Doanh nghiệp
-
Những thiết kế trang sức mới nhất đến từ thương hiệu DOJI sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho phái đẹp trong mùa hè này.
Từ chất liệu ngọc trai quyến rũ…
Những minh tinh màn bạc nổi tiếng như Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, Công nương Diana hay Coco Chanel… đều ghi dấu ấn trong lãnh địa thời trang bởi vẻ đẹp cuốn hút khi xuất hiện cùng những món Trang sức Ngọc trai sang trọng.
Nhà thiết kế huyền thoại Coco Chanel từng nói: “A woman needs ropes and ropes of pearls”, nghĩa là mỗi người phụ nữ đều cần một chuỗi Ngọc trai. Bởi vì chính Ngọc trai là biểu trưng cho sự thuần khiết, quý phái và đầy nữ tính.
Nhiều người mô tả cảm xúc của mình khi đeo Trang sức Ngọc trai là cảm nhận một sự giao hòa nào đó giữa chủ nhân và viên ngọc tạo nên niềm cảm hứng tự tin, yêu đời. Họ nhìn thấy sự sắc sảo, khí chất của bản thân khi ngắm nhìn chính mình trong gương.
Trang sức Ngọc trai đem đến sự quyến rũ đặc biệt cho người phụ nữ.
Không chỉ tạo nên sự cuốn hút cho những cái tên huyền thoại của làng thời trang, ngày nay, Trang sức Ngọc trai còn được các nhà thiết kế trên toàn thế giới biến tấu thành những chuỗi vòng cổ, vòng tay, nhẫn, bông tai… đầy tinh tế, thời thượng cho những set đồ với nhiều phong cách khác nhau.
Trang sức Ngọc trai mang trong mình cảm hứng về sức sống mãnh liệt qua nhiều thời đại: Một nữ hoàng quyền quý hàng thế kỷ trước và một cô gái trẻ trung, năng động của thời hiện đại hàng trăm năm sau cùng khoác lên mình món trang sức giống hệt nhau và cùng mỉm cười hạnh phúc.
… gói trọn trong cảm hứng từ ánh trăng thuần khiết
Được mệnh danh là trang sức của biển, Trang sức Ngọc trai không chỉ tỏa ra sự quyến rũ, mê đắm mà còn gợi được cảm giác tươi mát từ biển khơi dưới cái nắng mùa hè gay gắt.
Tháng 5 này, DOJI ra mắt Bộ sưu tập Trang sức Ngọc trai "The Moonlight" lấy cảm hứng từ hình ảnh Mặt trăng, thể hiện sự dịu dàng, bao dung của Mẹ - người phụ nữ vĩ đại nhất thế gian.
Thiết kế mới nhất trong BST Trang sức “The Moonlight” của DOJI
Giống như Mặt trăng, các họa tiết hình tròn hay hình cung tròn trên mỗi món trang sức đều gửi gắm thông điệp về tình yêu luôn trọn vẹn, đong đầy của Mẹ dành cho con.
Các thiết kế trong Bộ sưu tập “The Moonlight” trở nên mềm mại nhờ màu trắng ánh hồng quyến rũ của những viên Ngọc trai thượng hạng Akoya từ vùng biển Nhật Bản. Đặc biệt, khi kết hợp với chất liệu vàng trắng và kim cương cao cấp, các thiết kế càng thể hiệnsự thanh khiết, ánh lên nét vừa mạnh mẽ vừa nữ tính, kiêu kỳ. Đây cũng chính là yếu tố khiến dù mới ra mắt, nhưng Bộ sưu tập đã được đông đảo khách hàng đón nhận.
Họa tiết hình tròn của Ngọc trai gợi lên hình ảnh Mặt trăng tròn đầy, lung linh tỏa sáng.
Không rực rỡ, ấn tượng như Sapphire, cũng chẳng kiêu kỳ, lộng lẫy như Kim cương, Ngọc trai theo một cách tự nhiên nhất đã trở thành món trang sức đẹp dịu dàng của phụ nữ Việt. Trong quan niệm của người Việt, Ngọc trai với hình dạng tròn đều là biểu tượng của sự hội tụ tứ trụ trong ngũ hành, với ý niệm mang lại sự bình yên, may mắn, tốt lành.
Mang vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng cùng ý nghĩa cao quý, Ngọc trai luôn là món trang sức được các nữ doanh nhân, phụ nữ hiện đại và các chị em có phong cách thời trang tinh tế lựa chọn. Và đây cũng là món quà ý nghĩa để trao tặng cho bản thân và những người thân yêu của bạn.
Xem thêm thông tin tại:
Website: https://trangsuc.doji.vn/trang-suc-ngoc-trai
Hotline: 1800 1168
-
Chiều ngày 09/12/2021 tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards). Giải thưởng được tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị trong công cuộc chuyển đổi số. VietinBank tự hào được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2021.
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là giải thưởng thường niên của VDCA được tổ chức từ năm 2018. Tính đến nay, qua 4 mùa tổ chức, Giải thưởng đã tiếp cận được hơn 10 nghìn đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên 63 tỉnh thành; thu hút hơn 1000 hồ sơ tham dự; vinh danh hơn 260 sáng kiến chuyển đổi số tiêu biểu và tổ chức chuyển đổi số xuất sắc. Năm 2021, VietinBank cùng với 52 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, cơ quan nhà nước đã xuất sắc vượt qua hơn 300 hồ sơ tham dự, trải qua quá trình thẩm định kỹ lưỡng, minh bạch và công bằng ở 04 hạng mục: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu; Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.
