Thêm kết quả...

tài chính -ngân hàng

Thưởng Tết 2022: Nhân viên ngân hàng trên 100 triệu đồng

Theo chuyên gia, lợi nhuận của các ngân hàng năm nay tăng khoảng 10%. Do vậy, mức thưởng nhân viên vẫn ở mức cao, Tết Dương lịch từ 1-3 tháng lương, Tết Nguyên đán ở mức cao hơn, từ 2-6 tháng lương.

Những ngày cuối năm, tại các diễn đàn việc làm, vấn đề thưởng Tết đang là chủ đề “nóng” với hàng ngàn chia sẻ mỗi ngày. Đặc biệt, sau khi một ngân hàng thương mại thông báo mức thưởng Tết Dương lịch là một tháng lương thực lãnh, tương đương gần 30 triệu đồng.

Theo chị Trần Thị Thúy (nhân viên ngân hàng tại quận Tân Bình, TPHCM), mức thưởng Tết 30 triệu đồng là “quá bình thường”. Ngân hàng nơi chị Thúy làm việc chưa công bố mức thưởng Tết nhưng dự kiến cũng không thấp hơn 30 triệu đồng.

“Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề chịu ảnh hưởng khá nặng nề nhưng tôi nghĩ ngành ngân hàng chịu tác động không lớn. Giao dịch trong thời gian giãn cách có giảm nhưng những ngày sau đó đều tăng đột biến. Chúng tôi vẫn phải làm việc miệt mài từ sáng tới khuya, làm thêm cả dịp cuối tuần”, chị Thúy chia sẻ.

Năm 2021, mức thưởng Tết của chị Thúy trên 100 triệu đồng. Dựa vào tình hình kinh doanh hiện tại, chị dự kiến mức thưởng Tết vẫn duy trì ở mức 6-7 tháng lương. Hiện, các nhân viên ngân hàng có mức lương, trợ cấp từ 15-45 triệu đồng/tháng.

Thưởng Tết 2021: Rất khó để có mức thưởng cao

“Chưa có thông báo chính thức nhưng các sếp cũng chia sẻ trong các cuộc họp rằng mức lương sẽ không thấp hơn năm ngoái. Không riêng thưởng Tết, trợ cấp những tháng gần đây cũng tăng. Tôi nghĩ sẽ ở mức 150 triệu đồng”, cô gái kinh nghiệm 12 năm làm ngành ngân hàng tâm sự.

Không riêng chị Thúy, nhiều ngân viên ngân hàng cũng tự tin mức thưởng năm nay sẽ tăng mạnh. Tuy vậy, mức thưởng còn phụ thuộc vào đánh giá, xếp hạng của từng nhân viên và từng ngân hàng.

“3 năm nay thưởng, phụ cấp Tết đều trên 100 triệu đồng nên năm nay chắc cũng vậy. Năm nay công việc mình vẫn rất nhiều. Càng gần Tết thì càng phải tăng ca nhiều, có những đêm ngủ lại ở cơ quan luôn mới làm hết công việc”, Huỳnh Thu Ngân (nhân viên ngân hàng ở Tân Phú) cho hay.

Theo ông Đinh Văn Tiệp – Chuyên gia kinh tế tại TPHCM, lợi nhuận của khối ngân hàng năm nay sẽ tăng khoảng 5-10%. Mức thưởng Tết cũng tùy thuộc vào cơ chế từng ngân hàng nhưng nhìn chung sẽ không thấp hơn năm 2021, trung bình khoảng 6-8 tháng lương.

Ông Đinh Văn Tiệp nhận định: “Những nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng, chuyên viên phân tích tài chính… sẽ có mức thưởng cao trên 150 triệu đồng. Những nhân viên khác cũng sẽ duy trì ở mức 100 triệu đồng. Tuy vậy, nếu nhân viên bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không có thưởng cao”.

Thưởng Tết Canh Tý 2020 có gì mới? - Báo Tây Ninh Online

Trái lại với sự sôi nổi từ các nhân viên ngân hàng, nhân sự tại các ngành may mặc, dịch vụ, thương mại, du lịch… khá buồn khi nghĩ đến thưởng Tết. Không ít người đã bỏ việc trước Tết vì “thưởng cũng như không”.

“Rất ít doanh nghiệp có thưởng Tết Dương lịch. Tết Nguyên đán các doanh nghiệp hiện vẫn đang bàn và chưa thể quyết định. Tình hình này chắc phải qua tháng 1/2022 các doanh nghiệp mới có báo cáo về thưởng Tết”, một lãnh đạo LĐLĐ quận Bình Tân thông tin.

Theo lãnh đạo LĐLĐ quận Bình Tân, các doanh nghiệp trên địa bàn vừa mới quay lại sản xuất nên vẫn còn rất nhiều khó khăn. LĐLĐ cũng đã và đang phối hợp với các công đoàn cơ sở để đảm bảo thưởng Tết cơ bản cho người lao động.

