Cần trục
-
-
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về khái niệm cần trục là gì? Cẩu trục tiếng anh là gì? Hãy cùng YP.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cần trục là gì?
Cần trục (cầu trục) là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Dùng để di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy. Và hoạt động trên hệ dầm đỡ, đặt ở phía trên cao của nhà xưởng.
Cần trục rất tiện dụng, và có hiệu quả cao trong quá trình bốc xếp hàng hóa. Với sức nâng lên đến 1 – 500 tấn. Vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện. Nên được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy.
Cần trục thường hoạt động bên trong nhà xưởng. Với chi phí lắp đặt thấp, thời gian lại sử dụng lâu. Việc bảo hành, bảo dưỡng cũng đơn giản hơn. Và hoạt động được trong những không gian chật hẹp. Thì cần trục sẽ là sự lựa chọn lý tưởng với các nhà xưởng hiện nay.
Cầu trục tiếng anh là gì?
Cổng trục là gì?
Khác với cẩn trục, cổng trục thường được hoạt động bên ngoài nhà xưởng.
Cổng trục cũng là một loại thiết bị chuyên dùng để nâng – hạ – di chuyển hàng hóa ngoài bến bãi. Sự tiện dụng và hiệu quả đem lại là không thể phủ nhận. Có thể bốc xếp hàng hóa với mức tải trọng từ 1 – 1000 tấn. Cổng trục di chuyển được nhờ hệ thống motor điện bố trí dưới 2 chân cổng.
Các loại cẩu trục:
Cẩu trục có khá nhiều loại, người ta thường phân loại theo cách sau. Để nhận biết các loại cẩu trục:
Theo chủng loại:
Cầu trục dầm đơn:
Dầm cầu của cầu trục dầm đơn thường là chữ I. Hoặc dầm tổ hợp với các dầm thép tăng cứng cho dầm. Loại cầu trục này thường dùng pa lăng điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển pa lăng.
Cần trục dầm đôi:
Là loại thiết bị nâng hạ chuyên dụng, và được sử dụng 2 dầm chính. Có nhiều mức tải để phù hợp với các mức nâng hạ khác nhau. Trong đó cầu trục dầm đôi 3 tấn là mức tải có nhu cầu sử dụng lớn, vì tính linh hoạt và ổn định khi làm việc.
Theo dẫn động cơ cấu
Cầu trục dẫn động bằng tay:
Các cơ cấu được dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống xích đĩa xích kéo tay)
Cầu trục dẫn động bằng điện:
Các cơ cấu được dẫn động cơ điện (Palăng cáp điện, palang xích điện…)
Theo kiểu dáng kết cấu dầm
Kết cấu một dầm chính.
Kết cấu hai dầm chính.
Kết cấu dầm hộp.
Kết cấu dầm giàn.
Vậy là ngoài thông tin cần trục là gì? Hay cầu trục tiếng anh là gì? Thì chúng tôi còn đưa ra thêm một vài thông tin về các loại cẩu trục,.. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Nguồn: xecauhang.com
-
-
Cầu trục đẩy tay là gì?
Cầu trục đẩy tay thường dùng tại các nhà xưởng, kho siêu thị… Là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất, vận chuyển, thay thế hoàn toàn cho sức người.Cầu trục đẩy tay có cấu tạo tương đối đơn giản. Bao gồm hệ chuyển dọc, các bánh xe. Hoạt động nhờ sức người linh hoạt di dời hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác. Chức năng chính là nâng – hạ – di chuyển hàng hóa có trọng tải vừa phải.
Cấu tạo của cổng trục đẩy tay
Cổng trục đẩy tay bao gồm các bộ phận chính:
Dầm chính: là thanh đặt ngang của cầu trục đẩy tay, được làm từ thép hình I cán nóng hoặc từ thép tổ hợp tạo hình chữ I, hai đầu dầm chính có bản mã, được khoan lỗ bu lông ở bốn góc.Chân cổng: được làm từ thép hình (ví dụ như C chập) hoặc C gấp, mặt cắt sau khi tạo hình dạng hộp.Dầm biên (dầm đầu): được đặt dưới chân cổng, cũng có cấu tạo và mặt cắt như chân cổng hoặc tương đương tùy vào tải trọng của cầu trục đẩy tay.Bánh xe chịu tải: bánh xe được làm bằng cao su, đặt dưới dầm viên, hoạt động bằng cách di chuyển bằng sức đẩy tay người, có khả năng xoay 360 độ, có khóa hãm.Thiết bị tời nâng hạ: được treo và di chuyển dưới dầm chính của cổng trục đẩy tay. các thiết bị tời phổ biến thường dùng palang xích tay, palang xích điện, palang cáp điện..Nguồn điện (Nếu có): Đối với trương hợp cổng trục dùng pa lang cáp điện hoặc palang xích điện. Bao gồm tủ điện, các đấu nối, dây điện để cung cấp nguồn điện cho cổng trục khi hoạt động.
