Thêm kết quả...

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THUÊ LUẬT SƯ

Cùng với sự phát triển của nghề luật sư, ngày nay bạn có thể dễ dàng thuê luật sư để tư vấn pháp luật hay bảo vệ bạn trong các tranh chấp pháp lý. Tuy nhiên lựa chọn được một luật sư có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, thật sự tận tâm với công việc là điều không dễ, thậm chí rất khó. Không ít người đã phải “ăn trái đắng”, “tiền mất, tật mang” khi chọn nhầm những luật sư lấy tiền làm triết lý hành nghề.

Tại sao lựa chọn luật sư (dịch vụ pháp lý) lại khó như vậy, có gì đặc biệt hơn so với khi bạn chọn mua một sản phẩm, dịch vụ khác?

Nếu như bạn mua một món đồ, bạn có thể biết được chính xác sản phẩm mình nhận được là gì, chất lượng ra sao với những thông số kỹ thuật, thời hạn giao hàng… và sự cam kết rõ ràng, minh bạch của nhà cung cấp, thậm chí bạn còn được dùng thử trước khi mua. Nếu sản phẩm có khiếm khuyết, bạn sẽ được đổi sản phẩm khác hoặc được bảo hành. Nếu nhà cung cấp không thực hiện đúng cam kết, bạn có thể khởi kiện ra tòa và họ sẽ phải bồi thường cho bạn

Không giống như bạn mua sản phẩm, dịch vụ trên, khi bạn lựa chọn luật sư để bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho bạn trong một vụ án, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp không cho phép luật sư hứa hẹn, cam kết về kết quả bởi luật sư không có quyền trong việc quyết định bản án. Nếu luật sư nào hứa hẹn, cam kết với bạn, có nghĩa rằng họ đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và có thể đang lừa dối bạn. Lẽ dĩ nhiên, khi kết quả vụ án không đúng như cam kết (nếu có) của luật sư thì bạn cũng không thể khởi kiện yêu cầu họ bồi thường bởi sự cam kết này không được pháp luật thừa nhận.

Bạn rất khó để kiểm soát chất lượng dịch vụ luật sư. Trong cùng một vụ việc, nếu chọn được một luật sư có đạo đức, tận tâm với công việc, họ sẽ trăn trở với những khó khăn, vướng mắc của bạn; họ tích cực nghiên cứu hồ sơ để củng cố chứng cứ bảo vệ bạn; họ có thể thức trắng đêm để nắn nót từng câu chữ trong việc soạn thảo đơn từ, văn bản gửi các cơ quan chức năng giúp bạn. Nhưng nếu bạn chọn nhầm phải một luật sư thiếu trách nhiệm, họ sẽ làm qua loa cho xong việc. Với họ, dù không cần nghiên cứu hồ sơ thì cũng chỉ cần vài phút là có thể soạn xong một văn bản/ viết xong cho bạn một lá đơn, nhưng vấn đề là bạn sẽ nhận được gì từ những văn bản/lá đơn viết qua loa như thế? Họ sẽ bảo vệ bạn thế nào khi không nghiên cứu hồ sơ? Bạn rất khó để phát hiện ra việc này, hoặc nếu có thì cũng chỉ là sự cảm nhận, bạn không thể quy trách nhiệm cho họ.

Cái khó của việc lựa chon luật sư chính là việc không ai có thể đưa ra một tiêu chí cụ thể để đo lường và ràng buộc trách nhiệm của luật sư trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ pháp lý. Khi lựa chọn một luật sư nào đó, thông thường bạn sẽ phải thanh toán 50% phí dịch vụ ngay khi ký kết hợp đồng. Dù kết quả vụ án thế nào, dù thắng hay thua thì bạn cũng phải thanh toán đầy đủ 50% còn lại. Bạn không có nhiều cơ hội để phản biện, chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp phần nhiều phụ thuộc vào lương tâm và đạo đức của chính luật sư mà bạn lựa chọn.

Cần lưu ý những gì khi lựa chọn luật sư?

Trực tiếp lựa chọn luật sư: Khi bạn ký kết hợp đồng với một Văn phòng luật sư hay Công ty luật nào đó thì không có nghĩa là công ty luật đó sẽ trực tiếp giúp bạn. Họ sẽ cử một luật sư đảm nhận và bảo vệ bạn trước tòa. Bạn không nên giao phó việc lựa chọn luật sư này cho ai mà hãy yêu cầu công ty luật nơi bạn liên hệ cung cấp thông tin chi tiết về luật sư mà họ dự định phân công. Chỉ nên ký hợp đồng sau khi bạn trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và cảm thấy thật sự an tâm, tin tưởng vào nhân cách cùng hướng giải quyết vụ việc luật sư này.