Trong những năm qua, chuyển đổi số đã trở thành một trong những trọng tâm chiến lược phát triển của VietinBank. Ngân hàng đã liên tục triển khai các giải pháp công nghệ số hiện đại để cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính toàn diện, phù hợp với nhu cầu của các phân khúc khách hàng giúp VietinBank có bước tiến dài trên hành trình chuyển đổi số của mình. Một số giải pháp công nghệ mà VietinBank đã ứng dụng trong những năm gần đây bao gồm: (1) Giải pháp công nghệ nhận diện sinh trắc học - hệ thống “Kiosk xếp hàng thông minh nhận diện sinh trắc học tại quầy giao dịch” của ngân hàng vừa mang lại cho khách hàng sự tiện dụng, trải nghiệm mới khi đến quầy giao dịch, vừa giúp rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng từ 20-30%; (2) Giải pháp chatbot - giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người; (3) Giải pháp công nghệ Robotics với mục tiêu đưa các robot phần mềm vào thực hiện các công việc tác nghiệp thay cho con người; (4) Giải pháp công nghệ điện toán đám mây, VietinBank đã tối ưu được tài nguyên, hiệu năng hệ thống sử dụng và lưu trữ hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian cao điểm đối với dịch vụ ngân hàng điện tử phiên bản web; (5) Giải pháp công nghệ open API, VietinBank đã có thể dễ dàng kết nối với các đối tác, giúp VietinBank xây dựng và mở rộng hệ sinh thái. Năm 2020 VietinBank vinh dự được tạp chí uy tín The Asisan Banker trao giải “Triển khai nền tảng API và ngân hàng mở tốt nhất”.
VietinBank ưu tiên “số hoá” trong 4 lĩnh vực: (i) Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng (trải nghiệm tại quầy giao dịch, trên điện thoại thông minh và tại các ứng dụng. VietinBank mong muốn trên bất cứ ứng dụng nào mà khách hàng sử dụng hằng ngày thì đều có thể sử dụng dịch vụ của VietinBank; (ii) Chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng các công nghệ: AI, Big Data, Machine Learning…; (iii) Kết hợp với các đối tác xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng làm trọng tâm và (iv) Tập trung phân tích và làm giàu dữ liệu để hiểu hơn về khách hàng.
Với chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam với sứ mệnh là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động, VietinBank đã chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, khẳng định sức mạnh là một ngân hàng chủ lực của nền kinh tế.
Nguồn: kinhtedothi.vn
-
Ngày 10/12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025. Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo về Chương trình này.
Ông đánh giá như thế nào về Chương trình mục tiêu giảm UTGT đã được Hà Nội thực hiện trong giai đoạn vừa qua và thời gian sắp tới?
- Hà Nội đã hoàn thành Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2016 đến nay, TP đã xử lý được 67 điểm “đen” UTGT; tai nạn giao thông bình quân mỗi năm giảm 135 vụ (giảm 9,5%), số người chết giảm 32 người (giảm 5,9%), số người bị thương giảm 153 người (giảm 14%).Đó là với những kết quả hết sức quan trọng, là tiền để để tiếp tục triển khai Chương trình trong giai đoạn 2021 – 2025, nhằm từng bước đẩy lui ùn tắc, đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn Thủ đô.Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn không ít hạn chế như: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều dự án giao thông, khớp nối hạ tầng còn chậm triển khai do thiếu vốn; vướng mắc giải phóng mặt bằng… Phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh, tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ trọng vận tải hành khách công cộng còn thấp; việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát giao thông còn chậm và thiếu đồng bộ.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, kiên quyết. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông hiệu quả chưa cao, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông và DN vận tải còn hạn chế.
Giai đoạn 2021 - 2025 sắp tới, Hà Nội đặt mục tiêu như thế nào cho giao thông, thưa ông?
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định tình trạng UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP là một trong những tồn tại, cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vừa qua, HĐND TP cũng đã nhất trí thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP giai đoạn 2021 – 2025. Phấn đáu mỗi năm xử lý từ 7 - 10 điểm “đen” UTGT, hạn chế phát sinh các điểm mới; không để xảy ra các điểm UTGT kéo dài trên 30 phút; giảm tai nạn giao thông hàng năm từ 5 - 10% trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).
Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Trong đó, việc đầu tiên là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT, giải quyết UTGT. Thứ hai là TP cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT. Thứ ba là rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP Hà Nội.
Thứ tư là đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông. Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng với chương trình. Thứ năm là quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có. Thứ sáu là mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Giải pháp này còn có ý nghĩa rất lớn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường TP.
Thứ bảy là Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe, công tác đăng ký, đăng kiểm xe cơ giới, nâng cao chất lượng phương tiện và người lái xe cơ giới. Thứ tám là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành GTVT, từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Thứ chín là tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông văn minh. Thứ mười là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết và có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực GTVT.Về đầu tư phát triển hạ tầng, giảm thiểu phương tiện cá nhân, TP đã có định hướng như thế nào trong thời gian tới ?
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: “Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, TP trong vùng Thủ đô” là một trong ba khâu đột phá. Với tinh thần đó, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết số 21 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của TP, trong đó có xác định phân kỳ đầu tư và ưu tiên trước nguồn lực cho 252 dự án. Nhóm được ưu tiên đầu tư gồm: Công trình chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020; Công trình sử dụng nguồn vốn T.Ư hỗ trợ; Công trình khép kín hệ thống đường vành đai, hướng tâm, trục chính đô thị; cầu vượt sông hồng, sông Đuống; công trình đục thông kết nối các đoạn tuyến đường; các nút giao thông trọng điểm…
Các Đề án nhằm hạn chế xe cá nhân sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan và Nhân dân. Và quan trọng nhất là mỗi Đề án chỉ thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện về kinh tế, kỹ thuật; đồng thời được đại đa số người dân Thủ đô đồng tình ủng hộ.
Nguồn: kinhtedothi.vn
-
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA) đề nghị Bộ này kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không vay ưu đãi 4.000 - 6.000 tỷ đồng với lãi suất 0%.
Theo VABA, từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%; dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiệt. Báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam đều cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn là cấp bách và quan trọng nhất.
VABA đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận và có văn bản kiến nghị Chính phủ và Quốc hội và các Bộ, ngành liên quan cho các hãng hàng không khác vay gói tái cấp vốn 4.000 - 6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm). Số vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng, vào quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.
Hiệp hội này cũng đề nghị cho các hãng hàng không được vay gói 25.000-30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%) nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì, duy trì hoạt động và phát triển trong và sau dịch.
Đối với vấn đề thuế, VABA đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay về mức tối thiểu trong biểu thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành tức là về mức 1.000 đồng/lít.
