Thêm kết quả...

việc làm

Bắt mạch những ”căn bệnh” của dân công sở: Vừa nghiện Shopee, vừa nghiện ăn vặt, nghiện trà sữa

Làm việc ở văn phòng, dân công sở phải đối mặt với hàng núi những “căn bệnh” khó chữa và trở thành nạn nhân lúc nào không hay

Bệnh nghiện ăn vặt, ghiền trà sữa

Cứ đến đầu giờ chiều, sau một giấc ngủ trưa tạm bợ khiến tinh thần uể oải cũng là lúc chúng ta dễ thèm đồ ăn. Và thế là, đầu óc cứ quay cuồng trong trái cây, chè, trà sữa…mà quên mất đi những nguyên tắc về tiết kiệm hay giảm cân.

Thậm chí, ngay cả khi bạn đang dằn lòng mình lại thì chỉ cần một lời mời rủ rê từ đồng nghiệp cũng khiến lý trí không thể chiến thắng dạ dày. Do đó, đây là căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó chữa đối với giới văn phòng.

Bắt mạch những căn bệnh đeo bám dân công sở: Vừa nghiện Shopee, vừa muốn tiết kiệm nhưng khi NGHÈO lại bắt đồng nghiệp ngồi nghe than vãn - Ảnh 1.

Bệnh ”viêm màng túi”

Từ việc nghiện ăn vặt, thèm trà sữa hay các list đồ dùng săn sale dài vô tận trên Shopee chính là nguyên nhân khiến dân công sở bị bệnh ”viêm màng túi” mạn tính ngay từ khi tiếng ”ting ting” phát lên.

Còn đối với những người đã có gia đình, nhân viên văn phòng càng đau đầu với hàng trăm khoản cần phải chi từ tiền ăn hàng ngày, tiền xăng xe đến tiền đóng học, bỉm, sữa cho con. Trong khi đó, mặt bằng chung về lương công sở tại Việt Nam thường không cao khiến cho chúng ta cứ mãi quẩn quanh trong vòng tròn cơm- áo- gạo tiền không thể thoát ra ngoài.

Bệnh thiếu tập trung

Chắc có lẽ, sẽ nhiều người từng có hành động đang làm việc, đang viết bài lại phải quay ra ngó điện thoại để check tin nhắn hay mở web để lướt Facebook. Các chị em thì lại thích “lượn” vài shop bán hàng online để tăng phần thi vị cho ngày dài vô tận.

Nếu thói quen này được sử dụng ở giờ nghỉ trưa thì không có vấn đề gì nhưng nếu như cứ lặp đi lặp lại trong giờ làm việc thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc mà bạn đang gánh vác.

Bắt mạch những căn bệnh đeo bám dân công sở: Vừa nghiện Shopee, vừa muốn tiết kiệm nhưng khi NGHÈO lại bắt đồng nghiệp ngồi nghe than vãn - Ảnh 2.

Bệnh than vãn

Có ai đó từng nói: “Chỉ cần có đồng nghiệp tốt thì cũng có đủ động lực để đi làm”. Đồng nghiệp không chỉ là người giúp đỡ ta trong công việc mà còn là nơi để ta giãi bày tâm sự, than trách công việc hay nói xấu sếp.javascript:void(0)

Song, có bao giờ bạn từng nghĩ, những lời than vãn đó có thực sự giúp bạn xả stress hay nó chỉ khiến bạn trở nên kém cỏi, yếu đuối và xấu tính trong mắt người khác. Thậm chí, nhiều dân công sở coi việc ”than thân” là bình thường, lâu dần không nói không thể chịu được và trở thành căn bệnh không thể điều trị.

Bệnh im lặng

Dù rất bất mãn với cách hành xử của đồng nghiệp, dù bị trừ lương vô cớ hoặc không nhận được đúng trợ cấp của công ty….thì rất nhiều người vẫn chọn cách im lặng và ôm ”cục tức” trong lòng.

Bắt mạch những căn bệnh đeo bám dân công sở: Vừa nghiện Shopee, vừa muốn tiết kiệm nhưng khi NGHÈO lại bắt đồng nghiệp ngồi nghe than vãn - Ảnh 3.

Hãy nhớ rằng không ai có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Nếu sự nghiệp của bạn đang bị cản trở bởi một vấn đề nào đó, hãy lên tiếng để bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như chứng minh cho mọi người thấy: ”Tôi không hề dễ bị bắt nạt”.

Có một câu nói rất hay: ”Trong thời hiện đại, khó khăn trùng trùng nhưng mọi chuyện đều có cách giải quyết, chỉ là bạn chưa tìm ra thôi”. Ứng với những ”căn bệnh” trên, tất cả đều xuất phát từ thói quen của mỗi người và cách khắc phục nó ra sao cũng phụ thuộc vào chính lăng kính của bạn. Hi vọng, khi đã bắt mạch được tâm bệnh, bạn sẽ tự tìm ra được phương thuốc hữu hiệu và đưa bản thân vào một nguyên tắc bất di bất dịch. Chỉ có vậy, bạn mới có thể đạt được thành công và không bao giờ bị ”bệnh” đeo bám.

Nguồn: cafebiz.vn

28 Tháng Tư, 2022 / by / in ,
Nhân viên ngân hàng nhận lì xì thế nào ngày đi làm đầu năm?

Trong ngày đầu tiên đi làm sau Tết, nhiều nhân viên ngân hàng chia sẻ nhận được tiền mừng tuổi đầu xuân hàng triệu đồng.

Trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, truyền thống mừng tuổi đầu năm với những lì xì lên đến hàng triệu đồng của các ngân hàng luôn được nhiều người quan tâm nhờ sự “chịu chi” dành cho cán bộ, nhân viên của mình.