Cảnh giác trước những lời hứa hẹn, cam kết về kết quả vụ án: Nếu bạn nghe những lời hứa về thời gian và kết quả giải quyết vụ án thì đừng vội tin những lời hứa đó. Một vụ án có thể sẽ phải qua nhiều cấp xét xử. Luật sư hay thậm chí cả thẩm phán cũng không có quyền quyết định bản án. Thẩm quyền này thuộc về hội đồng xét xử.

Chú ý đến đạo đức của luật sư: Khi tìm luật sư, hẳn mọi người thường nghĩ ngay đến việc phải tìm luật sư giỏi, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng bạn có thể phạm phải một sai lầm lớn nếu không quan tâm tìm hiểu về nhân thân, đạo đức của luật sư đó. Một luật sư giỏi sẽ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí bạn còn bị thiệt hại và tốn kém nhiều hơn nếu đó là một luật sư thiếu nhân cách. Một luật sư uy tín mà bạn có thể tin cậy sẽ là giải pháp an toàn và tối ưu nhất.

Phí thuê Luật sư

Đây là điều mà hầu hết mọi người quan tâm và cân nhắc khi thuê Luật sư. Cũng giống như các công việc và ngành nghề khác nghề Luật sư giúp thỏa mãn nhu cầu công việc nào đó cho khách hàng và nhận về mức phí nhất định. Tuy nhiên là ngành nghề dịch vụ lại tương đối mơ hồ, trìu tượng do đó khách hàng rất khó nắm bắt phí và cũng không có con số nào cụ thể cho dịch vụ này. Nhưng về cơ bản thì việc tính chi phí có những nguyên tắc chung như sau:

Căn cứ tính phí thuê Luật sư

Do mỗi vụ, việc có tính chất, quy mô và độ khó khác nhau do đó mức phí có thể căn cứ theo:

✔️Mức độ phức tạp của vụ, việc;
✔️Thời gian của luật sư (hoặc nhóm luật sư) bỏ ra để thực hiện vụ, việc;
✔️Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư hoặc văn phòng/công ty Luật đó;
✔️Yêu cầu cụ thể của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả thực hiện vụ, việc.

Phương thức tính phí thuê Luật sư
Có thể tính phí thuê Luật sư theo:
✔️Tính phí theo giờ làm việc của luật sư. Ví dụ như phí tư vấn tính tính theo …. vnđ/tiếng;
✔️Vụ, việc với mức thù lao trọn gói. Ví dụ phí của vụ, việc …. vnđ/vụ, việc;
✔️ Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án. Ví dụ phí của vụ, việc là: …% của giá trị tài sản tranh chấp… và một số cách tính khác.

Cách trả phí thuê luật sư
Tùy văn phòng, Luật sư khác nhau hoặc thỏa thuận của khách hàng với văn phòng thì cách thu phí thuê Luật sư sẽ khác nhau. Tuy nhiên có thể theo các cách sau:
✔️Thanh toán 100% phí ngay sau khi ký hợp đồng thuê Luật sư;
✔️Thanh toán …. % ngay sau khi ký hợp đồng còn …. % còn lại sẽ thanh toán vào các giai đoạn tiến hành giải quyết vụ, việc;
✔️Thanh toán phí cứng (phí giải quyết vụ, việc) trước, còn phí thưởng (% giá trị tài sản thắng kiện,…) sau khi vụ ván kết thúc,…

Thuê Luật sư theo cách nào

Thuê Luật sư để giải quyết vụ, việc là việc rất quan trọng, đặc biệt là với những vụ án hình sự hay tranh chấp dân sự lớn ảnh hưởng đến tiền, tài sản, quyền công dân, sự tự do hoặc đôi khi cả mạng sống của mình là việc làm rất quan trọng. Do đó cần cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp với vụ, việc của mình mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Không nhất thiết phải thuê Luật sư nổi tiếng nhất, giá đắt nhất, dịch vụ tốt nhất mà nên chọn Luật sư phù hợp với vụ, việc của mình, Luật sư tận tâm với khách hàng mà chi phí hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

Bạn có thể tham khảo những cách tìm thuê Luật sư sau:

✍️Thuê Luật sư qua người quen giới thiệu: Đây là cách yên tâm và an toàn, vì đã biết cách làm việc của người đó và người quen cũng từng sử dụng dịch vụ và hài lòng. Tuy nhiên bạn vẫn nên cân nhắc bởi vụ việc của bạn có thể không giống với vụ, việc của người quen của người quen kia do đó Luật sư có thể không chuyên về vụ, việc của bạn hoặc vị trí xa, và nếu không tìm hiểu thêm các đầu mối khác nữa bạn sẽ bị giới hạn Luật sư để bạn chọn lựa, so sánh và khảo giá cũng như dịch vụ,..