Về mức phí, khung giá hỗ trợ theo Thông tư của Bộ GTVT Quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, VABA đề nghị Bộ GTVT cho phép áp dụng mức hỗ trợ theo hướng: Từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022, áp dụng khung giá với mức tối thiểu bằng 50% mức tối thiểu, mức tối đa bằng 50% mức tối đa quy định tại Thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT; giảm 50% phí dịch vụ tại nhà ga trong năm 2022 đối với khách bay nội địa để góp phần kích cầu du lịch.
Theo hiệp hội này, hàng không là ngành có tính lan tỏa rộng, là động lực phát triển của nền kinh tế đất nước. Dịch Covid-19 khiến nguồn thu sụt giảm mạnh đã đẩy nhiều hãng hàng không vào tình thế khó khăn, kiệt quệ về tài chính. Nguồn thu giảm mạnh nhưng chi thường xuyên của các hãng vẫn rất lớn, như chi trả tiền thuê, mua tàu bay; trả nợ, lãi ngân hàng; chi bảo hiểm; bảo dưỡng; chi trả lương....
Theo đánh giá của VABA, hàng không có triển vọng bùng nổ phát triển sau dịch rất cao, đặc biệt là hàng không tư nhân. Ở Thái Lan, dân số tương đương 75% Việt Nam, nhưng có đến 15 hãng hàng không. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng máy bay để di chuyển vẫn còn thấp, dự địa phát triển của thị trường hàng không Việt Nam còn rất lớn, triển vọng đóng góp, hỗ trợ trở lại cho ngân sách, cho nền kinh tế của các hãng hàng không còn nhiều.
Các chuyên gia quốc tế tính toán, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Hàng không phát triển sẽ duy trì sức lan tỏa kinh tế tới các ngành khác; kết nối các chuỗi cung cấp, chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị; và góp phần tích cực trong việc phục hồi, phát triển kinh tế nước ta sau dịch.
Châu Như Quỳnh - Dân trí
-
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung container đẩy giá cước vận tải tăng vọt, khiến các nhà bán lẻ và doanh nghiệp Mỹ đã phải "đau đầu" tính toán sao cho những mặt hàng được bày bán có chi phí hợp lý nhất.
Thế giới đang chứng kiến "cơn khát" container - những hộp thép khổng lồ đóng vai trò là một "mắt xích" trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung container trầm trọng đã đẩy giá cước vận tải tăng vọt, do đó các nhà bán lẻ và doanh nghiệp Mỹ đã phải "đau đầu" tính toán sao cho những mặt hàng được bày bán có chi phí hợp lý nhất.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng container
Doanh nhân người Mỹ Malcolm McLean đã sáng chế ra container vận chuyển cách đây 65 năm để dễ dàng chuyển hàng hóa từ xe tải lên tàu và ngược lại. Theo ông Willy Shih, Giáo sư ngành Quản trị chuỗi cung ứng tại Trường Kinh doanh Harvard (thuộc Đại học Harvard), trước khi container ra đời, những người bốc vác hàng phải xếp từng kiện hàng lên tàu, việc này vừa mất thời gian và vừa tốn kém. Vận chuyển bằng container là một cuộc cách mạng đối với thương mại toàn cầu, và trở thành một trụ cột của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, ông Willy Shih chỉ ra rằng, sự mất cân bằng thương mại ngày càng nới rộng, với khối lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ châu Á nhiều hơn xuất khẩu. Tàu chở hàng đến Mỹ thường bị mắc kẹt tại các cảng biển trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, do hoạt động bốc dỡ hàng mất rất nhiều thời gian.
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều bến cảng bị đóng cửa và tình trạng thiếu nhân viên khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn. Trong khi đó, nhu cầu đối với hàng tiêu dùng lại tăng mạnh.
Giáo sư kinh tế tại Đại học Bang California, ông Seiji Steimetz, chỉ ra rằng đại dịch đã khiến nhiều người thay đổi cách mua sắm. Ngày càng nhiều người mua hàng trực tuyến từ các nhà bán lẻ như Amazon, Walmart và Target - những công ty chủ yếu dựa vào hàng nhập khẩu.
Khi các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế lây lan dịch COVID-19 được triển khai, nhiều người ở nhà hơn, dẫn đến nhu cầu mua hàng hóa tăng lên và chi tiêu cho dịch vụ giảm đi. Doanh số bán nhà, ô tô và đồ chơi đều tăng trong thời kỳ đại dịch khi người tiêu dùng không chi tiền cho khách sạn, nhà hàng hay các quán bar.
Ông Seiji Steimetz nói thêm: "Nền kinh tế thế giới đang hồi phục sau giai đoạn 'đóng băng' do đại dịch. Ngày càng nhiều mặt hàng được nhập khẩu (vào Mỹ) hơn, điều này cũng tạo gánh nặng lên toàn bộ chuỗi cung ứng".
Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, chỉ trong tháng 9/2021, Mỹ đã nhập khẩu số lượng hàng hóa trị giá 47,4 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng trở lại đây.
Niels Larsen, Chủ tịch phụ trách vận tải hàng không và đường biển khu vực Bắc Mỹ tại công ty vận tải và hậu cần DSV, nhấn mạnh đến một lý do khác, đó là tình trạng khan hiếm nhân viên bốc xếp tại các cảng, kho hàng và thiếu tài xế xe tải. Đây là nguyên nhân khiến khoảng 3 triệu container trên thế giới đang bị tắc nghẽn.
Các chuyên gia vận tải cho biết, cách khắc phục không chỉ đơn giản là tăng thêm số lượng container vì nguyên nhân thiếu hụt container có liên quan chặt chẽ đến chính sách đóng cửa biên giới của các nước, hoạt động kinh doanh trì trệ của doanh nghiệp, cũng như tình trạng thiếu lao động và những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế.
Theo công ty tư vấn Drewry Shipping Consultants, các nhà sản xuất container - chủ yếu tập trung ở Trung Quốc - dự kiến sẽ tăng sản lượng lên 6,4 triệu container trong năm nay, cao gấp đôi so với mức trước đại dịch. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu nguyên liệu thô như thép và gỗ xẻ, và khan hiếm thợ hàn.