“Họ vừa quay lại sản xuất, chưa ổn định mà mình đặt nặng vấn đề lương thưởng quá cũng kẹt cho doanh nghiệp. Khảo sát thì họ đều nói sẽ có, khoảng 1 tháng lương nhưng cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp chưa thể tính được lúc này. Dự kiến, năm nay lương, thưởng Tết sẽ thấp hơn năm 2021 nhiều”, đại diện LĐLĐ Bình Tân nói thêm.

Nguồn: dantri.com.vn

27 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
VietinBank đoạt giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2021

Chiều ngày 09/12/2021 tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards). Giải thưởng được tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị trong công cuộc chuyển đổi số. VietinBank tự hào được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2021.

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là giải thưởng thường niên của VDCA được tổ chức từ năm 2018. Tính đến nay, qua 4 mùa tổ chức, Giải thưởng đã tiếp cận được hơn 10 nghìn đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên 63 tỉnh thành; thu hút hơn 1000 hồ sơ tham dự; vinh danh hơn 260 sáng kiến chuyển đổi số tiêu biểu và tổ chức chuyển đổi số xuất sắc. Năm 2021, VietinBank cùng với 52 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, cơ quan nhà nước đã xuất sắc vượt qua hơn 300 hồ sơ tham dự, trải qua quá trình thẩm định kỹ lưỡng, minh bạch và công bằng ở 04 hạng mục: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu; Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.

Trong những năm qua, chuyển đổi số đã trở thành một trong những trọng tâm chiến lược phát triển của VietinBank. Ngân hàng đã liên tục triển khai các giải pháp công nghệ số hiện đại để cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính toàn diện, phù hợp với nhu cầu của các phân khúc khách hàng giúp VietinBank có bước tiến dài trên hành trình chuyển đổi số của mình. Một số giải pháp công nghệ mà VietinBank đã ứng dụng trong những năm gần đây bao gồm: (1) Giải pháp công nghệ nhận diện sinh trắc học – hệ thống “Kiosk xếp hàng thông minh nhận diện sinh trắc học tại quầy giao dịch” của ngân hàng vừa mang lại cho khách hàng sự tiện dụng, trải nghiệm mới khi đến quầy giao dịch, vừa giúp rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng từ 20-30%; (2) Giải pháp chatbot – giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người; (3) Giải pháp công nghệ Robotics với mục tiêu đưa các robot phần mềm vào thực hiện các công việc tác nghiệp thay cho con người; (4) Giải pháp công nghệ điện toán đám mây, VietinBank đã tối ưu được tài nguyên, hiệu năng hệ thống sử dụng và lưu trữ hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian cao điểm đối với dịch vụ ngân hàng điện tử phiên bản web; (5) Giải pháp công nghệ open API, VietinBank đã có thể dễ dàng kết nối với các đối tác, giúp VietinBank xây dựng và mở rộng hệ sinh thái. Năm 2020 VietinBank vinh dự được tạp chí uy tín The Asisan Banker trao giải “Triển khai nền tảng API và ngân hàng mở tốt nhất”.

VietinBank ưu tiên “số hoá” trong 4 lĩnh vực: (i) Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng (trải nghiệm tại quầy giao dịch, trên điện thoại thông minh và tại các ứng dụng. VietinBank mong muốn trên bất cứ ứng dụng nào mà khách hàng sử dụng hằng ngày thì đều có thể sử dụng dịch vụ của VietinBank; (ii) Chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng các công nghệ: AI, Big Data, Machine Learning…; (iii) Kết hợp với các đối tác xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng làm trọng tâm và (iv) Tập trung phân tích và làm giàu dữ liệu để hiểu hơn về khách hàng.

Với chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045 trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam với sứ mệnh là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động, VietinBank đã chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, khẳng định sức mạnh là một ngân hàng chủ lực của nền kinh tế.

Nguồn: kinhtedothi.vn

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Thẻ ATM Ngân Hàng đổi thẻ từ sang thẻ chip: Tiện lợi, nhiều ưu đãi

Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, sau ngày 31/12, khách hàng vẫn có thể sử dụng thẻ từ để giao dịch tại ATM, POS, tuy nhiên lộ trình sẽ sớm được thực hiện trong thời gian tới. Hiện ngân hàng, Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và các đơn vị có liên quan đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thẻ chip nội địa.

Chưa tới 50% thẻ từ đổi sang thẻ chip

Chị Nguyễn Bích Ngọc (quận Đống Đa, TP Hà Nội), cho biết đã sử dụng thẻ ATM của Vietcombank và chuyển đổi thẻ ngay trên ứng dụng của ngân hàng này từ tháng 10/2021. “Tôi thấy việc chuyển đổi thẻ trên ứng dụng rất tiện, không mất thời gian đi lại, đến hẹn chỉ cần cầm chứng minh thư hoặc căn cước công dân ra chi nhánh là có thể lấy được thẻ” – chị Mai chia sẻ.

