Cần trục
-
Cần trục được sử dụng đưa các vật liệu và thiết bị xây dựng lên cao. Vậy các loại cần trục trong xây dựng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?
1. Cần trục tự:
Các trục tự được dùng trong xây lắp là các trục ở cần trục bánh hơi, các trục bánh xích.
Cần trục tự hành độ cơ động cao, có thể phục vụ nhiều địa điểm trên công trường. Loại này có thể tự di chuyển từ công trường này sang công trường khác. Tốn ít công sức và thời gian tháo lắp cần trục trước và sau khi dùng. Cần trục tự hành có tay cần ở tư thế nghiêng và khớp tay cần thấp nên phải đứng xa công trình. Vì vậy không tận dụng dược hết chiều dài tay cần để khắc phục điều này một số’ cần trục được trang bị thêm mỏ cần các phụ. Cabin nằm ở phía dưới nên người lái cẩu khó quan sát vị trí lắp ghép cấu kiện ờ trên cao. Cần trục tự hành có do ổn định kém. Hai là cẩn trục bánh hơi. Sau đây là hai loại cần trục tự hành thông dụng:
Cần trục ô tô tải trọng nâng từ 3-16 tàn, tay cần dài tới 22m, tốc độ di chuyển rất lớn 30-50 km/h. Tiện điều động từ nơi này sang nơi khác. Khi cần cẩu vật nặng, cần trục phải sử dụng bộ chân phụ; khi không sử dụng chân phụ sức trục giảm 2-3 lần. Loại này dùng để bốc xếp, khuếch đại cấu kiện và lắp ghép nhỏ.
2. Cần trục bánh hơi:
Cần trục bánh hơi có tải trọng nâng 25 – 100 tấn. Chiều cao nâng dài 55m, tầm với đến 38m, 16c độ di chuyển tương đối nhỏ 8-25 km/h. Cần trục bánh hơi được sử dụng nhiều trong xây lắp nhà công nghiệp hoặc để lắp các kết cấu nhà có khẩu độ lớn.
Cơ cấu di chuyển bánh lốp đặt trên khung bệ chuyên dùng. Cần của cần trục bánh lốp thường là dành không gian với các đoạn cần trung gian để thay đại chiều dài cần. Trên đỉnh cần có các bộ phận phụ, loại có điều khiển không di chuyển. Cần trục bánh hơi có thể tự di chuyển đến nơi thi công hoặc được vận chuyển bằng dấu kéo hay các phương tiện vận chuyển đường sắt.
3. Cần trục bánh xích:
Phân loại thành: cần trục bánh xích dùng được xếp dỡ và các trục bánh xích dùng dễ lắp ráp.
Cần trục bánh xích dùng để xếp giờ có thể làm việc với móc treo và gầu ngoạm. Nó là thiết bị của máy xúc một gàu vạn năng, dẫn động chung. Loại này có tải trọng nâng nhỏ và khoảng không gian phục vụ của thiết bị công tác không lớn.
Cần trục bánh xích chuyên dùng để lắp ráp có tải trọng nâng lớn 25 – 100 tấn, vận tốc di chuyển không lớn 0.5 – 1 km/h. Có thể di chuyển trên mọi địa hình. Nó được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng thiết bị vận chuyển chuyên dùng hàng nóng. Cần trục bánh xích do có tải trọng nâng lớn và khả năng di động vạn năng nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà dân dụng và khu công nghiệp. Trong nhiều trường hợp nó có khả năng thay thế cần trục tháp.
4. Cần trục tháp
Cần trục tháp giữ vị trí đầu bảng trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng là thiết bị nâng chủ yếu dùng dễ vận chuyển và lắp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy điện…
Cần trục tháp thường có đủ các cơ cấu: nâng hạ vật, thay đổi lần dựa vào sự quay và di chuyển. Nên có thể vận chuyển hàng trong khoảng không gian phục vụ lớn. Công nhân điều khiển cần trục ngồi trong cabin cao trên thân tháp lén quan sát để dàng quá trình lắp ghép cấu kiện.
Ngoài ra do kết cấu hợp lý, dễ tháo lắp và vận chuyển mà các trục tháp có tính cơ động cao. Trong xây dựng nhà dân dụng thường sử dụng các cần trục tháp có tải trọng nâng 3-10 tấn. Tầm với đến 25 m và chiều cao năng đến 50 m. Đặc điểm của các loại cẩn trục này là có tính cơ động cao. Khi làm việc có thể từ xa không cần đến gần, cẩn có các phương tiện vận chuyển chuyên dùng và đường xá tốt. Vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn qua các khu dân cư cũng không được thuận tiện. Các cấu kiện thường phải đúc thành hai, ba đoạn và đem ra khuếch đại tại công trường xây dựng.