Đến đầu giờ chiều ngày 7/2, Tiến Thành (24 tuổi) đang làm việc tại chi nhánh BIDV Sơn La cho biết đã nhận được gần 3 triệu đồng tiền mừng tuổi. Đây là năm thứ 3 Thành làm việc tại ngân hàng này.

Dân công sở hào hứng khoe lì xì ngày khai xuân

“Trong ngày đi làm đầu tiên của năm Nhâm Dần, mỗi nhân viên được ngân hàng mừng tuổi 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi nhánh và cấp trên cũng mừng tuổi thêm cho nhân viên từ vài trăm cho đến hàng triệu đồng. Tùy từng năm, mỗi chi nhánh và các lãnh đạo lại có một mức mừng tuổi khác nhau”, Thành nói thêm.

Trong khi đó, Ngọc Dung (25 tuổi), nhân viên một chi nhánh tại TP.HCM của ngân hàng ACB cũng đã khoe nhận được “lộc” đầu năm từ sớm với tổng số tiền lên đến hơn 3 triệu đồng.

Như Quỳnh (23 tuổi), một nhân viên khác của ngân hàng ACB chi nhánh Hố Nai, Biên Hòa cũng sớm chia sẻ khoản tiền lì xì đầu năm cô nhận được hơn 3 triệu đồng.

“Kém may mắn” hơn một chút, Anh Thư (24 tuổi) cho biết trong sáng ngày 7/2, các lãnh đạo ở chi nhánh MSB chi nhánh Hà Nội mừng tuổi theo hình thức rút thăm và cô chỉ rút được tổng cộng 600.000 đồng. Mặc dù vậy, Anh Thư chia sẻ vẫn rất vui khi được lì xì vào ngày đầu tiên đi làm của năm mới, đây là truyền thống của các nhân viên ngân hàng.

Mạng xã hội rần rần với "đại tiệc lì xì", nhân viên ngân hàng khoe ngoài  tiền còn được tặng cả chỉ vàng

“Mặc dù không rút được nhiều tiền mừng tuổi như mọi người nhưng tôi thấy chủ yếu là niềm vui trong ngày xuân năm mới. Ngân hàng MSB cũng đã mừng tuổi nhân viên mỗi người 888.888 đồng vào lúc giao thừa”, Thư nói với Zing.

L.T.H.L (23 tuổi), nhân viên chăm sóc khách hàng tại một chi nhánh tại Đống Đa (Hà Nội) của ngân hàng MB cho biết được chi nhánh mừng tuổi 2.022.023 đồng. Đây là con số may mắn trong năm 2022 mà chi nhánh dành để lì xì cho người nhân viên 23 tuổi của mình.

Nhiều nhân viên tại các ngân hàng như Vietcombank, SCB, Nam A Bank… cũng liên tục chia sẻ những phong bao lì xì trong ngày đầu xuân năm mới lên đến hàng triệu đồng.

Nguồn: zing.vn

8 Tháng Hai, 2022 / by / in ,
TP HCM chăm lo Tết cho người lao động với kinh phí hơn 700 tỷ đồng

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chuỗi hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán năm nay đồng bộ ở các cấp công đoàn gồm 11 nội dung trọng tâm với tổng kinh phí hơn 700 tỷ đồng.

Trong đó, chương trình “Tết Sum vầy” năm 2022 sẽ họp mặt 10.000 hộ gia đình đoàn viên công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết. Chương trình “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng Thành phố” năm 2022 sẽ tổ chức cho 10.000 gia đình đoàn viên công đoàn tiêu biểu ở lại Thành phố đón Xuân Nhâm Dần tham quan, vui chơi giải trí tại Công viên Văn hóa Đầm Sen từ ngày 29/1-13/2.

TP.HCM sẽ chăm lo Tết cho cả người lao động bị mất việc do COVID-19 | Xã  hội | Vietnam+ (VietnamPlus)

Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, điểm mới trong công tác chăm lo Tết năm nay của các cấp công đoàn là chăm lo con đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng dịch bởi COVID-19; chăm lo nữ đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động mang thai, mới sinh con bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ tổ chức chương trình “Tết cho em”; trao sổ tiết kiệm công đoàn cho trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch COVID-19.

Đặc biệt, các cấp công đoàn sẽ tổ chức “Phiên chợ Công nhân – Online” và “Ngày hội Công nhân – Phiên chợ Nghĩa tình” Tết Nhâm Dần 2022. Trong đó, Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố (Saigon Co.op) cùng Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ trao tặng phiếu mua hàng trị giá 400.000 đồng cho 4.000 đoàn viên công đoàn, người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hình thức mua sắm trực tuyến không dùng tiền mặt.

Đối với công nhân, người lao động về quê dịp Tết, các cấp Công đoàn Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình “Tấm vé nghĩa tình” và dự kiến trao tặng 35.000 vé xe, vé tàu, vé máy bay cho đoàn viên công đoàn và người lao động khó khăn nhiều năm không có điều kiện về quê ăn Tết, công nhân lao động tiêu biểu trong lao động sản xuất. Đối với đoàn viên nghiệp đoàn, người lao động ở khu vực phi chính thức, các cấp Công đoàn sẽ tổ chức họp mặt tặng quà Tết cho 1.000 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; thăm chúc Tết các nghiệp đoàn tiêu biểu.

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động Thành phố cùng với Công đoàn cơ sở tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên các chủ nhà trọ hỗ trợ và chăm lo tốt cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; thăm doanh nghiệp tiêu biểu, khu lưu trú, chủ nhà trọ và công nhân tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. Liên đoàn Lao động Thành phố cũng sẽ tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên các đơn vị và chăm lo 600 người lao động khó khăn trong các ngành, lĩnh vực có môi trường làm việc khó khăn như y tế, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường, vùng sâu, vùng xa.