Nỗ lực ứng phó từ phía doanh nghiệp
Giá một container vận chuyển dài 40 feet (tương đương hơn 12 m) đã tăng từ 1.700 USD vào cuối năm 2019 lên 6.000 USD vào cuối năm 2020 và gần 11.000 USD vào giữa năm 2021. Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ mới đây đã công bố các biện pháp nhằm tăng cường công suất tại các cảng của Mỹ, như Long Beach và Los Angeles. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ không đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực này, đặc biệt là khi mùa mua sắm dịp lễ hội cuối năm đang cận kề.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một số "người khổng lồ" bán lẻ như hãng sản xuất đồ nội thất Ikea đã sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua container chuyên chở hàng của riêng họ. Nhiều công ty khác, như Walmart, Target, Home Depot và Costco, thì lựa chọn thuê bao cả tàu để vận chuyển những mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp cuối năm.
Nhằm khai thác tối đa không gian chứa hàng của container, các nhà bán lẻ phải tính toán kỹ lưỡng tất cả các yếu tố, từ kích thước, nhu cầu và giá thành của sản phẩm để tiết kiệm chi phí tối đa.
Magi Raible, chủ sở hữu của hãng sản xuất túi du lịch LiteGear Bags ở California (Mỹ), đã dành hàng tuần, thậm chí hàng tháng để tìm kiếm các container vận chuyển hàng hóa của hãng từ các nhà máy ở Trung Quốc đến Mỹ. Cô Magi Raible cho biết: "Khi giá cước vận tải tăng chóng mặt, bài toán này không phù hợp với những mặt hàng lớn và cồng kềnh nữa". Cô đã ưu tiên nhập khẩu những mặt hàng nhẹ và nhỏ gọn để bán trước, và tạm thời để lại một số sản phẩm dù đang bán chạy nhưng có cước phí quá đắt.
Một số cửa hàng quyết định nhập khẩu số lượng lớn các đồ trang trí và quà tặng cho mùa Giáng Sinh vì nếu không bán hết họ có thể để đến năm sau. Các nhà phân tích cho biết nhiều nhà sản xuất đồ điện tử đang cố gắng tích trữ nhiều món đồ kích thước nhỏ như máy tính bảng và tai nghe.
Theo Bà Nora O’Leary, Chủ tịch công ty đồ chơi Manhattan Toy Co., các mặt hàng bán chạy và có lãi nhất sẽ được ưu tiên, nhưng kể cả như vậy, công ty vẫn gặp nhiều rắc rối trong khâu vận chuyển. Bà Nora cho biết ít nhất 1 container hàng của công ty vẫn nằm ở cảng Los Angeles từ tháng Chín đến nay. Bà Nora chia sẻ: "Chúng tôi chỉ ưu tiên những mặt hàng mà chúng tôi biết chắc chắn sẽ bán được. Khi chi phí vận chuyển cao gấp 6-7 lần so với năm ngoái, chúng tôi không dám chấp nhận rủi ro với các sản phẩm mới."
Chủ tịch công ty đồ chơi Sky Castle Toys, Joshua Loerzel, cho biết các nhà bán lẻ đã yêu cầu công ty thu nhỏ kích cỡ vỏ hộp đồ chơi để giảm chi phí vận chuyển. Do đó, gần đây công ty đã thu nhỏ 20% hộp bộ đồ chơi LetsGlow Studio. Với kích thước mới, một container 40 feet có thể xếp được 11.900 hộp, so với 8.700 hộp như trước.
Theo ông Joshua, việc "thu nhỏ" kích cỡ vỏ hộp này đã đi ngược lại các tiêu chí truyền thống trong ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi. Nhưng giờ đây, thay vì cố gắng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng bao bì lớn và hào nhoáng, trước hết các sản phẩm phải được chọn để bày lên kệ đã.
Nguồn: Bnews
-
Theo khảo sát, bên cạnh việc ủng hộ Chính phủ đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, các doanh nghiệp còn mong muốn Chính phủ hỗ trợ lãi suất, kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô.
Theo tin từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), trong bối cảnh toàn cầu và nền kinh tế trong nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức của đại dịch COVID-19, với tâm thế "sống chung cùng dịch bệnh" nhưng chủ động phòng ngừa an toàn để tránh dịch, kết quả khảo sát của Vietnam Report về chiến lược ưu tiên trong thời kỳ bình thường tiếp theo của các doanh nghiệp hiện nay cho thấy 76,3% doanh nghiệp quyết định tăng cường sử dụng công nghệ mới, đầu tư vào đổi mới sáng tạo và R&D; 71,1% doanh nghiệp lựa chọn bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi; 65,8% doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các thị trường hoặc phân khúc mới; 64,5% doanh nghiệp thực hiện cải thiện năng lực kỹ thuật số của doanh nghiệp và 50% doanh nghiệp quan tâm tới việc nâng cao trách nhiệm xã hội.
Nhìn chung, trong thời gian tới, các doanh nghiệp VNR500 vẫn sẽ tập trung chú trọng tới ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện, kiên định bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lõi và từng bước mở rộng phạm vi kinh doanh tới các thị trường tiềm năng.
56% doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh
Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report cho biết, có 56% doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 4/2021; trong đó, gần 40% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh sẽ dần đi vào ổn định và diễn biến thị trường sẽ tốt hơn. Đối với từng nhóm ngành chính trong nền kinh tế, cũng cho thấy một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp lạc quan về cơ hội trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
Khoảng 10% doanh nghiệp ngành bán lẻ nhận định thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục và kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc; hơn 20% doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống cho rằng đã chuẩn bị cho sự hồi phục trở lại của thị trường; 58% doanh nghiệp ngành ngân hàng tài chính vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tin tưởng vào khả năng phục hồi kinh tế cuối năm.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với những biến chủng virus mới có nhiều nguy cơ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, Vietnam Report nhận định sẽ có một số cơ hội trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Tỷ lệ tiêm vaccine trong cộng đồng tăng lên nhanh chóng khi mà tính đến đầu tháng 11/2021 đã có trên 83% người từ 18 trở lên đã được tiêm ngừa ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam. Các khu vực là trung tâm sản xuất vùng đều có tỷ lệ che phủ vaccine ở mức cao, trên 95% dân số trưởng thành.
Như vậy, tốc độ tiêm chủng và độ che phủ vaccine tăng lên nhanh chóng cho thấy các cơ hội lớn cho việc tái khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý quan trọng nhất của năm.