Trong khi đó, chị Trương Kim Ngân (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) chia sẻ: “Tôi dùng thẻ từ ATM của Techcombank từ mấy năm nay và có nghe phải đổi sang thẻ chip để bảo mật thông tin. Tôi định đổi thẻ từ đầu năm nay nhưng dịch bệnh chưa đi được”- chị Ngân cho hay vẫn đang sử dụng thẻ từ cho một số giao dịch mua bán.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết, do lượng khách hàng rất lớn, trải rộng trên cả nước, đến nay, VietinBank đã thực hiện chuyển đổi thành công gần 50% thẻ ATM từ đang lưu hành trên thị trường. Hiện khách hàng dùng thẻ ATM từ sẽ được giảm hơn 50% phí khi chuyển đổi, phát hành mới thẻ Chip Contactless E-Partner Premium trong giai đoạn từ nay đến hết 31/3/2022…

“Sau thời điểm 31/12/2021, dù đã chuyển đổi hay chưa, hệ thống giao dịch của VietinBank luôn đáp ứng để giao dịch của khách hàng được thông suốt, an toàn, đặc biệt dịp cuối năm, không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thẻ cho đến khi chuyển đổi thành công trong năm 2022” – đại diện Vietinbank nói.

Tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tính đến thời điểm hiện tại, TPBank đã hoàn thiện chuyển đổi khoảng 98% số lượng thẻ từ của khách hàng sang thẻ công nghệ thẻ chip với mục tiêu chuyển đổi hoàn tất trước 31/12/2021. Tương tự, tại Ngân hàng Nam Á, tỷ lệ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip cũng đạt khoảng 66%.

Chia sẻ về nguyên nhân của việc chậm chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip, đại diện các ngân hàng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc chuyển đổi thẻ ATM gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn.

Chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip, người dùng cần lưu ý gì?

Theo Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 110 triệu thẻ. Số lượng thẻ ATM công nghệ từ vẫn còn rất nhiều, vì tỷ lệ chuyển sang thẻ chip mới được khoảng 30% – 40%. Tại một hội nghị do Chi hội Thẻ ngân hàng (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tổ chức cuối tháng 11/2021, đại diện NAPAS cho biết, đến hết quý III/2021, toàn bộ việc chuyển đổi thẻ theo báo cáo của các ngân hàng mới chỉ đạt 25%. Các tổ chức thành viên dự kiến, đến hết quý IV/2021 việc chuyển đổi thẻ mới đạt 35%.

Có 7 ngân hàng đã hoàn thành 100% việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là MB, LienVietPostBank, VietBank, Standard Chartered, Hongleongbank, IBK Hồ Chí Minh, IBK Hà Nội. Hiện các ngân hàng vẫn trong lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Việc ban hành các quy định về thẻ chip nội địa nhằm khuyến khích khách hàng chuyển đổi sử dụng thẻ ATM từ sang thẻ chip, để đảm bảo quyền lợi bảo mật và an toàn cho chủ thẻ.

Đổi sang thẻ chip, lợi đủ đường

Sau 31/12/2021, khách hàng vẫn có thể sử dụng thẻ từ để thực hiện giao dịch thẻ qua các kênh. Dù vậy, các ngân hàng khuyến khích nên chuyển đổi trong thời gian sớm nhất để tiếp cận nhanh chóng với phương thức thanh toán an toàn, hiện đại, bảo mật hơn.

Thẻ chip an toàn hơn với phương thức thanh toán không cần quẹt thẻ (contactless), chỉ cần đặt gần, chạm, vẫy nhẹ thẻ trên thiết bị chấp nhận thẻ (máy POS) có tính năng thanh toán một chạm, là đã có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng, dễ dàng. Thẻ chip cũng bảo mật hơn với mọi giao dịch thanh toán, mua sắm online đều phải xác thực qua mật khẩu OTP. Vì vậy, nếu như sử dụng thẻ ATM chip, người dùng sẽ hạn chế được nỗi lo bị đánh cắp thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến tính an toàn của khoản tiền trong tài khoản. Bên cạnh đó, thẻ ATM chip còn được cho là có độ bền cao hơn so với thẻ ATM dạng từ, có thể tích hợp nhiều dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với các lĩnh vực khác (giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục…).

Một lý do mà người dân nên đi đổi thẻ ATM gắn chip sớm là hiện nay, các ngân hàng đang tích cực hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip. Bởi vậy, hầu hết ngân hàng đang có chính sách miễn phí đổi thẻ. “Hiện chủ thẻ Nam A Bank có nhu cầu chuyển đổi thẻ từ sang chip nội địa, chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/hộ chiếu) đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất để chuyển đổi sang thẻ chip miễn phí”- Nam A Bank thông báo.

Agribank là 1 trong 4 ngân hàng có lượng khách hàng cá nhân lớn nhất hệ thống, hiện phục vụ hơn 14 triệu thẻ đang hoạt động và luôn duy trì vị thế tốp 3 ngân hàng thương mại trên thị trường với gần 4.000 ATM/CDM, gần 25.000 POS được lắp đặt phân bổ trên khắp các tỉnh thành, vùng miền xa xôi trên toàn quốc. Song song với việc phát hành thẻ chip nội địa không tiếp xúc, Agribank cũng đang phát hành thẻ chip quốc tế không tiếp xúc thương hiệu Visa/Mastercard/JCB theo chuẩn EMV. Bên cạnh đó, tại tất cả ATM/CDM/POS của Agribank cũng đã cơ bản hoàn thành cập nhật tính năng chấp nhận thanh toán thẻ chip nội địa, thẻ quốc tế không tiếp xúc để hỗ trợ khách hàng giao dịch. Agribank cho biết miễn phí chuyển đổi đến hết ngày 31/12/2021.

