Van công nghiệp
-
Để lựa chọn địa chỉ nhà cung cấp van công nghiệp uy tín tại TPHCM là việc không hề dễ dàng, bởi hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại van công nghiệp. Các sản phẩm van công nghiệp có đặc thù riêng là việc bán hàng phải nắm rõ kỹ thuật và đưa ra giải pháp cụ thể. Vậy nên hãy lựa chọn đơn vị cung cấp van uy tín để giúp bạn giải đáp các vấn đề bạn đang gặp phải.
Cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của đất nước. Các khu công nghiệp ngành càng được mở ra và phát triển thì đi kèm với đó là các sản phẩm công nghiệp cũng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty với nhau. Thực trạng hiện nay, có nhiều công ty nhà cung cấp van công nghiệp nhưng để khách hàng lựa chọn đơn vị bán van công nghiệp uy tín, phù hợp với nhu cầu thì thật sự là khó khăn.
Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết các loại van công nghiệp. Và gợi ý cho bạn đơn vị cung cấp van công nghiệp uy tín tại TPHCM.
Các loại van công nghiệp mà bạn sẽ gặp phải
Các sản phẩm van công nghiệp được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực, và từng sản phẩm lại phù hợp với các môi trường, điều kiện làm việc khác nhau. Các sản phẩm van công nghiệp dùng để đóng/ mở dòng, điều chỉnh áp lực trên dòng chảy.
Và để cho bạn dễ dàng phân biệt, thì chúng tôi xin được chia ra các loại van công nghiệp như sau:
Van công nghiệp cho hệ hơi (van hơi công nghiệp)
Trong hệ thống hơi chúng ta sẽ nhận ra các loại van được sử dụng phổ biến như sau: van cầu, van bi, van một chiều, lọc Y, van an toàn, khớp giản nỡ, van điều khiển, đồng hồ đo áp suất, van giảm áp, van cổng, van bướm, van một chiều chữ ngã, kính quan sát….
Van công nghiệp cho hệ nước HVAC (Van nước công nghiệp)
Các loại van nước công nghiệp thường được dùng ở các hệ thống đường ống nước, xử lý nước thải, đường ông nước tới các hộ sinh hoạt các chung cư lớn….
Cũng như van hơi công nghiệp thì van nước công nghiệp cũng đa dạng và phong phú về chủng loại. Chúng thường là các loại van công nghiệp được vận hành bằng tay hoặc bằng điện hay khí nén.
Có thể kể đến các loại van nước công nghiệp sau: van bướm, van cổng, van xả khí, van giảm áp, van an toàn, van một chiều lá lật, van một chiều cánh bướm, van bi, lọc Y nước, van điều khiển, rọ bơm, van phao, van cân bằng, van điện từ, kính quan sát dòng chảy,
Van công nghiệp cho dầu khí (van dầu khí)
Nhắc đến dầu khí hẳn ai cũng sẽ mường tượng ra trong đầu là những loại đường ống khác nhau. Thật vậy, dầu khí cần các đường ống dài, và nhiệt độ cao, áp suất cao do đặc điểm ngành. Bởi vậy nên, các loại van công nghiệp dùng cho dầu khí là các loại van mang tính chất đặc thù. Vậy nên, không phải nhà cung cấp van công nghiệp nào cũng có thể cấp đúng loại van công nghiệp dầu khí đang cần.
Các loại van công nghiệp dùng cho dầu khí phổ biến gồm: Van cổng thép rèn, van cổng chịu áp cao, lọc Y, Van cầu….
Van công nghiệp cho ngành sinh học (Van vi sinh)
Nhắc đến ngành sinh học, bạn sẽ liên tưởng đến việc chế biến hóa chất. Do tính năng quan trọng của ngành là làm sạch và khử trùng. Bởi vậy nên các van công nghiệp cho ngành sinh học phải đảm bảo được các yêu cầu khắt khe như chịu được phản ứng khắc nghiệt, đảm bảo hoạt động tốt ở các nhiệt độ áp suất cao, có thể chống rò rĩ ăn mòn, ô nhiễm.
Van công nghiệp cho ngành tàu biển (Van tàu thủy)
Các loại van tàu thủy (van hàng hải) là các thiết bị được sử dụng để kiểm soát áp suất, môi chất trong hệ thống đường ống của tàu nhằm đáp ứng các điều kiện mà tàu cần. Van tàu biển là thiết bị điều khiển môi chất. Các loại van tàu biển gồm những van sau:
Van cổng JIS 5K, Van bướm JIS 5K, JIS 10K, van bi JIS 5K, van một chiều… Các thương hiệu van tàu biển nổi tiếng: KTOP KOREA VALVE.
Những lưu ý khi mua van công nghiệp
Van công nghiệp đa dạng, phong phú và được sử dụng ở nhiều điều kiện và nhiệt độ khách nhau.
Ở bài viết này, tôi xin gửi tới 6 lưu ý để bạn có thể lựa chọn loại van công nghiệp phù hợp cho nhu cầu của bạn.
Áp suất.
Nhiệt độ.
Kiểu kết nối.
Ứng dụng/ môi trường sử dụng.
Kích thước.
Nguồn: hancorp.com.vn
-
Ứng dụng của các loại van công nghiệp
Van công nghiệp là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, kỹ thuật hay khoa học. Đôi khi trong các lĩnh vực nêu trên, việc chọn lựa được cho hệ thống đúng loại van có thể đem lại thành công lớn cho hệ thống hoặc quá trình vận hành hệ thống.
Mục đích chính của việc sử dụng van công nghiệp là kiểm soát lưu lượng truyền dẫn thông qua một hệ thống. Các van được sử dụng để điều tiết dòng chảy, đóng hay mở hệ thống để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống an toàn và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình vận hành.
