Thêm kết quả...

Các mẹo làm giảm tiếng ồn của máy phát điện cực kỳ hiệu quả

Máy phát điện khi hoạt động thường tạo ra tiếng ồn lớn gây khó chịu cho người dùng. Vậy có cách nào để làm giảm tiếng ồn máy phát điện hay không? Câu trả lời là có, cụ thể mời bạn hãy tham khảo các mẹo giảm tiếng ồn hiệu quả cho máy phát điện trong bài viết sau đây của YP.VN nhé

1. Vì Sao Máy Phát Điện Tạo Tiếng Ồn Lớn Khi Hoạt Động?

Khi hoạt động, máy phát điện thường tạo ra tiếng ồn lớn gây nhiều khó chịu cho người dùng. Nguyên nhân có thể là do:

  • Do quạt làm mát tạo ra 

Tiếng ồn có thể là do không khí chuyển động qua các động cơ và bộ tản nhiệt với tốc độ cao gây nên. Ở khoảng cách 1m sẽ tạo ra độ ồn từ 100dB(A) đến 105dB (A)

  • Tiếng ồn do động cơ 

Động cơ cũng có thể là nguyên nhân tạo ra tiếng ồn khi máy phát điện vận hành. Khi này cách lực cơ và đốt cháy sẽ tạo nên tiếng ồn từ 100 – 121dB ở khoảng cách 1m.

  • Do dòng điện xoay chiều bên trong 

Khi không khí làm mát ma sát với chổi than sẽ góp phần tạo ra tiếng ồn từ 80 – 90dB (A) tại khoảng cách 1m.

  • Do kết cấu cơ khí của máy phát điện 

Các động cơ cơ khí sẽ bị rung khi máy phát hoạt động và gây ra hiện tượng bức xạ dưới dạng âm thanh

  • Vỏ máy 

Về cấu tạo, máy phát điện không có vỏ có thể làm âm thanh bên trong máy phát ra ngoài hoàn toàn. Do vậy mà người dùng sẽ nghe thấy tiếng ồn lớn khi máy hoạt động.

  • Nguyên nhân do hiện tượng cảm ứng từ

Thăng giáng dòng điện trong cuộn dây của máy phát điện xoay chiều tạo ra tiếng ồn cơ thế với độ ồn khoảng 80 dB (A)

2. Mẹo Giảm Tiếng Ồn Máy Phát Điện Hiệu Quả

Để giúp giảm tiếng ồn máy phát điện hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay 4 mẹo dưới đây:

2.1.  Tạo thùng cách âm giúp giảm tiếng ồn máy phát điện

Một trong những cách hiệu quả để giảm tiếng ồn máy phát điện là bạn có thể làm thùng cách âm. Để chế tạo được, bạn cần dùng một tấm thép dày 2mm đã được sơn tĩnh điện và đóng thành thùng.

Bên cạnh đó, bạn nên thiết kế hệ thống pô giảm thanh đặt trong thùng cách âm. Đồng thời, bạn cũng nên thiết kế thêm cửa thông gió, cửa thoát khí nóng để tránh tình trạng máy nóng lên.

Tuy nhiên, nhược điểm của thùng cách nhiệt là phần vỏ cách âm thường ôm sát máy. Do vậy gây khó khăn cho việc sửa chữa và bảo trì. Bên cạnh đó, khoảng cách gần giữa máy và thùng cách nhiệt sẽ khiến cho thiết bị khó tản nhiệt.

Cách này khá hiệu quả với dòng máy phát điện nhỏ vì chi phí tạo thùng cách âm không cao. Nhưng đối với dạng máy phát điện lớn thì đây không phải là giải pháp giảm tiếng ồn hiệu quả.

2.2. Chế tạo phòng cách âm 

Một giải pháp để giảm giảm tiếng ồn máy phát điện khi chạy chính là xây phòng cách âm riêng biệt. Nếu bạn áp dụng cách này thì cần đảm bảo một số điều sau:

  • Tường phòng cần được xây bằng vật liệu xi măng, gạch đá… với kết cấu vững chắc và bền bỉ.
  • Lớp giữa thường là khung nhôm với các vật liệu mút đen giúp tiêu âm, chống rung, bông khoáng cách âm hoặc 2 lớp bông thủy tinh được ép chặt với nhau.
  • Sau lớp giữa là khung cách vách bằng tấm thạch cao
  • Ngoài ra, phòng cần có cửa ra vào dùng kính 2 lớp ( giữa để chân không) giúp đảm bảo việc cách âm tốt.

Giải pháp này có ưu điểm là cách âm hiệu quả, dễ dàng cho việc sửa chữa và bảo trì thiết bị. Không gian xung quanh cũng thoáng đãng cũng thuận tiện cho việc bố trí máy và tản nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm lớn nhất là chi phí đầu tư cao nên bạn cần cân nhắc khi áp dụng.