Ưu nhược điểm của cầu trục đẩy tay
Ưu điểm:
Cấu tạo gọn nhẹ, tiện lợi trong vận chuyển, lắp đặt và sử dụng.Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt vận hành thấp phù hợp với kho nhà xưởng cỡ nhỏ.Phạm vi hoạt động linh hoạt.Cấu tạo đơn giản dễ dàng sử dụng, sửa chữa thay thế khi hỏng hóc.Có tuổi thọ cao và có thể hoạt động tốt với cường độ lớn.Dễ dàng gia công theo yêu cầu, mục đích sử dụng.
Nhược điểm:
Tải trọng sử dụng không quá đạt quá 4T.Khâu di chuyển vẫn phải dựa vào nhân công.
Hiện nay cầu trục đẩy tay được sử dụng khá phổ biến. Với cấu tạo đơn giản, lắp đặt, di chuyển dễ dàng, chi phí giá thành thấp đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những đơn vị cần nâng tải trọng nhỏ như: nhà xưởng, kho, các trung tâm thương mại, siêu thị...
Nguồn: congnghiepvietduong.com
-
Để đảm bảo an toàn khi làm việc đối với người bảo dưỡng và vận hành cần được hướng dẫn kỹ những yêu cầu trong cuốn sổ tay lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng.
Nhả tất cả các khoá trước khi bắt đầu công việc.
Cắt công tắc cầu trục trong những trường hợp nguy hiểm.
Cuối ngày làm việc hạ những thiết bị treo như gầu ngoạm, nam châm xuống mặt sàn. Tất cả các khoá phải được hoạt động và công tắc cẩu phải được đóng.
Tất cả các qui định phòng ngừa tai nạn và những qui định phát hành bởi các cấp có thẩm quyền, đặc biệt những hướng dẫn vận hành đối với các loại cầu trục trình bày ở các bảng tương ứng phải được tôn trọng khi vận hành hoặc hoạt động liên quan đến cầu trục.
Bảng hướng dẫn phải được đặt vào vị trí có thể nhìn thấy rõ ràng đối với người vận hành bất kỳ lúc nào.
Thuật ngữ “cầu trục” được sử dụng dưới đây cũng dùng đối với xe chạy trên ray. “Người vận hành cầu trục” là người điều khiển cầu trục, “Người phục vụ cầu trục” là người có trách nhiệm bảo dưỡng cầu trục hoặc xe chạy.
Nếu người vận hành phải tuân thủ những qui định riêng của mỗi quốc gia thì những chú ý sau đây sẽ vẫn có nguyên giá trị bởi vì chúng không đối lập với những qui định này:
Trước khi khởi động lần đầu cầu trục hoặc trước khi vận hành lại sau khi có sửa chữa lớn, cầu trục phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi chuyên gia được uỷ quyền của nhà cung cấp.
Cầu trục phải được kiểm tra bởi chuyên gia được uỷ quyền của nhà cung cấp ít nhất 1 năm 1 lần và nếu cần có thể thường xuyên hơn phụ thuộc vào những điều kiện hoạt động và những điều kiện trong nhà máy .
Những kết quả mỗi lần kiểm tra phải được ghi lại.
Những nhân viên được nhận làm điều khiển hoặc sửa chữa bảo dưỡng cầu trục phải đủ các điều kiện sau:
Những người lao động trên 18 tuổiNhững người có đủ sức khoẻ về thể chất và tinh thần phù hợp với công việcNhững người đã được hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng cầu trục.Những người có thể hoàn toàn tin cậy đối với nhiệm vụ được giao.Những người được yêu cầu chọn nhân viên điều khiển hoăc người sửa chữa bảo dưỡng phải là người có thẩm quyền.