Van bi công nghiệp
Van công nghiệp trong các nhà máy
Trong các nhà máy sản xuất, van bướm là loại van được sử dụng nhiều nhất, nó đóng vai trò lớn tron hàu hết các ngành công nghiệp. Chúng được sử dụng trong nhiều bộ phận khác nhau của các thiết bị cơ khí hằng ngày, kể cả trong các hệ thống HVAC và trong các hệ thống nước trong các khu trung cư, khu nhà, văn phòng hay trong cả các hệ thống vận hành xăng cho xe ô tô. Có 2 loại van được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp là van cơ và van điều khiển.
Van điều khiển thường là các loại van điện từ được ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp, điều khiển dòng lưu lượng của các tòa nhà, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải… Còn van cơ thì chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng.
Van công nghiệp trong dầu khí
Trong công nghiệp dầu khí, các loại đường ống được sử dụng rất nhiều nên việc sử dụng các loại van tự động là thiết yếu. Nó giúp cho hoạt động đạt hiệu qủa cao và chính xác nhất kèm theo đó là cắt giảm được rất nhiều nhân công lao động.
Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của ngành công nghiệp dầu khí, các loại van cũng phải được cấu tạo đặc biệt với các vật liệu chuyên dụng chịu nhiệt độ cao tốt và áp xuất cao và quan trọng nhất là các van phải được trang bị tính năng điều khiển từ xa.
Van công nghiệp trên hệ thống đường ống.
Việc sử dụng van công nghiệp trên hệ thống đường ống là khía cạnh thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp. Các hệ thống được ống này có thể bao gồm đường ống dẫn dầu thô, khí đốt.
Van công nghiệp có công dụng tối ưu hóa các hoạt động cần thiết trên hệ thống vận hành đường ống. Chúng có thể được lắp đặt ở đầu nguồn đường ống, giữa hay cuối đường ống
Van công nghiệp trong chế biến thực phẩm:
Các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Kèm theo đó là nhu cầu tự động hóa cao trong các khâu vận hành của hệ thống. Hệ thống sản xuất thực phẩm hay nước uống công nghiệp cần phải được đảm bảo an toàn nên cần yêu cầu nghiêm ngặt với vật liêu chế tạo van công nghiệp. Van bướm vi sinh là một trong những loại van đáp ứng được nhu cầu cần thiết của ngành công nghiệp này.
Van công nghiệp thực phẩm được chia làm 2 loại chính là van dành cho công nghệ thực phẩm và van dành cho chế biến các loại nước giải khát. Tuy nhiên 2 loại van này cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới có thể đưa vào sử dụng được. Van vi sinh và van bi là 2 loại van có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm.
Nguồn: vandientu
-
Hiện nay, Van công nghiệp là một sản phẩm hiếm khi được mọi chú ý và biết đến, nhưng chúng lại đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi lần bạn bật vòi nước hoặc bình gas hoặc là bạn sử dụng máy nước nóng, chính là bạn đang vận hành van. Van giúp duy trì chất lượng cuộc sống của chúng ta bằng cách kiểm soát dòng chảy của tất cả các loại chất lỏng, khí, hơi.
Hãy cùng HƯNG PHÚC GROUP theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại Van công nghiệp này nhé! Cũng như tìm hiểu xem, loại van công nghiệp của hãng nào đang được các nhà thầu, chủ đầu tư tin chọn nhé!
VAN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Van công nghiệp là một thiết bị cơ khí được sản xuất để hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chúng được lắp đặt trên các hệ thống đường ống dẫn công nghiệp, dân dụng, nhà máy, xí nghiệp…. Hầu hết mọi lĩnh vực, đơn vị đều sử dụng các loại van công nghiệp này.
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA VAN CÔNG NGHIỆP ?
Được thiết kế để truyền dẫn, điều tiết lưu chất nên van công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Chúng có khá nhiều công dụng khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại van. Có thể kể đến một số công dụng chính như sau:
Đóng – mở (ngăn chặn hoặc truyền dẫn) dòng lưu chất, đó có thể là chất lỏng hoặc khí.
Van có tác dụng điều tiết lưu lượng dòng chảy theo ý muốn người sử dụng.
Một số loại van được lắp đặt với tác dụng thay đổi hướng dòng chảy.
Ngoài ra, van công nghiệp cũng có khả năng điều tiết áp lực, áp suất dòng chảy trên hệ thống.
Van Kitz được đánh giá khá cao bởi tuổi thọ bền vững, lâu dài, và đem lại chất lượng cao cho mỗi công trình trong các ngành nồi hơi, thực phẩm, xử lí, hệ thống ống nước, cấp thoát nước, nước thải, khí nén, xăng dầu,…
Thiết kế bắt mắt và tinh tế từ kiểu dáng đến công dụng, ngoài ra Van Kitz cũng đáp ứng đúng nhu cầu mà các công trình cần thiết: Van bi Kitz, Van cổng Kitz….
Chất liệu của Van Kitz cũng được lựa chọn kĩ lưỡng và test qua nhiều môi trường, để khiến các sản phẩm đến từ Van Kitz có thể sử dụng đa dạng ở mọi môi trường như nóng/lạnh, dầu ăn, khí,…. Mang đến sự hài lòng nhất định về một chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được các nhu cầu mong muốn của các chủ công trình
Và đặc biệt, giá của Van rất phải chăng, đây chính là điểm đặc biệt khiến Van Kitz luôn được tin chọn và ưa chuộng. Kitz là thương hiệu Van nổi tiếng, đáp ứng được cả về chất lượng và giá thành của các chủ đầu tư
Mỗi loại van sẽ được thiết kế với những chức năng riêng để phục vụ công việc. Điều này dựa vào cấu tạo cũng như vật liệu cấu thành sản phẩm. Khi chúng ta chọn mua van sẽ dựa vào mục đích sử dụng để chọn van phù hợp.
