của màng sơn
7 ASTM 4145-83 & TCVN 2099:1993 Phương pháp kiểm tra độ bền khi uốn của màng sơn

Để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao nhất với thời gian, chúng tôi khuyên bạn nên xem xét thật kỹ các tiêu chuẩn chất lượng này. Nó sẽ giúp bạn tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao hơn mong đợi.

Nguồn: sontinhdienxp.vn

13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Tiêu chuẩn độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ

Độ phủ là một chỉ số quan trọng, đáng được quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực sơn nói chung, sơn tĩnh điện không gỉ nói riêng. Vậy tiêu chuẩn độ phủ sơn tĩnh điện là gì? Tiêu chuẩn chính xác nào là nền tảng để đối chiếu cho một sản phẩm sơn hoàn hảo, đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu người sử dụng ?

Thùng sắt sơn tĩnh điện không gỉ loại tốt - Sơn nhà cửa | NoiThatKorea.com

Tiêu chuẩn độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ là gì?

Độ phủ của sơn là số mét vuông mà 1 lít hoặc 1 kg sơn có thể phủ kín bề mặt và đạt độ dày theo tiêu chuẩn đề ra của nhà sản xuất.

Phương pháp xác định lượng sơn cần dùng:

  • Trước tiên, cần phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn.
  • Sau đó, tra cứu thông tin về độ phủ loại sơn sử dụng. Thông tin này đã được nhà sản xuất ghi trong hướng dẫn sử dụng.
  • Từ đó, tính được lượng sơn cần dùng.

Nên sử dụng sơn bột vì chúng có độ phủ cao. Với 1kg sơn bột sẽ cho độ phủ bề mặt sơn rộng hơn nhiều lần so với các sản phẩm sơn thông thường. Từ đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư cho việc sơn. Đặc biệt là với các dự án có diện tích sơn lớn. Hơn nữa, độ phủ của sơn cao thì dòng sơn thường có chất lượng vượt trội và sơn càng cao cấp thì độ phủ càng lớn.

Bảng độ phủ sơn tĩnh điện tiêu chuẩn

Công thức tính độ phủ sơn trên lý thuyết:

Độ phủ (m2/kg)= 1000 / (tỷ trọng x chiều dày màng sơn).

 Chú ý: do là công thức trên lý thuyết nên chưa tính đến sự thiếu hụt hay mất mát trong quá trình phun. Sự mất mát tùy thuộc vào từng hệ thống phun sơn cụ thể. Để xác định được chính xác độ phủ của từng loại sơn, bạn nên tham khảo kỹ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Dưới đây là bảng độ phủ bột sơn (m2/kg) theo tỷ trọng và chiều dày màng sơn:

bảng độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ
bảng độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ

Trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều loại sơn khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn được một loại sơn phù hợp với chất lượng tốt là một điều không hề dễ dàng gì. Bạn phải thật cẩn thận khi lựa chọn đơn vị sơn uy tín cho mình. Công ty HP Việt Nam là đơn vị gia công các sản phẩm sơn uy tín, chất lượng tốt nhất hiện nay. Với giá cạnh tranh nhất thị trường, HP Việt Nam được nhiều khách hàng trên toàn miền Bắc lựa chọn thi công cho các công trình sơn tĩnh điện hiện nay.

Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com

13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

Ngày nay, sự phát triển các ngành gia công kim loại đã lên một tầm cao mới. Chúng ta bắt gặp rất nhiều các sản phẩm kim loại được sơn tĩnh điện trang trí trong các tòa nhà, khách sạn, căn hộ. Hay đâu đó ở các công trình nhà ga, sân bay, hội trường…. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng không thể thiếu của kim loại tấm trong vấn đề trang trí nội thất. Để đảm bảo được kỹ thuật và mỹ thuật cũng như màu sắc trang trí theo yêu cầu của chủ đầu tư thì khâu ” sơn tĩnh điện” các sản phẩm đó là không thể bỏ qua. Nó gần như là khâu quan trọng nhất quyết định đến mỹ quan của công trình.