Ảnh minh họa

Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã triển khai kế hoạch số 146/KH-TLĐ về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. Theo đó, thành phố có hơn 987.800 người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn sẽ được chi hỗ trợ 300.000 đồng/người với kinh phí khoảng 296 tỷ đồng.

So với năm trước, ông Trần Đoàn Trung cho rằng, chương trình chăm lo Tết của các cấp Công đoàn Thành phố năm nay mở rộng hơn về đối tượng, số lượng, chất lượng và phương thức chăm lo đa dạng ở các lĩnh vực, ngành nghề, nhất là người lao động ở khu vực phi chính thức. Nhiều chương trình thiết thực được các cấp Công đoàn tập trung triển khai, nhất là công tác chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động khó khăn, mất việc làm do bị ảnh hưởng bởi dịch, các trường hợp bị F0, F1; nữ công nhân lao động, con công nhân lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19…

Năm 2022, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của đoàn viên công đoàn và người lao động. Do đó, việc chăm lo tốt cho đoàn viên công đoàn, người lao động dịp Tết không chỉ khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng đời sống, việc làm của người lao động mà còn tạo sự gắn kết mật thiết giữa đoàn viên, người lao động với tổ chức Công đoàn, với doanh nghiệp để từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội, góp cùng Thành phố thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2022.

Nguồn: ngaynay.vn

5 Tháng Một, 2022 / by / in ,
Thưởng Tết Âm Lịch 2022 cao nhất ở TP.HCM gần 1,3 tỷ đồng

Mức thưởng Tết cao nhất này được ghi nhận ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo báo cáo mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM.

Cụ thể, tính đến hết ngày 29/12, đã có 1.012 doanh nghiệp trên địa bàn TP báo cáo tình hình tiền lương năm 2021 và kế hoạch thưởng cho người lao động trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022.

Theo đó, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất ở TP.HCM là gần 1,3 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước đó, thuộc về khối doanh nghiệp FDI. Khối này cũng chi mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất TP, đạt hơn 471 triệu đồng.

Thuong Tet cao nhat o TPHCM gan 1, 3 ty dong anh 1

Tính bình quân tất cả doanh nghiệp báo cáo, tiền thưởng Tết Nguyên đán 2022 ở mức 8,88 triệu đồng/người, cao hơn 0,8% so với Tết Tân Sửu 2021. Trong khi đó, mức thưởng Tết Dương lịch tăng hơn 20,2%, đạt 4,09 triệu/người.

Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết mức thưởng cao nhất đến từ các doanh nghiệp ngành điện – điện tử, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, hóa mỹ phẩm, tư vấn bất động sản, công nghệ thông tin, kho bãi, chế biến thực phẩm…

“Các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng lao động giản đơn có mức thưởng thấp hơn”, báo cáo nói thêm.

Hơn 50% doanh nghiệp cho biết gặp khó trong thưởng Tết do tác động của dịch Covid-19. Dù vậy, những doanh nghiệp này cố gắng thưởng Tết theo quy chế thưởng, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

Do đó, bên cạnh thưởng Tết, các doanh nghiệp có nhiều hình thức hỗ trợ khác cho người lao động như tặng quà, phiếu mua hàng, lì xì, tổ chức xe đưa đón hoặc hỗ trợ tiền tàu xe, tặng vé xe. Một số doanh nghiệp cũng có kế hoạch thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức đón Tết cho người lao động chưa có điều kiện về quê trong dịp này.

Tính đến ngày 30/11, TP.HCM có gần 175.000 người lao động, trong đó hơn 56% làm việc tại các doanh nghiệp FDI. So với hồi đầu năm, TP có gần 33.000 lao động mất việc làm, hơn 29.000 thôi việc, hơn 13.000 lượt người tạm hoãn hợp đồng lao động và gần 11.000 lượt người nghỉ việc không lương.

Trong năm 2021, mức lương tháng bình quân ở TP là 11,24 triệu đồng/người, tăng 12% so với năm 2020, trong đó cao nhất là ở khối công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước với 15,62 triệu đồng/người/tháng.

Nguồn: zing.vn

30 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
“Dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động”

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề và đời sống người lao động. Trong khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp vẫn luôn trăn trở tới những người lao động đã đồng cam cộng khổ.

Không để người lao động “mất” Tết

Theo ông Nguyễn Trọng Việt, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn vào đầu tháng 6/2021, công ty của ông buộc phải dừng sản xuất để phòng, chống dịch bệnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, cũng như việc thực hiện các hợp đồng với đối tác.

Hiện nay, sau khi dịch Covid-19 trên địa bàn đã tạm ổn định, hoạt động sản xuất của đơn vị đã bình thường trở lại. Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị không thể thuận lợi như những năm khác.

“Hàng hóa bị đứt quãng, tình hình dịch còn phức tạp, nên các đầu mối đơn hàng lớn trong năm tiếp theo chưa có, mà chỉ có những đơn hàng nhỏ lẻ. Làm may mặc mà đơn nhỏ lẻ thì chỉ có lỗ”, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV cho biết.

Dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động - 1

Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng chia sẻ thêm, dù có khó khăn, thậm chí vay mượn cũng phải đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động. Trong đó, việc động viên, thưởng Tết cho người lao động được đơn vị chú trọng.

“Dịch đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, đời sống nhiều người, nhất là người lao động. Trong suốt cả năm qua, người lao động đã đồng cam, cộng khổ với mình. Họ đã vất vả cả năm trời rồi, không thể để cho người lao động không có Tết được. Nên dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động. Cái này vừa thể hiện trách nhiệm, cũng như là để giữ chân người lao động”, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV nói, và cho biết sẽ đảm bảo mức thưởng Tết tối thiểu là 5 triệu đồng/lao động.