Khi đã biết được van công nghiệp là gì hẳn mọi người cũng muốn biết liệu chúng có những loại nào đúng không? Thị trường van công nghiệp hiện rất đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm, chúng được sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế công việc nên có nhiều loại.
Một số van phổ biến như:
Van cầu, Van bi, Van một chiều, Van cổng, Van bướm, Van an toàn, Van giảm áp, Van điều khiển,…
Và còn rất nhiều loại van khác nhau được sản xuất để phục vụ nhu cầu các ngành công nghiệp khác.
Hiện nay, như trên thị trường thì chúng ta cũng biết có rất nhiều nhà sản xuất van công nghiệp, nhưng trong đó có một nhà sản xuất mà sản phẩm của họ đều được các nhà thầu, chủ đầu tư tin dùng và lựa chọn. Đó là tập đoàn KITZ – nhà sản xuất van công nghiệp số 1 tại Nhật Bản và lớn thứ 3 trên thế giới.
Vậy tại sao Kitz được các nhà thầu, chủ đầu tư lựa chọn và tin dùng đến vậy? Đó là do những lợi ích mà Van Kitz mang lại cho các công trình.
-
Khái niệm
Van cầu hơi là dòng sản phẩm được dùng để đóng điều tiết dòng chảy lưu chất trong hệ thống đường ống. Van cũng là một thiết bị quan trong để tăng hoặc giảm áp lực cho hệ thống.
Thông số kỹ thuật van cầu hơi
- Vật liệu chế tạo van cầu: Gang, thép, inox, đồng, nhựa
- Kích cỡ van: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300... DN900
- Kết nối: Nối ren / Nối mặt bích
- Tiêu chuẩn: JIS 10K, BS PN16, DIN PN16, ANSI #150LB
- Áp lực hoạt động: 10bar, 16bar
- Nhiệt độ hoạt động: 120 độ C
- Xuất xứ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Bảo hành: 12 tháng
Van cầu hơi - Van cầu hơi chữ ngã - Van cầu hơi yên ngựa là gì?
Sản phẩm van cầu hơi tên tiếng anh gọi là Globe valves hoặc Stop valve, và còn được biết đến với các tên gọi như van chữ ngã, van cầu yên ngựa là bởi vì cấu tạo và hình dáng của van.
Van cầu có hai kiểu kết nối là van cầu lắp ren và van cầu lắp bích (mặt bích) tiêu chuẩn mặt bích DIN, vận hành đóng mở bằng tay quay. Ngoài ra van cầu còn có dòng điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén.
Van cầu được sử dụng để kiểm soát hoặc ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng hoặc khí qua một đường ống. Van cầu có một phần tử dạng đĩa di động và một chỗ ngồi yên tĩnh trong một thân hình cầu nói chung nên van được đặt tên theo hình dạng thiết kế của van. Bên trong thân van có cấu tạo vách ngăn, chia thân van thành hai nửa. Trên vách ngăn có lỗ hình tròn, là nơi lưu chất có thể đi qua. Đĩa van có dạng hình côn, kết nối với hệ truyền động (ti van – tay quay vô lăng) Đĩa van có tác dụng bịt kín hoặc mở lỗ thông trên vách ngăn tương ứng với trạng thái đóng – mở của van.
Van cầu khá đa dạng về hình dạng và vật liệu như inox, gang, thép, đồng, cũng như kích cỡ van từ DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300... DN900.
Cấu tạo van cầu hơi
* Phần thân van
Vật liệu chế tạo thân van cầu được làm từ các hợp kim chịu được nhiệt độ, chịu được áp lực cao như: Inox, Gang, Thép... Thân van cầu là bộ phân chịu áp lực là nơi tiếp xúc trực tiếp với các lưu chất và là nơi chứa các bộ phân chi tiết nhỏ của van. Van cầu thường được sản xuất thiết gồm có hai cửa chức năng dùng để phân chia các lưu chất đi qua van nhiều hoặc ít. Hai cổng van thường là kết nối ren hoặc kết nối bích nằm song song với nhau. Môi trường sử dụng van cầu thường là lưu chất lỏng, nhớt, chất ăn mòn, nhiệt độ cao, áp suất cao.
* Phần chống chàn
Vật liệu chế tạo phần chống chàn được đúc nguyên khối đi cùng với chất liệu thân van, là bộ phận làm kín ngắn lưu chất tràn ra ngoài, tràn ngược lên trên, phần này được kết nối bằng ren và bu lông với thân van
* Phần ty van
Vật liệu chế tạo phần ty van thường được làm từ các hợp kim có độ bền rất cao chịu được nhiệt độ, áp lực, chống ăn mòn rất tốt, và là bộ phận dùng để kết nối cánh van và vô lăng chuyền lực soắn giúp van mở đóng. Ty van cầu là một thanh kim loại, được làm kín bởi gioăng để tránh rò rỉ
* Phần cánh van
Vật liệu chế tạo phần cánh van từ hợp kim loại có độ cứng và chống chịu ăn mòn cao. Là bộ phận đóng mở trực tiếp của van, cánh van cầu có dạng nút chai hoặc hình côn được lắp với ty van và vô lăng để tạo thành một liên kết nâng hoặc hạ, đóng hoặc mở để điều tiết lưu chất đi qua van.
* Gioăng chống chàn
Vật liệu chế tạo phần gioăng chủ đạo là Cao su, Teflon vật liệu này có khả năng chịu được áp lực và áp suất, nhiệt độ cao rất tốt. Gioăng chống chàn là bộ phận chống rò rỉ lưu chất di chuyển bên trong ra ngoài và phần này có thể thường được tháo ra để thay thế theo định kỳ để giữ được độ kín khi vận hành.