Có bắt buộc dùng thẻ ATM gắn chip không? Có nên đổi thẻ ATM gắn chip

Vietcombank cũng đang miễn phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip cho khách hàng chuyển đổi tại quầy giao dịch và trên kênh ứng dụng DigiBank, chỉ áp dụng cho lần đầu chuyển đổi. Còn trường hợp làm lại thẻ hoặc cấp thẻ lần đầu, khách hàng phải đóng phí 50.000 đồng. Bên cạnh miễn phí đổi thẻ, ngân hàng Techcombank còn có thêm ưu đãi cho khách hàng như: Thẻ mới được chuyển phát đến tận nhà, khách hàng không cần đến quầy giao dịch lấy thẻ. Đặc biệt, được hoàn tiền 1% không giới hạn với chủ thẻ cho tổng giá trị chi tiêu hàng tháng đạt từ 1,5 triệu đồng…

Sau một thời gian nữa, các ngân hàng có thể sẽ kết thúc chương trình miễn phí đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip. Vậy nên, người dân nên đi làm thẻ sớm, nhất là trước 31/12/2021 để được hỗ trợ chi phí đổi thẻ cũng như sớm trải nghiệm cả tiện ích mà thẻ ATM gắn chip mang lại.

Hiện có 2 cách phổ biến để đổi thẻ từ sang thẻ chip. Cách thứ nhất, khách hàng chỉ cần mang chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng và đề nghị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, và sẽ nhận thẻ sau 5 – 10 ngày làm việc; Cách thứ hai, có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking để thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng. Ngoài ra, ở một số ngân hàng số, người dùng có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip tại các cây ATM đa năng.

Nguồn: kinhtedothi.vn

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
SeABank nhận giải ‘Ngân hàng của năm’

SeABank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được The Banker vinh danh giải thưởng “Ngân hàng của năm – Bank of The Year 2021”.

Giải thưởng này nằm trong khuôn khổ lễ công bố giải thưởng “Ngân hàng của năm” của tạp chí The Banker (Anh). Đây là lần thứ 2, kể từ năm 2013, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) SeABank được trao tặng giải thưởng này.

Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực phát triển và tăng trưởng của SeABank kết quả kinh doanh, đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện công tác an sinh, ổn định cuộc sống xã hội.

Khách hàng tới giao dịch tại một chi nhánh SeABank. Ảnh: SeABank

Năm 2021 trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, với chiến lược kinh doanh linh hoạt, cùng việc đẩy mạnh số hóa sản phẩm dịch vụ cũng như quy trình nghiệp vụ, áp dụng trí tuệ nhân tạo, SeABank đã duy trì tốt hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, nhà băng này hoàn thành vượt 105% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 chỉ sau 9 tháng. Song song đó, ngân hàng cũng tích cực hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với số tiền gần 90 tỷ đồng.

Ngoài danh hiệu từ The Banker, với kết quả triển khai ứng dụng ngân hàng số cũng như số hóa hoạt động hàng ngày, SeABank còn được tạp chí Finance Derrivate (Mỹ) ghi nhận “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam 2021”. Bên cạnh đó là các giải thưởng từ nhiều tổ chức quốc tế như: Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam 2021 – Best Digital Transformation Business Vietnam 2021 (tạp chí Finance Derrivate); Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam 2021 – Best Digital Bank Vietnam 2021 (World Business Outlook – Singapore,) Ngân hàng chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam 2021 – Excellence in Digital Transformation in Vietnam 2021 (International Business Magazine – UAE).

SeABank giảm lãi suất cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - VietNamNet

The Banker (London, Anh) là tạp chí uy tín thế giới đã có mặt 95 năm trong ngành tài chính. “Bank of the Year” là giải thưởng thường niên được The Banker tổ chức, bình chọn nhằm vinh danh một ngân hàng xuất sắc trong một quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các ngân hàng tiêu biểu được The Banker vinh danh danh hiệu “Ngân hàng của năm 2021” gồm: Hana Bank (Hàn Quốc), Public Bank (Malaysia), Bank of China (Hong Kong), Industrial Bank of China (Trung Quốc), ABA Bank (Campuchia), Ngân hàng ICBC (Macau), Ngân hàng DBS (Singapore)…

Nguồn: vnexpress.vn

8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Mua vé bus điện bằng thẻ chip ngân hàng
7 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Tài chính xanh – tiền đề phát triển bền vững

Tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới sự phát triển bền vững.

“Tài chính xanh và tài chính xã hội phải được quan tâm, khích lệ nhằm đảm bảo rằng sự phục hồi của châu Á – Thái Bình Dương sau đại dịch Covid-19 mang tính bao trùm, kiên trì và bền vững”. Đây là thông điệp của Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2021 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 28/4.