Trước kia việc xây các sân đúc cấu kiện tại công trường đã phát huy dược tác dụng trong việc xây dựng các khu nhà ở như Ngọc Khánh, Trung Tự,…Các sản phẩm đúc cấu kiện tập trung cho phép cơ giới hóa cao các khu sản xuất. Sử dụng các cần trục lớn như cần trục cổng, cẩn trục tháp trong vận chuyển vật liệu, khuôn đúc. Vận chuyển, bốc xếp cấu kiện và bảo dưỡng bộ tổng bằng phương pháp nhiệt…
Với các cấu kiện nhỏ, có thể đúc gần ngay trên mặt bằng thi công không cần quá khách vận chuyển và bốc xếp trung gian.
Trên đây là nội dung về các loại cần trục trong xây dựng hiện nay. Dựa vào tính chất công trình bạn sẽ chọn loại cần trục phù hợp nhất.
Nguồn: cantruccongnghiep.com.vn
-
Trong quá trình thực hiện phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Tổng cục Hải quan có vướng mắc phân loại đối với mặt hàng có tên khai báo “cầu trục” do Công ty cổ Phần XNK Máy móc và dịch vụ Thương mại Tổng hợp Đại An (Công ty) nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, tháo rời thành 02 chuyến trong năm 2017. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Theo Chứng thư giám định tính đồng bộ bổ sung số 17C02HQ04500-01 ngày 03/08/2017 của Vinacontrol và hình ảnh tài liệu kỹ thuật thì mặt hàng nêu trên ở dạng hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện có đặc điểm: Cầu trục lắp trong nhà xưởng, hiệu Bang Kransysteme, sức nâng 140 tấn, có khung nâng lắp với tời nâng di động trên 2 dầm ngang được đặt trên đường ray trên 2 bức tường song song có phạm vi hoạt động trên đường ray cầu trục dài 82 mét.
2. Theo TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục -Từ vựng. Phần 1: Quy định chung, thuật ngữ “cần trục” và “cầu trục” được định nghĩa như sau:
– “Cần trục (Crane) ” là Máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và dịch chuyển trong không gian tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác.
– “Cầu trục (bridge crane/overhead travelling crane)” là Cần trục có kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray bằng các cụm bánh xe di chuyển.
3. Theo Chú giải HS, mặt hàng “Bridge cranes” và “Overhead travelling cranes” có mô tả như sau:
– “Bridge cranes, which consist of a powerful lifting unit suspended from a heavy cross beam or “bridge”, the whole moving on wide gauge rails. Similar bridge cranes used in nuclear reactors for changing or extracting the fuel elements are also classified here”. Tạm dịch là: Cầu trục, bao gồm một khối cung cấp lực nâng được treo từ các cấu trúc xà ngang hoặc “cầu”, cả khối di chuyển trên ray khoảng rộng. Các loại cầu trục tương tự được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân để đưa vào hoặc lấy ra các thành nhiên liệu cũng được phân loại ở đây.
– “Overhead travelling cranes in which the beam itself runs on rails fixed on walls or on suitable supporting metal structures”. Tạm dịch là: Cần trục di chuyển bên trên mà trong đó bản thân khung tự nó chạy trên đường ray cố định trên tường hoặc trên các cấu trúc bằng kim loại thích hợp.
4. Trên cơ sở các nội dung trên, Tổng cục Hải quan nhận thấy theo TCVN thì “Bridge crane” và “Overhead travelling crane” có chung tên gọi là “cầu trục”, có chung 1 đặc điểm mô tả. Trong khi đó, Chú giải HS (nêu tại điểm 3) chưa đủ chi tiết để phân biệt sự khác nhau giữa “Bridge crane” và “Overhead travelling crane” do vẫn có điểm khá tương đồng trong mô tả hai mặt hàng này.
Do vậy, để có cơ sở hướng dẫn Công ty phân loại hàng hóa nhập khẩu chính xác, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị có ý kiến về các nội dung sau:
– Đặc điểm để phân biệt mặt hàng “Bridge crane” và “Overhead travelling crane”.
– Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu (nêu tại điểm 1) phù hợp được xác định là “Bridge crane” hay “Overhead travelling crane”.
Nguồn: thutuchaiquan.com
-
Cần cẩu di động cao, Tuabin gió lớn.. là những cỗ máy lớn nhất thế giới.
1. Cần cẩu di động cao và khỏe nhất thế giới ( Liebherr LTM 112009.1)
Liebherr là một công ty nổi tiếng về sản xuất và lắp ráp các phương tiện có trọng tải lớn phục vụ trong nhiều ngành công nghiệp cũng như khai mỏ. Sản phẩm chính của hãng Liebherr là các mẫu xe tải lớn, cần cẩu di động, cần cẩu dàn, máy xúc lật.