Trước khi bắt đầu ngày làm việc, ngưòi điều khiển cầu trục phải kiểm tra hiệu suất của phanh và những thiết bị dừng khẩn cấp và xem xét có hay không những sai sót của cầu trục.
Người điều khiển cầu trục phải làm việc với sự cẩn thận đặc biệt mà không lệ thuộc vào thiết bị an toàn. Những thiết bị này cung cấp sự an toàn cần thiết trong trường hợp có lỗi của người điều khiển.
Người điều khiển phải dừng hoạt động của cầu trục ngay khi bất cứ hư hỏng nào ảnh hưởng tới an toàn hoạt động.
Người điều khiển phải thông báo với người giám sát có trách nhiệm vào cuối ca làm việc hoặc khi thay phiên bất cứ sai sót nào được phát hiện ra.
Thiết bị điều khiển phải được điều khiển ở vị trí điều khiển.
Người điều khiển cầu trục phải đảm bảo rằng:
Trước khi ngắt nguồn cung cấp tới các bộ phận dẫn động, tất cả các bộ phận điều khiển phải được tắt hoặc ở vị trí số không.Trước khi rời vị trí vận hành tất cả các bộ phận điều khiển phải được đặt trở về vị trí ngắt hoặc ở vị trí 0 và nguồn điện được ngắt.
Trong trường hợp bão hoặc khi kết thúc công việc ngưòi vận hành cầu trục phải đảm bảo rằng các cầu trục có hướng xoay về hướng gió phải được giữ chặt bởi những thiết bị khoá.
Nếu người vận hành không thể quan sát vật nặng trong suốt quá trình hoạt động của cầu trục hoặc trong trường hợp hoạt động không tải người vận hành không thể quan sát được thiết bị treo, người vận hành chỉ có thể điều khiển cầu trục bởi theo sự hướng dẫn của người thứ hai. Điều này không áp dụng đối với những cầu trục điều khiển theo chương trình.
Nếu cần người điều khiển phải có những ký hiệu cảnh báo.
Tải trọng không được nâng cao qua khu vực hành khách trừ khi nó hoàn toàn tách rời khu vực này hoặc nếu có sự rơi của vật nặng hoặc của các bộ phận của nó từ thiết bị treo thì đã được đã được đảm bảo ngăn chặn
Di chuyển vật nâng, người điều khiển cầu trục phải đợi tới khi hiệu lệnh tương ứng được truyền bởi người ra tín hiệu của người ở vị trí cảnh báo gần nơi lắp đặt hoặc bởi ngưòi được uỷ quyền. Trong những trường hợp đòi hỏi phải có những ký hiệu, hiệu lệnh để liên lạc với người điều khiển thì phải được sự thống nhất trước giữa người điều khiển và người được uỷ quyền.
Ngay khi vật nặng được treo lên móc người điều khiển phải luôn dữ hệ thống điều khiển trong tầm với của mình.
Hành trình của cầu trục được giới hạn chỉ khi mắc nối tiếp vào vị trí cuối cùng một thiết bị dừng khẩn cấp. Với những cầu trục điều khiển theo chương trình tất cả khu vực làm việc và vận chuyển phải được đảm bảo tuyệt đối an toàn bất cứ vật rơi nào cũng không thể gây nguy hiểm đối với nguời và vật.
Tải trọng nâng của cầu trục không được vượt quá tải trọng giới hạn cho phép.
Phải đảm bảo rằng khi đặt những vật được nâng gần cầu trục phải đảm bảo khoảng cách an toàn là 0,5m giữa những bộ phận di chuyển bên ngoài của cầu trục và những vật đó.
Trong trường hợp có sự chồng chéo phạm vi công việc của một số cầu trục, nhà cung cấp hoặc hãng phải tổ chức trước lịch làm việc và tạo tất cả các điều kiện để liên hệ giữa các người điều khiển cầu trục để có thể giải quyết những sơ suất có thể xảy ra. Nếu một vật nặng được nâng lên bởi cùng một số cầu trục, đơn vị phụ trách phải tổ chức lịch trình công việc trước đó và tiến trình thực hiện phải được thực hiện dưới sự giám sát của người được chỉ định bởi cơ quan chủ quản.