Tình hình thị trường quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực do ngày càng nhiều quốc gia chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” và hướng đến “sống chung an toàn với dịch.” Trong bối cảnh một số quốc gia lân cận theo đuổi chiến lược “Zero COVID,” nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển hướng sang tiếp cận chiến lược “sống chung an toàn với dịch.”
Do đặc thù của nền kinh tế, nếu tiếp tục chiến lược “Zero COVID,” chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam và có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. Thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như Bắc Mỹ, EU và Đông Á cũng đang có sự hồi phục tốt về nhu cầu tiêu dùng.
Công nhân Công ty cổ phần càphê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này khi mà thị trường quốc tế đang vào giai đoạn cuối năm với sức tiêu thụ tăng mạnh phục vụ các kỳ nghỉ dài vào cuối năm 2021.
Các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đã được thực hiện và chuẩn bị được thực hiện. Cụ thể là các chính sách giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp và các gói hỗ trợ cho dân cư tại các thành phố lớn. Các doanh nghiệp được gia hạn, miễn giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất đã cho thấy sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, các chính sách này đã giúp giảm áp lực thanh toán của các doanh nghiệp trong điều kiện lực cầu của thị trường đang còn khá yếu như hiện nay. Đây cũng là kỳ vọng lớn nhất của 82,9% doanh nghiệp trả lời khảo sát mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Đó là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp có thể quay vòng vốn, cũng như thanh toán một phần công nợ, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn. Các địa phương có những chính sách hỗ trợ người dân về nguồn chi phí sinh hoạt cũng giúp hồi phục phần nào lực cầu của thị trường.
Trong khảo sát doanh nghiệp VNR500 của Vietnam Report, bên cạnh việc ủng hộ Chính phủ ưu tiên đẩy mạnh tốc độ và mở rộng quy mô tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó nếu dịch tái bùng phát; các doanh nghiệp còn mong muốn Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất để giảm chi phí vay nợ; kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Đây là những vấn đề chính sách cốt yếu đề xuất với Chính phủ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
Các gói kích thích đầu tư công cũng như giảm lãi suất đang được triển khai hoặc dự kiến được triển khai trong thời gian tới đã hỗ trợ tích cực cho việc giúp hồi phục lại lực cầu của nền kinh tế. Nhiều dự án hạ tầng kinh tế-xã hội được triển khai và tăng tốc đã giúp kích hoạt các hoạt động kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương.
Với vai trò quan trọng của việc tăng mạnh chi tiêu công như “vốn mồi,” các hoạt động kinh tế xã hội được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh hơn trong thời gian tới. Các gói kích thích kinh tế lớn đang được bàn thảo cũng sẽ mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2022.
Mở cửa hoàn toàn nền kinh tế có thể được triển khai trong thời gian tới
Việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế đang được đưa ra thảo luận và có thể được triển khai trong thời gian tới sẽ là “cú hích” lớn cho việc phục hồi các ngành dịch vụ như du lịch, hàng không cũng như hoạt động dịch vụ tại nhiều địa phương. Việc mở cửa đối với khách du lịch sẽ là cú hích giúp thị trường trong nước có thêm nguồn lực để chính thức bước vào giai đoạn tái thiết, phục hồi và phát triển.
Song song với những cơ hội ấy, cũng đặt ra nhiều thách thức khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp và khó lường. Theo ông Vinh, các biến thể mới của virus vẫn đang đe dọa nghiêm trọng thành quả chống dịch của nhân loại trong gần 2 năm qua.
Tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 cũng như thời gian hiệu lực của vaccine trong sử dụng cũng đang là thách thức cho nhiều quốc gia trong việc hướng đến một giai đoạn “bình thường mới.”
Bên cạnh năng lực sản xuất bị giảm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng đơn hàng bị huỷ do nhu cầu của khách hàng giảm mạnh. Việc tăng giá các mặt hàng như xăng, dầu, gas, than... sẽ đẩy giá thành lên cao, chi phí sản xuất cũng tăng lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.
Trả lời khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp VNR500 cho biết có 3 tác động và thách thức đáng kể nhất ảnh hưởng tới tăng trưởng của doanh nghiệp trong 11 tháng năm nay, đó là khó khăn do thị trường trong và ngoài nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào.
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Chỉ xét riêng các tác động tiêu cực trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư vừa qua, theo kết quả khảo sát được Vietnam Report tiến hành trong tháng 11/2021 cho thấy, 92% doanh nghiệp bị gián đoạn quy trình làm việc do nhân sự tuân thủ giãn cách xã hội; 89,2% doanh nghiệp có chi phí sản xuất tăng vọt do phương án 3 tại chỗ, cước vận chuyển, bị phạt vì vi phạm hợp đồng; 81,9% doanh nghiệp bị giảm sản lượng do gián đoạn sản xuất; 77,8% doanh nghiệp gặp ách tắc trong hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào.
Tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn thế giới trong bối cảnh giá cả năng lượng, nhiên liệu, vận tải trên toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng. Hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu vẫn bị tác động tiêu cực do tình trạng ách tắc trong vận tải quốc tế và phí vận tải tăng cao.
Mặc dù quá trình mở cửa kinh tế đang được thúc đẩy nhưng bối cảnh hiện nay đang làm dấy lên lo ngại về sự kết hợp giữa tăng trưởng giảm sút nhưng mặt bằng lạm phát lại tăng cao. Đây là vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới nỗ lực kích thích nền kinh tế của các ngân hàng trung ương để thoát khỏi khủng hoảng trong thời gian tới.
Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục lan rộng đang ảnh hưởng tiêu cực khi các doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh trở lại. Sau thời gian dài bị gián đoạn sản xuất kinh doanh thì thiếu hụt lao động và chi phí lao động tăng cao tiếp tục là các ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Các chi phí y tế phát sinh từ việc phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ công nhân cũng đe dọa hoạt động của doanh nghiệp vì chi phí tăng làm giá thành sản xuất bị “đội lên” và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp./.
Ngọc Quỳnh (TTXVN/Vietnam+)
-
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều doanh nghiệp đã lên phương án thưởng Tết cho nhân viên với tiêu chí "thưởng bằng năm trước".
"Không phải bây giờ mà ngay từ đầu năm chúng tôi đã đề ra mục tiêu thưởng Tết nên cuối năm cứ thế triển khai", ông N.M, giám đốc một công ty dược ở Hà Nội chia sẻ với Dân trí.