Liebherr LTM 11200-9.1 được sử dụng để tháo dỡ một tuabin gió
Một trong những sản phẩm “đình đám” của Liebherr là cần cẩu di động LTM 11200 9.1. Cần cẩu khổng lồ này có tầm vươn xa tới 100m và có khả năng nâng được trọng lượng 1.200 tấn. Nếu có thêm trục nối, chiều cao tối đa của nó tăng lên đến 126m.
2. Tuabin gió lớn nhất thế giới (Vestas V164.8MW)
Các chuyên gia của Hãng Vestas, Đan Mạch cho biết họ đã chế tạo thành công tuabin gió lắp đặt ngoài khơi có số hiệu V164, công suất 7-8 MW.
Tubin gió khổng lồ này có trục cao 140m, chiều cao cả cánh là 220m. Cánh quạt có đường kính 164m, quét trên 1 diện tích lên tới 22.000m2
3. Máy bay chở khách lớn nhất thế giới (airbus A380)
Airbus A380 là chiếc máy bay phản lực thân rộng hai tầng, bốn động cơ của Airbus. Nó là chiếc máy bay hành khách lớn nhất thế giới.
Người ta đã phải nâng cấp những sân bay mà Airbus A380 hoạt động để phù hợp với nó. Ban đầu, chiếc máy bay được đặt tên là Airbus A3XX và được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với Boeing trong thị trường máy bay cực lớn.
Aribus A380 dài 72,73m, sải cánh 79,75m và chiều cao 24,45m với sức chứa 853 ghế. Cất cánh với tải trọng tối đa 50 tấn, vận tốc tối đa 1020km/h.
4. Máy bay vận tải lớn nhất thế giới ( Antonov An- 225)
Antonov An-225 Mriya là máy bay vận tải chiến lược do Phòng thiết kế Antonov chế tạo, hiện là loại máy bay vận tải lớn nhất thế giới đang hoạt động. Nó được sản xuất để chuyên chở tàu vũ trụ Buran, với trọng lượng khi cất cánh lớn nhất thế giới.
An -225 có tải trọng 640 tấn, trang bị 6 động cơ và 32 bánh đáp. Nó có thể vận chuyển 250 tấn hàng hóa ở khoảng trong hoặc mang những vật quá cỡ tải trọng 200 tấn ở trên thân như tàu con thoi.
5. Xe tải lớn nhất thế giới ( Belaz 75710)
Belaz – hãng xe tải đến từ Belarus đã tuyên bố chiếc 7571 là xe tải lớn nhất thế giới.
BelAZ 75710 (phải) – Chiếc xe tải hạng nặng lớn nhất thế giới
BelAZ là tên viết tắt của Nhà máy ô tô Belarus được thành lập vào năm 1948. Hãng BelAZ chuyên sản xuất xe tải chuyên dụng, các toa xe chở hàng đường sắt và thiết bị hạng nặng nói chung.
Belaz đã trang bị cho chiếc siêu xe tải hạng nặng lớn thế giới 75710 với hai động cơ diesel Siemens MTU DD 16V4000. Mỗi động cơ dầu có dung tích 65L, 16 xi-lanh, có thể sản sinh công suất 2.332 mã lực và 9.313 N.m tại 1.500 vòng/phút.
Hai khối động cơ dầu chạy máy phát điện với năng lượng điện cung cấp sức mạnh cho 4 động cơ điện. Mỗi động cơ điện sản sinh công suất 1.632 mã lực, cho tổng công suất 6.528 mã lực.
Tổng sức kéo của chiếc xe tải là 18.626 Nm, gấp khoảng 24 lần so với động cơ của một chiếc F1 đời 2014. Nếu một chiếc xe công suất cao thì đồng nghĩa chiếc xe ấy phải tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Belaz 75710 không phải ngoại lệ, nó là một con quái vật ngốn nhiên liệu chính hiệu với mức tiêu thụ 1.300L dầu/100 km.
6. Giàn khoan dầu lớn nhất thế giới ( Sakhalin –l)
Giàn khoan dầu khổng lồ của Nga có trọng lượng lên tới 200.000 tấn, chi phí xây dựng 12 tỷ USD, chịu được động đất 9 độ richter và sóng thần cao đến 18m.
Được dịch từ tiếng Anh-Dự án Sakhalin-2 là dự án phát triển dầu khí ở đảo Sakhalin, Nga. Nó bao gồm sự phát triển của mỏ dầu Piltun-Astokhskoye và mỏ khí đốt tự nhiên Lunskoye ngoài khơi đảo Sakhalin trên biển Okshotsk và cơ sở hạ tầng liên kết trên bờ. Dự án được quản lý và vận hành bởi Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Sakhalin Ltd.