Quy trình hoạt động van cầu hơi là gì.?
Dòng van cầu hơi công nghiệp này sử dụng cơ chế tay quay để điều khiển van đóng mở. Khác với van cổng, van cầu tạo dòng nước cuộn xoáy sau khi đi qua van. Khi xoay góc 90 độ. Khi tay xoay đĩa, được hạ xuống hoặc nâng lên van đóng hoặc mở. Khi đĩa đã được hạ xuống hoàn toàn, nguồn cấp nước đã tắt, khi đĩa được nâng lên hoàn toàn lúc này lưu chất đi qua van là lớn nhất. Trục van và đĩa van hạ xuống hoặc nâng lên hiện tượng đóng mở xảy ra tại của van
Quy trình đóng mở của van cầu hơi được xem như một nắp chụp hoặc một cái đĩa đậy, và có thể được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau, bằng phương thức đơn giản nhất là thay đổi hình dạng của cánh van, tốc độ dòng chảy của lưu chất thay đổi khá lơn khi van mở cửa trong tỷ lệ thuận với số vòng của ty van
Ứng dụng van cầu hơi - van chữ ngã - van yên ngựa
Van cầu hơi được ứng dụng hầu hết cho các hệ thống dẫn chất lỏng. Nhiệm vụ chính là tiết lưu dòng chảy, thay vì đóng mở hoàn toàn như các loại van khác.
Van cũng có nhiều tính năng nổi trội như: vận hành đơn giản, thời gian đóng mở nhanh chóng. Tiết lưu dòng chảy dễ dàng, thuận tiện, dễ điều chỉnh lưu lượng. Độ bền cao, khả năng chịu áp lực và nhiệt độ tốt. Bộ phận kiểm soát dòng chảy bên trong van cầu giúp cố định hướng dòng lưu lượng.
Các van cầu không thích hợp hớp các mô trường có dạng bùn, sệt do bị cản trở bởi vách ngăn. Van hoạt động tốt nhất trong các hệ thống như: Hệ hơi và hệ đường ống nước, cần độ đóng kín và an toàn là những điều cần chính, hệ thống nước làm mát , nơi lưu lượng cần được điều chỉnh, cấp nước, thực phẩm, hóa học hệ thống chiết xuất không khí và ngưng tụ. Hệ thống dầu nhờn tuabin ,nắp nồi hơi, ống thoát nước, lỗ thông hơi chính, hệ thống thoát nước..v.v
Nguồn: vanphukien.vn
-
Bên cạnh van bi, van cổng, van bướm thì van cầu điều khiển khí nén cũng được rất nhiều người sử dụng. Những kiến thức về cấu tạo, hoạt động cũng như cách phân loại, ứng dụng… của van này có trong bài chia sẻ của chúng tôi hôm nay sẽ giúp quý khách có thể tự tin tìm hiểu, đặt mua cũng như sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả nhất.
Van cầu điều khiển khí nén là gì?
Trong các hệ thống hơi, khí nén thì ngoài xi lanh đóng vai trò chấp hành quan trọng thì chúng ta cần phải nhắc đến các van làm nhiệm vụ cơ cấu.
Trong đó, van cầu điều khiển bằng khí nén được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống cung cấp dòng lưu chất.
Tên tiếng anh của nó là Controls globe valve with pneumatic actuator. Thực chất, van điều khiển khí nén này chính là một thiết bị đóng cửa – mở cửa van tự động. Nó sử dụng áp suất của khí nén để tác động lên đĩa, cửa van để kiểm soát dòng chảy.
Bên cạnh việc thực hiện đóng mở – OFF/ON thì van còn cho phép người dùng có thể kiểm soát chính xác tốc độ cũng như lưu lượng của dòng chảy. Trên mỗi van sẽ có một bộ truyền động bằng khí nén mà chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn ở phần cấu tạo, nó sẽ làm nhiệm vụ: Sử dụng tín hiệu khí nén điều khiển việc đóng, mở van.
Cấu tạo van cầu điều khiển khí nén
Một bộ van cầu điều khiển khí nén gồm nhiều chi tiết, bộ phận như: van, phần truyền động, van điện từ, bộ định vị.
1. Van cầu
Thân van chính là bộ phận chứa đựng rất nhiều chi tiết van, là nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất và là nơi chịu áp lực nhiều nhất. Người ta thường thiết kế van cầu có 2 cổng vì phổ biến hơn loại van cầu 3 cổng. Van 3 cổng sẽ làm nhiệm vụ đổi hướng dòng chảy và phân chia dòng chảy theo ý muốn của người vận hành.
Van 2 cổng thì có đặc điểm: Hai cổng này có thể đối diện nhau để thông dòng chất dễ dàng, 2 cổng vuông góc với nhau hoặc tại bất kỳ vị trí nào trên thân van.
Loại van này chuyên dụng cho những dòng chất lỏng có tính ăn mòn cao, nhiệt và áp suất lớn nên người ta không lắp van theo chiều ngang mà chọn lắp kiểu xiên hoặc góc. Bởi vì khi van nằm ngang trên đường ống, dòng lưu chất sẽ bị đọng lại nếu không sử dụng nữa trong 1 thời gian dài sẽ tồn dư chất, tăng tốc độ oxi hóa hỏng van hơn.
Chất liệu để chế tạo thân van: gang, đồng, thép, inox…
2. Thiết bị truyền động bằng khí nén
Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà khách hàng có thể chọn van cầu với bộ thiết bi truyền động dạng piston hoặc dạng màng.