Theo ông M., từ đầu năm, công ty ông đã đề ra mục tiêu thưởng Tết kèm theo tiêu chí rõ ràng cho từng phòng ban, từng nhân viên. Theo thống kê sơ bộ, những nhân viên xuất sắc của công ty sẽ được hưởng mức thưởng Tết từ 40 đến 50 triệu đồng/người.
Ông M. cho biết, để có được mức thưởng Tết như trên, đa số nhân viên công ty đã đi làm không có ngày nghỉ trong năm nay. Hơn nữa, việc nhân viên đăng ký đi làm thêm ở công ty là hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc. "Đó cũng chính là lý do, công ty tôi vẫn giữ mức thưởng Tết cao, không cắt giảm tiền lương, không sa thải nhân sự trong suốt mùa dịch Covid-19 vì mọi người đã cố gắng rất nhiều", vị giám đốc nói.
Tuy nhiên, ông M. cũng thừa nhận, dịch Covid-19 bùng phát khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút nhưng để giữ chân người lao động, ông vẫn phải làm mọi cách, xoay xở kiếm tiền thưởng Tết cho anh em.
Cùng chung quan điểm, ông N.H, chủ một doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Thanh Hóa cũng quyết định giữ nguyên mức thưởng Tết cho nhân viên bằng năm ngoái. Theo đó, người lao động sẽ được thưởng thêm một tháng lương thứ 13 và một phần quà của công ty. Đặc biệt, với những người có hoàn cảnh khó khăn, ông sẽ có chính sách hỗ trợ thêm.
"Mọi người đi làm cả năm, cống hiến cả năm nên chuyện mong, ngóng, chờ thưởng Tết là thường tình. Tuy nhiên, thưởng Tết cao hay thấp còn phụ thuộc lớn vào việc làm ăn của công ty. Nếu công ty không khó khăn quá thì nên có phần quà nho nhỏ động viên mọi người", ông H. bày tỏ.
Theo ông H., việc thưởng Tết không chỉ là phần thưởng động viên công nhân mà còn là cách giữ nguồn lao động ổn định sau Tết. Thế nên, công ty ông thường phải trích lập quỹ thưởng Tết từ đầu năm để có khoản lớn chi trả vào cuối năm.
Trong khi đó, ông L.P, giám đốc một công ty du lịch ở Hà Nội cho biết, "thưởng Tết 2021 chỉ mang tính tượng trưng". Do bởi, ngành du lịch gần như bị đóng băng, tê liệt từ khi có dịch Covid-19 nên doanh nghiệp không doanh thu trong năm qua.
"Công ty tôi sống sót đến bây giờ đã là một kỳ tích. Chúng tôi đã phải thay đổi, chuyển đổi mô hình liên tục để không bị phá sản. Điều này, anh em trong công ty cũng hiểu và thông cảm với ban lãnh đạo sau khi nghe phương án thưởng Tết năm 2021", ông P. kể.
Theo đó, vào Tết dương lịch, người lao động công ty ông P. sẽ được thưởng 500.000 đồng/người, Tết âm lịch là 2 triệu đồng/người.
Nói với Dân trí, chị O.P, nhân viên một công ty sách ở Hà Nội cho biết, năm nay công ty nơi chị làm gặp khá nhiều khó khăn từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Vào thời điểm giãn cách xã hội, toàn bộ nhân viên ở công ty đã bị cắt giảm 10 - 15% tiền lương mỗi tháng.
"Nên bây giờ, chúng tôi chỉ mong lương hàng tháng không bị cắt giảm, chứ đừng nói đến câu chuyện xa xôi là có thưởng Tết hay không. Nhưng tôi nghĩ vẫn có, chẳng qua là ít hay nhiều thôi, vì cuối năm, các nhà sách thường tổ chức hội chợ và đây sẽ là nguồn thu lớn của doanh nghiệp", chị P. chia sẻ.
An Chi - Dân trí
-
TPO - Ngày 29/11 Bộ Y tế cho biết có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng kí thuốc kháng virus điều trị COVID-19.
Trường hợp Bộ Y tế được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho cơ chế cấp giấy lưu hành sản phẩm để tháo gỡ khó khăn do quy định tại Điều 56, Điều 87 (khoản 1) và Điều 89 (khoản 1, điểm b khoản 3) của Luật Dược thì các nhà máy trong nước có thể sớm chủ động được nhu cầu thuốc chứa Molnupiravir trong nước.
Hiện Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir... Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Các thuốc hỗ trợ khác như thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (Chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Xuyên tâm liên) cũng được đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19…
Trước đó Bộ Y tế đã triển khai Chương trình thí điểm điều trị sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ, thể không triệu chứng điều trị tại các cơ sở y tế, khu cách li, khu thu dung điều trị và tại nhà.
Mục tiêu của Chương trình là các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ, thể không triệu chứng được tiếp cận thuốc an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong, giảm tải điều trị và đặc biệt là giảm lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố trên thế giới cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong; Căn cứ kết quả đánh giá giữa kì của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ và vừa tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy tính an toàn và hiệu quả thuốc, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TPHCM từ giữa tháng 8/2021 và hiện nay đã mở rộng triển khai tại 36 địa phương có dịch trong toàn quốc.
Việc triển khai Chương trình tuân thủ các đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt và được theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế.
Các kết quả báo cáo giữa kì của Chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỉ lệ bệnh nhân có kết quả RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%; tỉ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỉ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong. Các kết quả rất khả quan của Chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TPHCM và các địa phương có dịch.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai Chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc song vẫn phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ để bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân tham gia Chương trình.
Hà Minh - Tiền phong
-
TTO - Dù dịch COVID-19 vẫn phức tạp nhưng doanh thu của nhiều ngành hàng đã tăng trở lại được ví von như người vừa khỏi bệnh nhờ nỗ lực tập luyện nên da dẻ hồng hào.
Không chỉ sản xuất mà cả xuất khẩu, tiêu thụ nội địa cũng có niềm vui phục hồi rõ nét. Để có nhiều kết quả tốt hơn nữa, các doanh nghiệp (DN) cũng đưa nhiều kiến nghị để phục hồi nhanh và bền vững hơn. Ghi nhận ở một số DN điển hình.
