Hạt nhựa dùng để làm gì?

Hạt nhựa chính là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Những hạt nhựa được này được chia thành ba nhóm chính, bao gồm nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế và nhựa sinh học.

Nhóm nhựa thứ nhất, nhựa nguyên sinh là sản phẩm từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Thông thường, các hạt nhựa này có màu trắng, sau đó khi chế biến, mới pha thêm hạt tạo màu để thành quả sản phẩm mang màu sắc mong muốn. Hạt nhựa nguyên sinh bao gồm một số loại nhựa như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, POM, PA, PMMA…

Vậy hạt nhựa nguyên sinh được dùng để làm gì? Với độ đàn hồi cao, tính chất mềm và dẻo, chịu được cong vênh và áp lực. Thành phẩm của nhựa nguyên sinh có thẩm mỹ khá cao do bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng. loại hạt nhựa này hay được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hoặc đòi hỏi sự đảm bảo an toàn. Ứng dụng của hạt nhựa nguyên sinh tùy vào đặc tính của từng loại nhựa nguyên sinh mà các loại nhựa này hiện được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp như bao bì thực phẩm, mũ bảo hiểm (chống va đập), đầu gậy đánh golf, hệ thống ống chất dẻo chịu được áp lực… Ngoài ra, nhựa nguyên sinh còn có mặt trong ngành sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị y tế… hay nhựa công nghiệp như sản xuất thùng rác.

Nhựa nguyên sinh là gì? Đặc tính và ứng dụng của từng loại - Baby Của Tôi

Nhóm nhựa thứ hai, nhựa tái sinh là loại được sản xuất từ nhựa thu gom. Sau quy trình tái chế các sản phẩm rác nhựa cũ, nhựa mới “sống lại” với thân phận là nhựa tái chế. Quy trình này bao gồm các bước phân loại, nghiền, làm sạch, phơi khô, nung chảy để ra được thành quả cuối cùng là nhựa được ép thành các sợi hoặc thành các hạt li ti. Các loại nhựa tái sinh chủ yếu là: PP, PE, HDPE, ABS, PVC, …

Phân biệt nhựa tái sinh, nhựa nguyên sinh và ứng dụng của hạt nhựa - Hạt nhựa abs, nhựa PA66, nhựa PC, nhựa Pa, nhựa PPO,Hat nhựa PP

Ứng dụng của hạt nhựa tái chế cũng được phổ biến khá rộng rãi. Loại hạt nhựa này được dùng làm nguyên liệu sản xuất và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, xây dựng hoặc môi trường.

Nhóm thứ ba, nhựa sinh học là loại nhựa xuất phát từ thực vật như tinh bột, protein, cellulose, ….. Từ đó được trộn với nền nhựa dầu mỏ. Loại nhựa này đặc biệt có  khả năng phân huỷ sinh học, được xem là giải pháp khắc phục sự ô nhiễm từ rác thải nhựa không phân huỷ được. Hiện nay, tại Việt Nam có hai sản phẩm nhựa sinh học là BIO40E và BIO40P. Hai loại hạt nhựa này được dùng để làm gì? Hạt nhựa sinh học BIO40E và hạt nhựa sinh học BIO40P được dùng cho quá trình sản xuất dụng cụ đựng thức ăn nhanh như khay, muỗng, dĩa, ống hút, bao bì, chai nước, vân vân. Tuy nhiên, hai sản phẩm này đều chưa được ứng dụng rộng rãi trên thị trường Việt.

Nhựa sinh học trên thế giới - 5 điều có thể BẠN CHƯA BIẾT

Về giá cả?

Nhựa nguyên sinh và nhựa sinh học có giá cao hơn bởi vì đây là loại nhựa nguyên chất, chưa qua sử dụng. Nhựa nguyên sinh và nhựa sinh học là phân khúc cao cấp của nguyên liệu sản xuất nhựa. Đương nhiên 2 loại nhựa này cũng có những đặc điểm nổi trội hơn trong quá trình sản xuất và tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt, bền, đẹp hơn hẳn.

Đối với nhu cầu sử dụng các vật dụng làm từ hạt nhựa ngày càng tăng cao, có lẽ việc hiểu rõ mỗi loại hạt nhựa được dùng để làm gì sẽ giúp người tiêu dùng đưa ra những quyết định mua sắm có cơ sở hơn. Mong rằng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích đến với bạn đọc

Nguồn: ongthanhcong.vn

Hạt nhựa chính là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất các sản phẩm nhựa. Những hạt nhựa được này được chia thành ba nhóm chính, bao gồm nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế và nhựa sinh học. Nhóm nhựa thứ nhất, nhựa nguyên sinh là sản phẩm từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu… Xem bài viết