2.3. Sử dụng vật liệu tiêu âm để giảm tiếng ồn máy phát điện 

Tối ưu hơn so với hai giải pháp trên, sử dụng vật liệu tiêu âm là cách đơn giản, hiệu quả mà dễ thực hiện mà tiết kiệm để giảm tiếng ồn máy phát điện. Với cách này, bạn chỉ cần sử dụng các vật liệu giúp tiêu âm như bông thủy tinh, vải tiêu âm,  mousse chống cháy, hay cao su lưu hóa …

Sau đó ghép thành nhiều lớp xung quanh thiết bị và âm thanh sẽ giảm biên độ khi đi qua các lớp này

2.4. Một số giải pháp khác 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số giải pháp khác để giảm tiếng ồn máy phát điện hoạt động như:

  • Đặt thiết bị xa khu vực sinh hoạt và làm việc
  • Có thể đặt 4 chiếc lốp xe hoặc cao su dày dưới chân đế của máy. Cách này sẽ giúp máy không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng máy phát điện cách âm. Nhằm giảm tiếng ồn lớn hiệu quả hơn so với dòng phổ thông. Cách này cũng giúp bạn tối ưu chi phí khi chế tạo các giải pháp chống ồn như đã nêu.
19 Tháng Tư, 2024 / by / in Máy phát điện
Sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa trong 5 năm qua luôn đạt ở mức từ 12 – 15%/năm. Tổng doanh thu ngành nhựa hiện đã đạt trên 25 tỉ USD, xuất khẩu chiếm 22%, sản phẩm nhựa Việt có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc và cộng đồng các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…

Sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới - Ảnh 1.Các sản phẩm nhựa của Việt Nam sử dụng trong ngành cấp nước
Ảnh:M.K

Kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng trưởng đều qua các năm, từ 3 tỉ USD trong năm 2018 lên 5,5 tỉ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình từ 12 – 20%/năm. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là bao bì, các loại tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói, nhựa gia dụng, đồ dùng trang trí, vải bạt tarpaulin.

Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU được gỡ bỏ. Đây là lợi thế lớn để gia tăng sản lượng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam ở thị trường quan trọng này.

Sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới - Ảnh 2.Bao bì nhựa là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nhựa Việt Nam
Ảnh:M.K

Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất được các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Ngành nhựa Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu trong những năm tới nhờ sự cải thiện năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước từ các nhà máy hóa dầu: Long Sơn, Dung Quất, SCG và Nhà máy sản xuất nhựa Hyosung. Đây là các nhà máy cung cấp nguyên liệu đáp ứng hơn 30% nhu cầu nguyên liệu trong nước hiện nay. 70% còn lại được nhập khẩu từ các thị trường như: Arab Saudi, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore…  Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng trưởng đều qua các năm, từ 5,589 triệu tấn trong năm 2018 tăng lên 7,12 triệu tấn trong năm 2022.

Sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới - Ảnh 3.Đại hội Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ 7 (2023 – 2028) diễn ra tại TP.HCM vào 25.10
19 Tháng Tư, 2024 / by / in Tin tức, sản phẩm nhựa
Ưu điểm và nhược điểm khi lắp đặt thang máy gia đình ngoài trời

Thang máy ngoài trời thường xuất hiện ở các trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng hay các điểm du lịch trên cao. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công trình nhà ở, biệt thự, nhà phố đã xuất hiện thang máy gia đình ngoài trời với thiết kế hiện đại, sang trọng. Tuy nhiên, việc lắp đặt thang máy ngoài trời vẫn có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

3 ưu điểm lắp đặt thang máy ngoài trời

1 – Tăng vẻ sang trọng cho ngôi nhà

Thang máy gia đình xuất hiện trong ngôi nhà luôn mang đến cảm giác sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà. Gia chủ bắt kịp xu hướng thiết kế và đáp ứng nhu cầu di chuyển cao trong gia đình.

Các xu hướng thiết kế của ngôi nhà đã trải qua nhiều chủ đề như: Thiết kế mái giả, ốp đá tự nhiên, sơn giả gỗ, trang trí đèn led, thiết kế vườn trên sân thượng, phủ xanh ban công… Và xu hướng thiết kế của ngôi nhà hiện đại ngày nay chính là trang bị thang máy.

Trong các ngôi nhà xây mới hiện nay hoặc những ngôi nhà cải tạo khi đủ điều kiện cần thiết, gia chủ sẽ bố trí lắp đặt thang máy nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các tầng.

Đặc biệt đối với thang máy ngoài trời với vách kính trong suốt tạo nên hình ảnh mới lạ cho ngôi nhà – điều mà chỉ thấy ở các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

2 – Góc view quan sát đẹp

Lắp đặt thang máy gia đình ngoài trời tạo nên góc view quan sát đẹp khi di chuyển lên xuống.

Thang máy ngoài trời thường được sử dụng vách kính nên khi di chuyển dễ dàng quan sát bên ngoài. Ở các vị trí phù hợp, bạn sẽ thỏa sức ngắm nhìn thành phố và không gian xung quanh với góc view độc đáo từ thang máy.

Kết cấu tổng thể của thang máy ngoài trời thường sử dụng khung thép và vách kính, phù hợp với nhiều công trình nhà ở, ăn nhập với thiết kế ngôi nhà, tạo sự đồng điệu cho tổng thể.

3 – Công trình cải tạo

Các công trình cải tạo thường khó bố trí thang máy ở trong nhà do không đủ diện tích, thiết kế công trình không phù hợp hoặc chi phí cải tạo quá lớn.

Việc lắp đặt thang máy ngoài trời là giải pháp mà nhiều gia chủ lựa chọn khi bố trí được diện tích bên ngoài cho thang máy.

Việc lắp đặt thang máy ngoài trời sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cải tạo đồng thời không phá vỡ kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.

