Ngân hàng chính sách xã hội là gì ? Mức lãi suất của ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội đã được hình thành từ năm 2002, nhưng mục đích hoạt động và mức lãi suất không phải ai cũng hiểu rõ. Thông qua bài viết này Công ty Luật Minh Khuê hi vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho quý bạn đọc.

1. Khái niệm ngân hàng chính sách ?

Ngân hàng chính sách trước đây được gọi là Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ; là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, có bảng cân đối, có con dấu; trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu là 5 ngàn tỉ đồng, được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kì.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo. Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn giảm thuế doanh thu (thuế giá trị gia tăng) và thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp), để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo…

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tháng 3 năm 1995, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay.Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất.Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách.Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.

 

2. Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam có hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức gồm: trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chỉ nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hội đồng quản trị gồm có 12 thành viên, trong đó có 9 thành viên kiêm nhiệm, do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch; 3 thành viên chuyên trách giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát.

Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỈ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

 

3. Các đối tượng được vay vốn của ngân hàng chính sách

– Cho vay hộ nghèo.

– Cho vay hộ cận nghèo.

– Cho vay hộ mới thoát nghèo.

– Cho vay học sinh, sinh viên.

– Cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.

– Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

– Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

– Cho vay thương nhân vùng khó khăn.

– Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

– Cho vay hộ nghèo làm nhà ở.

– Cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.

– Cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.

– Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.

– Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.

– Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

– Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sống Cửu Long.

– Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.

– Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.

– Các chương trình dự án vốn nước ngoài.

4. Mẫu đơn đề nghị vay vốn của ngân hàng chính sách

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội ………………..

1. Họ tên người vay: ………………………………….. Năm sinh: …………………………..

– Số CMND:………………………, ngày cấp: …./…./….., nơi cấp: ………………………..

– Địa chỉ cư trú: thôn ………………………….; xã …………………. Huyện ……………….

– Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) …………………….. làm tổ trưởng.

– Thuộc tổ chức Hội: ………………………………………………… quản lý.

2. Họ tên người thừa kế: ………………………………… Năm sinh …….. Quan hệ với người vay.

Chúng tôi đề nghị NHCSXH cho vay số tiền: ………………….. đồng

(Bằng chữ ……………………………………………………………………………………………)

Để thực hiện phương án: ……………………………………………………………………….

Tổng nhu cầu vốn:………………………………………………….đồng. Trong đó:

 

+ Vốn tự có tham gia:……………………………………..đồng.

+ Vốn vay NHCSXH:…………………………………….đồng để dùng vào việc:

Đối tượng

………………………………….

………………………………….

………………………………….

Số lượng

…………………………….

…………………………….

…………………………….

Thành tiền

………………………………….

………………………………….

………………………………….

– Thời hạn xin vay: ……… tháng; Kỳ hạn trả nợ: …….. tháng/lần.

– Số tiền trả nợ: ……………đồng/lần. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./…../……

– Lãi suất cho vay: …………..%/tháng, lãi suất nợ quá hạn:……………..% lãi suất khi cho vay.

Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày ………………………………………

Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……, ngày…tháng…năm….
Tổ trưởng

Tổ TK&VV

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người thừa kế

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

1. Số tiền cho vay: ……………. đồng (Bằng chữ: ……………………………………………..)

2. Lãi suất: ……… %/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: ………… % lãi suất khi cho vay.

3. Thời hạn cho vay: …….. tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…../……/………

………., ngày…tháng…năm….
Cán bộ tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng

(Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Lãi suất vay vốn tại ngân hàng chính sách ?

5.1 Lãi suất cho vay đối với người nghèo

Hiện nay, lãi suất cho vay đối với các đối tượng người nghèo rất ưu đãi. Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hay HSSV khó khăn có điều kiện cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, học tập tốt góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, tăng nhận thức, đảm bảo an sinh xã hội…

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Hộ nghèo 6,6%/Năm
Hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ 3,3%/Năm
Hộ cận nghèo 7,92%/Năm
Hộ mới thoát nghèo 8,25%/Năm
HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/Năm

 

5.2 Lãi suất vay dành cho các đối tượng hoàn cảnh khác

Bên cạnh những ưu đãi dành cho đối tượng người nghèo thì Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đáp ứng được khả năng của các đối tượng muốn vay để giải quyết việc làm và đi lao động có thời hạn nước ngoài bằng mức lãi suất thấp. Cụ thể như sau:

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm:
Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Các đối tượng khác 6,6%/năm
Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
Người lao động là hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 3,3%/năm
Các đối tượng còn lại thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 6,6%/năm
Cho vay xuất khẩu lao động 6,6%/năm

Nguồn: Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Ngân hàng chính sách xã hội đã được hình thành từ năm 2002, nhưng mục đích hoạt động và mức lãi suất không phải ai cũng hiểu rõ. Thông qua bài viết này Công ty Luật Minh Khuê hi vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho quý bạn đọc. 1. Khái niệm ngân hàng… Xem bài viết