Cách đây vài năm, khái niệm tài chính xanh còn khá mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, với bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu hiện nay, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Đây được xem là giải pháp quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tài chính xanh và tài chính xã hội góp phần thúc đẩy phục hồi bền vững - Bao Kiem Toan

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), tài chính xanh là tăng cường mức độ dòng chảy tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư) từ khu vực nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận sang các ưu tiên phát triển bền vững. Ngoài ra, tài chính xanh còn được định nghĩa là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa (theo Chowdhury và cộng sự, 2013). Nhìn chung, tài chính xanh liên quan đến việc thu hút các thị trường vốn truyền thống trong việc tạo ra, phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính mang lại cả lợi nhuận có thể đầu tư và các kết quả tích cực về môi trường.

Kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính xanh trên thế giới được chia thành hai nhóm chính. Một là, nhóm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy Chính phủ, định chế tài chính lớn làm trọng tâm. Hai là, nhóm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy tổ chức tài chính vi mô làm trọng tâm.

Tại Việt Nam, về khung pháp lý, Chính phủ đã có chiến lược phát triển thị trường tài chính xanh và một số Nghị định triển khai, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng có một số Thông tư khuyến khích. Theo đó, Chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tập trụng vào 3 nhiệm vụ gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hoá sản xuất; Xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Các chuyên gia cho rằng, phát triển tài chính xanh ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn trong chiến dịch tăng trưởng xanh. Song, lộ trình này còn nhiều thách thức. Đơn cử như nhận thức về tài chính xanh còn hạn chế; chính sách, luật pháp còn thiếu hoặc chưa hỗ trợ hiệu quả việc phát triển tài chính xanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm tài chính xanh trong ngân hàng tại Việt Nam còn thiếu phong phú; chưa có tính sẵn sàng; nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án xanh, sản phẩm xanh còn eo hẹp. Do đó, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính xanh trong phát triển bền vững, đồng thời xác định những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng tại Việt Nam là điều cần thiết. Khi nhận thức của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, công nghệ xanh cũng phát triển.

Tài chính xanh (Green Finance) là gì? Sản phẩm tài chính xanh

Tài chính xanh và tài chính xã hội đã gia tăng nhanh chóng những năm gần đây, đặc biệt ở khu vực tư nhân. Doanh nghiệp ngày càng hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Hơn 30 nghìn tỷ USD, tương đương 1/3 tài sản toàn cầu hiện nay đang được quản lý cùng với những cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị. Doanh nghiệp sử dụng tài chính xanh và tài chính xã hội để phòng ngừa các rủi ro đe dọa tính bền vững, thu hút các nhà đầu tư và xây dựng năng lực chống chịu kiên cường hơn trước các cú sốc khủng hoảng.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Mục tiêu đối với ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 là 100% ngân hàng xây dựng được bộ quy tắc về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị, bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.

Cải cách khu vực tài chính xanh Việt Nam - Công Trình Xanh

Thời gian qua, Nam A Bank tích cực tham gia vào lĩnh vực tài chính xanh. Hai năm liên tiếp 2019-2020, nhà băng này được vinh danh Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh. Nam A Bank cũng là một trong những đối tác đầu tiên của Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) tại Việt Nam, đồng thời, là đối tác thành công nhất của GCPF tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng xanh và áp dụng hệ thống quản lý rủi ro môi truờng và xã hội vào các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Từ tháng 12/2018, Nam A Bank đã ban hành quy định về việc cấp tín dụng xanh song song đó là xây dựng khung chiến lược và lộ trình phát triển ngân hành xanh. Tháng 3/2020, nhà băng này ban hành quy định về hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Dự kiến thời gian tới, hầu hết các quy trình sản phảm dịch vụ ngân hàng sẽ tuân thủ nguyên tắc xanh. Trong chính sách cho vay tổng thể của Nam A Bank, việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội không chỉ áp dụng cho lĩnh vực tín dụng xanh mà còn hướng đến một ngân hàng hoạt động thân thiện và trách nhiệm với môi trường, xã hội.

Nguồn: vnexpress.vn

7 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Nam A Bank khởi động cuộc thi sáng tạo công nghệ

Cuộc thi với tổng giá trị giải thưởng gần 1 tỷ đồng nhằm thu hút nhân tài cùng Nam A Bank xây dựng hệ sinh thái tài chính công nghệ hiện đại.

Ngân hàng TMCP Nam Á vừa khởi động cuộc thi “Nam A Bank – Openbanking Innovation”, diễn ra từ nay đến tháng 9/2022. Cuộc thi xoay quanh các chủ đề về công nghệ như: Phát triển hệ sinh thái với ứng dụng Open Banking Nam A Bank; Phát triển tài chính toàn diện, tài chính mở trên mô hình Open Banking, OneBank của Nam A Bank; Phát triển cộng đồng tài chính trên nền tảng Open Banking Nam A Bank; Ứng dụng mô hình Digital Marketing để phát triển hệ sinh thái khách hàng tại Nam A Bank; Ứng dụng công nghệ mới/ chuyển đổi số trong hoạt động vận hành, giám sát tại Nam A Bank.

NamA Bank chuẩn bị gia nhập sàn UPCoM

Với sự hỗ trợ của nhiều cố vấn cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nam A Bank kỳ vọng, cuộc thi sẽ mang đến không gian giao lưu, sáng tạo, chia sẻ các xu hướng khoa học, đồng thời, khơi nguồn ý tưởng và phát triển sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao.