Để hiểu rõ hơn về mảng ” sơn tĩnh điện” chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết { 5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay } để chúng ta nắm được và áp dụng cho từng công trình cụ thể.

1. Sơn tĩnh điện các sản phẩm trong ngành điện

Trong ngành điện thì chúng ta không thể bỏ qua các sản phẩm như tủ bảng điện và thang máng cáp sơn tĩnh điện. Đây là 2 sản phẩm chính của ngành M&E nói riêng và ngành điện công nghiệp nói chung. Với tầm quan trọng của nó nên các sản phẩm khi sản xuất xong phần gia công cơ khí, thì sẽ chuyển sang phần sơn tĩnh điện để phủ lớp sơn lên bề mặt vật liệu giúp tăng độ bền và phối các màu sắc theo yêu cầu của chủ đầu tư.

5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

Dưới đây là các công đoạn để sơn tĩnh điện:

  • Ngâm tẩy qua 7 bể xử lý bề mặt
  • Sấy khô các sản phẩm sau khi tẩy rửa
  • Vệ sinh bề mặt các sản phẩm để tránh bụi bẩn sau khi tẩy rửa
  • Treo sản phẩm lên dây chuyền
  • Dùng súng phun bột sơn tĩnh điện ( Có thể tự động hoặc người phun )
  • Đưa các sản phẩm sau khi phun sơn vào buồng đốt nhiệt
  • Set các chỉ số nhiệt độ, thời gian dựa vào tiêu chuẩn của nhà cung cấp chỉ định
  • Ra lò, kiểm tra và xuất xưởng các sản phẩm đạt yêu cầu

5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

Sau khi thực hiện các bước trên chúng ta đã hoàn thành phần sơn tĩnh điện và giao hàng cho khách lắp đặt và hoàn thiện sản phẩm. Khâu này cũng áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm sơn tĩnh điện khác. Đôi khi các sản phẩm phi truyền thống thì cách sơn có đôi chút khác biệt.

2. Sơn tĩnh điện các sản phẩm trong ngành gia công kim loại tấm

Ngày nay đi đâu chúng ta cũng gặp sự kết hợp hài hòa giữa mảng kim loại tấm cùng các vật liệu truyền thống trong lĩnh vực xây dựng. Với lợi thế linh hoạt trong gia công, cách tạo hình đơn giản, các chi tiết được cắt gấp tinh xảo tạo nên những đường nét mới trong kiến trúc hiện nay.

Nhưng để đạt được sự hoàn mỹ cho công trình thì phần sơn tĩnh điện cho sản phẩm gia công kim loại tấm là không thể thiếu. Nó quyết định từ màu sắc tới độ bền cho công trình. Sẽ thật tẻ nhạt nếu chỉ 1 màu kim loại khi bạn trang trí căn phòng của mình phải không? Chính vì điều đó nên chúng tôi sẽ giúp bạn điểm tô cho công trình những gam màu tươi mới nhờ sản phẩm sơn tĩnh điện của HP Việt Nam.

5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

3. Sơn các sản phẩm thiết bị văn phòng, trường học, công sở

Nói thì bảo là quá nhưng nhìn quanh chúng ta gần như 90% các đồ dùng đều có liên quan tới sơn tĩnh điện. Từ cái bàn làm việc, cái ghế, cái khung giá sách hay cái kệ tivi. Tất cả đều có dấu vết của sơn tĩnh điện.

Điều đó thể hiện rằng tầm quan trọng không thể thiếu của nó đối với đời sống hàng ngày. Tôi xin điểm qua các sản phẩm mà HP Việt Nam đang sơn tĩnh điện cho các đối tác trong lĩnh vực này để khách hàng dễ tham khảo

  • Bàn ghế, khung xương trong trường học
  • Giường tầng trong ký túc xá
  • Bàn làm việc
  • Bàn nội thất trang trí
  • Giá kệ sách

4. Sơn hệ thống dàn không gian, kết cấu thép trong lĩnh vựa xây dựng

Ngày nay, hệ thống kết cấu thép được sử dụng trong các công trình xây dựng rất nhiều và rộng khắp. Với khả năng chịu lực tốt, được sơn tĩnh điện bảo vệ lớp phủ bên ngoài giúp cho khả năng chống chịu lại sự khắc nghiệt của môi trường chung quanh.