Mong hết dịch để đi làm

Theo chị Nguyễn Thị Quyên, nhân viên kinh doanh tại Công ty CP Lữ hành Thành Sen (Hà Tĩnh), trong suốt một năm qua dịch khiến công việc bị ngưng trệ hoàn toàn và mất đi khoản thu nhập ổn định hàng tháng.

“Hơn 2 năm nay, tôi phải “ăn bám” chồng. Thi thoảng tôi có tìm thêm một số công việc phụ để có thêm thu nhập. Tôi làm bên ngành du lịch, nên để bắt đầu với công việc khác là rất khó. Phía công ty có hỗ trợ đóng bảo hiểm và chi phí điện thoại”, chị Quyên chia sẻ.

Những năm chưa có dịch Covid-19, vào dịp cuối năm, chị Quyên cũng như những nhân viên nơi đây háo hức chờ đến ngày để nhận thưởng Tết. Nhưng năm nay, chị không hy vọng nhiều. Chị chỉ mong muốn dịch Covid-19 sớm chấm dứt để được trở lại với công việc.

“Những năm chưa có dịch, các chế độ đều ổn định. Vào dịp cuối năm ngoài tiền lương tháng 13, thì còn có các khoản tiền theo doanh thu, tiền thưởng nóng cho nhân viên xuất sắc. So với các ngành khác thì ngành du lịch như chúng tôi cũng tạm ổn. Nhưng năm nay, đơn vị hầu như không hoạt động được, không có doanh thu, nên chúng tôi không hy vọng vào thưởng Tết. Chúng tôi chỉ mong hết dịch để quay trở lại với công việc”, chị Quyên chia sẻ thêm.

Là người có hơn 10 năm hoạt động trong ngành du lịch, lữ hành, nhưng chưa bao giờ ông Nguyễn Tiến Trình – Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen, đồng thời là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh cảm thấy khó khăn như năm nay. Từ chỗ có 40 lao động với mức thu nhập ổn định, nhưng vì không có việc nên đến giờ, đơn vị này chỉ còn 9 lao động.

“Hai năm qua, dịch Covid-19 hoành hành, nhiều ngành nghề, trong đó có du lịch, lữ hành hầu như “đắp chiếu”. Chính vì không thể hoạt động, nên cũng phải cắt giảm, tạm dừng hợp đồng lao động đối với nhiều người”, ông Nguyễn Tiến Trình cho biết.

Hỗ trợ, chăm lo cho 700.000 lượt người nghèo dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu - Báo Nhân Dân

Ông Trình trăn trở khi cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng, khó khăn vì đại dịch. Nhất là vào thời điểm cuối năm, Tết đến Xuân về.

“Chưa bao giờ thấy anh em phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh như thế này. Vì quá khó khăn nên anh em cũng không háo hức chờ đến ngày thưởng Tết như những năm trước. Là người đứng đầu đơn vị, tôi hiểu cảm giác, tâm lý của họ. Dù đang phải đi vay tiền để cầm cự, nhưng Tết đến Xuân về, mình cũng phải có chút tinh thần là cành đào, hay két bia để cảm ơn người lao động đã đồng hành”, ông Nguyễn Tiến Trình chia sẻ.

Vị giám đốc trẻ cũng hy vọng, dịch sẽ sớm được khống chế để các hoạt động được trở lại bình thường. Đồng thời mong muốn trong năm tới, Chính phủ sẽ có những chính sách dài hơi và có chiều sâu hơn đối với các ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài như ngành du lịch, lữ hành. Từ đó có những chính sách dành riêng cho các ngành nghề, giúp họ có thể vực dậy được sau đại dịch.

“Ví dụ ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, bị ảnh hưởng lâu dài thì sẽ hỗ trợ khác với những ngành nghề chỉ ảnh hưởng nhẹ. Như ngành du lịch, lữ hành nếu không có các chính sách dài hơi thì trong năm tới đây sẽ rất khó tồn tại”, ông Nguyễn Tiến Trình chia sẻ thêm.

Nguồn: dantri.com.vn

10 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Phập phồng “ngóng” mức thưởng Tết năm Covid-19

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người lao động ở Đà Nẵng càng hồi hộp hơn khi chờ đợi mức thưởng Tết, để có thêm khoản trang trải dịp cuối năm.

1. Phập phồng chờ thưởng

Càng tới gần cuối năm, công nhân và người lao động lại thấp thỏm “ngóng” thưởng Tết. Trong khi đó, dịch Covid-19 đã khiến nhiều công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.

Tại Đà Nẵng, việc thành phố “đóng cửa” trong gần một tháng khiến công việc của nhiều người lao động bị ảnh hưởng. Đa phần người lao động đều trông ngóng một phần thưởng Tết để có khoản chi tiêu trong dịp cuối năm và đầu năm mới.

Có thâm niên làm việc hơn 4 năm tại một công ty ở khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), chị Trần Thị Hiếu (sinh năm 1988, ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn thấp thỏm nghe ngóng thông tin về việc thưởng Tết.

Như mọi năm, chị Hiếu được thưởng tháng lương thứ 13. Cùng với đó, công đoàn công ty sẽ tặng thêm một phần quà Tết gồm: Chai nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo…

Tuy nhiên, năm nay, Đà Nẵng phải “đóng cửa” vì dịch Covid-19 nên công ty chỉ tổ chức hoạt động “3 tại chỗ” với 30% nhân lực. Thêm một tuần sau đó không có giấy đi đường, chị Hiếu nghỉ làm tròn một tháng.