Trong khuôn khổ sự kiện, Nam A Bank sẽ thực hiện talkshow lúc 10h ngày 11/12 trên Fanpage Nam A Bank.

Khách hàng trải nghiệm điểm OneBank thuộc hệ sinh thái Ngân hàng số Nam A Bank. Ảnh: Nam A Bank

Đây là lần đầu tiên Nam A Bank tổ chức cuộc thi với quy mô trên toàn quốc cùng sự đồng hành của Hiệp hội công nghệ, Viện công nghệ TP HCM. Ngân hàng mong muốn mang đến sân chơi bổ ích, tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tư duy, bứt phá giới hạn của bản thân. Hoạt động này cũng hướng đến kỷ niệm 30 năm Nam A Bank xây dựng và phát triển, khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam.

Nam A Bank đang chuyển đổi số mạnh, hướng đến việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng số toàn diện cho khách hàng. Ngân hàng cũng ghi dấu ấn trên thị trường tài chính khi đưa robot vào phục vụ giao dịch; triển khai OneBank giúp khách hàng giao dịch 24/7. Nhà băng này cũng liên tục nâng cấp Ngân hàng số Open Banking phiên bản 2.0 với giao diện hiện đại, tăng tính năng, tiện ích, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến nhanh chóng, bảo mật mọi lúc, mọi nơi.

Lãi suất ngân hàng Nam A Bank tháng 4/2021 cao nhất là 6,8%/năm

Nam A Bank cũng tiến tới hoàn thiện và nâng cấp hệ sinh thái công nghệ: Open Banking, Robot OPBA và Onebank. Mục tiêu của ngân hàng là tối ưu và mang đến sự trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Nguồn: vnexpress.vn

7 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in
Ngân hàng chuyển đổi vận hành để phục vụ khách hàng tốt hơn

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian qua, các ngân hàng ở TP. HCM và nhiều tỉnh thành tuân thủ giãn cách vẫn hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp. Trong đó, công tác vận hành trơn tru đóng một vai trò quan trọng.

Số hóa vận hành

Tại HDBank, thời gian giãn cách xã hội vừa qua cũng là lúc công tác vận hành ngân hàng cải tiến mạnh mẽ, nhờ thế, tuy giảm nhân sự làm việc trực tiếp tại văn phòng và tại quầy theo qui định về giãn cách và phòng chống dịch, nhưng lại tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và luôn đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Đạt được kết quả đó, phải kể đến nền tảng công nghệ hiện đại của ngân hàng. Tại HDBank, từ năm 2020 đến nay, khi dịch bệnh xảy ra, cũng đúng vào thời điểm HDBank đẩy mạnh số hóa trong mọi mặt hoạt động của ngân hàng, từ các quy trình giao dịch, vận hành, nhân sự, đánh giá,… và đến bây giờ thì ngân hàng càng đẩy mạnh số hóa nhanh, và toàn diện hơn nữa.

Theo đó, thời gian qua, HDBank đã tăng tốc triển khai số hóa một cách đồng bộ với các dự án trọng điểm như: số hóa hành trình khách hàng mang đến trải nghiệm mới mẻ và thuận tiện như: mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, cho vay trực tuyến thế chấp bằng tải khoản tiền gửi,…; số hoá hành trình khách hàng trực tuyến với các công nghệ tiên phong như định danh khách hàng điện tử (eKYC) , eKYC nâng cao tích hợp xác thực qua video call…; số hóa hệ thống truyền thông và trao đổi nội bộ; thu thập và phân tích dữ liệu lớn; trợ lý tổng đài ảo,… Đặc biệt là tự động hoá quy trình bằng công nghệ tự động hóa RPA, theo đó, sự hỗ trợ của các trợ lý robot đã giúp HDBank giảm hơn 80% thao tác thủ công của nhân sự vận hành, tăng tốc độ xử lý nhanh gấp 30 lần (từ 3 phút xuống chỉ còn 5 giây/giao dịch) với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0.

Theo thống kê, sau 5 tháng, số hoá hành trình mở tài khoản thông qua ứng dụng trên máy tính bảng, tỉ lệ bán chéo hiệu quả hơn so với cách làm truyền thống với tỉ lệ đăng ký thêm dịch vụ eBanking đạt 67% so với trước đây chỉ đạt 50%.

Các ứng dụng số và tự động hóa hoạt động của HDBank trong sản phẩm dịch vụ đã giúp nâng cao hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong bối cảnh thực hiện giãn cách và bình thường mới. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm, số lượng giao dịch e-banking tăng gấp hai lần cùng kỳ, giá trị giao dịch cao gấp 3 lần, đạt gần 60.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp những ngày nới lỏng giãn cách và từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh trong tâm thế an toàn trước dịch bệnh, không đứt gãy tài chính, HDBank tiếp tục triển khai dịch vụ đi kèm với thúc đẩy tín dụng như quản lý dòng tiền, cấp UPAS L/C thúc đẩy xuất nhập khẩu, thanh toán nhanh trên eBanking với gói giải pháp số toàn diện.v.v.. HDBank tối ưu hóa các dịch vụ trên nền tảng số hóa như: mở tài khoản doanh nghiệp online; cấp tín dụng online 24/7; thực hiện phát hành L/C trực tuyến hoặc chuyển tiền đi quốc tế online… Đây chính là những dịch vụ hỗ trợ giải pháp cho doanh nghiệp, khách hàng vừa thích ứng bối cảnh mới, vừa thích ứng xã hội số.

