Hàng quán ở TP.HCM bối rối với “3 tại chỗ, 4 tự “

Nhiều quận, huyện tại TP.HCM cho biết dù đã phổ biến chính sách mở cửa lại tới các chủ nhà hàng, quán ăn từ ngày 9/9, đến nay vẫn chưa có hộ kinh doanh nào đăng ký hoạt động.

Từ 8/9, TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán mang đi sau hơn 2 tháng tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, theo khảo sát, sau 2 ngày nhận được thông báo của UBND TP.HCM, nhiều chủ quán vẫn e dè chưa muốn đăng ký hoạt động trở lại. Trong đó, các tiêu chí như phải hoạt động “3 tại chỗ”, tự xét nghiệm Covid-19… khiến họ bối rối.

“Từ trước đến nay quán hủ tiếu của tôi nằm ở ngõ nhỏ, mua bán trực tiếp cho người dân trong khu vực, ngõ hẻm. Do đó, chiếu theo quy định của TP thì không thể hoạt động lại”, chị Tư (phường Tân Thuận Đông, quận 7) cho hay.

Tương tự, chị Ngân, kinh doanh quán cafe ở phường 8, quận 5 cho biết bây giờ muốn mở quán phải liên hệ phường, quận báo cáo xác nhận, chờ xin giấy đi đường để đến quán, rồi sắp xếp “3 tại chỗ” tại quán, xét nghiệm… “Chưa kể hiện nay chỉ được giao hàng trong nội quận, đơn rất ít thì thu không đủ chi”, chị nói và cho biết quyết định chờ sau ngày 15/9 rồi tính tiếp.

Được phép mở, hàng quán ở TP.HCM, Đà Nẵng vẫn 'cửa đóng then cài' -  VietNamNet

ông Đỗ Đăng Ái – Phó chủ tịch quận Phú Nhuận – cho biết từ ngày 9/9, quận đã triển khai đến các phường và hộ kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của UBND TP.HCM. “Tuy nhiên, đến ngày hôm nay vẫn chưa có hộ kinh doanh nào đăng ký vì họ cho rằng khó đáp ứng được các yêu cầu của thành phố”, ông nói.

Phó chủ tịch quận Phú Nhuận cho biết các điều kiện vaccine về cơ bản các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều đáp ứng đủ bởi quận đã phủ hết 100% mũi 1 cho toàn dân trên địa bàn. “Hiện các cơ sở muốn đăng ký sẽ trao đổi với phường và phường liên hệ phòng kinh tế quận để thẩm định lại các điều kiện”, ông Ái cho hay.

Tuy nhiên theo ông Ái, các hộ kinh doanh đều đang cân nhắc. “Chưa kể việc chỉ được giao hàng trong nội quận cũng khiến cơ sở kinh doanh bị hạn chế đơn hàng, còn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bán trực tiếp lại khó khăn khi chưa đăng ký giao hàng qua app”, ông nói.

Tương tự, ông Hoàng Minh – đại diện phường Tân Định (quận 1) – cũng cho biết đến hôm nay phường cũng vẫn chưa nhận được thông tin đăng ký của hộ kinh doanh trên địa bàn. “Nhiều cơ sở kinh doanh gọi điện hỏi về các yêu cầu để được mở bán lại, nhưng thấy khó nên quyết định đợi đến ngày 15/9”, ông nói.

Theo đại diện phường Tân Định căn cứ theo Công văn 2994 của UBND thành phố, các cơ sở kinh doanh tại phường muốn hoạt động trở lại phải có giấy phép kinh doanh, tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine, thực hiện “3 tại chỗ” và tiến hành test nhanh Covid-19 2 ngày/lần.

Được phép mở, hàng quán ở TP.HCM, Đà Nẵng vẫn 'cửa đóng then cài' -  VietNamNet

“Phường Tân Định đã tạo hội nhóm trên mạng xã hội để thông báo cụ thể cho các hộ kinh doanh. Theo đó các hộ sẽ tổng hợp các giấy tờ cần thiết theo quy định và gửi về email của phường để đơn vị nắm thông tin và xác nhận có đủ điều kiện hoạt động hay không”, đại diện phường cho hay.

Trong thời gian hoạt động, lực lượng Công an phường sẽ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện theo yêu cầu của các hộ kinh doanh. “Về giấy đi đường sẽ do phường tổng hợp gửi lên quận để cấp”, ông Minh nói.