Công việc bảo dưỡng phải được thực hiện sau khi cầu trục dừng họat động. Bất cứ việc bảo dưỡng nào cũng phải được thực hiện ở vị trí làm việc hoặc trên sàn làm việc. Khi thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa tại cầu trục, cầu trục phải không có tải và công tắc chính phải được đóng. Mỗi công tắc này có thể được cung cấp một số Padlock. Chúng có thể tạo điều kiện cho nguời làm việc trên cầu trục khoá và đảm bảo ngăn chặn những công tắc không được phép bật lên thông qua những Padlock này. Đối với công việc bảo dưỡng và sửa chữa tại cầu trục không có mặt sàn sửa chữa thì phải luôn mang theo tấm sàn sửa chữa di động hoặc cố định .
Đối với công việc sửa chữa và bảo dưỡng trên cầu trục và trong khu vực di chuyển của cầu trục phải tuân thủ những biện pháp an toàn sau:
Cầu trục phải được cắt ngừng hoạt động và đảm bảo ngăn ngừa sai sót hoặc mở máy bất chợt
Nếu có bất cứ rủi ro nào vật nặng rơi xuống khu vực nguy hiểm phía dưới cầu trục phải được đóng lại hoặc bố trí hệ thống bảo vệ khu vực này
Cầu trục phải được đảm bảo bảo vệ an toàn chống lại sự va chạm với cầu trục khác bằng thiết bị chặn hoặc những trạm bảo vệ trên cầu trục khi chuyển động.
Những người điều khiển cầu trục liền gần nhau nếu cần cũng là những nguời điều khiển những đường cẩu kế tiếp phải được thông báo về loại và vị trí của hoạt động. Việc này cũng được áp dụng khi đổi ca làm việc .
Nếu như những biện pháp an toàn trước đây không được áp dụng thích hợp hoặc không sắp xếp bề mặt làm việc hợp lý hoặc không đủ thì nhà thầu phải áp dụng những biện pháp bổ sung cần thiết và giám sát thực hiện việc đó.
Người không có trách nhiệm không được phép đi lên cầu trục
Cầu trục đang được vận hành bởi một nguời vận hành sẽ chỉ được điều khiển bởi người điều khiển cầu trục đó.
Nghiêm cấm trở nguời cùng với vật nặng hoặc trở ngưòi bằng thiết bị treo tải trọng
Vật nặng có thể không được treo trực tiếp bởi palăng cáp hoặc xích; palăng cáp hoặc xích không được quấn hoặc kéo qua những cạnh sắc.
Nghiêm cấm kéo lê hoặc kéo nghiêng vật nặng hoặc kéo xe cùng với tải trọng hoặc cùng với thiết bị treo tải trọng.
Chú ý:
Cầu trục không được sử dụng để tháo vật nặng, kéo, léo lê, hoặc kéo ngang vật nặng bởi vì có thể gây hiện tượng quá tải.
Những vật nặng bị kẹt phải được tháo ra bởi những cầu trục có lắp thêm bộ phận bảo vệ quá tải
Sau khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng hoặc sau khi bất kỳ công việc nào được thực hiện trong khu vực di chuyển của cầu trục, cầu trục chỉ được hoạt động trở lại nếu như có sự nhất trí của người điều hành. Trước khi thống nhất để cho cầu trục hoạt động trở lại thì phải đảm bảo rằng:
Những công việc đã kể trên đã hoàn thành hoàn toàn
Những điều kiện cho sự an toàn hoạt động của toàn bộ cầu trục đã được phục hồi
Tất cả những người tham gia công việc trên đã rời cầu trục
Khi sử dụng một cần nâng, nhất thiết đảm bảo rằng dầm này không kéo dầm chính . Công tắc giới hạn phải được lắp theo những điều kiện mới
Chú ý: nếu không sẽ nguy hiểm đối với dây cáp và tai nạn có thể xảy ra
Khi lắp thêm vào cầu trục những thiết bị hoặc trang bị thì đòi hỏi phải tuân theo những hướng dẫn đặc biệt. Người điều hành cầu trục phải kiểm tra xem thiếp bị lắp thêm vào có phù hợp hay không với sự lắp đặt cầu trục.
Bảo đảm rằng sự hoạt động của thiết bị điều khiển là chính xác khi khởi động cầu trục hoặc hệ thống cáp điện, mạch điện chính được nối chính xác, nối sai đường điện sẽ làm rối loạn hoạt động và gây tai nạn nguy hiểm.
Người vận hành phải đảm bảo rằng vị trí làm việc phải được chiếu sáng thoả đáng.
