VIỆT NAM CHUẨN BỊ MỞ CỬA DU LỊCH LẠI PHÚ QUỐC

Các nhà chức trách cho biết Việt Nam có kế hoạch mở cửa trở lại hòn đảo ven biển Phú Quốc cho khách du lịch nước ngoài từ tháng tới, khi đất nước đang tìm cách phục hồi nền kinh tế đang bị đình trệ kéo dài do đại dịch coronavirus.

Hòn đảo, cách bờ biển Campuchia 10 km (6 dặm), dự kiến sẽ mở cửa thử nghiệm trong thời gian 6 tháng, chính phủ cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào cuối ngày 9 tháng 9.

Việt Nam, hiện đang đóng cửa đối với tất cả du khách, ngoại trừ công dân và nhà đầu tư trở lại, đã quản lý để ngăn chặn vi rút cho phần lớn đại dịch nhưng trong ba tháng qua đã phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng do biến thể Delta. “Đại dịch kéo dài đã làm tổn thương nghiêm trọng ngành du lịch”, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Việt Nam Nguyễn Văn Hùng nói.

Mở cửa du lịch Phú Quốc: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân | Báo Lạng  Sơn

Những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ với xét nghiệm coronavirus âm tính sẽ đủ điều kiện đến thăm Phú Quốc, tuyên bố cho biết thêm, họ có thể bay đến đảo bằng các chuyến bay thuê hoặc thương mại.

Lượng khách nước ngoài đến Việt Nam đã giảm từ 18 triệu lượt vào năm 2019, khi doanh thu từ du lịch là 31 tỷ USD, tương đương gần 12% tổng sản phẩm quốc nội, xuống còn 3,8 triệu vào năm ngoái.

Đồng thời, việc đóng cửa trong những tháng gần đây đã khiến các công ty phải tạm ngừng hoạt động. Sản lượng công nghiệp tháng 8 giảm 7,4% so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu giảm 5,4% và doanh thu bán lẻ giảm 33,7%.

Bộ Du lịch cho biết Việt Nam sẽ tiêm phòng đầy đủ cho tất cả người dân trên đảo Phú Quốc trước khi mở cửa, đồng thời cho biết hòn đảo này chưa có báo cáo về bất kỳ ca nhiễm trùng cộng đồng nào và có đủ cơ sở kiểm dịch và điều trị COVID-19.

Nước láng giềng Thái Lan đã mở cửa trở lại một phần cho khách du lịch nước ngoài, bao gồm cả đảo nghỉ dưỡng Phuket, nơi khoảng 70% dân số được yêu cầu tiêm phòng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tháng này đã thừa nhận rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc chiến kéo dài chống lại virus coronavirus, đã lây nhiễm cho hơn 570.000 người và làm chết 14.400 người, do đó không thể chỉ dựa vào việc đóng cửa và kiểm dịch.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao vào ngày 9 tháng 9 cho biết Thành phố Hồ Chí Minh, tâm chấn của đợt bùng phát mới nhất, đã cho phép các nhà hàng cung cấp các bữa ăn mang đi và các chủ hàng hoạt động rộng rãi hơn trong bối cảnh một chút nới lỏng của việc khóa cứng.

Đang nghiên cứu thí điểm mở cửa cho du khách quốc tế đến đảo Phú Quốc - Bất  Động Sản Phú Quốc

Thông tin Phú Quốc được Chính phủ cho phép thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 10 năm nay đã thổi bùng lên nguồn hy vọng hồi sinh mãnh liệt của ngành du lịch khi phải đương đầu với diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Qua 3 đợt bùng phát lớn, dập dịch lại kích cầu du lịch, hết ON (bật) rồi OFF (tắt) nhiều lần, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đã rút ra được nhiều bài học.

Giờ là lúc ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác cần xác định phải sống chung với dịch, nhưng bằng cách nào và như thế nào qua câu chuyện từ mô hình Phú Quốc?

Tại Tọa đàm trực tuyến “Hộ chiếu vắc xin và cơ hội kích cầu cho ngành hàng không, du lịch và dịch vụ” mới đây, GS, TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho rằng, khái niệm “sống chung với dịch” cần được hiểu là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn phải kiểm soát được dịch.

Trọng trách khi được chọn, bài toán của Phú Quốc, bài học cho Việt Nam

Vì vậy, việc mở cửa ngành dịch vụ như du lịch phải làm thận trọng, an toàn, mở cửa đến đâu phải đảm bảo an toàn đến đó. Phú Quốc sẽ là mô hình để các các địa phương khác nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong việc khôi phục du lịch theo tiêu chí hộ chiếu vắc xin, hay còn gọi là thẻ xanh vắc xin, thẻ xanh Covid dành cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc bị nhiễm và đã khỏi bệnh.