3 nhược điểm khi lắp thang máy gia đình ngoài trời

1 – Lộ dây cáp và các thiết bị thang máy

Thang máy ngoài trời thường sử dụng vách kính nên các kết cấu của thang máy như khung thép, dây cáp, cabin, đối trọng, dây điện cùng nhiều trang thiết bị khác sẽ dễ bị lộ ra bên ngoài.

Để tăng tính thẩm mỹ cho thang máy vách kính cần đến khá nhiều sự thay đổi trong thiết kế và sử dụng các trang thiết bị vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa đảm bảo giá trị thẩm mỹ sẽ làm chi phí lắp đặt tăng cao.

Máy kéo, dây cáp các thiết bị điện cần được đảm bảo 100% không bị ngấm nước, không chịu tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Điều này đòi hỏi khả năng cách nhiệt của lớp kính cường lực và khả năng chống nước của toàn bộ hệ thống.

2 – Chi phí cao

Chi phí xây dựng, lắp đặt hệ thống khung thép, ốp kính cường lực cho thang máy ngoài trời thường cao hơn rất nhiều so với các phương án xây dựng thông thường khác.

Thang máy kính lắp đặt ngoài trời thường là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, chính điều này cũng góp phần tạo nên chi phí đầu vào khá lớn cho thang máy gia đình ngoài trời.

3 – Tác động của thời tiết và giá trị thẩm mỹ lâu dài

Trong suốt quá trình vận hành, do tác động của nắng, mưa, khói bụi nên kính cường lực thường bị mờ dần. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng cần bảo dưỡng lau chùi cẩn thận. Đối với các thành viên trong gia đình thì công việc này khá khó khăn và nguy hiểm nên việc thuê các công ty vệ sinh sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí so với thang máy thông thường.

18 Tháng Tư, 2024 / by / in Thang máy
Khuôn mẫu đúc bê tông nhựa ABS và các ưu điểm của nó

Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó được thể hiện qua các công trình xây dựng hiện đại thi nhau mọc lên ở khắp mọi nơi, trên mọi miền tổ quốc. Trong các công trình xây dựng hiện đại và quy mô thì công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của bê tông là vô cùng cần thiết, bởi nó quyết định chất lượng cũng như độ an toàn của công trình. Với các khuôn mẫu bê tông mẫu dạng khuôn trụ và khuôn lập phương thì các mẫu thử bê tông được sản xuất rồi mang đi kiểm nghiệm, chứng nhận trở nên thật đơn giản, dễ dàng. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khuôn đúc bê tông bằng nhựa ABS với các ưu điểm cùng những ứng dụng của nó.

Bê tông là gì? Và các ứng dụng của nó?

Trước khi tìm hiểu về khuôn mẫu bê tông, thì chúng ta phải hiểu bê tông là gì ? Và các ứng dụng của nó ra sao mà hiện nay khuôn đúc ra nó lại phổ biến đến vậy ?

Bê tông được xem như là một loại đá nhân tạo, được tạo thành từ hỗn hợp chứa nhiều các loại vật liệu cát, đá, xi măng, chất kết dính… theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp kết dính bền chặt. Hỗn hợp này sẽ biến đổi và đông kết theo 1 quá trình, ít nhất khoảng 28 ngày sẽ tạo thành bê tông. Và sau khi đạt được các tiêu chuẩn về kiểm định sẽ được sử dụng trong các công trình xây dựng.

Bê tông được ứng dụng để xây dựng lên các công trình lớn nhỏ : từ nhà cửa, bệnh viện, trường học… cho tới những chân kè, cấu kiện, nắp hố ga…. giúp công trình có tính bền vững và giá trị sử dụng lâu dài.

Ưu điểm của bê tông:

●   Có cường độ chịu nén cao, bền trong mọi môi trường và các điều kiện thời tiết khác nhau.

●   Nguyên liệu tạo thành đơn giản, dễ kiếm, dễ cơ giới hoá, tự động hoá trong quá trình sản xuất và thi công.

●   Có thể tạo được nhiều loại bê tông mang những tính chất khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng.

Để đảm bảo chất lượng thì khi trộn bê tông phải tính toán đến các tỉ lệ tương ứng với mác bê tông theo thiết kế. Các chất kết dính là xi măng, nhựa đường, nước… sẽ làm nhiệm vụ liên kết các nguyên liệu thô như : cát, đá, sỏi… Sau quá trình trộn hỗn hợp bằng máy rung lắc bê tông và đủ thời gian đông cứng sẽ tạo ra khối thống nhất cứng, rắn như đá.

Khuôn đúc bê tông nhựa ABS và các ưu điểm của nó

Khuôn đúc bê tông được sử dụng trong công việc đúc các mẫu thử bê tông phục vụ quá trình thí nghiệm, kiểm tra và đánh giá cường độ bê tông khi thử nén. Có 2 dạng khuôn là : khuôn trụ và khuôn lập phương, các nhà thầu lấy đúc mẫu thử vào khuôn, rồi đem tới các trung tâm kiểm định xây dựng để đánh giá kết quả với chủ đầu tư, sau khi có dấu của đơn vị kiểm định thì công trình mới được nghiệm thu kết quả.

Khuôn mẫu bê tông có cấu tạo đơn giản, có thể tháo rời và lắp ráp 2 mảnh bằng ốc và bu-lông, đồng thời gắn dong không thoát nước,với khuôn bê tông lập phương có kích thước tiêu chuẩn : 150x150x150mm, khuôn hình trụ có kích thước : 150x300mm, được chế tạo với các rãnh, để khi ghép các vách ngăn sẽ tăng thêm độ chắc chắn và không bị biến dạng ngay cả khi sử dụng máy đầm rung để đầm, nén tạo mẫu.

