KỸ NĂNG LẮP ĐẶT MÁY BƠM CÔNG NGHIỆP ĐÚNG TIÊU CHUẨN

Lắp đặt máy bơm nước đúng với yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng để sử dụng máy bơm hiệu quả, an toàn nhất. Có rất nhiều loại máy bơm nước khác nhau nhưng nhìn chung các kỹ thuật cũng không quá khác biệt.

1. Kỹ thuật lắp đặt máy bơm công nghiệp đúng tiêu chuẩn:

Lắp đặt máy bơm nước cần chú ý an toàn, tránh rung lắc khi vận chuyển sẽ làm hỏng các bộ phận của máy. Với những loại chất bơm đặc biệt, bạn có thể cài đặt các bộ lọc ở phía trước của đầu hút của máy, để đảm bảo không có vật lạ bị mắc hoặc ảnh hưởng đến bánh công tác của bơm, không làm tắc nghẽn động cơ.

Lắp đặt đường ống đầu vào/ đầu ra tốt nhất là đường kính bên phải của máy bơm. Hạn chế tối đa các nếp gấp ống, vòng lặp làm giảm hiệu suất của máy bơm. Ở hai đầu của máy bơm cần lắp đặt khóa và vòi phun để quá trình điều chỉnh, sửa chữa thuận lợi. Các đường ống đầu vào, đầu ra phải đóng kín hoàn toàn, không để hiện tượng rò rỉ, có thể gây hại cho máy bơm trong quá trình vận hành.

Động cơ máy bơm phải được gắn song song với mặt đất. Một số loại máy bơm nước phải được trang bị hệ thống sơn lót phù hợp với các hướng dẫn của dụng của hãng.

Với những môi trường làm việc đặc biệt như chất bơm là hóa chất, có tính ăn mòn cao, hoặc máy bơm đặt chìm trong chất bơm thì bạn cần chú ý đến loại máy, vật liệu chế tạo máy, vật liệu ống bơm đúng tiêu chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu hóa học chất bơm.

Một số loại máy bơm nước phải gắn hệ thống mồi nước theo đúng yêu cầu nhà sản xuất.

2. Các thông số nhất định phải biết khi lắp đặt máy bơm công nghiệp:

– Điện áp sử dụng:

Máy bơm thông thường có loại 220V/50Hz hoặc có loại 110V, 220V hoặc máy bơm 3 pha. Hãy chú ý đến điện áp sử dụng của máy và nguồn điện bạn đang sử dụng, nếu nguồn điện bạn đang dùng có điện áp thấp hơn cần sử dụng máy tăng áp để cung cấp đủ điện áp cho máy bơm. Trường hợp máy bơm chạy trong điều kiện điện áp không đủ yêu cầu, rất dễ dẫn đến khả năng chập cháy, nổ, hỏng máy bơm .

– Lưu lượng bơm :

Đây là lưu lượng nước mà máy bơm có thể vận chuyển được trong một thời gian quy định. Lưu lượng ghi trên máy là Qmax là lưu lượng nước tối đa máy đáp ứng. Tuy nhiên thông số này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như độ cao, tốc độ, công suất máy, loại ống sử dụng, … nên lưu lượng thực tế máy bơm thường chỉ đạt từ 80-90% lưu lượng định mức theo nhà sản xuất đưa ra.

– Độ cao

Độ cao của mực nước thường ghi là H, là độ cao máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa,… Đây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng. Thực tế sử dụng thì độ cao của máy chỉ đạt khoảng 80% thông số nhà sản xuất đưa ra.

– Độ sâu hút nước:

Đây là độ sâu mà máy bơm nước hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng,… đến tâm bánh công tác của bơm. Thông thường thì độ sâu sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.

– Độ cao cột áp:

Đây là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được. Với những hệ thống máy bơm cho nhà cao tầng, khu chung cư,… yêu cầu cột áp cao, đáp ứng sử dụng tốt cho hệ thống 20,30 tầng hoặc có khi nhiều hơn đến 70,80 tầng, bạn cần đặc biệt chú ý yếu tố này, để đảm bảo nguồn nước ra đều, ổn định.

– Tốc độ quay của bơm: đây là số vòng quay trên phút của bánh bơm, được ký hiệu r.m.p.

Sau khi đã xác định được cơ bản các chỉ số của máy bơm, thì kỹ thuật lắp đặt máy bơm nước đúng tiêu chuẩn chắc chắn không phải là điều khó khăn.

3. Kiểm tra, vận hành chạy thử sau khi lắp đặt máy bơm

– Sau khi lắp đặt máy bơm nước, cần kiểm tra hệ thống đường ống trước khi vận hành. Bạn cần đảm bảo đầy đủ các phụ kiện cần thiết và được kết nối chắc chắn không rõ rỉ, các van khóa đã được mở sẵn sàng.

– Kiểm tra hệ thống điện đảm bảo an toàn, và sử dụng đúng nguồn điện.

– Tiến hành mồi nước đầy đủ cho bơm, tránh trường hợp bơm chạy khô làm hư hỏng máy.

– Nếu bơm hoạt động chưa ổn định, cần tắt bơm, khởi động bơm và xả toàn bộ khí còn trong buồng bơm.

– Đối với trường hợp bơm gặp vấn đề trong lần khởi động đầu tiên, cần ngừng bơm và báo ngay cho nhà cung cấp để tiến hành kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy bơm sớm nhất.

4. Cách sửa chữa máy bơm nước do kỹ thuật lắp đặt máy bơm nước sai cách:

– Động cơ không hoạt động:

Nguyên nhân có thể là do đấu nối không chắc chắn dây nguồn và dây tín hiệu. Cần kiểm tra các kết nối, siết chặt các terminal, kiểm tra thay thế dây nguồn.

Có thể nguyên nhân khác là do kẹt rác, bùn, đất trong cánh quạt, trong buồng bơm cần kiểm tra làm sạch bơm.

-Động cơ hoạt động nhưng không có nước hoặc nước yếu ở đầu đẩy:

Nguyên nhân có thể do đầu hút yếu hoặc không có, các kết nối ở dầu hút bị rò rỉ, không chắc chắn hoặc có vật lạ tắc nghẽn trong bơm hoặc đường ống hút.

Khắc phục: Cần kiểm tra, siết chặt các liên kết ở đường hút của bơm, xả toàn bộ khí trong buồng bơm.Kiểm tra nguồn nước ở đầu hút, vệ sinh sạch sẽ bộ phận lọc và buồng bơm.

– Máy bơm có độ rung lớn, nóng lên bất thường.

Nguyên nhân: bơm không được đặt cố định chắc chắn tại nơi bằng phẳng hoặc có vật lạ kẹt trong bơm.

Khắc phục: Cố định bơm chắc chắn, tháo bơm và vệ sinh sạch sẽ buồng bơm.

Lắp đặt máy bơm nước đúng với yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng để sử dụng máy bơm hiệu quả, an toàn nhất. Có rất nhiều loại máy bơm nước khác nhau nhưng nhìn chung các kỹ thuật cũng không quá khác biệt…. Xem bài viết