Dạng piston
Nhìn chung thì bộ thiết bị truyền động dạng piston có cấu tạo cũng như hoạt động khá giống với 1 ben khí nén. Cấu tạo của nó gồm 1 piston và 1 nòng. Piston sẽ chuyển động trong nòng. Nó cho lực đẩy trục lớn hơn, hành trình dài hơn so với bô truyền động dạng màng.
Piston sẽ nói với trục của van cầu. Khi lượng khí nén cung cấp tăng dần và chiếm lấy không gian của nòng sẽ làm piston dịch chuyển lên trên làm trục van bị kéo lên và van mở. Khi khí nén bị xả ra ngoài, piston đi xuống làm trục van đi xuống và van sẽ đóng.
Người ta phân chia bộ truyền động dạng piston thành 2 loại:
+ Tác động đơn: Sử dụng áp lực khí nén cho 1 chu trình đóng hoặc mở.
+ Tác động kép: Sử dụng áp suất của khí nén cho cả chu trình mở và đóng.
Dạng màng
Đây chính là bộ truyền động tác động đơn. Cấu tạo của nó gồm: màng và lò xo. Bộ truyền động sẽ làm việc dựa trên hành trình di chuyển lên xuống của màng và lực đàn hồi của lò xo.
So với bộ truyền động bằng piston thì bộ truyền động dạng màng được sử dụng phổ biến cho các van cầu hơn vì giá thành rất rẻ, lắp đặt và sử dụng dễ dàng, thiết kế và cấu tạo của van đơn giản.
3. Bộ định vị van khí nén
Chức năng của bộ định vị van khí nén đó là định vị đĩa van dựa trên nguyên lý cân bằng theo tín hiệu khí nén nhận được.
Nhờ có bộ định vị này mà con người có thể biết chính xác vị trí của van và cấp khí cho bộ truyền động theo yêu cầu. Nhờ có bộ phận định vị mà các van cầu điều khiển bằng khí nén mới cho thể hoạt động hiệu quả, nhanh chóng.
4. Van khí nén điện từ
Van khí nén điện từ được phân chia thành nhiều loại với số cổng và vị trí làm việc khác nhau. Van điện từ 1 đầu điện, van điện từ 2 đầu điện có thể hoạt động với điện áp 12v, 24v, 110v, 220v. Khi cấp điện, dòng điện có từ trường sẽ tác động lực lên lõi van và van chuyển đổi trạng thái ngay lập tức từ đóng sang mở hoặc ngược lại. Khi ngắt điện, thời gian để van trở về trạng thái ban đầu chỉ khoảng 1-3s. Chức năng của van này đó là cung cấp và phân phối dòng khí nén có áp suất cho bộ phận thiết bị truyền động.
Nguyên lý hoạt động
Đối với van cầu điều khiển khí nén thì hoạt động sẽ được phân thành 3 kỳ chính: Mở, đóng, điều tiết. Cụ thể như sau:
Chu trình đóng van hoàn toàn
Van điện từ trong hệ thống sẽ đóng mở và phân phối dòng khí nén từ nguồn đến bộ phận truyền động của van cầu. Chính áp lực của khí nén sẽ tác động và đẩy piston hoặc màng bằng 1 lực lớn hơn, có thể thắng được lực đàn hồi của lò xo. Lúc này, màng và piston sẽ dịch chuyển theo trục van xuống đến hết hành trình và van sẽ đóng lại.
Chu trình mở van hoàn toàn
Khi ngắt dòng điện, van điện từ cũng sẽ ngừng ngay việc cấp khí nén. Lượng khí nén sẽ được xả ra môi trường bên ngoài thông qua cửa của van. Lúc này, lực đàn hồi của lò xo sẽ thắng được áp lực của khí và đẩy piston hoặc màng đi lên phía trên. Van mở.
Chu trình điều tiết (đóng hoặc mở một phần)
Đây không phải là chu trình chính, nó là phần nhỏ nằm trong chu trình đóng hay chu trình mở.
Trong chu trình này, áp lực của khí nén sẽ đẩy màng hay piston di chuyển một đoạn ngắn hơn hành trình thiết kế khi đóng hay mở hoàn toàn. Lúc này đĩa van sẽ đóng mở 1 phần để phục vụ cho việc điều tiết dòng chất đi qua van.
Các loại van cầu điều khiển bằng khí nén
Với rất nhiều loại hiện có trên thị trường, người ta quyết định phân chia thành từ nhóm van để thuận tiện cho việc chọn lựa: Theo cách điều khiển, theo vật liệu, theo kiểu kết nối…
Theo cách điều khiển
Nếu xét theo cách điều khiển thì van cầu khí nén có 2 loại:
Điều khiển khí nén ON/OFF
Đây là loại van cầu điều khiển bằng khí nén mở hoặc đóng. Điều đó có nghĩa là nếu cấp nguồn khí đến bộ phận truyền động thì van sẽ chỉ đóng lại hoặc mở ra để dòng lưu chất đi qua.
Phần thân của van này được cấu tạo bằng chất liệu: Hợp kim, thép carbon đúc, thép rèn, gang xám, thép chống nguội… với nhiệt độ làm việc 220 độ C. Van được kết nối tiêu chuẩn JIS, DIN…
Điều khiển khí nén tuyến tính
Đây là loại van cầu khí nén đóng mở linh hoạt hơn so với loại van cầu ON/OFF khi nó có thể đóng mở theo góc, điều chỉnh việc đóng mở theo ý muốn của người sử dụng.