Một số sản phẩm chính mà công ty HP Việt Nam đang sơn cho các tối tác trong nước cũng như nước ngoài như sau:

  • Dàn không gian cho các công trình ngoài trời: Sân bóng, nhà thi đấu, mái vòm
  • Hệ kết cấu thép Zamil cho các nhà xưởng, xí nghiệp

5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

5. Sơn hệ thống dàn giáo, coppha trong ngành xây dựng

Trước đây trong ngành xây dựng chủ yếu làm hệ thống dàn giáo được làm bằng các vật liệu như tre, nứa, gỗ. Khả nẳng chịu nước kém và nhanh hỏng thì hiện nay đã được thay bằng các loại thép hộp, tấm được sơn tĩnh điện. Vừa đảm bảo độ bền đẹp, vừa chịu được tác động của môi trường chung quanh.

Một số loại đang được HP Việt Nam sơn cho khách hàng:

  • Hệ dàn giáo tiệp, chân tăng chống
  • Xà gồ sắp, coppha ván sàn
  • Vách ngăn, vách cho các cấu kiện coppha trượt

5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay

Trên đây là { 5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay } được HP Viêt Nam gia công và phân phối ra thị trường.

Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com

13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Quy trình hoàn thiện sản phẩm bằng dây chuyền phun sơn tĩnh điện

Để vận hành tốt, đảm bảo an toàn cho sản xuất và tiết kiệm chi phí, trước hết hãy lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện hiện đại trước khi thực hiện việc phun sơn.

Quy trình thực hiện bao gồm:

Giai đoạn xử lý bột khô

Giai đoạn này là để chuẩn bị cho quá trình sơn tĩnh điện. Theo đó, phần bể xử lý phải được thiết kế phù hợp với các dung dịch như: phosphate, axit, định hình và xử lý sao cho đảm bảo  độ bám dính lớp phủ tốt và chống ăn mòn.

Sấy khô

Tiếp theo là việc sấy khô vật sơn tĩnh điện. Bạn có thể lắp đặt riêng cho mình một lò sấy khô riêng biệt để thuận tiện hơn khi sản xuất.

Buồng sơn tĩnh điện

Buồng phun sơn tĩnh điện là bước quan trọng khi quyết định đến chất lượng sơn đẹp hay xấu và cho ra thành phẩm.

Ở bước này còn phụ thuộc một phần vào súng phun sơn tĩnh điện vì sản phẩm hoàn thành sẽ có lớp sơn dầy hoặc mỏng là ở bước này. Khi thực hiện phun cần phải đều tay để lớp sơn được phủ đều. Công đoạn này sẽ được chúng tôi hướng dẫn quý khách hàng sao cho chuẩn nhất và thực hiện dễ dàng nhất với thao tác phun sơn này.

Đưa sản phẩm vào lò sấy

Sản phẩm sau khi được phủ một lớp sơn vẫn chưa hoàn thành mà phải treo vào trong lò sấy để sấy. Chỉ cần một thao nhẹ sấy khô, chú ý không để sơn bột rơi ra ngoài là được. Nhiệt độ phù hợp là 200 độ và tùy vào độ dầy mỏng khác nhau của sơn mà điều chỉnh sao cho phù hợp. Mức nhiệt độ sẽ quy định đến việc sơn tan chảy có đồng đều và phủ kín bề mặt hay không.

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Dây chuyền phun sơn tĩnh điện khép kín trong đó có hệ thống xử lý nước thải, trong đó phải làm sao trung hòa được các loại chất rắn, kim loại. Điểm mới trong hệ thống gần đây mà đang được thị trường áp dụng đó là không cần xả. Quy trình sẽ bao gồm nước và dùng hóa chất phụ gia để xử lí.

Nguồn: Pertech

2 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in