Năng lực sản xuất tốt mùa dịch
Thời điểm này, nhà máy của Công ty TNHH điện tử DLG Ansen (Khu công nghệ cao TP.HCM) đã hoạt động trở lại bình thường, số công nhân quay lại nhà máy đạt tỉ lệ cao. Bên trong nhà máy, các công nhân miệt mài sản xuất thiết bị điện tử với khoảng cách làm việc bảo đảm giãn cách để phòng dịch.
Ông Đặng Công Bình - giám đốc công ty - cho biết do DN tuyển lao động ở TP.HCM và khu vực lân cận nên khi sản xuất trở lại, công nhân bắt tay ngay vào làm việc ổn định. Đang sản xuất đơn hàng cho đối tác ở Mỹ, châu Âu ngay trong mùa dịch nên có thêm khách đặt hàng, đủ đơn hàng cho cả năm sau.
Để có được nhiều đơn hàng tốt, công ty phải chứng minh năng lực, sức chịu đựng của DN trước dịch khi thời gian qua đã "3 tại chỗ", thậm chí phải thực hiện những cuộc livestream để cho khách hàng bên Mỹ, châu Âu "mục sở thị" cảnh công nhân đang nỗ lực sản xuất ra sao trong thời điểm dịch. Do đó, khách hàng đã tin tưởng để tiếp tục tái đặt hàng những đơn hàng năm mới. Hiện công nhân cũng luân phiên tăng ca để đảm bảo tiến độ sản xuất, tiến độ đơn hàng dịp cuối năm.
Đại diện chi hội DN Khu công nghệ cao TP cho biết thời điểm hiện nay, nhiều DN đã phục hồi tốt khi tăng tuyển dụng lao động, nâng công suất sản xuất, đảm bảo phục hồi công suất 100% so với thời điểm trước dịch.
Trong khi đó, với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, ông Nguyễn Đặng Hiến - tổng giám đốc Công ty Bidrico (Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) - cho biết tuy còn khó khăn về nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, song DN đã nỗ lực tái sản xuất, đến nay việc sản xuất tại nhà xưởng đã ổn định trở lại. Theo ông Hiến, việc sản xuất thời điểm này phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường, nếu thị trường tiếp tục phục hồi tốt hơn, DN cũng sẽ tăng cường sản xuất, cung ứng các sản phẩm ra thị trường nhiều thêm.
Tương tự, tại một nhà xưởng sản xuất hàng xuất khẩu ở quận 12, gần 300 công nhân đã quay trở lại sản xuất ổn định dù các đợt xét nghiệm định kỳ vẫn phát hiện F0. Theo đại diện DN, thường các F0 sẽ điều trị tại nhà, phục hồi sau 7 - 10 ngày điều trị nên tâm lý người lao động ổn định, năng suất lao động cũng duy trì cao. Hiện nay, DN này đã sản xuất các đơn hàng cho năm 2022 và lượng đơn hàng cho năm sau đã kéo dài đến giữa năm nên DN yên tâm về khối lượng công việc trong thời gian tới.
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM - Dữ liệu: T.V.Nghi - Đồ họa: TẤN ĐẠT
Chăm chút thị trường trong nước, doanh số tăng 50%
Ông Phan Minh Thông - tổng giám đốc Công ty Phúc Sinh, công ty có kinh nghiệm 20 năm xuất khẩu hàng đầu về hồ tiêu, cà phê và nhiều loại nông sản khác - cho biết dù năm 2021 tiếp tục chịu tác động của COVID-19 tới nền kinh tế nhưng doanh thu và lợi nhuận của Phúc Sinh tại thị trường nội địa tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, doanh số các sản phẩm bán trong nước năm 2021 ước tính tăng 50% so với năm 2020 lên mức 100 tỉ đồng và đã có lãi. Mảng xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng ấn tượng khi doanh số cao hơn so với các năm 2019 và 2020.
Để có thành công trong gian khó này, theo ông Thông, là nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước bằng sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp mắt và kênh bán hàng tiện lợi với người tiêu dùng. Sau 20 năm đem "hàng ngon" xuất khẩu, khách nước ngoài đến Việt Nam thắc mắc không tìm thấy nông sản ngon như hàng họ mua về, Phúc Sinh quyết định đưa hàng chất lượng cao nhất về thị trường nội địa bằng cách phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn cao nhất thế giới, sang trọng và bắt mắt.
Tiếp theo là việc lựa chọn kênh phân phối, trong đó đầu tư mạnh vào bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Dù mới thâm nhập thị trường nội địa 3 năm qua nhưng doanh số và phản hồi của khách hàng rất tích cực. Không chỉ khách hàng mua lẻ về tiêu dùng ngày một tăng mà những nhà sản xuất phân phối trong nước cũng biết nhiều đến Phúc Sinh để mua sỉ, mua nguyên liệu về chế biến hàng của họ.
Nhà máy đông đủ công nhân là mong ước của nhiều chủ doanh nghiệp.
Trong ảnh: hoạt động của một doanh nghiệp tại quận 12 - Ảnh: N.HIỂN
Có F0 vẫn không đứt gãy sản xuất
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Giàu - chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Bình Tây - cho biết thời gian qua DN này liên tục tăng trưởng về doanh số, doanh số bán hàng đã tăng 200 - 300% so với trước dịch. Hiện DN này cũng tăng công nhân với số lượng gấp đôi so với thời điểm "3 tại chỗ". Theo bà Giàu, vấn đề các DN đang gặp phải hiện nay là quá trình phục hồi sản xuất sẽ có thêm các ca nhiễm COVID-19 trong người lao động. Tuy nhiên, khi có F0, DN sẽ chủ động phát thuốc điều trị, hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong thời gian nghỉ để họ yên tâm.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thùy Vân - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Long Rich - cho biết số công nhân quay trở lại nhà máy đạt 90% với gần 4.800 người. Dù công ty chuyên sản xuất giày da này đã nỗ lực để tái sản xuất song bà Vân cho hay hiện DN này vẫn còn gặp khó bởi số công nhân là F0 vẫn cao. Theo bà Vân, công nhân khi là F0 phải cách ly chữa trị 14 ngày ít nhiều ảnh hưởng đến sản xuất do đặc thù của DN sản xuất theo dây chuyền, những người ở vị trí quan trọng phải cách ly sẽ tác động đến cả dây chuyền.