Van có thể dùng để điều tiết dòng chất qua van hoặc đóng mở để cung cấp cho các đường ống thẳng…
Nguồn: thuykhidien.com
-
Hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp hiện đại là một sự tương tác phức tạp giữa tiêu thụ điện năng bền vững và sử dụng nước, điều kiện thị trường, và áp dụng công nghệ và kiến thức nhằm đảm bảo có được thiết kế tốt nhất trong toàn bộ hệ thống tưới tiêu. Hiểu được điều này trước đây các vấn đề về nước và năng lượng của ngày nay cùng những phát triển trong công nghệ máy bơm đã góp phần xây dựng những hệ thống bơm và van công nghiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại, nhằm mục đích nâng cao và cải thiện hiệu suất làm việc
Những thách thức trong nông nghiệp đòi hỏi cần có những kỹ thuật mới để thúc đẩy năng suất. Thị trường nông nghiệp đang thay đổi nhanh chóng, nên người nông dân ngày nay không thể chỉ dựa vào công nghệ và tập quán của quá khứ, bên cạnh đó
Để giữ năng suất cao và tiếp tục cạnh tranh trên thị trường nông sản, nông dân cần không ngừng tập trung vào giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất lao động, bao gồm tối ưu hóa việc tiêu thụ điện năng thông qua viêc ứng dụng những công nghệ mới và sử dụng các nguồn tài nguyên nước tốt hơn. Và do vậy mà hệ thống bơm và van công nghiệp sử dụng trong mục đích tưới tiêu đóng một vai trò hết sức quan trọng
Đáp ứng những thách thức của nền nông nghiệp hiện đại
Các hệ thống bơm hoàn chỉnh thay vì các máy bơm lớn, tách biệt là hướng đi thích hợp. Lấy ví dụ, có thể loại bỏ việc sử dụng các van giảm áp tốn kém và mất nhiều thời gian để duy trì áp lực ổn định bằng cách đầu tư cho các bộ điều khiển bơm để quản lý áp lực một cách hiệu quả. Làm như thế sẽ tiết kiệm chi phí về lâu dài, giảm nhu cầu bảo dưỡng, và giảm tiêu tốn điện.
Có thể khẳng định tương tự khi sử dụng van cho các hệ thống phun tưới. Một cách làm khác tốt hơn là sử dụng một máy bơm điều tốc và một cảm biến áp lực trên trục quay, sẽ tự động điều chỉnh tình trạng vận hành của máy bơm để đáp ứng yêu cầu của trục quay. Nhờ vậy sẽ đảm bảo lượng nước tưới đồng đều, và chi phí điện năng thấp.Một bộ điều khiển máy bơm sẽ mang lại một số lợi ích khác như bảo vệ bơm không rơi vào tình trạng chạy khô hoặc nguồn điện không ổn định, kéo dài tuổi thọ của máy bơm.
Mức độ dâng lên hay hạ xuống của mực nước ngầm hay nước mặt sẽ làm thay đổi đáng kể quy chuẩn kỹ thuật của hệ thống bơm, bởi vì những dao động này sẽ làm thay đổi cột áp. Một máy bơm đơn tốc được định cỡ để bơm nước lên từ mực nước thấp nhất sẽ lãng phí rất nhiều tiền điện khi mực nước lên cao. Trong trường hợp này thì một bơm điều tốc sẽ có thể điều chỉnh cột áp và lưu lượng để bù đắp những thay đổi về mực nước, giảm chi phí tiền điện.
Có nhiều ứng dụng khác nhau của máy bơm để tưới tiêu trong ngành nông nghiệp. Chìa khóa để thành công là sử dụng bộ điều khiển bơm thông minh (hệ điều khiển biến tần), được thiết kế riêng cho ứng dụng của bạn.'
Nguồn: tccompany.com.vn
-
Bạn đã biết cách lắp đặt van bướm vào đường ống chưa? Rất nhiều câu hỏi gửi cho chúng tôi về việc hướng dẫn cách lắp đặt van bướm vào đường ống như thế nào cho đúng? Bài viết này chúng tôi xin chia sẽ kiến thức giúp bạn có thể nắm bắt được quy trình lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống. Chúng tôi hi vọng với chia sẽ này sẽ giúp ích cho bạn.
Van bướm là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các đường ống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm hết kiến thức về loại van công nghiệp này
Trước khi vào phần hướng dẫn lắp đặt van bướm vào đường ống, tôi muốn các bạn cần nắm, van bướm có những loại kết nối nào?
Các loại kết nối cơ bản của van bướm gồm:
Van bướm kết nối kiểu wafer: Được dịch sang Tiếng Việt và được hiểu nôm na là dòng van bướm có kiểu kết nối dạng kẹp. Chúng được kết nối với đường ống kiểu kẹp siết. Tức là chúng được đặt giữa hai mặt bích và siết chặt bulong để kẹp chặn van bướm ở giữa. Không có một liên kết, kết nối trực tiếp nào giữa van và mặt bích. Ưu điểm của loại kết nối này là chúng có thể phù hợp với tất cả tiêu chuẩn mặt bích hiện hành (JIS 5K, JIS 10K, BS, DIN,…).
Van bướm kiểu tai bích – mặt bích: Là dòng sản phẩm được hiểu là mặt bích gắn liền với van. Các chuẩn mặt bích thông dùng (DIN, JIS, BS, ANSI,…?) ==> Bạn cần xác định loại mặt bích phù hợp cho quá trình lắp đặt van bướm.
Chuẩn bị các vật tư để lắp đặt van bướm vào đường ống
Hãy đảm bảo rằng, các vật tư được liệt kê dưới đây bạn đã chuẩn bị đầy đủ nhé.
Loại van bướm cần lắp đặt.
Mặt bích: 2 cái (với mỗi cái van bướm ta cần 2 cái mặt bích đi kèm). Hãy nhớ rằng tiêu chuẩn mặt bích phải đồng nhất với tiêu chuẩn mặt bích của van bướm.
Gioang làm kín (Gioăng cao su): gioang là thiết bị làm kín, không cho môi chất chạy ra ngoài. Gioăng làm kín được lắp nối tiếp với mặt bích và van bướm.
