Ngành Công nghiệp Hóa Chất Việt Nam là Ngành mũi nhọn trong các Ngành Công

Thực tế trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất
Ngày 23/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập
đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Tổ chức nhà nước đã có cuộc phỏng vấn
ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

PV: Với cương vị là Tổng giám đốc Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, xin ông cho biết những thành tựu
quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngành hoá chất Việt Nam trong hơn 40 năm qua?
Ông Đỗ Duy Phi: Ngành hoá chất nước ta ra đời từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng thực sự được hình
thành và phát triển qua hai giai đoạn chính, từ năm 1960 – 1975 và từ năm 1975 đến nay.
Giai đoạn từ năm 1960 – 1975: công nghiệp hoá chất chủ yếu phát triển ở miền Bắc với 15 nhà máy làm cả 2 nhiệm
vụ sản xuất tư liệu sản xuất như phân lân, xút, axít và sản xuất hàng hoá tiêu dùng như săm lốp xe đạp, pin, xà
phòng, ắc quy…

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay được chia thành 2 thời kỳ: từ năm 1975 – 1986, là thời kỳ duy trì và phục hồi sản
xuất. Trong thời kỳ này đã tiếp quản thêm một số cơ sở hoá chất của chính quyền cũ, hầu hết là những công ty có
quy mô nhỏ, chủ yếu gia công chế biến hàng tiêu dùng như bột giặt, sơn, săm lốp xe đạp, pin, ắc quy… Thời gian này
ở miền Bắc nhiều nhà máy được cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới và đưa vào sản xuất như nhà máy Supe phốt
phát Lâm Thao, nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy phân lân nung chảy Ninh Bình, nhà máy phân đạm Hà Bắc. Từ
năm 1986 đến nay, là thời kỳ phát triển. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ngành hóa chất đã có một bước tiến
quan trọng trong công tác quản lý, trọng tâm là sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Đây là giai đoạn tạo ra những tiền đề rất quan
trọng để vươn lên trong thời gian tiếp theo của ngành hoá chất Việt Nam.

Ngày 20/12/1995 Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (gọi tắt là Vinachem) được thành lập theo mô hình Tổng công ty
91 trên cơ sở kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng cục Hóa chất với 46 đơn vị thành viên.
Ngoài ra Tổng Công ty còn có 4 Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ năm 1995-2009, Vinachem có 227 dự án đầu tư được thực hiện và đang phấn đấu triển khai hoàn thành một số
dự án trọng điểm như: Dự án sản xuất DAP tại Hải Phòng, Dự án DAP số 2 tại Lào Cai, Dự án nhà máy tuyển Apatít
Bắc Nhạc Sơn, Dự án sản xuất phân đạm từ than cám tại Ninh Bình, Dự án mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Dự
án thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ kali tại Lào, Dự án đầu tư thăm dò tiến tới đầu tư khai thác tuyển quặng
bôxít tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Dự án lốp ôtô radial Công ty Cao su Đà Nẵng và Công ty Công nghiệp Cao su miền
Nam, Dự án khí công nghiệp, Dự án tổ hợp hoá dầu Long Sơn, các dự án hoá dược… đã và đang được triển khai tích cực.

Năm 2006 Tổng Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình đa ngành nghề và đa sở hữu (công ty mẹ – công ty
con), từ đây quy mô vốn sở hữu của Vinachem đã tăng lên đáng kể. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của Vinachem
là 4.342 tỷ đồng, cuối năm 2008 là 6.136 tỷ đồng và đến cuối năm 2009 vốn chủ sở hữu đã đạt 8.000 tỷ đồng; các chỉ
tiêu kinh tế chủ yếu đều vượt so với kế hoạch đề ra, duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Song hành với kết quả trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam cũng là một
trong những đơn vị có nhiều thành tích trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Từ thành công trong việc
thí điểm cổ phần hóa 3 xí nghiệp năm 1999, đến năm 2009, ngoài công ty mẹ, Vinachem có 10 công ty con mà Tổng
Công ty giữ 100% vốn điều lệ, 16 công ty cổ phần trên 50% vốn điều lệ, 12 công ty liên kết và 4 công ty liên doanh
với nước ngoài, một Trường cao đẳng và một Viện nghiên cứu.

Tổng Công ty cũng đã thường xuyên củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý, không ngừng nâng cao
hiệu lực và hiệu quả quản lý, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng bộ, Hội đồng quản trị, Ban Giám
đốc, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội
cựu chiến binh…
Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty Hóa chất
Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Tổng Công ty nhiều phần thưởng cao quý,
trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1985), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1999); Huân
chương Hồ Chí Minh (năm 2004 và năm 2009).

Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập
đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam và Quyết định số 2180/QĐ-TTg, thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam.

PV: Vì sao phải chuyển đổi tổ chức hoạt động từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế; việc chuyển
đổi mô hình sẽ đem lại lợi thế gì đối với sự phát triển của ngành hoá chất Việt Nam, thưa ông?
Ông Đỗ Duy Phi: Xuất phát từ vai trò, vị trị quan trọng của ngành công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân,
mô hình tổ chức hiện tại và mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty thì việc thành lập Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và
bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới hiện nay. Nhà nước đã ban hành Luật hoá chất; Thủ tướng Chính phủ đã
cho phép xây dựng Đề án hình thành Tập đoàn Hoá chất Việt Nam từ năm 2008 và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 2179/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công
nghiệp Hoá chất Việt Nam. Với mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ giữ vai trò chủ
đạo trong ngành sản xuất phân bón, cao su kỹ thuật, hoá dược, hoá dầu…; xác định rõ hơn về vốn và lợi ích kinh tế
giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh, tính tự chịu trách nhiệm;
nâng cao hiệu quả kinh tế của Tập đoàn và các công ty con; tạo cho Tập đoàn có đủ tiềm lực về vốn để đầu tư vào
các công ty con, công ty liên kết và các ngành kinh tế khác; nghiên cứu chiến lược thị trường, áp dụng công nghệ

tiên tiến… làm cho Tập đoàn trở thành nhân tố chủ yếu thúc đẩy các công ty con, công ty liên kết phát triển. Đồng
thời, góp phần bảo đảm điều tiết vĩ mô của Nhà nước; tham gia tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, an ninh
lương thực quốc gia và an ninh quốc phòng.
PV: Xin ông cho biết định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của Tập đoàn từ nay đến năm 2020?
Ông Đỗ Duy Phi: Để xứng đáng với vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, từ nay đến năm 2020, Tập
đoàn sẽ xây dựng và phát triển theo những định hướng lớn sau đây:
– Một là, xây dựng và phát triển Tập đoàn với cơ cấu sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, giữ vai trò nòng cốt trong việc
phát triển ngành công nghiệp hoá chất, đi đầu trong sản xuất phân bón hoá học, hóa chất cơ bản phục vụ các ngành
công nghiệp khác, các sản phẩm cao su, điện hóa, hóa dầu, hóa dược, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm… phục vụ sản
xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và tăng cường xuất khẩu. Khai thác triệt để thế
mạnh tài nguyên thiên nhiên tiến tới chủ động nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu.
– Hai là, tăng cường khả năng tích tụ vốn, nhập khẩu công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
với giá cả cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường sinh thái. Tiếp tục xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội
nhập với ngành công nghiệp hoá chất khu vực và thế giới.
– Ba là, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, đa sở hữu nhằm thu hút đầu tư (kể cả đầu tư nước ngoài), nhất là
đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn, đòi hỏi công nghệ cao.
– Bốn là, phát triển công nghiệp hoá chất gắn với cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bố lao động và có tác động tích
cực đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
– Năm là, thực hiện tốt việc quản lý phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần. Tăng cường công tác quản lý người
đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
– Sáu là, Tập đoàn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 16-17%/năm vào năm 2015 và cao hơn trong giai đoạn đến
năm 2020, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp hoá chất trong công nghiệp cả nước từ 13-14%.
PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn thành mục tiêu
phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới?
Ông Đỗ Duy Phi: Hiện Tập đoàn đã xây dựng đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, theo đó chiến lược đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 phải đạt các mục
tiêu cơ bản sau:
– Thứ nhất, đào tạo đạt chuẩn cho đội ngũ cán bộ của Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam trong năm 2010.
– Thứ hai, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn đến năm 2015, cótính đến năm 2020.

– Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành hoá chất Việt Nam.
Từ chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn xác định 3 nhóm giải pháp phát triển nguồn
nhân lực. Cụ thể là:
– Nhóm giải pháp 1: quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong Tập đoàn (cấp Tập đoàn, cấp ban,
nhóm đại diện vốn của Tập đoàn) đảm bảo đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Nhóm giải pháp 2: phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành hoá chất nhằm phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ, thẩm định các dự án trọng điểm…
– Nhóm giải pháp 3: hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng cho mục tiêu phát triển chiến lược của Tập đoàn trong thời gian tới. Trước mắt, Hội đồng quản trị Tập đoàn
sẽ tập trung đầu tư, nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập Trường đại học Hoá chất Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại
Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam và trường cao đẳng Công nghiệp Hoá chất theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

Theo: kimvanphuc.com

Thực tế trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất Ngày 23/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Nhân dịp… Xem bài viết