Cần phải tuân thủ các nội quy trên để đảm bảo an toàn khi vận hành cầu trục.
Nguồn: sima.vn
-
Trên thực tế, vì Pa lăng cầu trục là thiết bị nâng hạ hạng nặng nên các chúng đều có tính an toàn rất cao. Trước khi đưa vào sử dụng đều được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra và xem xét. Hệ thống có đạt chuẩn thì mới cấp phép và đưa vào sử dụng.
Trong quá trình vận hành, do tính hao mòn của thiết bị khi chịu tải trọng nên gây ra hiện tượng kêu, hoặc hoạt động không ổn định. Ta sẽ tiến hành các phương hướng như sau.
Trong quá trình vận hành, do tính hao mòn của thiết bị khi chịu tải trọng nên gây ra hiện tượng kêu, hoặc hoạt động không ổn định. Ta sẽ tiến hành các phương hướng như sau.
I. Kiểm tra và bảo dưỡng pa lăng, cầu trục hàng ngày trong quá trình làm việc hoặc không làm việc.
1.Độ rung từ motor, phanh có thể là những nguyên nhân sau:
Kết cấu cơ khí của phanh không hoàn chỉnhkhe hở của phanh không chính xác ( tời 0.75mm, xe con xe lớn 0.6mm)Độ không đồng tâm của trục motor với hộp số.Khớp nối motor không hoạt động tốtTrục motor bị cong.
2. Độ rung từ những kết cấu khác.
Khung rầm, ray nhà xưởng không tốt.Khung rầm, con lăn của nhà xưởng không tốt.móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bulong , ecu bị rơ hoặc hỏng. Phải kiểm tra móc phải quay tự do.Kiểm tra hệ thống puly phải tự do và không được hỏng hóckiểm tra dây cáp phải đảm bảo độ xoắn đều và không được nằm ngoài rãnh của tang cáp.
3. Kiểm tra các bộ phận kết cầu khác
Kiểm tra tất cả các má phanh cầu trục về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều hay không. Nếu không đều thì phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt tiếp xúc. Tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính vào bánh phanh.Kiểm tra xiết lại tất cả các bulong khóa cáp của tời nhỏ và tời to.Kiểm tra dây cáp có bị gấp khúc, đứt không. Nếu có thì phải báo để dừng cẩu trục và thay ngay.Kiểm tra mỡ bôi trơn cho cáp, nếu khô phải bôi mỡ bổ xung.Kiểm tra lại toàn bộ cầu trục để xiết lại các bulong, ecu tại cái vị trí chân phanh, chân động cơ, chân hộp giảm tốc, chân tời nhỏ, to. Các bulong bắt mặt bích của các khớp nối…Kiểm tra hệ thống xe lớn, xe con tời khi có thẻ ở các chiều khác nhau xem có tiếng ồn hay rung không.Kiểm tra tình trạng thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp trên động cơ.Kiểm tra các cực hạn
II.Hưỡng dẫn bảo dưỡng pa lăng, cầu trục định kỳ
1. Hưỡng dẫn bôi trơn định kỳ
Tên bộ phânChu kỳ bôi trơnVật liệu bôi trơnPhương pháp bôi trơinDây cáp thép1 thángMỡ phầnQuét phủ đềuCác khớp nối3 thángMỡ thườngTra mỡ bằng tayGỗi đỡ các cụm bánh xe1 thángMỡ thườngDụng cụ tra mỡCác hộp giảm tốc6 thángDầu BRCN, XP220Rót vào thùngCác gối đỡ trên tang cuốn cáp1 thángMỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡTrục, puly móc cẩu1 thángMỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡTrục, puly cố định trên xe con1 thángMỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡBình dầu động cơ phanh6 thángDầu thủy lưcRót vào bình
Chú ý:
Đối với dây cáp, trước khi tra mỡ ta phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây. Sau dùng dầu hỏa rửa sạch và dùng khi nén thổi sạch.Đối với 02 cầu nạp liệu nhà máy thép, do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên phải thường xuyên kiểm tra.Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ ra trước