“Tôi có 2 con nhỏ, chồng đi làm xa nên không biết xoay sở như thế nào để “3 tại chỗ”. Mọi năm, những ai đi làm “chuyên cần” mới được thưởng lương tháng 13. Năm nay, tình hình dịch bệnh như thế này, tôi cũng không biết công ty sẽ thưởng như thế nào”, chị Hiếu chia sẻ.

Phập phồng ngóng mức thưởng Tết năm Covid-19 - 1

Đang làm việc tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), chị Coor Din (23 tuổi, quê ở tỉnh Quảng Nam) cũng chưa nghe ngóng được gì về thưởng Tết.

Năm ngoái, chị Din được thưởng một tháng lương cơ bản và một phần quà gồm: Bia, nước ngọt, bánh kẹo… Khoản thưởng Tết cũng vừa đủ để cô gái trẻ biếu bố mẹ.

Nhưng năm nay, càng đến cuối năm, Din càng hồi hộp. “Giờ em cũng thấp thỏm, nếu không có thưởng Tết thì càng khó khăn hơn vì mọi khoản đều phải chi, nhất là giá cả dịp Tết cao hơn ngày thường”, Din kể.

2. “Làm một năm trông cả vào thưởng Tết”

Những ngày nay, chị Din cùng các đồng nghiệp thường dò hỏi, nghe ngóng thông tin về khoản thưởng. “Lương cơ bản một tháng của em chỉ hơn 4 triệu đồng nên mọi việc đều phải chắt bóp, tằn tiện. Làm một năm trời trông cả vào thưởng Tết để dư ra một khoản sắm sửa cái này, cái kia”, chị Din cho hay.

Chưa có gia đình, cũng không quá chật vật vì các khoản chi, nhưng Phạm Bình Thu Sương (sinh năm 1999, quê ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cũng háo hức đợi thông tin thưởng Tết.

Sương mới làm được 9 tháng tại một công ty ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh với thu nhập cơ bản hơn 4 triệu đồng/tháng, còn nếu tăng ca là từ 6-7 triệu đồng/tháng. Thu nhập trên đủ cho Sương trang trải cuộc sống, cũng như dành dụm. Nhưng thời gian dài dịch bệnh, khoản tiền tiết kiệm cũng vơi dần.

Phập phồng ngóng mức thưởng Tết năm Covid-19 - 2

“Năm ngoái em chưa vào làm nên cũng không biết thưởng Tết như thế nào. Em cũng hỏi thăm các anh chị thâm niên thì biết công ty thưởng được một tháng lương cơ bản”, Sương nói.

Dù việc sản xuất của công ty bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19 nhưng Sương vẫn hy vọng công ty sẽ thưởng “kha khá” để có tiền mua quà về quê và lì xì cho các em.

“Đi làm hơn một năm xa quê mà Tết không có gì mang về thì cũng buồn. Em cũng muốn có một khoản để tặng ba mẹ sắm sửa ít đồ Tết, cho các cháu trong nhà. Hy vọng năm nay thưởng Tết cũng ổn, để em dễ xoay xở hơn”, Sương bày tỏ.

Cũng như Sương, mỗi năm, số tiền thưởng Tết của công ty là khoản tài chính quan trọng cho chị Hiếu để lo Tết, từ sắm sửa quần áo cho con, mua hoa quả, bánh kẹo đến lo quà cho bên nội, bên ngoại…

Khoản thu nhập hàng tháng ít ỏi đã khiến chị Hiếu “đau đầu” cân đối để lo sinh hoạt phí trong gia đình và lo việc học cho 2 con nhỏ.

“Nhận được khoản thưởng, xoay sở cũng xong cái Tết. Nếu không có thì chật vật hơn. Tết năm nay chắc tôi cũng phải chắt bóp, tính toán hơn nhiều so với trước, bởi nếu có thưởng cũng không hy vọng được nhiều như trước”, chị Hiếu nói.

Nguồn: dantri.com.vn

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Kiến nghị 2 – 3 năm sau nghỉ việc mới được rút bảo hiểm một lần

Bảo hiểm xã hội TPHCM kiến nghị điều chỉnh điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần là phải có thời gian nghỉ việc, không đóng bảo hiểm xã hội 2 – 3 năm, thay vì quy định một năm đang áp dụng.

Ngày 9/12, trao đổi với PV Dân trí, Giám đốc BHXH TPHCM Phan Văn Mến cho biết, đơn vị đã có đề xuất gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về góp ý điều chỉnh Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết 93 về chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo đó, BHXH thành phố kiến nghị kéo dài thời gian quy định để người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần lên 2 – 3 năm (tùy trường hợp). Cụ thể, nếu muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động phải có thời gian nghỉ việc, không tham gia bảo hiểm xã hội 2 – 3 năm. Việc này giúp người lao động có động lực tìm việc mới hoặc có phương án tài chính thay thế để không quá trông chờ vào tiền bảo hiểm.

Ông Mến cho rằng, xu hướng “rút bảo hiểm một lần” ở TPHCM tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2015 chỉ 75.000 nhưng đến năm 2020 đã lên hơn 111.000 người. Trong 11 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 95.000 người nhận trợ cấp một lần với số tiền hơn 6.000 tỷ đồng. Độ tuổi nhận cũng trẻ hóa, năm 2015 trung bình là 39,9 tuổi thì năm 2020 chỉ còn 35.4 tuổi.