Cùng với đó, HDBank cũng đã số hoá quy trình vận hành: Ứng dụng robot vào tự động chấm công, hỗ trợ xử lý khiếu nại, duyệt lệnh tự động,…

Ngân hàng chuyển đổi vận hành để phục vụ khách hàng tốt hơn - Ảnh 1.

Trong hoạt động nội bộ, HDBank cũng đã số hóa mạnh mẽ như ứng dụng công nghệ tự động hoá quy trình doanh nghiệp bằng robot (Akabot) vào công việc; thường xuyên đào tạo, hội thảo, workshop trực tuyến; truyền thông mạnh mẽ qua kênh giao tiếp nội bộ Workplace. Hệ thống iPaper được áp dụng hầu hết đối với tất cả các quy trình/quy định nội bộ, tiết kiệm thời gian, chi phí giấy tờ lưu trữ, đặc biệt hiệu quả trong mùa giãn cách. Công tác thẩm định giá, hạch toán tự động, hạch toán tập trung, công tác quản lý chứng từ,… đều được tối ưu hóa trên nền tảng công nghệ.

Khách hàng là trọng tâm

Với sự chuyển đổi vận hành hiệu quả, từ đó giúp Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động nội bộ lẫn kinh doanh thông suốt, an toàn, đáp ứng liên tục và hiệu quả cao trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến Khách hàng. Trên nền tảng số, không cần tiếp xúc trực tiếp, khách hàng vẫn được phục vụ tốt trong thời gian giãn cách xã hội tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội.

Bà Trần Thu Hương- Giám đốc Khối Vận hành HDBank, chia sẻ: “Để đảm bảo quá trình vận hành hoạt động Ngân hàng được thông suốt, an toàn, hiệu quả, Khối Vận hành HDBank đã chủ động và phối hợp rất chặt chẽ cùng các Khối, Phòng ban trong Ngân hàng như một thể thống nhất, cùng chuyển đổi, bắt đầu từ những cải tiến nhỏ nhất. HDBank đã vận hành cách làm việc mới, khoa học, hệ thống hóa, dựa trên nền tảng công nghệ trong mọi mặt hoạt động để hướng đến khách hàng mà phục vụ và hướng đến hiệu quả chung cao nhất”.

Đồng thời, với ưu thế số hóa, HDBank tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương miễn giảm lãi suất cho khách hàng ở một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và cả nhóm khách hàng tại khu vực bị phong tỏa, giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16, với tổng dư nợ gần 42.000 tỷ đồng, tương ứng với số lượng hơn 18.000 khách hàng.

Những kết quả này giúp HDBank thành công trong việc xây dựng được một nền tảng khách hàng lớn, đồng hành và gắn bó.

Đổi mới vận hành và cải tiến dịch vụ trên nền tảng số hoá là một trong nhiều điển hình về cách làm, nỗ lực tạo khác biệt của HDBank trong trong thời gian qua trên cơ sở mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, để khách hàng hạnh phúc, thành công và luôn được đảm bảo tài chính an toàn.

Nguồn: cafef.vn

4 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Phát hành thẻ tín dụng ảo tiện lợi, Ngân hàng Bản Việt ghi điểm với người dùng

Thay bằng việc phải đến ngân hàng đăng ký sử dụng thẻ tín dụng vật lý , sự xuất hiện kịp thời của những chiếc thẻ tín dụng ảo là giải pháp ghi điểm nhanh chóng cho người dùng bởi tính tiện dụng của nó.

1. Giao dịch online gia tăng, bài toán nào dành cho ngân hàng?

Trong báo cáo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam thực hiện vào tháng 2/2021, Deloitte Đông Nam Á đã dành lời đánh giá chung cho người tiêu dùng Việt là “kiên cường trước khó khăn”. Sự dịch chuyển ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang mặt hàng thiết yếu năm 2020 có thể thấy rõ nét khi việc chi mua thực phẩm đã tăng từ 34% lên 42%, chi phí dành cho nhà ở và tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12% so với năm 2019. Không có gì bất ngờ khi nhận thấy rằng Covid-19 đã thúc đẩy sự chuyển đổi thói quen từ kênh mua hàng truyền thống sang các kênh trực tuyến, thương mại điện tử. Người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở & tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12%.

Nhu cầu giao dịch online gia tăng trên thị trường đang đặt ra bài toán cho các ngân hàng: Làm thế nào để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng không chi tiêu tiền mặt trong bối cảnh bình thường mới? Đặc biệt những khách hàng mong muốn sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng để có một khoản chi phí mua sắm phục vụ nhu cầu của cuộc sống.