Vì thế, DN đã hợp đồng với bệnh viện tại TP Thủ Đức nên khi phát hiện F0, bệnh viện sẽ đến đưa người lao động đi cách ly tập trung và chữa trị, trừ trường hợp công nhân có đủ điều kiện sẽ được cách ly tại nhà. Tương tự, đại diện một DN sản xuất ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho hay hiện nay công ty đã quay trở lại sản xuất bình thường, nếu có F0 DN sẽ tái thực hiện các quy trình truy vết, tầm soát F1 để ổn định sản xuất. Theo vị này, hiện DN phải nỗ lực để đảm bảo số lượng công nhân sản xuất các đơn hàng dịp cuối năm.
Trong khi đó, đại diện công ty Q. (quận 12) cho biết hiện nay mỗi lẫn xét nghiệm định kỳ, DN vẫn phát hiện F0 và đều phải xịt khuẩn nhà máy, xét nghiệm những người tiếp xúc gần và theo dõi những ngày sau đó, báo với y tế địa phương để đưa người nhiễm bệnh đi cách ly hoặc về cách ly tại gia đình. Tất cả biện pháp trên để nhanh chóng ổn định sản xuất khi mọi thứ đang trở lại.
Nguồn: tuổi trẻ
-
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc áp dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa rất quan trọng cho quản lý thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế đã thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, đây được coi là điểm nhấn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành thuế và tài chính, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia
Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38, kể từ 1/7/2022 mọi tổ chức, cá nhân sẽ phải bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy hiện nay. Để đưa chính sách thuế vào cuộc sống, Tổng cục Thuế đã xây dựng lộ trình triển khai hóa đơn điện tử theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 triển khai tại 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định. Những địa phương này chiếm tới 70% hóa đơn điện tử của cả nước, với khoảng 4 tỷ hóa đơn/năm từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022. Giai đoạn 2 từ tháng 4-7/2022, triển khai tiếp tại 57 tỉnh, thành phố còn lại.
Theo Bộ Tài chính để triển khai giai đoạn 1, ngành đã phối hợp với Ủy ban nhân dân 6 tỉnh/thành phố rà soát, phân loại tổng thể người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử để chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện việc lập hóa đơn điện tử, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã triển khai các giải pháp công nghệ thông tin đáp ứng triển khai hoá đơn điện tử. Theo đó hệ thống hóa đơn điện tử được thiết kế kiến trúc tổng thể hệ thống trên nền tảng công nghệ 4.0.
Kiến trúc hệ thống theo hướng triển khai cho hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), phù hợp với yêu cầu về xử lý số lượng lớn giao dịch về hóa đơn, các khối chức năng xử lý nghiệp vụ được thiết kế triển khai linh hoạt, có độ mở cao, theo mô hình xây dựng phần mềm mới là vừa xây dựng phát triển phần mềm, vừa triển khai và vận hành mà không ảnh hưởng tới hoạt động của ứng dụng.
Tổng cục Thuế cũng đã khai trương Trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử tại trụ sở Tổng cục Thuế và 6 cục thuế địa phương thuộc giai đoạn 1.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ với nhiều nội dung mới, thời gian triển khai ngắn, chắc chắn sẽ có vướng mắc phát sinh cần giải đáp, xử lý kịp thời cho cả người nộp thuế và cán bộ, công chức cơ quan thuế. Do đó, việc ngành thuế thiết lập các trung tâm điều hành trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản.
Là một trong 6 cục thuế thí điểm triển khai hóa đơn điện tử đầu tiên trong cả nước, ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, hệ thống hóa đơn điện tử là một giải pháp, một bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa quản lý thuế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, quốc gia và hướng tới chính phủ số.
Trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử đặt tại Cục Thuế Hà Nội đã được thành lập với đầy đủ các trang thiết bị cơ sở vật chất: kết nối trực tuyến thông suốt 24/24 với hệ thống trung tâm điều hành của Tổng cục Thuế, hạ tầng truyền thông ngành tài chính; hệ thống các máy trạm hỗ trợ, máy in, máy chiếu; cũng như bố trí đầy đủ nhân sự có năng lực và kiến thức chuyên môn tốt, hệ thống số điện thoại đường dây nóng cũng như hệ thống email tiếp nhận xử lý thông tin hỗ trợ về hóa đơn điện tử.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc áp dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa rất quan trọng cho quản lý thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, khi thực hiện hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp có thể đối chiếu, kiểm tra một cách chính xác nhất số thuế mà mình phải nộp và hóa đơn điện tử phát hành, tiết giảm chi phí in ấn, bảo quản, lưu giữ hóa đơn của các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá, hóa đơn điện tử rất thuận lợi và nhanh trong quá trình thực hiện nộp và hoàn thuế. Đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng thuận lợi trong kiểm tra, kiểm soát, giảm chi phí. Đồng thời, khi phát hành hóa đơn điện tử cũng chống được nạn hóa đơn giả và chống hoàn thuế không đúng đối tượng, hay nói cách khác là chống trục lợi thuế.
Anh Lại Khánh Hưng, Giám đốc Công ty TNHH XNK Dương Phong (Lạng Sơn) cho biết, công ty đã chính thức chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử từ đầu tháng 3/2021 dưới sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan thuế địa phương. Từ đó đến nay, doanh nghiệp đã hoàn toàn chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.
Theo anh Lại Khánh Hưng việc sử dụng hóa đơn điện tử rất thuận tiện đối với một doanh nghiệp làm dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau khi mở tờ khai với cơ quan Hải quan, công ty ngay lập tức có hóa đơn điện tử cùng với đó là giấy đi đường. Việc này tạo thuận lợi cho việc di chuyển, lưu thông hàng hoá.
Ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế Toán và Tư vấn thuế Trọng Tín cũng cho rằng với các lợi ích của hóa đơn điện tử như tăng hiệu quả phân tích, thống kê vào quản lý tài chính, kế toán và kê khai nộp thuế tại doanh nghiệp cũng như giảm sai sót, công ty đã tư vấn cho hàng trăm khách hàng chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Nguồn: bnews.vn