Riêng với khuôn mẫu bê tông lập phương, một lần đúc được 3 mẫu thử từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí, đồng thời mang lại tiến độ tạo mẫu nhanh, đem đến hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị thi công xây dựng sử dụng. Khuôn bê tông bằng nhựa ABS có độ chính xác rất cao, nên thường được dùng trong các cơ quan kiểm định đo lường cũng như các phòng thí nghiệm chất lượng xây dựng.

Vì sao phải thử độ chịu nén của mẫu bê tông?

Có thể nói, đối với ngành xây dựng thì công tác nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng bởi nó chính là sự an toàn đối với mỗi công trình. Vì lẽ đó, mà khuôn mẫu bê tông ra đời và chiếm một vị trí thiết yếu trong việc kiểm định mẫu xây dựng.

Khả năng chịu nén của bê tông hay có thể hiểu là mác bê tông. Mẫu bê tông thường được dùng để đo cường độ chịu nén là khối lập phương kích thước 150x150x150mm. Được đúc và dưỡng trong điều kiện quy định theo chuẩn TCVN 3105 : 1993, trong thời gian được quy định là khoảng 28 ngày, sau đó, sản phẩm mẫu thử bê tông ninh kết được đưa vào máy nén để ép phá huỷ. Thông qua cách làm đó, sẽ biết được cường độ chịu nén của bê tông, liệu đã đạt tiêu chuẩn hay chưa mà cấp dấu chứng nhận kiểm định, đạt độ an toàn khi sử dụng. Đơn vị được tính bằng MPa (N/mm2) hoặc daN/cm2 (kg/cm2).

Thường thì trong các công trình xây dựng hay các kết cấu kiến trúc, bê tông có thể chịu nhiều các lực khác nhau như : lực nén, lực kéo, uốn, trượt… tuy nhiên, độ chịu nén là phổ biến hơn cả và bị tác động nhiều nhất, nên người ta lấy độ chịu nén làm quy chuẩn để kiểm định chất lượng bê tông nên còn gọi là mác bê tông.

17 Tháng Tư, 2024 / by / in Khuôn mẫu
Cấu tạo, cơ cấu di chuyển và ưu điểm khuyết điểm của Cầu trục dầm đôi

Cấu tạo Cầu trục dầm đôi, cầu trục hai dầm có kết cấu vững chắc, tận dụng hết phạm vi trên không, không chiếm diện tích nền nhà xưởng.

Tùy vào tải trọng nâng hạ ta có cầu trục dầm đôi 1 tấn, cầu trục dầm đôi 2 tấn, cầu trục dầm đôi 5 tấn, cầu trục dầm đôi 10 tấn, cầu trục dầm đôi 20 tấn, cầu trục dầm đôi 30 tấn đến 100 tấn.

Cầu trục dầm đôi được thiết kế theo công nghệ hiện đại, được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp, làm việc ổn định và an toàn.

Cầu trục dầm đôi tận dụng được hết phạm vi hoạt động trên không, không chiếm diện tích nền nhà xưởng.

* Tốc độ cầu trục có thể điều chỉnh phù hợp với các công việc nâng hạ.

* Đặc biệt hiệu quả đối với công việc nâng hạ vận chuyển các loại tải trọng lớn.

* Kiểm tra và bảo dưỡng thuận lợi do được lắp lan can sàn bảo dưỡng.

Cầu trục dầm đôi có ưu điểm dễ lắp đặt sử dụng, bảo dưỡng, được sử dụng nâng hạ vận chuyển vật liệu trong các nhà máy sản xuất như bao bì, nhiệt điện, gang thép.

Cấu tạo

Bao gồm: 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển (lắp palang hoặc tời điện), hệ dây dẫn điện, điều khiển cầu trục, cơ cấu di chuyển cầu trục.

Dầm chính được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn không gian nhẹ hơn dầm hộp chỉ dùng cho cầu trục dầm đôi có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm biên được chế tạo dưới dạng hộp

Hai đầu dầm chính liên kết với dầm biên theo phương thẳng đứng và nằm ngang liên kết cứng dạng gối bằng bulông cường độ cao. Dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray cầu trục đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên vai cột.

Cơ cấu nâng  hạ

Cơ cấu nâng hạ dùng Palang thường nhập khẩu trực tiếp nên cần chú ý các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng  hạ. Palang cáp điện dầm đôi có các thiết bị an toàn như bộ báo quá tải, giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển và tay bấm điều khiển đồng bộ.

Cầu trục dầm đôi cũng có thể sử dụng xe con có khả năng làm việc liên tục, trong điều kiện khắc nghiệt như nhà máy thép, luyện kim…

Cơ cấu di chuyển

Dầm biên cầu trục dầm đôi gồm: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc và các đầu đấm cao su giảm chấn. Trên dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray giúp cầu trục di chuyển dọc theo nhà xưởng. Động cơ dầm biên lấy nguồn điện thông qua ray điện cầu trục. Cầu trục dầm đôi có tải trọng lớn thì dầm biên càng dài.