Ngân hàng Bản Việt: UPCOM và 'bộ mặt' mới

2. Thẻ ảo Bản Việt – giải pháp tức thì, hiệu quả

Trong số những giải pháp đang được các ngân hàng triển khai, việc phát hành thẻ tín dụng ảo đang được xem là giải pháp hiệu quả vừa kích thích nhu cầu giao dịch, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Mới đây thông tin về việc Ngân hàng Bản Việt áp dụng mở thẻ tín dụng ảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng Bản Việt, đặc biệt là giới văn phòng và các bạn trẻ thuộc thế hệ GenZ vốn yêu thích công nghệ cao.

Không chỉ sở hữu đầy đủ tính năng như một chiếc thẻ tín dụng vật lý thông thường, thẻ tín dụng ảo còn ghi điểm bởi hàng loạt lợi ích tiện dụng. Với chiếc thẻ ảo của Bản Việt khách hàng chỉ mất khoảng thời gian 1 phút thực hiện vài thao tác trên Ngân hàng số digimi là đã có thể mở thẻ thành công và có thể thực hiện giao dịch chỉ sau 2 giờ đăng ký. Không mất thời gian đến phòng giao dịch thực hiện thủ tục, không mất thời gian chuẩn bị hồ sơ, không lo rơi mất thẻ, hạn chế tối đa việc rò rỉ thông tin… là những điểm cộng lớn đối với dịch vụ mở thẻ tín dụng online của Ngân hàng Bản Việt.

Cơ cấu thẻ tín dụng của Bản Việt hiện được thị trường đánh giá là khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Từ các loại thẻ tín dụng phổ thông như thẻ JCB (chia thành các hạng thẻ Standard, Gold, Platinum), thẻ Visa (Classic, Platinum) hay thẻ NAPAS, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một loại thẻ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng với hạn mức tối đa là 100 triệu đồng. Ngoài ra việc miễn lãi 55 ngày, miễn phí thường niên, hay hoàn tiền,… cũng là những ưu điểm vượt trội của thẻ Bản Việt trên thị trường

Nguồn: cafef.vn

4 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Những ngân hàng có nợ xấu…đẹp trong 9 tháng đầu 2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến giãn cách xã hội kéo dài, doanh nghiệp khó khăn, nợ xấu ngân hàng được dự báo có nguy cơ tăng lên. Trên thực tế, bức tranh nợ xấu ngành ở quý III không hoàn toàn u ám.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong số các hoạt động, chương trình hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, đến 30/9/2021, công tác cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã ghi nhận thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020 tới hết tháng 9 năm nay vào khoảng 531.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng. Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 được công bố, quy mô nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng từ 14% – 25% so với cùng kỳ năm trước. Tại một số ngân hàng, tốc độ tăng thậm chí trên 30% dù đây đều là các ngân hàng top đầu về công bố lợi nhuận. Tỷ lệ nợ xấu/tổng cho vay khách hàng tại một số nhà băng do vậy cũng có xu hướng tăng lên.

Trong khi đó, gây bất ngờ là một số ngân hàng như VietinBank, BIDV… đã có tỷ lệ nợ xấu kiểm soát tích cực. Theo BCTC tại 30/9/2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank và BIDV lần lượt là 1,67% và 1,61%. BIDV thậm chí còn có tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng âm so với cùng kỳ -4,9%.

Đáng chú ý, một số ngân hàng hiếm hoi vừa giữ được tăng trưởng vững vàng giữa đại dịch vừa kiểm soát nợ xấu ở mức thấp. Điển hình nhóm này có HDBank với quy mô nợ xấu giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tiếp tục thấp dưới 1%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nợ tái cơ cấu cũng được kiểm soát, giúp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng không tăng đột biến như ghi nhận tại một số ngân hàng.

Sức khỏe ngân hàng: Lợi nhuận đẹp, nhưng nợ xấu có dấu hiệu tăng

Theo BCTC HDBank vừa công bố, tính đến hết ngày 30/9/2021, nhờ nguồn thu đa dạng và tối ưu chi phí hoạt động, tổng tài sản của HDBank tính đến 30/9 đạt 346.355 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ 2020. Với lãi trước thuế đạt hơn 6.084 tỷ đồng, HDBank đang đạt kế hoạch gần 84% và dự báo sẽ tiếp tục tăng thu dịch vụ từ bancassurance lẫn dịch vụ thanh toán, cũng như hiệu quả đến từ chiến lược đầu tư ngân hàng số mạnh mẽ.

Chung nhóm các ngân hàng “hưởng lợi” từ đầu tư chuyển đổi số và có nợ xấu giảm “đẹp” trong 9 tháng 2021, OCB tăng trưởng nợ xấu giảm khi âm tới 13,3% so với cùng kỳ, còn MBB, một ngân hàng cũng có kết quả tích cực, cũng giảm nợ xấu tới 21% và giữ tỷ lệ nợ xấu/ tổng cho vay ở mức khá thấp…

Như vậy, nhìn chung bức tranh trái ngược về tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng theo đó đang có sự phân hóa nhất định.

Nguồn: cafef.vn

4 Tháng Mười Một, 2021 / by / in