Nguồn tham khảo: sima, Wikipedia, news.oto-hui
-
I/ Thông tư hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cần trục
THÔNG TƯ Số: 22/2018/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 QUY ĐỊNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
- - Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH
- - Thông tư số 51/2016/TT-BLĐTBXH
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH
- QCVN 29:2016/BLĐTBXH
II/ Xác đinh Hs code cần trục để làm thủ tục nhập khẩu cần trục khi nhập khẩu
Các HS code sau liên quan tới cần trục sẽ phải chịu sự quản lý của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
- Cần trục trượt trên giàn trượt (cần trục cổng di động), cần trục vận tải, cổng trục, cầu trục, khung thang nâng di động và xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống:
8426.11.00 : - - Cần trục cầu di chuyển trên đế cố định – thuế nk 5%
8426.30.00: - Cần trục cổng hoặc cần trục cánh xoay – thuế nk 5%
8426.19.90: - - - Loại khác – thuế nk 0%
III/ Đăng ký kiểm tra nhà nước trước khi làm Thủ tục nhập khẩu cần trục
BƯỚC 1: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu cần trục
* Hồ sơ cần chuẩn bị trước bao gồm:
- Hợp đồng, Invoice, Packing list, C/O, Bill…
* Lên tờ khai hải quan nhập khẩu cần trục chính thức.
BƯỚC 2: Đăng ký kiểm tra nhà nước tại Sở đối với cần trục nhập khẩu
- Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ để đăng ký lên Sở gồm:
Hợp đồng, Packing list, Vận đơn, Hóa đơn thương mại
Tờ khai nhập khẩu cần trục
Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có )
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS ( nếu có )
Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa bằng tiếng việt ( nếu có thì nộp luôn, nếu chưa có bổ sung sau khi nộp giấy chứng nhận hợp quy )
Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu ( Mẫu 01 – NĐ154/2018) – 2 bản
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở sẽ giải quyết và trả lại bạn một bản để tiến hành tiếp tục thủ tục nhập khẩu của mình nhé.
BƯỚC 3: Liên hệ trung tâm kiểm định đăng ký hợp quy
- Sau khi đăng ký ở Sở xong, Bạn nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp quy mặt hàng cần trục tại trung tâm kiểm định có chức năng này.
- Hồ sơ chuẩn bị gồm :
Bản đăng ký hợp quy – theo mẫu quy định
Tờ khai nhập khẩu cần trục
Hợp đồng kinh doanh, phiếu đóng gói hàng hóa, hóa đơn thương mại
Vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ( nếu có )
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS ( nếu có )
Catalogue sản phẩm…
- Trung tâm kiểm định kiểm tra hồ sơ tiếp nhận và trả bạn lại bản tiếp nhận. Bạn dùng để nộp hồ sơ hải quan nhé!
IV/ Tiến hành thủ tục nhập khẩu cần trục tại Hải quan
Bước 1: Tùy theo kết quả phân luông tờ khai bạn sẽ tiến hành bước này nhé.
Hồ sơ chuẩn bị như bình thường + thêm giấy đăng ký kiểm tra nhà nước và giấy đăng ký hợp quy ở các bước thực hiện trước đó.
Bạn liên hệ hải quan nơi bạn đăng ký để được giải quyết.
Nếu bạn muốn đưa hàng về bảo quản nhớ thêm công văn xin đưa hàng về bảo quản kèm theo hồ sơ nộp hải quan.
Bước 2 : Gọi trung tâm kiểm định xuống kho thực hiện thủ tục giám định cần trục nhập khẩu
- Tùy bạn muốn lựa chọn kiểm định tại kho hay tại cảng luôn. Khi đó, bạn hẹn trung tâm xuống kho/cảng thực hiện kiểm tra hàng hóa và tiến hành cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng của bạn.
Bước 3: Bổ sung hồ sơ còn thiếu cho Sở và nhận kết quả kiểm tra nhà nước
- Khi bạn nhận được chứng nhận hợp quy từ trung tâm kiểm định. Bạn cần liên hệ lại Sở để nộp hồ sơ bổ sung để có kết quả chính thức về kiểm tra chất lượng nhà nước.
- Hồ sơ có thể bao gồm các chứng từ sau :
Văn bản Bổ sung hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước sản phẩm hàng hóa ( có mẫu sẵn )
Giấy chứng nhận hợp quy
Mẫu nhãn sản phẩm đã được gắn dấu hợp quy
Nhãn phụ ( nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định )
Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa bằng tiếng việt ( nếu ở trên chưa nộp )
- Sở sẽ cấp kết quả kiểm tra nhà nước trong vòng 5 ngày khi nộp đủ hồ sơ được yêu cầu.
BƯỚC 4: Hoàn thành thủ tục nhập khẩu cần trục – Nộp kết quả kiểm tra nhà nước cho hải quan.