Hệ thống cấp điện

Cấp điện cho Palang (hệ điện ngang) được thiết kế kiểu sâu đo, cáp dẹt treo dưới với hệ con chạy, tay lấy điện. Cấp điện cho cầu trục (hệ điện dọc) dùng ray điện cầu trục 3P, 4P hoặc 6P nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Với cầu trục dầm đôi dưới 20 tấn thường dùng ray 3P.

Ưu điểm và nhược điểm

Cầu trục dầm đôi gọn nhẹ, kết cấu vững chắc hoạt động ổn định có khả năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn. Cầu trục dầm đôi có thể nâng từ 2 tấn đến 100 tấn, khẩu độ từ 5m đến 50m.

Cầu trục dầm đôi cũng có nhược điểm dễ xảy ra xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản hai bên ray không đều.

Cầu trục dầm đôi ngày càng được ứng dụng phổ biến  để nâng, vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất : nhiệt điện, gang thép….

Lưu ý khi sử dụng cầu trục

– Trước khi sử dụng phải thử tải, đảm bảo các thiết bị như Palang, điện, cơ cấu di chuyển không có bất thường.

– Khi vận hành cầu trục không được đứng lên vật nặng nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nặng.

– Bảo dưỡng cầu trục định kỳ đầy đủ, đăng kiểm cầu trục theo đúng thời hạn cấp phép

– Tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục

– Chuẩn bị phụ tùng thay thế bộ phận hao mòn tự nhiên như má phanh, các loại động cơ nâng hạ, di chuyển…

– Cầu trục, palang hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới.

16 Tháng Tư, 2024 / by / in Cẩu trục, Cần trục
Kết nối cung – cầu mở rộng thị trường cho ngành cơ khí

Ngành cơ khí là một trong những ngành công nghiệp mang tính xương sống, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Thời gian qua, ngành cơ khí có bước phát triển vượt bậc khi từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển. Song, phải nhìn nhận thực tế, số lượng sản phẩm cơ khí mang thương hiệu Việt Nam vẫn chưa nhiều; xuất khẩu của ngành cơ khí vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Từng bước làm chủ công nghệ

Với khoảng 30.000 DN cơ khí đang hoạt động, năm 2022, tăng trưởng sản xuất của ngành cơ khí Việt Nam đạt 16,5% so với năm 2021; doanh thu toàn ngành đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 1,2 triệu lao động. Trong những năm qua, ngành cơ khí Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định; một số DN cơ khí có quy mô lớn và có sức cạnh tranh, tập trung thế mạnh ở 3 phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ôtô và phụ tùng ôtô… Tại các địa phương cũng đã hình thành một số cụm, ngành cơ khí.

Kết nối cung - cầu mở rộng thị trường cho ngành cơ khíHoạt động sản xuất tại Hưng Yên của Công ty TNHH Dụng cụ An Mi. Ảnh: HƯƠNG DỊU 

Điển hình, cơ khí chế tạo trong nước đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết chủng loại xe ô tô con, xe tải, xe khách; sản xuất xe máy đã có tỷ lệ nội địa hóa 85-95%, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó phải kể đến một số DN điển hình trong lĩnh vực ô tô như: Vinfast, Thành Công, Thaco. Một số lĩnh vực ghi nhận có sự chuyển biến, đột phá như: Chế tạo thiết bị thủy công (cung cấp cho các công trình nhà máy thủy điện), chế tạo giàn khoan dầu khí, thiết bị điện, chế tạo và cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu các loại…

Với những kết quả trên, theo số liệu của Bộ Công Thương, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng hiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chỉ sau điện thoại và máy vi tính). Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam đạt gần 45,8 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 12,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Về kết quả của ngành cơ khí trong những tháng đầu năm 2023, bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) thông tin, năm nay, thị trường sản phẩm cơ khí suy giảm khoảng 20% đơn hàng, có DN đơn hàng suy giảm nặng hơn từ 30% đến 40%. Tuy nhiên, lĩnh vực cơ khí cũng có thêm nhiều khách hàng mới do sự dịch chuyển về sản xuất; năng lực của DN trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó, trong nhiều công đoạn sản xuất, DN Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các DN Trung Quốc, Ấn Độ.

Cần nhiều hơn vai trò kết nối-dẫn dắt

Dù có nhiều kết quả đáng ghi nhận, song nhìn vào thực tế của ngành cơ khí cho thấy, ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, thiếu DN cơ khí lớn mang tầm quốc tế; thị phần xuất khẩu mặt hàng này vẫn chủ yếu thuộc về khối DN FDI. Cụ thể, trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của khối DN FDI đạt 42,55 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 93% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của cả nước (cao hơn so với mức tỷ trọng 92,75% của năm 2021).

Nêu ra những hạn chế của ngành cơ khí Việt Nam, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam cho biết, công nghiệp cơ khí trong nước chưa có mặt hàng truyền thống, trong khi các DN vẫn ngại thay đổi quy mô sản xuất. Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công, nguyên liệu vật tư lại phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, những hạn chế về luật thương mại quốc tế của DN cơ khí đã khiến các khách hàng nước ngoài chưa hài lòng…

Ở góc độ DN, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị điện MBT (Hà Nội)-đơn vị sản xuất máy biến áp, cho biết: Khó khăn chính trong hoạt động của DN là việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, linh kiện; nguyên nhân là do chất lượng các sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hoặc chưa có thông tin kết nối. “Nguyên vật liệu nhập khẩu không chỉ làm giảm lợi nhuận của DN mà nhiều khi phải chờ nguyên liệu 2-3 tháng mới về. Điều này làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, giao hàng của DN”, ông Trần Văn Nam thông tin.

