Thêm kết quả...

SƠN TĨNH ĐIỆN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Ngày nay, bạn rất dễ bắt gặp những sản phẩm có lớp sơn bóng, khó trầy xước và đặc biệt là rất mịn. Bạn có biết, những sản phẩm như thế đều được áp dụng  phương pháp sơn tĩnh điện hay không? Nếu chưa hiểu rõ về phương pháp sơn hiện đại này, bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

SƠN TĨNH ĐIỆN – POWDER COATING LÀ GÌ?

Sơn tĩnh điện có tên tiếng anh là powder coating hay electrostatic painting, là 1 phương pháp sơn phổ biến ở các nước phương Tây và có lịch sử ra đời tại Bắc Mỹ những năm 1960.

Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các nguyên vật liệu cần được che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến đó là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt dẻo hình thành lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử. Nhựa nhiệt rắn thì lại xếp chéo qua nhau tạo nên một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt tốt và không bị tan chảy.

Sơn tĩnh điện còn được gọi với tên khác là sơn khi vì chúng phủ chi tiết dưới dạng bột và khi dùng sẽ tích một điện tích (+) đi qua súng sơn tĩnh điện, vật được sơn tích điện tích (-) tạo ra hiệu ứng giữa vật sơn và bột sơn.

Sơn tĩnh điện thực chất là 1 phương pháp hoàn thiện khô, trái ngược hoàn toàn so với cách sơn thông thường dùng nước hoặc dung môi. Do đó, phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn.

Được áp dụng nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại, tức là tích điện vào bột sơn bằng súng phun, trong khi đó, vật cần sơn cũng được tích điện trái dấu, từ đó tạo ra liên kết mạnh giữa 2 điện tích âm dương. Chính vì thế, quá trình này rất phức tạp và cần phải có công nghệ và kỹ thuật cao.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện cụ thể như sau:

  • Dây chuyền sơn tĩnh điện dạng bột: Sử dụng súng phun điều khiển tự động, các thiết bị như buồng phun sơn, thu hồi bột sơn, buồng hấp sử dụng tia hồng ngoại tuyến, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén cùng bồn chứa hóa chất làm bằng composite.
  • Các vật liệu thích hợp để sử dụng sơn tĩnh điện là: nhôm, thép, thép mạ kẽm, đồng thau, magie,… Sơn tĩnh điện dùng để phun sản phẩm kim loại, giá đèn chiếu sáng, vỏ thiết bị ngoài trời, khung cửa,…
  • Lớp phủ sơn được tạo ra bằng cách phun bột tích điện lên bề mặt các vật cần sơn rồi đem nung nóng. Khi nung, bột sơn sẽ chảy và tạo lớp phủ tốt.

QUY TRÌNH PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN SẢN PHẨM

Quy trình sơn 1 sản phẩm bằng phương pháp sơn tĩnh điện này cần trải qua 4 bước như sau:

–    Bước 1: Xử lý sản phẩm cần sơn. Bước đầu tiên này sẽ loại bỏ đi dầu, gỉ sét thường xuất hiện trên sản phẩm mới, hoặc các tạp chất, lớp sơn cũ ở các sản phẩm cần tân trang lại. Thông thường, người ta sử dụng phun cát để xử lý.

–    Bước 2: Tiến hành sơn tĩnh điện cho sản phẩm. Súng tĩnh điện sẽ cho điện tích dương (+) vào bột. Điện tích dương này sẽ bị hút về phía bề mặt sản phẩm mang điện tích âm (-). Trong quá trình này, sẽ có 2 hiện tượng khá thú vị: thứ nhất, bột sơn mang điện tích sẽ bám chặt lấy bề mặt, hạn chế việc bay ra ngoài nhiều; thứ 2, nếu bạn thử áp dụng sơn quá dày tại 1 vị trí nào đó, mật độ diện tích dương sẽ tạo lực đẩy, ngăn không cho bột sơn tập trung quá nhiều, do đó, sơn được đồng đều hơn, tiết kiệm chi phí.

–    Bước 3: Xử lý sau khi sơn tĩnh điện. Tại bước này, bạn sẽ phải đem sản phẩm đi sấy khô để cho lớp sơn này dính chặt. Bước này thường hạn chế di chuyển sản phẩm vì có thể làm bột sơn bị mất liên kết.