- Với kết quả kiểm tra nhà nước đạt, bạn nộp cho hải quan kết quả này và thông quan hàng hóa của mình. Khi đó, bạn có thể mua bán, sử dụng hàng hóa rồi nhé!
Nguồn: trumxnk.com
-
Người vận hành cầu trục chỉ cần thực hiện lần lượt từng bước dưới đây có thể tăng độ bền khả năng làm việc hiệu quả của cầu trục và đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa.
Người điều khiển cầu trục phải được đào tạo, có giấy chứng nhận lái cầu trục và được chỉ dẫn an toàn.
Sau đây là các bước để vận hành cầu trục hoặc các thiết bị nâng hạ
Bước 1: Kiểm tra kỹ các thiết bị nguồn điện
Kiểm tra cáp tải, móc nâng xem có dấu hiệu bất thường hay không. Kiểm tra hoạt động palang cầu trục bằng cách nhấn nút lên xuống di chuyển không tải xem có bất thường không.
Nếu phát hiện các vết rạn nứt chỗ kết cấu quan trọng, biến dạng kim loại, phanh của cơ cấu bất kỳ có dấu hiệu hỏng, móc, ròng rọc bị ăn mòn hoặc nứt phải ngưng hoạt động.
Nguồn điện không ổn định gây tổn hại các thiết bị điện trong cầu trục như động cơ nâng hạ, linh kiện trong tủ điện và động cơ di chuyển.
Bước 2: Kiểm tra tải trọng không được nâng quá tải trọng thiết kế
Phải nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải rà phanh, kiểm tra độ bền của kết cấu kim khí, ổn định của cầu trục nếu không đảm bảo an toàn phải hạ tải xử lý.
Cầu trục có thiết bị hạn chế tải trọng (báo quá tải) đảm bảo khống chế tải trọng nâng trong giới hạn cho phép. Khi cầu trục quá tải thiết bị sẽ tự ngắt nguồn cấp điện khiến cầu trục không hoạt động. Muốn hoạt động trở lại phải thao tác bằng tay trên tủ điện cầu trục để kích hoạt đóng mở attomat nguồn.
Bước 3: Chỉ nâng tải theo phương thẳng đứng
Phải nâng theo phương thẳng đứng, nếu nâng xiên, chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị và nguy hiểm cho người đứng gần vật nâng. Trong quá trình vận hành phải quan sát dây cáp chuyển động qua ròng rọc để điều khiển cầu trục sao cho không bị xoắn hoặc chồng chéo lên nhau.
Bước 4
Không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành cầu trục. Cầu trục có thể bị trượt do sự cố về phanh, đứt cáp tải hoặc dây chằng buộc gây dẫn đến tai nạn lao động.
Bước 5 Chỉ được tiếp cận tải nâng khi đã hạ thấp hơn đầu người
Khi hạ tải cần dừng trước mặt sàn từ 300 – 400mm rồi mới tiếp tục hạ tải xuống. Tương tự khi nâng tải lên cũng nhấc lên cách mặt đặt từ 200 – 300mm, kiểm tra thấy ổn định rồi mới tiếp tục nâng lên cao hơn.
Bước 6
Chỉ được di chuyển thiết bị khi pa lăng, tời điện kéo đã sử dụng vào vị trí cần thiết trên cầu trục.
Bước 7
Cấm dùng các bộ phận ngưng tự động để dừng máy thay cho công tắc điều khiển. Không cho người bảo dưỡng sửa chữa khi đang hoạt động
Bước 8
Sau khi vận hành cầu trục, cần tắt nguồn điện và để thiết bị điều khiển vào nơi an toàn, khô ráo.
Nguồn: cautruccongtruc
-
Để cầu trục vận hành bền bỉ và an toàn, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng cầu trục định kỳ. Dưới đây là cách kiểm tra và nhận biết các lỗi trong quá trình sử dụng và vận hành cầu trục, cách bảo dưỡng cầu trục định kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động cũng như đảm bảo tính ổn định trong lúc vận hành và làm tăng tuổi thọ của cầu trục.
Nhận biết lỗi và cách kiểm tra
Cầu trục khi hoạt động rung và phát ra tiếng kêu bất thường. Nguyên nhân có thể do motor, phanh của xe lớn, xe con, tời...
Nguyên nhân từ motor, phanh:
Sai số ở khe hở của phanh (0.75mm với tời, 0.6mm với xe con/xe lớn)Kết cấu cơ khi của phanh không hoàn chỉnh.Kiểm tra về tình trạng của má phanh, bánh phanh (tiếp xúc có đều không, nếu không phải căn chỉnh lại)Vệ sinh bề mặt bánh phanh, tránh để dầu mỡ bụi bẩn tiếp xúc với với bánh phanh.Do sai số đồng tâm giữa trục motor với hộp giảm tốc.Khớp nối motor có vấn đề, trục motor bị cong.