Đưa ra các giải pháp chính sách phát triển ngành cơ khí, nhiều ý kiến đề xuất, cần tạo dựng thị trường cho DN cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” tạo điều kiện chính sách cho DN về tài chính, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Từ thực tế địa phương, ông Đinh Hồng Quân, Phó chủ tịch Thường trực Hội các DN cơ khí tỉnh Bắc Giang cho biết, ngành cơ khí Bắc Giang đã chế tạo được thiết bị tiên tiến sử dụng trong lĩnh vực thủy điện, điện gió, lò đốt rác… nhưng hầu hết DN có quy mô nhỏ, thiếu người định hướng, dẫn dắt, kết nối tạo sân chơi. Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương tạo điều kiện cho DN tham gia các chương trình xúc tiến thương mại; cùng với đó, đề nghị cần có chính sách yêu cầu các DN FDI nội địa hóa theo tỷ lệ % nhất định. Có cùng đề xuất, bà Trương Thị Chí Bình cho biết, vì sản phẩm cơ khí rất đa dạng nên tham tán thương mại Việt Nam ở các nước cần đẩy mạnh thông tin về thị trường, khách hàng. Đây cũng là cơ hội để DN cơ khí trong nước nỗ lực hơn nữa.

Để tăng thêm cơ hội cho các DN cơ khí tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhìn nhận từ thị trường Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết: Hiện Nhật Bản đang thực hiện chính sách mới nhằm tránh phụ thuộc nguồn cung vào một quốc gia và mở rộng sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Do đó, DN cơ khí trong nước cần đầu tư thêm chi phí cho mảng nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, tăng năng lực sản xuất để có thể gia công sản phẩm có giá trị cao và bình đẳng hơn với DN Nhật Bản, qua đó tăng thêm cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: qdnd.vn

15 Tháng Tư, 2024 / by / in Tin tức, cơ khí
Điều gì làm cho thép không gỉ không bị gỉ ?
Thép không gỉ là một trong những nhóm vật liệu kỹ thuật gần đây nhất. Mặc dù được phát minh vào đầu thế kỷ 20, phải mất vài thập kỷ trước khi việc sử dụng của chúng trở nên phổ biến. Mãi cho đến sau Thế chiến thứ 2, thép không gỉ mới được phát triển mạnh và thường được sử dụng.
THÉP KHÔNG GỈ LÀ GÌ?

Thép không gỉ là một hợp kim sắt (Fe) và crôm (Cr), với việc thêm vào một lượng nhỏ carbon được kiểm soát (C). Có thể ví hình ảnh chúng như là một gia đình bằng thép có chứa tối thiểu 11% crôm, mà tài sản chính của gia đình đó là khả năng chống ăn mòn. Khi thêm vào hàm lượng 11% crôm, một lớp màng bảo vệ thụ động sẽ được hình thành. Hàm lượng crôm càng cao thì màng bảo vệ thụ động này hoạt động càng mạnh.
Đặc tính quan trọng nhất của thép không gỉ chính là khả năng chống ăn mòn của chúng, kết hợp với đặc tính cơ học và đặc tính chế tạo tốt, đã giúp thiết lập thép không gỉ trở thành một loại vật liệu cực kỳ linh hoạt. Trong nhiều trường hợp, nó cung cấp giải pháp thay thế mang tính kinh tế duy nhất cho nhà thiết kế.
Thép không gỉ thường được chỉ định trong các ứng dụng mà yêu cầu chính là khả năng chống ăn mòn. Tuy nhiên, kể từ sáng chế của họ hơn 100 năm trước, thép không gỉ cũng đã được công nhận cho các thuộc tính khác như độ bền, tính linh hoạt, chất lượng, tính bền vững, vệ sinh và thẩm mỹ. Nó là sự kết hợp của các tính chất ưu việt đã cho thấy thép không gỉ trở thành vật liệu được lựa chọn trong nhiều ứng dụng như: đồ dùng và thiết bị nhà bếp, trong ngành cơ khí chế tạo, cơ khí ô tô vận tải, thiết bị máy móc trong công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất dược phẩm, trong lĩnh vực y tế, và vượt qua cả những yêu cầu rất khắt khe trong ngành công nghiệp chế biến hóa chất.


ĐIỀU GÌ LÀM CHO THÉP KHÔNG GỈ… KHÔNG BỊ GỈ?

Trước hết, cần phải hiểu rằng, thuật ngữ “chống ăn mòn” đồng nghĩa với khả năng chống gỉ sét của inox – thép không gỉ. Thép không gỉ chứa ít nhất 10,5% crom và tạo thành một lớp thụ động giàu crôm trên bề mặt của thép. Đây là lớp thụ động giúp chống ăn mòn trên thép không gỉ. Tuy nhiên, chìa khóa để thép không gỉ là lớp thụ động là tự tái tạo. Không giống như thép carbon tráng, sẽ rỉ sét hoặc ăn mòn nếu lớp phủ bị trầy xước hoặc hư hỏng, thép không gỉ có khả năng tái tạo và chữa lành các lớp thụ động một cách tự phát. Đó là khả năng chống ăn mòn và các đặc tính lớp thụ động làm cho thép không gỉ trở thành một lựa chọn lý tưởng trong rất nhiều ứng dụng.
Thành phần ma thuật nhất của thép không gỉ là thành phần crôm được thêm vào. Crôm cho phép tạo thành màng crom oxit cứng và vô hình trên bề mặt thép, có khả năng chống trầy xước, chống ăn mòn tuyệt vời, và đặc biệt dễ dàng xử lý vệ sinh.
Các yếu tố khác như nicken (Ni), molypden (Mo) và nitơ (N) được thêm vào có tác dụng tăng cường tính linh hoạt của lớp màng bảo vệ, cải thiện đáng kể khả năng chống ăn mòn và thêm những tính chất tuyệt vời hơn nữa, cụ thể là khả năng chịu lực, sức bền và độ dẻo dai của chúng. Nếu lớp màng thụ động bị loại bỏ hoặc bị hư hỏng, nó sẽ tự động tái tạo trong điều kiện bình thường của không khí hoặc nước.