2. Bảo dưỡng định kỳ: Tùy theo kế hoạch bảo dưỡng của từng nhà máy.
Nguồn: quangkhuong
-
Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các công xưởng, nhà kho kinh doanh, sản xuất hiện nay. Thiết bị này góp phần thay thế con người nâng - hạ - sắp xếp các vật dụng các vật dụng, kiện hàng có trọng lượng lớn. Vậy cầu trục dầm đôi có cấu tạo như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Cấu tạo của cầu trục dầm đôi
Cấu tạo cầu trục dầm đôi gồm các bộ phận sau:
Các đường rayBánh xe di chuyểnDầm cuốiCáp điệnCơ cấu nâng phụCơ cấu nâng
Thiết bị nângDâySàn đứngDầm chínhCơ cấu di chuyển PalangCơ cấu di chuyển cầu trục
2. Nguyên lý hoạt động của cầu trục
Cầu trục dầm đôi hoạt động dựa trên nguyên lý sau:
Dầm chính và dầm cuối được liên kết cứng với nhau tạo thành một khung đảm bảo độ cứng theo cả phương đứng và phương ngang. Trên dầm biên có lắp các bánh xe có khả năng di chuyển trên ray được đặt dọc theo sàn của nhà xưởng. Khẩu độ của cầu trục là khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các ray.
Khi cầu trục vận hành, palang sẽ chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính. Tùy thuộc vào công dụng của cầu trục mà trên palang lắp 1 hay 2 cơ cấu nâng. Với những palang có 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính sẽ có tải trọng lớn còn cơ cấu nâng phụ sẽ có tải trọng nhỏ hơn.Cơ cấu di chuyển sẽ được đặt trên kết cấu dầm cầu. Đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng sẽ được sử dụng để cung cấp cho động cơ.Cáp điện treo trên dây sẽ cấp điện cho các động cơ đặt trên palang. Ngoài ra cầu trục còn được thiết kế có phần sàn đứng với lan can để phục vụ cho việc đi lại kiểm tra và bảo trì, sửa chữa.
3. Ưu và nhược điểm của cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi khá gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt, sử dụng và bảo trì vì vậy ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong những cầu trục có khẩu độ trên 15m
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cầu trục dầm đôi cũng có những nhược điểm như xảy ra hiện tượng xô lệch dầm cầu khi di chuyển do lực cản của hai bên ray không đều.
4. Ứng dụng của cầu trục dầm đôi
Vì sự tiện lợi nên cầu trục dầm đôi được ứng dụng rộng rãi vào các công trường xây dựng, nhà máy sản xuất hay nhà kho nhằm nâng hạ các vật liệu nặng, di chuyển các kiện hàng hoặc sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
Hy vọng với những thông tin về cấu tạo cầu trục dầm đôi trên đây sẽ giúp bạn biết được nên lựa chọn loại cầu trục nào để phù hợp với công việc của mình.
Nguồn: cautrucsaigon.com
-
Tai nạn do lái xe cẩu xảy ra thường do các yếu tố như: người vận hành thiếu kiến thức an toàn lao động, hoặc xem thường, chủ quan trong quá trình vận hành, dẫn đến các tai nạn đáng tiếc xảy ra. YP.VN xin mời các bạn hãy tìm hiểu các kiến thức an toàn trong vận hành cần cẩu bánh lốp, bánh xích.
1. Để lái được xe cẩu cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
– Đủ 18 tuổi và có chứng nhận khám sức khỏe đạt yều cầu của cơ quan y tế.
– Đã hoàn thành khóa học lái xe cẩu và có bằng lái được đào tạo chuyên môn.
– Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn.
– Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
2. Thực hiện các bước kiểm tra bên ngoài.
– Dù là xe cẩu còn mới hay đã cũ, cần phải tiến hành kiểm tra các cơ cấu an toàn trước khi làm việc.
– Nếu đai ốc hay bulong bị lỏng thì phải siết chặt lại, nếu không thể thì thay thế. Lưu ý là khi thay thế nên ưu tiên dùng các chi tiết dự phòng do nhà sàn xuất cung cấp.
– Kiểm tra xem có bị rò rỉ dầu hay nhiên liệu không? vàđừng quên chất bôi trơn không kém phần quan trọng đó nhé.
– Kiểm tra điều kiện, áp suất khí của các bánh xe và vành xe.
– Đưa cần điều khiển về vị trí trung gian trước khi khởi động xe cẩu nhé!
– Kiểm tra bàn đạp xem có bị trơn trợt không, phải giữ cho chúng được khô ráo. Điều chỉnh chỗ ngồi và kính chiếu hậu phù hơp với người lái.