Từ các kết cấu khác:
Khung dầm, ray nhà xưởng không đạt yêu cầu.Khung dầm, con lăn cầu trục.Móc cẩu bị hỏng và bulong ecu bị rơ lỏng (Phải kiểm tra móc tay phải quay tự do)Kiểm tra hỏng hóc từ hệ thống puly.Kiểm tra trạng thái của dây cáp (Dây phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp).Kiểm tra tình trạng của thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp lên động cơ.Thực hiện các bài test cực hạn.
Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ
Hướng dẫn bôi trơn
1. Mục đích
Bôi trơn, bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị cầu trục ảnh hưởng trục tiếp đến khả năng làm việc bình thường của các cơ cấu đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết máy và việc sản xuất được an toàn tranh hư hỏng thiết bị. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình và tiến hành bổ sung, thay thê theo định kỳ.
2. Hướng dẫn bôi trơn
Tên bộ phậnChu kỳ bôi trơn (tháng)Vật liệu bôi trơnPhương pháp bôi trơnDây cáp thép1Mỡ phấn chìQuét phủ đềuCác bộ khớp nối 3Mỡ thườngTra mỡ bằng tay Gối đỡ các cụm bánh xe 1Mỡ thường Dụng cụ tra mỡCác hộp giảm tốc 6Dầu BRCN XP220 Rót vào thùngCác gối đỡ trên tang cuốn cáp 1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡTrục, Puly móc cẩu 1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡTrục, puly cố định trên giá xe con1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡBình dầu động cơ phanh6Dầu thủy lực 20Rót vào bình
Ghi chú:
Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây cáp rồi dùng dầu hỏa sạch hết mỡ cũ. Dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi sạch hêt dầu hỏa dính bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp quấn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi của tang quấn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi của tang quấn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.Đối với 02 cầu nạp liệu nhà máy thép do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bôi trơn của dây cáp để bổ sung mỡ thường xuyên đảm bảo an toàn khi làm việc.Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt… Dính bám trong hộp, sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.
Nguồn: congnghiepvietduong.com
-
-
Cầu trục nói chung và cầu trục dầm đơn 3 tấn nói riêng là thiết bị sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy, xưởng sản xuất để thay thế sức người nâng hạ hàng hóa. Sử dụng cầu trục thì có thể nhiều người biết nhưng cách lắp đặt cầu trục dầm đơn 3 tấn thì không phải ai cũng biết. Sau đây là hướng dẫn
Cách lắp đặt cầu trục dầm đơn 3 tấn
Với những người còn băn khoăn về cách lắp đặt cầu trục dầm đơn 3 tấn thì 4 bước dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều:
Bước 1: Chuẩn bị thiết bị lắp đặt
Khi xác định vị trí nhà xưởng cần lắp đặt cầu trục thì tập kết các thiết bị tạo thành cầu trục như: dầm chính, dầm biên, pa lăng nâng ha, tổ hợp bánh xe, ray di chuyển, động cơ di chuyển và hệ điện,… ngay tại chân công trình để thuận lợi cho quá trình thi công và lắp đặt.
Cầu trục dầm đơn 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn hay 15 tấn muốn hoàn thành thì cần phải có công nhân lắp đặt, xe cẩu tự hành, máy hàn, máy mài và các thiết bị phục vụ lắp đặt khác.
Bước 2: Lấy dấu, lắp ray cầu trục
Khẩu độ của cầu trục chính là ở vị trí nằm giữa hai ray để lấy mặt bằng đưa cẩu lên bạn có thể làm một đoan ray X 2 bên trước (ray vuông hoặc ray P tùy theo yêu cầu) hoặc có thế làm hết chiều dài đường chạy của cầu trục luôn.
Bước 3: Tổ hợp cầu trục ở dưới
Bắt bu lông liên kết giữa 2 tổ hợp dầm chính và dầm biên, tổ hợp động cơ với dầm biên của cầu trục.
Cho Palang vào vị trí thoáng mát, rộng rãi, dễ thao tác, dễ xử lý. Sau đó xử lý trục bánh xe và cho bánh xe 2 bên mở hết cỡ.
Cẩu dầm chính của cầu trục lên và hạ từ trên xuống từ từ để tổ hợp nốt Palang với dầm chính cầu trục. Tổ hợp tốt, an toàn thì phải cho ít nhất 2/3 bánh xe tiếp xúc được với khoảng G thừa ra ở thành dưới của dầm chính cầu trục.
Tiếp tục đi hệ điện, máng C và đấu luôn điện điều khiển với điện nguồn vào tủ Palang.
Bước 4: Tổ hợp cầu trục trên cao
Nhấc cả bộ cầu trục đã được tổ hợp ở bước 3 treo len ray là có thể hoạt động được.