✍️Thuê Luật sư thông qua tìm hiểu trên mạng: Đây là cách làm đa số mọi người hay làm hiện nay do sự phát triển và tiện lợi của mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn, so sánh và tham khảo các bên. Tuy nhiên do chưa từng tiếp xúc, bạn không đánh giá hết được chất lượng dịch vụ của Luật sư, văn phòng đó dẫn đến hiệu qua công việc không cao hoặc không được như hứa hẹn ban đầu.

✍️Qua thông tin đại chúng, theo dõi các vụ, việc pháp lý trên các chương trình truyền hình, thời sự,..: Các này giúp bạn nắm được thông tin của văn phòng, Luật sư khá chi tiết và tin tưởng. Khi cảm thấy văn phòng có những điểm phù hợp về địa lý đi lại thuận tiện, khả năng chuyên môn phù hợp với vụ, việc của mình thì bạn có thể cân nhắc để sử dụng dịch vụ của văn phòng đó. Tuy nhiên đây là sự trùng hợp và khả năng lựa chọn cho phù hợp với vụ, việc của bạn không cao. Do đó cách này ít được dùng.
✍️Thông qua địa chỉ, thông tin của các văn phòng quanh khu vực nơi bạn sinh sống: Cách này khá tối ưu do bạn có thể chủ động tiếp cận, tham khảo trực tiếp dịch vụ của văn phòng, Luật sư bằng cách đến gặp trực tiếp và đưa ra vấn đề của mình, xem xét báo phí và chất lượng dịch vụ của văn phòng đó. Tuy nhiên cách này bạn cũng chưa đánh giá hết được chất lượng dịch vụ của văn phòng, Luật sư đó hoặc xung quanh địa bàn bạn sống giới hạn ít văn phòng, Luật sư và kỹ năng cũng như chuyên môn không cao dẫn đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc không cao.
✍️Và một số cách khác nữa,…

Tiêu chí đánh giá Luật sư, văn phòng

Để đánh giá một văn phòng, Luật sư có thể căn cứ theo nhiều yếu tố. Cơ bản thông qua những yếu tố sau:

✅Đánh giá Luật sư qua thâm niên công tác: Càng làm lâu trong nghề, tuổi nghề cao thường đi kèm với việc Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc càng nhiều. Tuy nhiên đây cũng chỉ là hiểu theo đa số còn trong thực tế có thể sẽ khác. Những người tuổi nghề chưa cao nhưng lại có kỹ năng, chuyên môn cao hơn nhiều so với người có tuổi nghề cao. Điều này còn tùy theo tố chất, độ nhạy bén, học tập rèn luyện và có thể cũng do người trẻ được kế thừa kinh nghiệm từ người đi trước,…
✅Đánh giá Luật sư qua danh tiếng , tên tuổi của Luật sư đó qua thông tin cập nhật được từ nhiều nguồn;
✅Đánh giá Luật sư qua quy mô văn phòng, mức độ chuyên nghiệp khi tiếp cận và giải quyết vụ, việc.
✅​Đánh giá Luật sư qua trò chuyện trực tiếp: Luật sư giỏi và có tâm là người bình tĩnh lắng nghe vấn đề của bạn, bình tĩnh đánh giá phân tích và hướng dẫn bạn, không khoe mẽ, khuếch trương, ba hoa hay hứa hẹn hão huyền.

Luật sư có thể giúp bạn thực hiện các công viêc

Bạn có thể thuê Luật sư thực hiện các công việc như:

Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật như: Dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, thừa kế, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp,… cho cá nhân, cơ quan, tổ chức;

Đại diện đàm phán, trao đổi công việc với đối tác;

Tư vấn, soạn các loại hợp đồng, đơn từ,…;

Tư vấn, soạn hồ sơ để tiến hành các thủ tục hành chính;

Tư vấn, soạn hồ sơ để xin các loại giấy phép;

Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại (tranh chấp hợp đồng, nợ khó đòi…);

Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động (chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải …);

Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản, đất đai, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ theo kiện;

Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);

Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp;

Điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;

Soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ kiện cho bạn;

Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bạn;

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình,…;

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trước tòa nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ mức án cho bị can, bị cáo.

Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng và nhiều nội dung công việc khác …..

Nguồn: luatsuphamtuananh.com