Việc xét nghiệm sẽ thực hiện ở trạm y tế của phường hoặc trung tâm y tế quận, tại đây sau khi xét nghiệm người dân sẽ được cấp giấy xác nhận ngay.

dang ky ban hang mang ve anh 2

Ông Nguyễn Quốc Dũng – Trưởng phòng kinh tế quận 5 – cho biết tại quận sẽ có đường link cho hộ kinh doanh đăng ký. “Quận sẽ khảo sát các điều kiện của cơ sở đảm bảo theo đúng các yêu cầu của thành phố mới đồng ý cho phép hoạt động bán mang đi hay không”, ông nói.

Về việc xét nghiệm, quận 5 đã định hướng cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể linh động theo 2 cách. Cách thứ nhất là xét nghiệm tại điểm xét nghiệm của quận. Cách thứ 2 quận sẽ chỉ đạo các trạm y tế lưu động hướng dẫn ban đầu cho hộ kinh doanh phương pháp tự test nhanh Covid-19 tại nhà, khi có kết quả sẽ báo về các phường.

“Quận sẽ không gò ép bắt doanh nghiệp làm theo một yêu cầu nhất định mà đưa ra phương án cho họ lựa chọn”, ông Dũng nói và cho biết trong hôm nay quận sẽ ban hành văn bản và cho chủ cơ sở tiến hành đăng ký.

Theo ông Dũng, phía quận, phường sẽ tạo điều kiện tối đa về các thủ tục cho các hộ kinh doanh hoạt động trở lại nếu đảm bảo các quy định của thành phố. “Một số đơn vị ăn uống trước đây đã liên kết với các app giao hàng thì họ có thể mở ngay, còn các cơ sở chưa đủ điều kiện sẽ phải mất thời gian hơn”, ông chia sẻ.

Về việc xét nghiệm 2 ngày/lần cho cơ sở kinh doanh ăn uống, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đây là quy định chung đối với doanh nghiệp, khối quân đội, công an, lực lượng tham gia chống dịch… được nêu tại văn bản 2716 của UBND TP.HCM.

Theo đó, các đơn vị phải chủ động giám sát xét nghiệm trên nguyên tắc 4T: Tự tổ chức, tự lên kế hoạch, tự thực hiện, tự triển khai. Tần suất xét nghiệm 3 ngày/lần.

Ngày 9/9, bà Phạm Thị Thúy Hằng – Phó chủ tịch UBND quận 3 – cũng cho biết quận đã có hướng dẫn về các phường để thông tin đến các hộ kinh doanh được phép hoạt động theo quy định của thành phố.

Theo đó, sẽ có hệ thống của từng phường, khu phố, tổ dân phố để rà soát, tiếp nhận thông tin của các chủ cơ sở qua các kênh truyền thông online do hiện tại, người dân không được phép ra đường.

Đồ ăn uống được bán mang về ở TP.HCM: "Một tô phở 120 nghìn chưa gồm phí  ship thì ai dám mua"

“Sau khi tiếp nhận thông tin đăng ký, UBND phường sẽ tiến hành kiểm tra theo các điều kiện đã quy định. Nếu hộ kinh doanh đủ điều kiện, địa phương sẽ cấp biển ‘hộ kinh doanh an toàn’ để bán hàng”, bà Hằng nói.

Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM – thừa nhận hiện nay tình hình mở lại quán ăn có thấp so với số lượng 7.500 doanh nghiệp kinh doanh ăn uống và hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể, do một số nguyên nhân.

“Theo Văn bản 2994, các loại hình kinh doanh phải thực hiện 3 tại chỗ, thực hiện bán mang đi theo shipper. Tuy nhiên, shipper hiện nay chỉ hoạt động trong phạm vi một quận huyện, 3 tại chỗ có một số khó khăn và cách thức tiếp cận nguyên liệu khác so với trước như phải đặt hàng qua các đơn vị khác, một số nhà cung cấp chưa có giấy đi đường”, ông nói.

“Ngoài ra, quán ăn chỉ được phục vụ trong phạm vi quận huyện qua shipper cũng khiến hộ kinh doanh gặp khó về lượng khách. Do đó, hộ kinh doanh phải cân nhắc có mở cửa thời điểm này hay không”, ông nói.

Nguồn: zing.vn

Nhiều quận, huyện tại TP.HCM cho biết dù đã phổ biến chính sách mở cửa lại tới các chủ nhà hàng, quán ăn từ ngày 9/9, đến nay vẫn chưa có hộ kinh doanh nào đăng ký hoạt động. Từ 8/9, TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán mang… Xem bài viết