Những lưu ý khi lắp đặt cầu trục dầm đơn 3 tấn
Để sở hữu một cầu trục hoạt động nhanh chóng, an toàn thì ngay từ khi lắp đặt phải đảm bảo tính an toàn, chuẩn bị tốt các khâu đầu vào, vật liệu, thiết bị, máy móc. Ngoài ra, đội ngũ nhân công phải thực sự có chuyên môn và tay nghề cao, cớ phương án lắp đặt cụ thể cho từng trường hợp, từng công trình.
Trước khi tiến hành lắp đặt cầu trục thì phải đảm bảo cao độ dầm đỡ ray theo chiều dọc hoặc cao độ giữa hai bên bắt buộc phải nằm trong phạm vi cho phép.
Đối với công nhân lắp đặt cầu trục dầm đơn 3 tấn khi làm việc phải có quần áo, tư trang bảo hộ, phải thắt dây an toàn khi làm việc trên cao. Các thiết bị điện, ổ cắm khi thi công phải có móc treo đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Tổ hợp dầm phải được kê, kích an toàn
– Nâng hạ cầu trục phải cân bằng, trước khi thực hiện phải chằng buộc chắc chắn.
– Sau khi hoàn thành xong việc lắp đặt, các công nhân nên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ tránh bị cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
Nguồn: cmivietnam.vn
-
Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, kinh tế, tiết kiệm không gian và áp dụng trong điều kiện khai thác trung bình.
Khẩu độ tối đa của cầu trục dầm đơn 32m, chiều cao nâng 16m, vận tốc vật nâng từ 2 đến 40m/phút, vận tốc di chuyển của palang xe con 60m/phút, vận tốc di chuyển của cầu trục 120m/phút.
Cầu trục dầm đơn thường sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất, chế tạo nhờ khả năng linh hoạt gọn nhẹ.
Cấu tạo cầu trục dầm đơn gồm: Dầm chính, dầm biên (cơ cấu di chuyển của cầu trục), Palang nâng hạ, hệ cấp điện cầu trục, hệ cấp điện Palang, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.
1. Phân loại dựa trên tải trọng nâng
Như vậy theo tải trọng nâng cầu trục dầm đơn có thể phân loại thành: cầu trục dầm đơn 1 tấn, cầu trục dầm đơn 2 tấn, cầu trục dầm đơn 3 tấn, cầu trục dầm đơn 5 tấn, cầu trục dầm đơn 10 tấn, cầu trục dầm đơn 20 tấn.
2. Cấu tạo cầu trục dầm đơn
Dầm chính
Dầm chính có mặt cắt dạng hộp hoặc chữ I. Dầm dạng hộp bên trong có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng. Dầm dạng chữ I tổ hợp hoặc cán nóng cũng cần có gân tăng cứng ở cánh dưới.
Palang dầm đơn
Cầu trục đâm đơn có thể dùng một hoặc hai Palang hoạt động độc lập hoặc đồng thời. Tải trọng của cầu trục sẽ bằng tổng sức nâng của hai Palang. Hai Palang hoạt động độc lập cần thiết bị chống va đập, Palang hoạt động đồng thời cần chú ý khả năng đồng tốc.
Dầm biên
Gồm hai hộp dầm chế tạo từ thép tấm hoặc thép I, thép H tùy tải trọng, gắn trên cụm bánh xe. Mỗi dầm biên có một động cơ di chuyển.
Hệ thống cấp điện Palang và cầu trục
Hệ cấp điện Palang thiết kế dạng sâu đo, cáp nguyền cáp điều khiển treo dưới thanh ray theo kiểu uốn lượn hình sin. Chú ý nên dùng máng C tránh dùng kiểu chăng dây thép hoặc xỏ khuyên. Hệ cấp điện cầu trục dầm đơn dùng ray điện cầu trục 3P, 4P hoặc 6P.
Hệ ray di chuyển cầu trục
Thông dụng ray vuông hàn trực tiếp lên dầm thép đỡ ray. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng cầu trục dầm đơn. Có một số nhà xưởng làm dầm đỡ ray bằng bê tông thì ray chạy cầu trục là loại ray P (như kiểu ray xe lửa) dùng ray P18, P24.
Tủ điện cầu trục
Tủ điện cầu trục được gia công lắp ráp trong nước giúp cầu trục dầm đơn hoạt động êm. Khách hàng chú ý nguồn gốc xuất xứ các thiết bị trong tủ điện.
3. Lưu ý khi sử dụng cầu trục dầm đơn
– Những người trực tiếp tham gia điều khiển làm việc cạnh cầu trục dầm đơn phải được đào tạo, thực hành nắm rõ quy định an toàn.
– Trước khi sử dụng phải thử tải, đảm bảo các thiết bị như Palang, điện, cơ cấu di chuyển không có bất thường.