–    Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm sơn. Giai đoạn cuối khi sơn thường sử dụng các màu sắc khách hàng lựa chọn để hoàn thiện. Có những sản phẩm sử dụng vân giả gỗ để làm mới cũng như tạo ấn tượng cho sản phẩm. Sau đó, cũng được sơn 1 lớp tĩnh điện nhẹ nữa để tạo độ bóng, đồng thời tăng khả năng chống trầy xước.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SƠN TĨNH ĐIỆN

– Trang bị đồ bảo hộ khi sơn tĩnh điện giúp bạn giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thực hiện.
– Cầm súng đúng cách: Súng phun sơn tạo ra những tia phun rất mạnh nên nếu không cầm đúng cách sẽ bị dội ngược và bắn sơn sang vị trí khác.
– Tuân thủ theo hướng dẫn: bạn cần tuân thủ theo những hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng súng phun sơn để hạn chế sai sót.
– Không sử dụng sản phẩm ngay sau khi phun sơn mà phải đợi 1 thời gian để sơn khô lại. Tránh sơn bong tróc gây mất thẩm mỹ.

ƯU ĐIỂM ỨNG DỤNG SƠN TĨNH ĐIỆN

Không phải tự nhiên mà phương pháp sơn tĩnh điện được áp dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp oto. Đó chính là nhờ vào những ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với các cách sơn truyền thống.

–    Tính kinh tế: Đối với phương pháp sơn thông thường, độ bám dính chỉ khoảng 30-40%, trong khi đó, độ bám dính của sơn tĩnh điện vào 60-70%. Đồng thời, các sản phẩm khi sơn đều có thể thu hồi và tái sử dụng trong thời gian dài.

–    Tính an toàn: Mặc dù, bột sơn tĩnh điện hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn vẫn cần phải bảo hộ đơn giản khi thực hiện sơn. Không như sơn thông thường có chứa các dung môi và hợp chất hữu cơ độc hại.

–    Thân thiện với môi trường: Theo 1 vài nghiên cứu, các hợp chất trong sơn thông thường có khả năng gây hại đến tầng ozon và cần nhiều chi phí để xử lý công nghiệp. Mặt khác, sơn tĩnh điện lại làm từ bột sơn nhựa, nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

–    Tính bền lâuSơn tĩnh điện có khả năng chống mài mòn, trầy xước và mài mòn khác do liên kết nhiệt gây ra trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, lớp sơn tĩnh điện còn giữ màu sắc rất tốt dù tiếp xúc lâu dài với độ ẩm, ánh sáng mặt trời…

NHƯỢC ĐIỂM CỦA SƠN TĨNH ĐIỆN

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời hơn so với phương pháp sơn truyền thống, nhưng sơn tĩnh điện không phải không có nhược điểm.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là khả năng đầu tư ban đầu. Việc mua sắm trang thiết bị sẽ tốn chi phí rất cao bởi hệ thống này rất phức tạp bao gồm súng phun và bộ nguồn nén khí. Ngoài ra, hệ thống cũng cần phải có lò sấy khố và nguồn điện tạo điện áp cao cho súng phun.

Nhược điểm thứ 2 xuất phát từ yếu tố con người, bởi công nhân hay kỹ thuật phải có kinh nghiệm và nắm rõ quy trình. Bởi thế, bạn cần phải bỏ ra chi phí lớn để đào tạo.

Như vậy, hy vọng bài viết trên đã phần nào giải quyết thắc mắc cho bạn về phương pháp sơn tĩnh điện.

ỨNG DỤNG CỦA SƠN TĨNH ĐIỆN

Sơn tĩnh điện được sử dụng chủ yếu cho các vật liệu bằng kim loại cụ thể như sau:

  • Sơn kệ sắt, thép mạ kẽm
  • Sơn hàng rào sắt thép
  • Sơn cổng sắt, cổng nhôm.
  • Sơn lò nướng, quạt máy công nghiệp
  • Sơn khung võng kim loại, khung cửa sắt thép.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN

Hỏi: Sơn tĩnh điện có độc hại hay không?

Trả lời: Sơn tĩnh điện thành phẩm không gây độc hại với người sử dụng nhưng trong quá trình phun sơn thì lại khác. Sơn tĩnh điện có nhựa và các chất độc hại với người phun sơn. Chính vì thế khi phun sơn cần trang bị đồ bảo hộ và yêu cầu người phun sơn có tay nghề cao.

Hỏi: Sơn tĩnh điện có bền không?

Trả lời: Độ bền của sơn tĩnh điện vượt trội hơn hẳn so với sơn truyền thống. Tuy nhiên chi phí cho sơn tĩnh điện cao hơn rất nhiều.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về sơn tĩnh điện. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về sơn tĩnh điện cũng như quá trình thực hiện sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn, an toàn nhất. Trân trọng!

Nguồn: thegioicuathep.vn