Theo kế hoạch, Phú Quốc thí điểm đón khách quốc tế thông qua hộ chiếu vắc xin trong 6 tháng. Dự kiến, có khoảng 40 chuyến bay/tháng, tương đương 25.000 đến 40.000 lượt khách.

Theo ông Nguyễn Đạo Dũng, đại diện Tổng cục Du lịch, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi áp dụng “hộ chiếu vắc xin”, có hai vấn đề: Thứ nhất, chính quyền địa phương cần tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn điểm đến, nâng cao năng lực y tế; thứ hai, lựa chọn doanh nghiệp lữ hành với tiêu chí cao để đề xuất, thí điểm đón khách.

Trong bối cảnh sống chung với dịch, vừa chống dịch vừa làm kinh tế, có ba vấn đề đặt ra cho việc mở cửa du lịch Phú Quốc là: miễn dịch cộng đồng; giải quyết các thủ tục công nhận hộ chiếu vắc xin, kiểm soát dịch tễ đối với khách quốc tế và khôi phục thị trường khách nội địa.

Tính đến thời điểm hiện nay, Phú Quốc đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 cho công dân (từ 18 tuổi trở lên) được gần 37.000 liều, đạt 35% và mũi 2 gần 8.000 liều, đạt hơn 6% dân số. Phú Quốc cần khoảng 300.000 liều vắc xin nữa tiêm cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.

Trọng trách khi được chọn, bài toán của Phú Quốc, bài học cho Việt Nam

Về hộ chiếu vắc xin theo đường không, Cục Hàng không Việt Nam cho biết mỗi quốc gia trên thế giới sử dụng một ứng dụng (app) khác nhau. Vietnam Airlines và Bamboo Airways đang dùng app AITA Travel Pass mà gần 200 hãng hàng không và 80 quốc gia trên thế giới sử dụng để liên kết cung cấp dịch vụ hàng không. Ngoài ra, một số quốc gia như Tây Ban Nha, Anh hay Mỹ cũng không sử dụng app này mà họ có app riêng của châu Âu hay Mỹ.

Còn về kiểm soát dịch tễ trong lãnh thổ, Việt Nam hiện có rất nhiều app khai báo y tế, theo dõi sức khỏe khác nhau nên cần có một app thống nhất, sử dụng cho người dân hoặc cho cả khách quốc tế theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ngay cả ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn (Vietnam Safe Travel) của Tổng cục Du lịch cũng đang liên kết với app Hồ sơ sức khỏe của Bộ Y tế – vốn dành cho người Việt và không có tiếng Anh.

Rõ ràng, Việt Nam cần có một app chung kết nối tất cả mọi ứng dụng hiện hữu khác, tích hợp đủ thông tin cần thiết để sử dụng cho đi lại trong nước và quốc tế. Đây là vấn đề của toàn thế giới, cần giải quyết trước mắt và lâu dài trong tương lai.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn quy định khắt khe hơn các quốc gia khác khi yêu cầu khách nhập cảnh cách ly tập trung, còn một số nước cho phép cách ly tại nhà.

Vì vậy, để thu hút khách quốc tế, cần rút ngắn trình tự, thủ tục nhập cảnh. Muốn Chính phủ yên tâm cắt giảm các thủ tục này thì các địa phương trọng điểm kinh tế, du lịch cần đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Hiện mới có khoảng 6 tỉnh/thành phố đáp ứng được yêu cầu.

Còn xét góc độ nhu cầu du lịch trong nước, thị trường khách lớn nhất hiện nay như TP.HCM đang nỗ lực kiềm chế làn sóng dịch thứ tư suốt từ tháng 5 đến nay, chưa thể áp dụng thẻ xanh Covid. Riêng Hà Nội và Đà Nẵng đang thận trọng, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, vừa kiểm soát dịch vừa phát triển kinh tế. Nếu tiêm đủ vắc xin hai mũi cho 70% dân số trong hai tháng tới, các địa phương này mới có thể lên phương án lâu dài sống chung với dịch.

Do vậy, nếu vắc xin chưa đủ cho tất cả chúng ta, có thể thực hiên ON từng bước, tại những vùng an toàn trước, ví như làm thí điểm tại Phú Quốc và chờ đợi vắc xin cho các nơi khác. Chúng ta buộc phải sống chung với Covid, nếu cứ ON rồi OFF đồng loạt cả nước, cả vùng theo mỗi trận dịch, doanh nghiệp du lịch cũng không thể tính toán được kế hoạch gì cho tương lai.

Nguồn: vietnamnet.vn

Các nhà chức trách cho biết Việt Nam có kế hoạch mở cửa trở lại hòn đảo ven biển Phú Quốc cho khách du lịch nước ngoài từ tháng tới, khi đất nước đang tìm cách phục hồi nền kinh tế đang bị đình trệ kéo dài do đại dịch coronavirus. Hòn đảo, cách bờ… Xem bài viết