Đường ống đang chờ sẵn.
Bulong, đai ốc: Dựa vào catalogue của van bướm, bạn có thể lựa chọn loại mặt bích, đai ốc, bu lông phù hợp.
Cờ lê, mỏ lết để siết chặt bulong.
Quy trình lắp đặt van bướm vào đường ống
Hàn cố định hai mặt bích vào hai đầu chờ của đường ống (nhớ chọn loại mặt bích phù hợp với tiêu chuẩn của mặt bích van bướm).
Áp sát gioang làm kín vào mặt bích.
Tiếp tục đặt van bướm áp sát vào gioang làm kín.
Dùng bulong liên kết siết chặt van lại.
Những lưu ý trong quá trình lắp đặt van bướm vào đường ống
Lắp van bướm vào đường ống chỉ có vài bước thao tác đơn giản. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau nhé.
Chọn đúng kích thước đường kính của van phải đồng nhất với ống.
Sử dụng ron cao su giúp van bướm đóng/ mở kín.
Đối với các loại van cơ, khi thực hiện quay theo chiều ngược kim đồng hồ là mở van, ngược lại là đóng van.
Hãy xiết chặt các ốc, buloong, vit theo mặt phẳng.
Tránh làm biến dạng miếng đệm.
Đối với các van bướm vận hành thường xuyên thì sau khoảng thời gian từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong van như: đĩa van, seal có đảm bảo độ kín khít làm việc hay không. Hãy dựa vào thực tế để đưa ra các quyết định hợp lý, đừng để gián đoạn quá trình sản xuất bạn nhé.
Nguồn: thietbicongnghiepaz.com
-
1. Cách điều chỉnh van giảm áp
– Thứ nhất, chúng ta cần lắp đồng hồ vào thân vủa van giảm áp, mục đích để người điều chỉnh có thể biết được van đang hoạt động hay là áp lực trong van là bao nhiêu và tình trạng như thế nào.
– Thứ hai, nên kiểm tra sơ qua 1 lần nữa ở các vị trí khớp nối, tiếp tiếp có bị rò rỉ hay không hoặc là đã xiết chặt chưa.
– Tiếp theo, tiến hành điều chỉnh, chúng ta hiểu điều chỉnh ở đây có nghĩa là sẽ điều chỉnh áp lực đầu vào ra của hệ thống đường ống thấp hơn đầu vào.
Ví dụ: Áp suất bạn cho vào là 6bar và bạn muốn đầu ra là 5bar.
Lúc này chúng ta vặn ốc ở trên đầu van, xoay ngược chiều kim đồng hồ, thì áp lực sẽ giảm dần và hiểm thì có trên mặt đồng hồ. Sau khi điều chỉnh đến mức áp suất mong muốn vặn ốc lại chốt van. Nếu bạn muốn tăng áp lên thì nới ốc và chôt hãm ra và vặn theo chiều kim đồng hồ.
2. Cách lắp đặt van giảm áp
– Khi lắp đặt bạn cần lắp van theo đúng chiều hướng mũi tên có trên thân van. Để bảo về van tốt hơn chúng ta lắp thêm van lọc y ở hướng đầu vào của van, mục đích lọc sạch cặn bã, chất bẩn. Và 1 van một chiều hướng đầu ra của van để tránh bị đẩy ngược nước quay về van gây ảnh hưởng tới van ( dùng cho khí hoặc hơi thì không cần đến)
– Chúng ta nên lắp thêm 1 đồng hồ báo ở thân van hoặc đường ống, mục đích là để dễ dang kiểm tra và kiểm soát được áp lực bên trong. Với các hệ thống áp suất lớn thì nên lắp thêm 1 van giảm áp để có đủ điều kiện cho hệ thống hoạt động 1 cách an toàn nhất.
3. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của van giảm áp
* Cấu tạo bao gồm: Thân van, nắp chụp, ốc điều chỉnh, ốc cố định, Màng, Piston head 1, Pistion seal 2, Piston 3, Đầu vào, Đầu ra.
* Cơ chế hoạt động van giảm áp:
Nguồn: vannhapkhau.com.vn
-
1. Tiêu chuẩn Van đầu phun Sprinkler – Cách lắp đầu phun Sprinkler – Nên lắp quay lên hay quay xuống
Vậy nên lắp Đầu phun Sprinkler hướng lên hay hướng xuống?
Chúng tôi xin chia sẽ chút kinh nghiệm thì hiện có thể bỏ bớt một số tầng không thiết kế đầu sprinkler quay lên, nếu khu vực trần của tầng đó không có nhiều hệ thống kỹ thuật (chỉ vài ống điện đi âm, ống gió nho nhỏ..), chỉ tập trung các khu vực có nhiều hệ thống kỹ thuật, tầng kỹ thuật trên khu thương mại.
Nhà sản xuất phải có trách nhiệm thực hiện chương trình kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng nhà sản xuất liên tục phản ứng các yêu cầu theo cùng một cách như đối với các mẫu được thử nghiệm ban đầu. Trước khi thử, các đầu phun phải được kiểm tra và ghi nhãn, sự phù hợp với bản vẽ của nhà sản xuất và các khuyết tật rõ rệt.
Mỗi đầu phun sương tự động phải vượt qua được thử nghiệm độ bền chống rò rỉ tương đương với áp suất thủy tĩnh tối thiểu là bằng 2.5 lần áp suất làm việc định mức nhưng không nhỏ hơn 3,0 MPa (30 bar) tác động trong thời gian ít nhất là 2 s.