Kiến nghị 2 - 3 năm sau nghỉ việc mới được rút bảo hiểm một lần - 1

Chia sẻ thêm về vấn đề trên, Phó Giám đốc BHXH TPHCM Trần Dũng Hà cho biết: “Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội liên tục tăng nhanh. Trong thời gian giãn cách xã hội vào tháng 7, 8, 9, BHXH TPHCM giải quyết hơn 14.000 hồ sơ rút bảo hiểm một lần, bình quân mỗi tháng 4.700 hồ sơ. Tháng 10, có hơn 9.000 hồ sơ được giải quyết, tháng 11, có hơn 12.000 hồ sơ, tăng hơn 4.000 hồ sơ so với cùng kỳ” .

Ông Hà cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đầu tiên, do thành phố giãn cách dài ngày khiến việc đi lại nộp hồ sơ khó khăn nên vừa hết giãn cách lượng người nộp hồ sơ tăng nhanh.

Tiếp đó, do ảnh hưởng Covid-19 khiến nguồn thu nhập của người lao động giảm sút và người lao động còn thói quen sau khi nghỉ việc một năm là hưởng bảo hiểm một lần và coi đây là nguồn thu nhập sau khi nghỉ việc. Họ rút bảo hiểm một lần để làm kinh phí trang trải cuộc sống

“Mục tiêu của BHXH là khi người lao động hết tuổi lao động thì sẽ được hưởng lương hưu, có nguồn thu nhập ổn định khi về già, không phải để giải quyết chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần. Chính vì vậy, người chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ có rất nhiều thiệt thòi so với người hưởng lương hưu”, ông Hà khẳng định.

Cụ thể: số tiền nhận sẽ thấp hơn so với người hưởng lương hưu. Ví dụ, cùng một mức đóng, cùng một thời gian tham gia, điều kiện giống nhau… thì người chọn hưởng lương hưu sau khoảng 6 năm đối với nam và hơn 5 năm đối với nữ sẽ nhận số tiền bằng với người hưởng một lần.

“Người hưởng lương hưu được nhà nước điều chỉnh về tiền lương hưu và được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Khi hết tuổi lao động, khi về già, sức khỏe giảm sút nhanh, chi phí điều trị rất lớn, nếu không có thẻ bảo hiểm thì chi phí bỏ ra khá nhiều. Mặt khác, nếu khi về già không có lương hưu, không có tiền thì rất dễ mặc cảm, tự ti. Ngoài ra, người hưởng lương hưu khi chết thì người thân được hưởng chi phí mai táng và các khoản trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần”, Phó Giám đốc BHXH TPHCM chia sẻ thêm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 và Khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014, người lao động được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ thời gian đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng.

Ngoài ra tại Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/NQ-QH13 quy định trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Cuối tháng 3/2015, hàng chục nghìn công nhân Công ty Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) đã ngừng việc nhiều ngày phản đối Điều 60, yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc. Chiều 22/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 93 với tỷ lệ tán thành trên 81%.

Trong 5 năm từ thời điểm Luật bảo hiểm xã hội hiệu lực (1/1/2016), hơn 3,7 triệu người chọn hưởng chính sách này thay vì chờ lương hưu.

Nguồn: dantri.com.vn

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Bữa cơm cho công nhân chỉ 15.000 đồng sao đủ chất

“15.000 đồng/bữa ăn là quá thấp, không còn phù hợp, không đảm bảo dinh dưỡng cho công nhân. Cần phải nâng lên 20.000-25.000 đồng”, ông Nguyễn Quốc Đang – một chủ tịch công đoàn ở quận 7 (TPHCM) nói.

15.000 đồng/bữa ăn là quá thấp

Theo dự thảo báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức 15.000 đồng/bữa. Tuy vậy, không ít doanh nghiệp vẫn duy trì bữa ăn dưới 15.000 đồng/bữa và hàng triệu người lao động chưa được hỗ trợ bữa ăn ca.

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp cho rằng cần nâng cao mức tiền ăn tối thiểu để phù hợp với thực tế. Các doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa để bữa cơm của công nhân đảm bảo no, an toàn và giàu dinh dưỡng hơn.

“Mức giá 15.000 đồng đã triển khai 5 năm rồi, nay giá thực phẩm đã tăng cao hơn rất nhiều. Nếu cứ giữ mức giá này công nhân, người lao động sẽ thiệt thòi. Với mức giá này, công nhân chỉ ăn được vài món, ăn đi ăn lại đến phát ngán nhưng họ đói nên phải ăn để lấy sức làm việc. Tôi đề xuất nâng mức tối thiểu lên 20.000 đồng-25.000 đồng đối với từng khu vực”, ông Nguyễn Quốc Đang – Chủ tịch Công đoàn một doanh nghiệp ở quận 7, chia sẻ.

Doanh nghiệp nơi ông Đang đang làm việc có khoảng 1.300 công nhân. Trung bình mỗi bữa ăn của người lao động khoảng 18.000 đồng/bữa trưa và 19.000/bữa tối. Tuy vậy, người lao động vẫn chưa thực sự hài lòng về bữa ăn công ty đang triển khai.

Bữa cơm cho công nhân chỉ 15.000 đồng sao đủ chất - 2

“Giờ người lao động không chỉ ăn no mà còn phải ăn đủ chất, 15.000 đồng hay 17.000 đồng thì làm sao đủ chất. Thiết nghĩ cần phải có quy định để nâng tiền ăn tối thiếu bữa lên để người lao động được chăm sóc tốt hơn. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng một phần doanh thu nhưng họ đổi lại là hiệu quả trong công việc của công nhân, người lao động”, ông Đang phân tích thêm.

Ông Nguyễn Quốc An – Giám đốc công ty ANS ở quận 12 – nhận định: “15.000 đồng/bữa ăn là quá thấp nhưng có quy định nên các doanh nghiệp cứ bám vào đây để triển khai thì công nhân sẽ thua thiệt. Cần phải tăng lên 20.000 đồng hoặc cao hơn nữa, kèm theo điều kiện trượt giá theo từng năm. Thời buổi này không chăm công nhân kỹ họ sẽ bỏ đi, lúc này doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất. Chúng tôi chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để tăng tiền ăn cho công nhân”.