– Kiểm tra cáp: xem có bị xoắn,thắt nút hay hoen rỉ không?
– Kiểm tra xích: các móc xích có bị xoắn không? và nó bị nứt hay đứt tại mắt xích nào không?
– Kiểm tra móc: xem chúng có bị mòn hay biến dạng quá mức cho phép hay không? và trên các móc đó không quên kiểm tra các khóa an toàn nữa nhé. Phải đảm báo chúng hoạt động tốt.
– Trước khi cho xe cẩu làm việc, bạn cần phải cho xe vận hành không tải trước, sau đó mới tiến hành làm việc có tải.
– Khu vực làm việc phải thông thoáng tránh va đập đến các thiết bị xung quanh.
3. Đối với người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
4. Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng của cần cẩu (tải trọng nâng cho phép ghi ở móc cần cẩu).
– Đối với các kiện hàng bị bám dính, bị đè lên bởi các vật khác chỉ cho phép nâng chúng sau khi đã giải tỏa hoàn toàn sự đè, sự bám dính đó.
– Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không dược dùng để kéo hàng (tải trọng).
5. Trước khi buộc móc hàng phải :
– Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải.
– Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.
– Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.
Nếu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân chống có đặt các tấm lót đúng qui cách.
Phải tính toán để tin chắc khi cần cẩu quay, đầu cần không chạm vào các vật cản khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an toàn điện cao thế .
– Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải đậu cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm an toàn để tránh hiện tượng sụt lở đất ở mép hố.
6. Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển cho nó không bị lăng trong quá trình di chuyển.
7. Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn…. thì mới được nâng lên đến độ cao cần thiết.
Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.
8. Khi dùng hai cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải:
– Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau.
– Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau .
– Tốc độ nâng vật ngang nhau. .
– Phải có người chỉ huy bằng hiệu lệnh cho cả hai xe.
9. Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt sàn qui định.
10. Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ :
11. Trong khi cần cẩu làm việc:
– Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của cần trục một khoảng cách tối thiểu là 3 mét.
– Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
– Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc.
12. Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
13. Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió và hãm phanh, chèn bánh.
Kết thúc ca làm việc phải đưa xe về đậu nơi qui định.
Nguồn: itis.vn
-
Cần trục tự hành là loại cần trục có thiết bị phát lực là động cơ đốt trong, hệ thống chuyển động bằng bánh xích hoặc bánh lốp, có tính cơ động cao và kèm thêm khả năng di chuyển trong phạm vi rộng.
Công dụng:
– Được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ hàng hoá cho các phương tiện vận chuyển, nâng chuyển hàng hoá tại các kho bãi sản xuất, nhà ga, bến cảng,…
– Ngoài ra, được dùng để láp ráp các cấu kiện, hỗ trợ các máy thi công khác như thiết bị máy đóng, ép cọc, nâng hạ cọc và máy khoan cọc nhồi.
Phân loại:
– Dựa vào hệ thống di chuyển, có các loại : cần trục lưu động ôtô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích.
– Dựa vào hệ dẫn động, có các loại : cần trục dẫn động điện, cần trục dẫn động cơ khí, cần trục thuỷ lực.
Cần trục ôtô :
– Được chế tạo với tải trọng từ 4 đến 16 tấn.
– Loại cần trục này có các cơ cấu như : di chuyển, nâng hạ vật, nâng hạ cần, quay và có thể thay đổi chiều dài cần.
– Ngoài ra còn có cơ cấu điều khiển 4 chân tựa để tăng độ ổn định khi nâng chuyển vật.
– Cần trục bánh lốp.
Cần trục bánh xích:
– Có tải trọng nâng từ 25 đến 50T (có loại đến 250T ).
– Chiều cao nâng lên tới 55m.
– Chiều dài cần tới 40m.
– Vận tốc di chuyển tối đa có thể đạt được từ 1,5 đến 3,6 km/h.
– Cần trục bánh xích có độ ổn định lớn, có thể thay đổi khoảng cách giữa 2 dãi xích, không cần phải sử dụng các chân chống khi nâng chuyển vật.
Ngoài ra còn có cần trục cột buồm, cần trục chân đế và cần trục giàn được sử dụng tại các cảng sông biển. Để nâng chuyển hàng trên sông biển, trục vớt tàu đắm,… người ta còn dùng cần trục nổi .
Nguồn: cantruccongnghiep.com.vn