Đầu phun sương phải được thiết kế để đóng kín bề mặt tiếp xúc với nước của nó trong các khoảng thời gian dài mà không có rò rỉ và mở theo dự định, giải phóng tất cả các chi tiết khỏi áp suất vận hành nhỏ nhất đến áp suất làm việc danh nghĩa, đối với các đầu phun dùng cho các áp suất vận hành 1,2 MPa (12 bar) hoặc nhỏ hơn, việc đóng kín mặt tiếp xúc với nước không thể đạt được bằng cách sử dụng vòng chữ O động lực hoặc vòng bít tương tự (vòng chữ O hoặc vòng bít tương tự di động trong quá trình vận hành hoặc tiếp xúc với một chi tiết di động trong quá trình vận hành).
Tải trọng trên phần tử phản ứng nhiệt trong các đầu phun tự động phải do nhà sản xuất chỉnh đặt sao cho ngăn ngừa được sự điều chỉnh hoặc thay thế tại hiện trường. Lỗ/bộ phận hướng dòng của đầu phun phải được gắn cố định với đầu phun để ngăn ngừa sự điều chỉnh hoặc thay thế tại hiện trường.
Tất cả các đầu phun phải được thiết kế sao cho một vật hình cầu có đường kính 5 mm có thể đi qua mỗi đường dẫn nước trong đầu phun. Đầu phun có các lỗ nhỏ hơn phải sử dụng một bộ lọc lưới (lưới lọc) gắn liền với mỗi đầu phun.
Các bộ lọc lưới hoặc bộ lọc của đầu phun phải được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn. Kích thước lớn nhất của một lỗ trong bộ lọc lưới hoặc bộ lọc không được vượt quá 80% đường kính lỗ nhỏ nhất được bảo vệ.
2. Phân loại van đầu phun Sprinkler
*Đầu phun (nozzles)
– Đầu phun tự động (automatic nozzle)
Cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để phản ứng ở một nhiệt độ xác định trước bằng cách tự động xả sương mù nước vào một diện tích và thể tích đã được lựa chọn có chỉ số thời gian phản ứng (RTI) không lớn hơn 50(m.s)1/2 và hệ số dẫn nhiệt (C) không lớn hơn 1,0 (m/s)1/2.
– Đầu phun được phủ bảo vệ (coated nozzle)
Đầu phun được phủ để bảo vệ chống ăn mòn được thực hiện ở nơi chế tạo.
– Đầu phun phản ứng nhanh (fast response nozzle)
Đầu phun tự động có chỉ số thời gian phản ứng (RTI) không lớn hơn 50 (m.s)1/2 và hệ số dẫn nhiệt (C) không lớn hơn 1,0 (m/s)1/2.
– Đầu phun có chi tiết dễ nóng chảy (fusible element nozzle)
Đầu phun được mở do sự nóng chảy của chi tiết dưới ảnh hưởng của nhiệt.
– Đầu phun có bầu thủy tinh (glass bulb nozzle)
Đầu phun được mở do sự nổ bầu thủy tinh (dễ vỡ) vì áp suất gây ra bởi sự giãn nở của chất lỏng chứa trong bầu thủy tinh này dưới ảnh hưởng của nhiệt.
– Đầu phun nhiều lỗ (multiple orifice nozzle)
Đầu phun có hai hoặc nhiều lỗ ở đầu ra được bố trí để phân phối sự xả nước theo kiểu và số lượng qui định cho một vùng bảo vệ xác định.
– Đầu phun hở (open nozzle)
Đầu phun không có phần tử nhạy cảm nhiệt.
– Đầu phun hướng xuống dưới (pendent nozzle)
Đầu phun được cấu tạo sao cho sương được hướng xuống dưới bằng cách va đập vào tấm phân phối hoặc bằng tấm định hướng.
– Đầu phun hướng lên trên (upright nozzle)
Đầu phun được cấu tạo sao cho sương hướng đi lên trên đội vào tấm phân tán đối diện.
Nguồn: vannhapkhau.com.vn
-
1. Van cổng chịu áp suất cao
Van cổng là thiết bị cho phép lưu chất đi qua hoặc chăn lại thường được lắp cho lưu chất có hướng đi thẳng và toàn bộ tại các vị trí cửa máy bớm, trạm bơ..vvv. Van cổng được vận hành bằng tay quay, điều khiên khí nén hoặc điều khiển điện.
Van cổng chịu áp suất cao là thiết bị chịu được áp lực cao. Các dải áp suất từ 10bar, 16bar, 25bar, 40bar cho van hoạt động ổn định trên các hệ thông yêu cầu áp lực khác nhau. Van cổng chịu áp suất hay còn gọi là van cửa chịu áp lực được thiết kế thân đúc nguyên khối, độ dày lớn, nặng chắc chắn, có độ bền cao. Được làm từ chất liệu INOX, THÉP, GANG.
Van cổng chịu áp lực được nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc do các hãng AUT, Wonil, Samwoo, YDK, Miha. Được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại hàng đầu, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Van cổng nhìn chung có 2 dạng là ty chìm với cổng van thấp và ty nổi cổ van cao hơn dài hơn giúp cho lắp đặt các hệ thống trên mặt đất hoặc ngầm tiết kiệm được không gian và vận hành dễ dàng. Được kết nối với hệ thống mặt bích tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI, DIN từ DN50 – DN2000 hoặc ren từ DN15 – DN50.
2. Hình ảnh van cổng chịu áp suất cao
3. Thông số kỹ thuật van cổng chịu áp suất cao
*THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
– Kích thước van: DN50 – DN2000
– Vật liệu: Inox, Gang, Thép
– Trục van: Inox
– Gioăng: Cao su
– Đĩa van: Inox, Bọc cao su
– Áp lực: PN16, PN25, PN40
– Nhiệt độ: 200 độ C
– Kết nối: Mặt bích
– Tiêu chuẩn: JIS, BS
– Vận hành: Tay quay
– Môi trường: Chất lỏng
– Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc
Nguồn: vannhapkhau.com.vn