15 Tháng Tư, 2024 / by / in Thép công nghiệp
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối nhất tồn tại trong xã hội, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng để tìm ra cách giải quyết để giảm thiểu được tình trạng này. Những vụ tai nạn xảy ra ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng đến cả kinh tế và con người.

Hầu hết các vụ tai nạn trong những năm gần đây ngày càng tăng cao khiến người lao động cảm thấy lo lắng và hoang mang. Đặc biệt, khi chúng ta phải làm việc ở khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn thường bất ngờ xảy ra mà không thể lường trước được.

Rất nhiều trường hợp tai nạn dẫn đến tử vong hay chấn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể và không thể tiếp tục làm việc được, đây là một sự mất mát to lớn dành cho gia đình và bạn bè của những người bị nạn. Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là để khắc phục được tình trạng này thì chúng ta cần phải làm gì, đưa ra những biện pháp gì là thích hợp nhất?

trang thiết bị bảo hộ lao động

Một trong những giải pháp an toàn nhất trong chính sách bảo vệ sức khỏe của người lao động được đề cập tới đó chính là việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động. Nhờ việc trang bị vật dụng bảo hộ đã mang đến kết quả tích cực, hàng ngàn người lao động đã được cứu sống thoái khỏi cái chết, giảm chấn thương một cách đáng kể. Đó chính là lợi ích thiết thực nhất mà thiết bị bảo hộ đã mang lại cho người lao động khi tham gia làm việc.

Những thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ…..Mỗi loại vật dụng bảo hộ đó đều có những tính năng riêng nhưng mục đích chính là bảo vệ an toàn đến sức khỏe của người lao động. Theo thống kế mới đây nhất của chúng tôi thì hầu hết các vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra đều có nguyên nhân từ việc người lao động không trang bị đồ dùng bảo hộ trong quá trình làm việc.

Do đó, các doanh nghiệp, các công ty, nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp cần phải trang bị đồ bảo hộ cho người công nhân khi họ làm việc. Thiết bị bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng và cần thiết đến cuộc sống của người lao động, giảm thiểu được những rủi ro và tai nạn lao động một cách đáng kể.

 

12 Tháng Tư, 2024 / by / in bảo hộ lao động
Cách xử lý Máy phát điện không đủ điện áp hoặc không có điện áp ra

Một trong những lỗi mà người dùng hay gặp phải khi sử dụng máy phát điện đó chính là hiện tượng không đủ điện áp hoặc không có điện áp ra. Vậy nguyên nhân và cách xử lý máy phát điện không đủ điện áp như thế nào? Mời các bạn hãy cùng YP.VN đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

1. Sử dụng nguyên liệu không đúng với máy hoặc bị bẩn.

Cách sửa chữa:

Tiến hành kiểm tra lại nhiên liệu và xả hết nhiên liệu tồn đọng trong máy ra. Sau đó, lựa chọn đúng nhiên liệu dành cho máy của bạn.

2. Máy phát điện hoạt động quá chậm.

Cách khắc phục:

Tiến hành kiểm tra dây đai của máy, có thể do bị chùng hoặc bị lỏng. Bạn cần điều chỉnh lại cho chuẩn với máy hoặc tăng ga lên.

3. Do nhiên liệu vào xi lanh không đủ

Khi gặp tình trạng này là do:

  • Ít nhiên liệu trong thùng, trong hệ thống có không khí hoặc bầu lọc nhiên liệu bẩn.
  • Bơm cung cấp nhiên liệu bị hỏng, dây bị bẹp hoặc các ống dẫn nhiên liệu bị bẩn.
  • Xu páp thoát ở nắp bơm không tốt, kẹt van triệt hồi, bụi bẩn lọt vào triệt hồi.
  • Do điều chỉnh BCA bị sai lệch, đai (hoặc là vành răng) trên pít tông BCA bị hỏng.

4. Do nhiên liệu phun vào xi lanh quá sớm hoặc muộn.

Cách khắc phục: cân bơm lên động cơ sai và mòn cơ cấu truyền động của bơm.

5. Do nhiên liệu máy phát điện phun kém.

Cách xử lý là kiểm tra:

  • Kim phun đóng muội than hoặc gãy lò xo vòi phun.
  • Kim phun rò rỉ nhiên liệu hoăc áp suất khởi phun thấp

6. Do thời gian phun của máy không bình thường.

Cách khắc phục: là bạn tiến hành kiểm tra điều chỉnh sai lệch con đội và mòn trục cam bơm.