Bữa cơm cho công nhân chỉ 15.000 đồng sao đủ chất - 3

Không dám mơ bữa ăn đủ chất

Là công nhân may ở TPHCM đã 12 năm, chị Nguyễn Thế Thùy Dương (38 tuổi, quê Vĩnh Long) đã chuyển việc 4 lần. Một lần chuyển việc do xa nhà, 3 lần chuyển việc do bất bình về chất lượng các bữa ăn.

“Tôi là con nhà nghèo, lên TPHCM mưu sinh nên chẳng dám mơ ăn ngon, ăn đủ chất dinh dưỡng. Tôi chỉ muốn ăn uống no, hợp vệ sinh là mãn nguyện rồi. Tuy vậy, không phải công ty nào cũng quan tâm đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, chị Dương tâm sự.

Chị Dương cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi bữa ăn cho công nhân hơn lúc chị mới lên TP rất nhiều. Tuy vậy, không ít công nhân vẫn phải ấm ức vì bữa ăn chỉ “lèo tèo ít rau và vài miếng thịt mỏng như tờ giấy”. Thậm chí, tình trạng đồ ăn có “dị vật” hay ôi thiu vẫn xuất hiện trong bữa ăn của công nhân.

Bữa cơm cho công nhân chỉ 15.000 đồng sao đủ chất - 4

“Phải làm công nhân mới hiểu hết được bữa ăn ở trên công ty quan trọng thế nào. Có thể giảm một chút lương để thêm thức ăn chúng tôi cũng đồng ý. Tuy vậy, nếu công ty không giảm lương mà nâng cao chất lượng bữa ăn, chúng tôi cảm ơn rất nhiều”, anh Thanh Tùng, công nhân ở quận Bình Tân chia sẻ.

Theo anh Tùng, nhiều nam công nhân sau bữa cơm ở công ty vẫn phải ra ngoài ăn thêm vì không đủ no. Nhiều người nấu cơm ở nhà mang đi để tiết kiệm, có trường hợp mua bánh mì, bánh ngọt để sẵn.

“Mình phải ăn 4 chén mới no được nhưng cơm ở công ty chỉ được hơn một chén, ăn không đủ no. Nhiều chị em phụ nữ lại dư cơm nên san sẻ cho anh em. Nếu ăn không no thì ra ngoài mua bánh mì, bánh bao hoặc mì tôm ăn rồi tranh thủ vô công ty nghỉ ngơi trước khi làm việc. Công nhân mà được ăn no, ăn sạch là mừng rồi”, anh Tùng thông tin thêm.

Nguồn: dantri.com.vn

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in ,
Đề nghị tăng 7,4% lương hưu từ ngày 1/1/2022

Trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết sẽ đề xuất điều chỉnh tăng 7,4 % lương hưu từ 1/1/2022 chứ không chờ tới 1/7/2022.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Vương Thị Hương, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đưa ra câu hỏi: “Người nghỉ hưu trước 1995 đã cao tuổi và mức lương hưu rất thấp. Trước tác động của dịch Covid-19, nhiều người vẫn chật vật với khó khăn của cuộc sống và là đối tượng dễ bị tổn thương. Vậy, Bộ trưởng sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?”.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng cho biết, vấn đề điều chỉnh lương hưu đã được nhắc tới nhiều ở nhiệm kỳ Quốc trước và tới Nghị quyết 34 của Quốc hội cũng đã đề cập tới vấn đề này. Trong điều kiện tình hình dịch bệnh hiện nay, Chính phủ đã báo cáo với Quốc hội và tạm dừng vấn đề cải cách tiền lương.

Tuy nhiên trong đề xuất của Chính phủ với Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định, nội dung điều chỉnh lương hưu vẫn được đề cập tới, đặc biệt là quan tâm tới những người nghỉ hưu trước năm 1995 và những người có lương hưu thấp.

Bộ trưởng giải thích thêm: “Đây là vấn đề đã từng được Bộ đề cập và tôi không quên việc thực hiện lời hứa này. Thời gian qua, Bộ tổ chức nhiều cuộc đánh giá về vấn đề lương hưu. Cho tới lúc này, Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về việc này”.

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng - Báo  Người lao động

Về lộ trình, Bộ trưởng cho biết: “Tôi tin là trong tháng 12 năm nay, Bộ sẽ trình Thủ tướng xem xét. Hiện nay trước tình hình khó khăn hiện nay, nhiều người nghỉ hưu gặp khó khăn, Bộ đang đề nghị Chính phủ nghiên cứu xem xét việc điều chỉnh tăng từ 1/1/2022 chứ không chờ tới thời điểm 1/7/2022, như thường lệ”.

Theo đó, lương hưu dự kiến được đề nghị tăng thêm 7,4% so với mức của tháng 12/2021. Tổng số kinh phí điều chỉnh là khoảng 12.650 tỷ đồng.

“Trong đó ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư và bổ sung cho người nghỉ hưu trước năm 1995 là 3.648 tỷ đồng”. Với những người đã được điều chỉnh tăng nhưng lương vẫn dưới 2,5 triệu đồng/tháng, Bộ sẽ đề xuất bổ sung lên tối thiểu 250.000 đồng/người nhưng trường hợp hỗ trợ cao nhất cũng không vượt quá mức lương 2,5 triệu đồng/tháng.

Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng cho biết thêm: “Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương. Do đó, Bộ sẽ cố gắng hoàn thiện thủ tục và hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 1/1/2022…”.