– Khi vận hành cầu trục không được đứng lên vật nặng nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nặng.
– Bảo dưỡng cầu trục định kỳ đầy đủ, đăng kiểm cầu trục theo đúng thời hạn cấp phép
– Tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục
– Chuẩn bị phụ tùng thay thế bộ phận hao mòn tự nhiên như má phanh, các loại động cơ nâng hạ, di chuyển…
– Cầu trục, palang hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới
– Cầu trục ít hoạt động trước khi sử dụng lại phải kiểm tra toàn bộ máy móc và các bước thử tải, hoạt động.
Nguồn: cautructhailong.com.vn
-
Cầu trục nhà xưởng (hay còn gọi là cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao nhà xưởng. Thiết bị này giúp chuyển động nâng hạ, di chuyển máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Tác dụng của cầu trục nhà xưởng:
Tiết kiệm chi phí nhân công bởi thiết bị này đã thay thế công việc của nhiều nhân lực một cách hiệu quả, không cần nhiều nhân công một lúc.Nâng cao năng suất lao động do quá trình nâng hạ đã giảm bớt thời gian và có thể nâng hạ một lúc khối lượng sản phẩm rất lớn.Giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tiến độ công việc, có thể sử dụng cần trục bất cứ khi nào cần thiết.Lắp đặt nhanh chóng, an toàn trong quá trình sử dụng. Quá trình vận hành hoàn toàn bằng máy móc, công nhân chỉ thực hiện điều khiển từ xa.Chi phí đầu tư thấp, lắp đặt mới và cải tạo dễ dàng.
2. Các loại cầu trục nhà xưởng phổ biến hiện nay
Dựa vào yếu tố hình dáng, cầu trục nhà xưởng được chia thành các loại phổ biến sau:
2.1. Cầu trục chữ A
Đây là loại cầu trục được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất. Đúng như tên gọi cầu trục có hình dáng giống chữ A và rất đa dạng về kích thước và tải trọng có thể lên đến vài nghìn tấn. Do đó, cầu trục chữ A được ứng dụng nhiều để vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Hơn nữa, loại cầu trục này còn rất dễ dàng để điều khiển bằng tay hay bấm điều khiển.
2.2. Cầu trục dầm đơn
Là loại cầu trục có cấu tạo kiểu 1 dầm độc lập với cụm pa lăng để nâng hạ hàng hóa treo bên dưới. Cầu trục dầm đơn có khả năng nâng hạ tải trọng trung bình, từ 500kg – 20 tấn.
Loại cầu trục này có ưu điểm nổi bật là nhỏ gọn, dễ dàng lắp tại các nhà máy, nhà xưởng có diện tích nhỏ và vừa. Đồng thời, thiết bị nâng hạ này có cấu tạo chắc chắn, tiện dụng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
2.3. Cầu trục dầm đôi
Là thiết bị được sử dụng khá phổ biến với những doanh nghiệp cần nâng hạ tải trọng từ 10 tấn trở nên. Cầu trục dầm đôi gồm 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển và hệ thống dây dẫn điện, điều khiển trục.
Thiết bị này có thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn, hoạt động ổn định. Tốc độ của cầu trục dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với công việc nâng hạ.
2.4. Cầu trục bờ tường
Là loại cầu trục có thiết kế đặc biệt. Hệ ray của cầu trục được chạy cố định trên tường của nhà xưởng để làm công tác nâng hạ các kiện hàng, thiết bị có tải trọng nhỏ.
Cầu trục bờ tường có ưu điểm nổi bật là thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhà xưởng. Nên loại cầu trục này rất được ưa chuộng sử dụng tại các nhà xưởng có diện tích nhỏ.
2.5. Cầu trục quay
Loại cầu trục này có thiết kế gồm thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính. Cơ chế hoạt động là thanh dầm chính sẽ xoay quanh thân cột cố định và nâng hạ thiết bị, hàng hóa tới vị trí mong muốn.
Cầu trục quay là loại cầu trục có khả năng hoạt động đa dạng, có thể di chuyển và xoay vật trong một không gian nhất định. Hơn nữa, việc thiết kế và lắp đặt cầu trục quay cũng đơn giản và nhanh chóng.
2.6. Cầu trục Monorail
Có hệ dầm là đường ray đơn thẳng hoặc cong tùy theo nhu cầu. Hệ dầm này vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Cầu trục dầm Monorail phù hợp với những nhà xưởng trần bê tông và nâng tải những vật có trọng lượng nhỏ và trung bình.
Đây là loại cầu trục có dầm chính nhỏ nên thẩm mỹ cao hơn các loại dầm khác. Đặc biệt cầu trục Monorail có thể chạy trên đường ray không giới hạn nên phạm vi làm việc rộng, linh hoạt theo yêu cầu công việc.
Nguồn: sumitech.vn