NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY VÀ DA GIÀY TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Ngành Dệt, may và Da giày là 2 trong số các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu phải đóng cửa do thực hiện phong tỏa xã hội để phòng chống dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm là những khó khăn mà Ngành phải đối mặt trong năm nay. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, tăng trưởng của Ngành đã có sự khởi sắc khi dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam.

1. Ngành dệt, may

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành dệt 11 tháng năm 2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IIP tháng 9 giảm 6,3%; tháng 10 giảm 5% và đến tháng 11 đã tăng trở lại 1,3%. Tương tự đối với ngành sản xuất trang phục, mức giảm IIP so với cùng kỳ năm trước được thu hẹp dần, tháng 8 giảm 7,2%; tháng 9 giảm 4,1%; tháng 10 giảm 3,1%, riêng tháng 11 phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng 3,6%. Kết quả này có được do các doanh nghiệp Dệt, may đã tìm cách nắm bắt cơ hội trong thách thức, chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng với tình hình mới như sản phẩm bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ ngành y tế để phòng chống dịch bệnh. Trong đó, sản lượng vải dệt tự nhiên tháng 11/2020 tăng mạnh 24,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,3%, phục hồi rõ rệt so với mức giảm 9,6% của tháng 10 và 5,2% của tháng 9; quần áo mặc thường tăng 3,4%.

Cơ hội nào cho ngành dệt may, da giày sau đại dịch COVID-19? | Kinh doanh |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng năm 2020 đạt 26,73 tỷ USD, chiếm 10,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt, may giảm nhưng mức giảm này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25% do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 thì đây là một nỗ lực rất lớn của Ngành Dệt, may

Trong thời gian tới, doanh nghiệp Dệt, may cần có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ là cơ hội lớn cho ngành dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tranh thủ giai đoạn không có đơn hàng tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động; đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào một số thị trường như trước đây.

2. Ngành Da, giày

Cũng như những ngành hàng khác, ngành Da, giày phải đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước và Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành da giày sớm tăng trưởng trở lại.

Ngành da, giày mặc dù chịu tác động mạnh của dịch Covid-19 trong quý II/2020, tuy nhiên IIP của ngành đã có sự cải thiện khi mức giảm IIP giữa các tháng được thu hẹp. Cụ thể, mức tăng/giảm IIP các tháng từ quý II/2020 so với cùng kỳ năm trước như sau: Tháng 4 giảm 16%; tháng 5 giảm 12%; tháng 6 giảm 9,6%; tháng 7 giảm 6,2%; tháng 8 giảm 3%; tháng 9 giảm 3,4%; tháng 10 giảm 2,6% và tháng 11 quay đầu tăng 0,7%.

VGP News :. | Kỳ 2: Khi COVID-19 làm khó thêm ngành hàng 22 tỷ USD | BÁO  ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Khu vực châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu chính nhóm hàng giày dép của Việt Nam trong nhiều năm qua, chỉ đứng sau thị trường Mỹ, Hiệp định EVFTA đã tạo những chuyển biến tích cực cho xuất khẩu giày dép của Việt Nam, là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách trong những tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại tháng 11 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước (tháng 10 giảm 0,2%); tính chung 11 tháng đạt 14,93 tỷ USD, giảm 9,8% so với 11 tháng năm 2019. Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn kép từ cả hai phía: thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này trong 11 tháng năm nay giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, tình hình thị trường mặc dù chưa thể phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giày, dép, túi xách dự kiến sẽ đạt mức tăng trở lại khi các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giày, dép tại các nước châu Âu và châu Mỹ sẽ tăng lên trong dịp năm mới 2021. Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh trong ngành Da, giày ở mức cao nhất, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, các doanh nghiệp nói chung, trong đó có ngành Da, giày cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hạ giá thành để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với trạng thái bình thường mới.

Nguồn: gso.gov.vn

Ngành Dệt, may và Da giày là 2 trong số các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu phải đóng cửa do thực hiện phong tỏa xã hội để phòng chống dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ sản… Xem bài viết