Nguồn: dantri.com.vn

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Công nhân lo “mất” Tết nếu không được tăng ca

“Giờ chỉ mong công ty có đơn hàng liên tục để được đi làm đều, kiếm tiền trả nợ. Làm xuyên Tết cũng được, tăng ca 8 giờ/ngày cũng được, nghỉ mấy tháng ở nhà, nợ chồng chất rồi”, chị An tâm sự.

1. Không được tăng ca, không mơ Tết

Những ngày qua, trên các diễn đàn tâm sự công nhân có nhiều chia sẻ về “Kiến nghị tăng số giờ làm thêm lên 400 giờ/năm”. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp thì việc nới “trần” làm thêm 300 giờ/năm lúc này là để bù đắp việc thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19. Với nhiều công nhân, đây là hướng giải quyết giúp họ có thêm tiền trang trải chi phí. Người lao động chấp nhận làm thêm vì “không có tiền khổ lắm”.

Chị Nguyễn Thùy An (ngụ tại Quận 12, công nhân khu chế xuất Linh Trung) bày tỏ, 4 tháng nghỉ dịch, nhiều công nhân đã lâm vào cảnh khó khi bị ngưng việc, mất việc. Bản thân chị cũng nợ bạn bè gần 20 triệu đồng sau thời gian giãn cách. Từ đầu tháng 10, dù đã đi làm trở lại nhưng thu nhập của chị vẫn chưa thực sự ổn định.

“Công nhân như chúng tôi 10 người thì 9 người có hoàn cảnh khó khăn, vừa nuôi gia đình vừa phụ giúp cha mẹ ở quê, lương hàng tháng lĩnh xong, có khi chỉ một tuần là sạch trơn. Chúng tôi mong làm thêm càng nhiều càng tốt. Tăng 6 giờ, 8 giờ mỗi ngày cũng được, cứ có tiền là công nhân chấp nhận, mệt chút nhưng có tiền vẫn vui”, chị An cho hay.

Theo chị An, càng gần Tết, công nhân càng mong được tăng ca nhiều. Nếu cuối năm mà công ty không yêu cầu tăng ca, nhiều công nhân buồn ra mặt.

Công nhân lo mất Tết nếu không được tăng ca - 2

“Cận Tết mà không tăng ca là Tết không vui rồi, tiền ít sao vui được. Nhiều người còn mong được tăng ca xuyên Tết. Năm nay chắc ít người về quê nên tăng ca vừa có thêm tiền, vừa đỡ buồn khi ở lại thành phố ăn Tết. Tiền tăng ca để gửi về quê cho bố mẹ, để trả nợ”, chị An nói thêm.

Cùng tâm sự như chị An, chị Trần Thị Lụa (công nhân ở quận Tân Phú) nhấn mạnh: “Chưa khi nào công nhân, người lao động mong được tăng ca như năm nay. Tăng ca càng nhiều công nhân càng thích. Dịch Covid-19 khiến nhiều công nhân đã nghèo nay còn nghèo hơn. Dù vẫn được hỗ trợ nhưng chúng tôi cũng mong muốn kiếm được đồng tiền do chính tay mình làm ra”.

Chị Lụa cho biết, hơn 10 năm mưu sinh ở TPHCM, chưa năm nào chị không về quê dịp Tết. Tuy vậy, năm nay chị chấp nhận ăn Tết xa nhà vì “thực sự không còn tiền, không dám mơ Tết, nghĩ đến Tết là sợ”. Năm nay, hai vợ chồng dự định sẽ làm xuyên Tết để kiếm tiền trả nợ và mua thêm đồ dùng học tập cho 3 con.

2. Giải pháp tạm thời

Ông Huỳnh Bảo Toàn (Giám đốc doanh nghiệp nội thất ở Quận 12) cho rằng, việc nới “trần” giờ làm thêm cần phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động.

“Tăng thời gian làm thêm thì phải hài hòa giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và người lao động. Làm thêm càng nhiều giờ thì càng cần phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người lao động, không chỉ tăng tiền lương mà còn phải tăng dinh dưỡng bữa ăn, hỗ trợ tiền phòng trọ… để công nhân an tâm sản xuất, đạt năng suất cao”, ông An chia sẻ.

Từ thực tế, ông Toàn nhận định, hiện rất nhiều doanh nghiệp cần người lao động tăng giờ làm để kịp hồi phục sản xuất. Đặc biệt, dịp cuối năm, các doanh nghiệp sẽ phải “gồng mình” kéo lỗ cho thời gian giãn cách nên việc tăng giờ làm là thực sự cấp bách. Chưa dừng lại ở đó, năm 2022, các doanh nghiệp cũng sẽ luôn cần lao động để khôi phục sản xuất nhằm đáp ứng thị trường sau dịch.

“Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đã khuyến khích kéo dài thời gian làm thêm nhưng phải đảm bảo phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Họ nhấn mạnh đến sức khỏe của người lao động vì nếu thu nhập tăng mà sức khỏe giảm thì không còn ý nghĩa. Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp nhất thời, về lâu dài, các doanh nghiệp vẫn cần chú trọng tăng năng suất lao động hơn là tăng thời gian lao động”, ông Toàn thông tin thêm.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng cho rằng việc nới “trần” thời gian làm thêm trong tháng, trong năm chỉ nên là giải pháp tạm thời. Công đoàn Việt Nam đề nghị chỉ nên quy định thời gian áp dụng việc tăng giờ làm thêm trong 2 năm từ 1/1/2022 – 31/12/2023. Nếu được áp dụng, thời gian làm thêm của người lao động có thể lên đến 104 giờ/tháng, gấp 2,5 lần so với bình thường.

Nguồn: dantri.com.vn

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in