SỰ BÙNG NỔ CỦA CÁC CA NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG DI DỜI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

Kể từ khi 2 ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2020, chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kiểm soát nguồn lây nhiễm, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, từ khi biến chủng Delta tấn công, các ca nhiễm tăng với mức độ chóng mặt. Chính phủ Việt Nam đã phải ban hành các chỉ thị nghiêm ngặt, không cho phép dân ra khỏi nhà trừ khi thật sự cần thiết, đóng cửa các dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu. Đối với ngành sản xuất, các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các công nhân làm việc và nghỉ ngơi tại chỗ, phải xét nghiệm định kỳ, doanh nghiệp phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của pháp luật.

Những chính sách khắt khe và biện pháp quyết liệt chống dịch trong thời gian qua lại không dẫn đến sự giảm ca nhiễm, kéo dài dịch bệnh với thời gian giãn cách 90 ngày. Lúc trước, các doanh nghiệp nhà nước lớn đã chuyển nhà máy, thiết bị từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam sau khi chính quyền Trump ban hành những chính sách thuế trừng phạt cho các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Giờ đây, các doanh nghiệp nước ngoài đang tính đến chuyện chuyển nhà máy quay trở lại Trung Quốc sau khi hoạt động sản xuất tại Việt Nam bị đình trệ trong thời gian dài, tốn kém nhiều chi phí để duy trì hoạt động.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng của thế giới đối với sản phẩm nhựa dưới  tác động của Covid-19

Roger Rawlins, giám đốc điều hành của Tập đoàn giày dép và phụ kiện Designer Brands, cho biết: “Một giám đốc điều hành đã nói với tôi rằng công việc họ đã làm được trong 6 năm trong chuỗi cung ứng đã bị mất trong vòng 6 ngày”. Quả vậy, các biện pháp nghiêm ngặt đã bóp nghẹt các doanh nghiệp, gây lỗ hàng triệu đô la.. Ví dụ, Adidas cho biết việc chậm trễ sản xuất tại Việt Nam sẽ khiến công ty bị mất doanh thu 600 triệu USD trong năm nay. Giám đốc điều hành tại Hooker Furniture ước tính rằng thương hiệu Home Meridian International của họ sẽ chứng kiến doanh số bán hàng giảm 30% trong quý này do kết quả của việc ngừng hoạt động. Giám đốc tài chính Paul Huckfeldt nói: “Sẽ rất khó khăn khi các nhà máy đóng cửa như vậy”.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng chần chừ đối với quyết định “dời đô” về Trung Quốc khi họ đã tốn rất nhiều chi phi và nhân lực để tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Hơn nữa, các chính sách thuế của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn còn được áp dụng. Do đó, tuy phải chịu nhiều tổn thất tại Việt Nam trong thời điểm này, các doanh nghiệp vẫn cố gắng cầm cự và mong chờ vào một tương lai khả quan hơn khi người dân đã tiêm đầy đủ vaccine và cuộc sống quay trở lại nhịp điệu thông thường.

Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19: Giải pháp khả thi  và bền vững - Hànộimới

Trong 7 tháng năm 2021, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Trong nước, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và 16 tỉnh, thành phía Nam đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2021 chỉ tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng qua (trừ tháng 02 có số ngày làm việc ít nhất). Trong đó, ngành khai khoáng tháng 7 giảm 8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,2%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,3%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại tăng 34,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 30,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 14,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 13%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,4%; khai thác than cứng và than non giảm 2,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 1,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 15,8%.

Doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội trong đại dịch

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng năm 2021 tăng so cao với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 55,9%; linh kiện điện thoại tăng 40%; ô tô tăng 39,6%; giày, dép da tăng 19,3%; sắt, thép thô tăng 16,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 15,4%; điện thoại di động tăng 14,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo và sợi tự nhiên cùng tăng 10,6%; quần áo mặc thường tăng 9,5%.

Trong khi đó, một số sản phẩm lại giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 13,4%; tivi các loại giảm 10,3%; phân u rê giảm 5,2%; dầu thô giảm 5,9%; than sạch giảm 2,8%.

Đối với 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg để phòng chống dịch Covid-19, có 7 địa phương có chỉ số IIP tháng 7 giảm so với cùng kỳ năm trước bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,4%; Long An giảm 14,6%; Cà Mau giảm 13,7%; Đồng Tháp giảm 5,7%; Trà Vinh giảm 5,3%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,9%; Bến Tre giảm 0,2%. Tuy nhiên, một số địa phương có chỉ số IIP tăng do một số Khu công nghiệp quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh với phương án 3 tại chỗ nên được phép hoạt động để tiếp tục thực hiện các đơn hàng sản xuất đã ký kết hợp đồng trước đó.

Đáng chú ý, tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, cơ bản đã khống chế, kiểm soát được dịch bệnh, hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp dần hồi phục. Tốc độ tăng chỉ số IIP các tháng 5, tháng 6 và tháng 7 so với cùng kỳ năm trước của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh lần lượt là: Bắc Giang tháng 5 giảm 26,7%; tháng 6 giảm 49,8% và tháng 7 giảm 15,3%; Bắc Ninh tăng 23,9%; giảm 8,6% và tăng 1,1%.

Thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24 tháng 7 năm 2021, chỉ số IIP tháng 7/2021 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế của cả nước và nhiều tỉnh thành khác tại khu vực phía Nam, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 7 đang có phần chững lại. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%; nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%, cụ thể:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,49 tỷ USD, giảm 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,51 tỷ USD, tăng 0,2%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 tăng 8,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 2,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,52 tỷ USD, tăng 14,6%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,81 tỷ USD, tăng 29,9%, chiếm 73,8%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,7 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 28,8 tỷ USD, tăng 24,6%. Thị trường EU đạt 22,6 tỷ USD, tăng 15,6%. Thị trường ASEAN đạt 16,2 tỷ USD, tăng 25,8%. Hàn Quốc đạt 11,9 tỷ USD, tăng 10,3%. Nhật Bản đạt 11,8 tỷ USD, tăng 8,9%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 28,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,4 tỷ USD, tăng 4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 tăng 29,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,1%.

Kể từ khi 2 ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2020, chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong việc kiểm soát nguồn lây nhiễm, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, từ khi biến chủng Delta tấn công, các ca nhiễm tăng với mức độ chóng… Xem bài viết