Thêm kết quả...

TÌNH TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP NGỪNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐĂNG KÝ MỚI GIAI ĐOẠN 2020 ĐẾN NAY

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán tới nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng tại Việt Nam. Đặc biệt là trong thời gian gần đây  khi làn sóng covid-19 thứ tư ập đến, khiến cho số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam có 101,7 ngàn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 8,5 ngàn DN rút lui khỏi thị trường. Đây là con số cao nhất trong 10 năm nay. Một số ngành doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 13% so với năm trước; du lịch lữ hành giảm nặng tới 59,5% so với năm ngoái; vận tải hành khách và vận tải hàng hóa lần lượt giảm 29,6% và 5,2%…

Sang đến năm 2021, chỉ trong 7 tháng đầu năm cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, gần 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng gần 29%; 11.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 27%. Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nơi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cùng 20 tỉnh khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tại TP.HCM chiếm tới 3/10 tổng số của cả nước. Lập ra kỷ lục mới về số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại TP.HCM.

Ảnh hưởng của Covid-19 tới doanh nghiệp

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”.

Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ.

Sản xuất tại một doanh nghiệp chế biến bánh kẹo đặc sản phục vụ khách du lịch, từng phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Đào Lê

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là may mặc (97% doanh nghiệp), thông tin, truyền thông (96% doanh nghiệp), thiết bị điện (94% doanh nghiệp), sản xuất xe có động cơ (93% doanh nghiệp)… Trung bình mỗi ngày lại có gần 400 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Tác động của dịch Covid-19 đến người lao động

Việc các doanh nghiệp giải thể leo thang cũng đồng thời kéo theo hàng ngàn người lao động mất việc làm. Nếu có công ty nào trụ lại được thì cũng bị buộc phải sa thải bớt lao động do tình hình kinh doanh xuống dốc. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Hàng trăm người dân tập trung đông trước bến xe Miền Đông mới để chờ về quê, tuy nhiên lực lượng

Người lao động sau khi mất việc lại không thể đi tìm việc làm mới do giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Không có việc làm không có tiền thì khó ai có thể trang trải chi phí sinh hoạt và bám trụ lại được. Nhiều người sau vài tháng thất nghiệp cuộc sống khó khăn, đành phải liều chạy về quê.

Nếu những đoàn người này di chuyển về quê thiếu sự kiểm soát rất dễ gây ra tình trạng lây lan dịch bệnh. Đồng thời nếu như chính phủ không hỗ trợ kịp thời các đối tượng khó khăn thì tệ nạn xã hội tăng cao là điều khó tránh khỏi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh

Ngay từ thời điểm đầu dịch bùng phát Thủ tướng Chính phủ đã tung ra rất nhiều gói hỗi trợ như ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8-4-2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP ngày 9-4-2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg…

Đồng thời, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu những người đứng đầu các bộ bạn ngành:

Thứ nhất, tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng… quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong Đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8/2021, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8/2021 để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) cho ý kiến về dự án Luật này.

Thứ hai, đối với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền. Nhiệm vụ này hoàn thành trong quý III/2021. Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 05/10/2021 (trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với nhũng nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi) để Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.

Thậm chí hiện tại Chính Phủ còn đang cố gắng hoàn thiện nghị quyết miễn giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân sau khi Bộ Tài chính đề xuất Thường trực Chính phủ về các giải pháp miễn, giảm thuế ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.