7. Do lực cản trên đường hút tăng lên và gây ra đối áp trên đường xả.

Cách khắc phục là tiến hành kiểm tra bầu lọc không khí, bộ tiêu âm ống xả, ống dẫn có bị bẩn hay không.

8. Do tốc độ quay của trục khuỷu động cơ ở dưới mức bình thường.

Cách khắc phục là bạn kiểm tra và điều chỉnh bộ điều tốc bị sai khiến động cơ chạy quá tải.

9. Không khí từ xi lanh ở kỳ nén và ở sản phẩm cháy lọt ra ngoài.

Cách khắc phục là tiến hành kiểm tra:

  • Khe hở xu páp của động cơ không đúng, các xu páp bị treo, bị mòn hoặc cháy.
  • Bạc xéc măng bị kẹt hoặc hệ thống bôi trơn hư hỏng.

Các lỗi thường gặp khác ở máy phát điện

Bên cạnh lỗi máy báo không đủ điện, thì người dùng còn gặp rất nhiều lỗi khác khi sử dụng máy phát điện. Các lỗi thường gặp khác khi sử dụng máy phát điện đó là:

1. Dòng tải tăng đột biến

Nguyên nhân có thể là do bị quá tải, ngắn mạch ngoài, chập trong các vòng dây hoặc chập đất 1 pha tại cuộn dây stato. Lúc này bạn kiểm tra các bộ phận trên, nếu hỏng thì thay thế.

2. Máy phát điện không có điện áp ra

Tình trạng không có điện áp ra có thể là do hệ thống dây dẫn bị đứt hoặc là tiếp xúc không tốt. Bên cạnh đó có thể là do nhiều nguyên nhân khác như nổ tụ, AVR hỏng, cháy Diode từ hoặc là cháy đầu phát,…

3. Máy hoạt động xả khói đen và khói xám

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này đó là do nhiên liệu cháy không hoàn toàn, khiến cho một lượng dầu vào xupap làm cho xupap bị hở.

Cách khắc phục vô đó là bạn kiểm tra xem xupap có bị hở hay không. Nếu hở thì ta phải tiến hành xoáy xupap, lúc đó sẽ bị hết khói.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã biết nguyên nhân và cách khắc phục máy phát điện không đủ điện áp cũng như các lỗi thường gặp khác.

12 Tháng Tư, 2024 / by / in Máy phát điện
Những dấu hiệu vòng bi ô tô hư hỏng

Vòng bi ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống chuyển động của ô tô nhưng lại dễ hỏng và gây nguy hiểm cho người lái xe nhất.

Vòng bi hay còn gọi là bạc đạn là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động của máy móc và thiết bị. Vòng bi xuất hiện với vai trò chính là làm giảm ma sát, tăng khả năng chịu tải và định vị các thiết bị quay.

Việc sử dụng vòng bi đúng cách tất nhiên sẽ đem lại hiệu quả và giúp máy móc vận hành trơn tru, tuổi thọ của thiết bị cũng theo đó mà tăng lên, tuy nhiên ngược lại nếu không biết cách lắp đặt, hay chỉ vì một số những tác nhân khác mà tuổi thọ của vòng bi, máy móc bị giảm sút. Vậy đâu mới là nguyên nhân gây ra điều đó, dấu hiệu để nhận biết và cách khắc phục điều đó như nào?

{keywords}Vòng bi ô tô rất dễ hư hỏng cần nhanh chóng phát hiện kẻo nguy hiểm 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến vòng bi hư hỏng đó là do bôi trơn kém, lắp đặt sai phương pháp, vòng bi không phù hợp, các thông tin về buồng gối đỡ và trục chưa rõ ràng, nước chui vào vòng bi hay do rửa động cơ không đúng quy trình…

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi vòng bi ô tô có vấn đề chính là khi xe có hiện tượng rung lắc nhưng không thấy bánh xe bị nổ lốp. Thông thường, các dòng xe ô tô hiện nay có vòng bi cực bền. Tuy nhiên, nếu xe di chuyển nhiều trên địa hình xấu hoặc bị tai nạn va quẹt dễ khiến vòng bi bị vỡ. Do đó, khi thấy bánh xe bị lắc khi đang điều khiển, cần mau chóng đưa xe đi bảo trì và sửa chữa nhằm giảm thiểu tối đa các hư hỏng do ảnh hưởng đến bộ phận khác.

Ngoài ra, khi xe đang chạy đường trường và tăng dần tốc độ thì xe có hiện tượng rung, có thể là do trục các đăng bị cong và vòng bi bị mòn.

Khi các vòng bi bị khô và phát ra tiếng kêu khiến cho ma sát cao, sinh ra nhiệt lượng, khiến cho động cơ mau chóng hư hỏng. Do đó, khi xe có hiện tượng nhiệt độ tăng bất thường thì nên mau chóng thay thế để giảm ảnh hưởng đến các bộ phận khác, đặc biệt là động cơ.

Do đó, trong quá trình sử dụng xe ô tô cần phải lưu ý lắp đặt vòng bi xe một cách cẩn thận; Sử dụng vòng bi hợp lý (đúng tải trọng xe, chọn chất bôi trơn phù hợp…); Nên giữ vòng bi tránh nơi bụi bẩn, giảm thiểu sự oxi hóa và mòn của vòng bi; Môi trường xung quanh sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên.

Nguồn: Viet Q

11 Tháng Tư, 2024 / by / in Bạc đạn vòng bi