Cần trục
-
Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, kinh tế, tiết kiệm không gian và áp dụng trong điều kiện khai thác trung bình.
Khẩu độ tối đa của cầu trục dầm đơn 32m, chiều cao nâng 16m, vận tốc vật nâng từ 2 đến 40m/phút, vận tốc di chuyển của palang xe con 60m/phút, vận tốc di chuyển của cầu trục 120m/phút.
Cầu trục dầm đơn thường sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất, chế tạo nhờ khả năng linh hoạt gọn nhẹ.
Cấu tạo cầu trục dầm đơn gồm: Dầm chính, dầm biên (cơ cấu di chuyển của cầu trục), Palang nâng hạ, hệ cấp điện cầu trục, hệ cấp điện Palang, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.
1. Phân loại dựa trên tải trọng nâng
Như vậy theo tải trọng nâng cầu trục dầm đơn có thể phân loại thành: cầu trục dầm đơn 1 tấn, cầu trục dầm đơn 2 tấn, cầu trục dầm đơn 3 tấn, cầu trục dầm đơn 5 tấn, cầu trục dầm đơn 10 tấn, cầu trục dầm đơn 20 tấn.
2. Cấu tạo cầu trục dầm đơn
Dầm chính
Dầm chính có mặt cắt dạng hộp hoặc chữ I. Dầm dạng hộp bên trong có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng. Dầm dạng chữ I tổ hợp hoặc cán nóng cũng cần có gân tăng cứng ở cánh dưới.
Palang dầm đơn
Cầu trục đâm đơn có thể dùng một hoặc hai Palang hoạt động độc lập hoặc đồng thời. Tải trọng của cầu trục sẽ bằng tổng sức nâng của hai Palang. Hai Palang hoạt động độc lập cần thiết bị chống va đập, Palang hoạt động đồng thời cần chú ý khả năng đồng tốc.
Dầm biên
Gồm hai hộp dầm chế tạo từ thép tấm hoặc thép I, thép H tùy tải trọng, gắn trên cụm bánh xe. Mỗi dầm biên có một động cơ di chuyển.
Hệ thống cấp điện Palang và cầu trục
Hệ cấp điện Palang thiết kế dạng sâu đo, cáp nguyền cáp điều khiển treo dưới thanh ray theo kiểu uốn lượn hình sin. Chú ý nên dùng máng C tránh dùng kiểu chăng dây thép hoặc xỏ khuyên. Hệ cấp điện cầu trục dầm đơn dùng ray điện cầu trục 3P, 4P hoặc 6P.
Hệ ray di chuyển cầu trục
Thông dụng ray vuông hàn trực tiếp lên dầm thép đỡ ray. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng cầu trục dầm đơn. Có một số nhà xưởng làm dầm đỡ ray bằng bê tông thì ray chạy cầu trục là loại ray P (như kiểu ray xe lửa) dùng ray P18, P24.
Tủ điện cầu trục
Tủ điện cầu trục được gia công lắp ráp trong nước giúp cầu trục dầm đơn hoạt động êm. Khách hàng chú ý nguồn gốc xuất xứ các thiết bị trong tủ điện.
3. Lưu ý khi sử dụng cầu trục dầm đơn
– Những người trực tiếp tham gia điều khiển làm việc cạnh cầu trục dầm đơn phải được đào tạo, thực hành nắm rõ quy định an toàn.
– Trước khi sử dụng phải thử tải, đảm bảo các thiết bị như Palang, điện, cơ cấu di chuyển không có bất thường.
– Khi vận hành cầu trục không được đứng lên vật nặng nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nặng.
– Bảo dưỡng cầu trục định kỳ đầy đủ, đăng kiểm cầu trục theo đúng thời hạn cấp phép
– Tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục
– Chuẩn bị phụ tùng thay thế bộ phận hao mòn tự nhiên như má phanh, các loại động cơ nâng hạ, di chuyển…
– Cầu trục, palang hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới
– Cầu trục ít hoạt động trước khi sử dụng lại phải kiểm tra toàn bộ máy móc và các bước thử tải, hoạt động.
Nguồn: cautructhailong.com.vn
-
Cầu trục nhà xưởng (hay còn gọi là cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao nhà xưởng. Thiết bị này giúp chuyển động nâng hạ, di chuyển máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Tác dụng của cầu trục nhà xưởng:
Tiết kiệm chi phí nhân công bởi thiết bị này đã thay thế công việc của nhiều nhân lực một cách hiệu quả, không cần nhiều nhân công một lúc.Nâng cao năng suất lao động do quá trình nâng hạ đã giảm bớt thời gian và có thể nâng hạ một lúc khối lượng sản phẩm rất lớn.Giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tiến độ công việc, có thể sử dụng cần trục bất cứ khi nào cần thiết.Lắp đặt nhanh chóng, an toàn trong quá trình sử dụng. Quá trình vận hành hoàn toàn bằng máy móc, công nhân chỉ thực hiện điều khiển từ xa.Chi phí đầu tư thấp, lắp đặt mới và cải tạo dễ dàng.
2. Các loại cầu trục nhà xưởng phổ biến hiện nay
Dựa vào yếu tố hình dáng, cầu trục nhà xưởng được chia thành các loại phổ biến sau:
2.1. Cầu trục chữ A
Đây là loại cầu trục được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất. Đúng như tên gọi cầu trục có hình dáng giống chữ A và rất đa dạng về kích thước và tải trọng có thể lên đến vài nghìn tấn. Do đó, cầu trục chữ A được ứng dụng nhiều để vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Hơn nữa, loại cầu trục này còn rất dễ dàng để điều khiển bằng tay hay bấm điều khiển.
2.2. Cầu trục dầm đơn
Là loại cầu trục có cấu tạo kiểu 1 dầm độc lập với cụm pa lăng để nâng hạ hàng hóa treo bên dưới. Cầu trục dầm đơn có khả năng nâng hạ tải trọng trung bình, từ 500kg – 20 tấn.
Loại cầu trục này có ưu điểm nổi bật là nhỏ gọn, dễ dàng lắp tại các nhà máy, nhà xưởng có diện tích nhỏ và vừa. Đồng thời, thiết bị nâng hạ này có cấu tạo chắc chắn, tiện dụng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
2.3. Cầu trục dầm đôi
Là thiết bị được sử dụng khá phổ biến với những doanh nghiệp cần nâng hạ tải trọng từ 10 tấn trở nên. Cầu trục dầm đôi gồm 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển và hệ thống dây dẫn điện, điều khiển trục.
Thiết bị này có thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn, hoạt động ổn định. Tốc độ của cầu trục dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với công việc nâng hạ.
2.4. Cầu trục bờ tường
Là loại cầu trục có thiết kế đặc biệt. Hệ ray của cầu trục được chạy cố định trên tường của nhà xưởng để làm công tác nâng hạ các kiện hàng, thiết bị có tải trọng nhỏ.
Cầu trục bờ tường có ưu điểm nổi bật là thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhà xưởng. Nên loại cầu trục này rất được ưa chuộng sử dụng tại các nhà xưởng có diện tích nhỏ.
2.5. Cầu trục quay
Loại cầu trục này có thiết kế gồm thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính. Cơ chế hoạt động là thanh dầm chính sẽ xoay quanh thân cột cố định và nâng hạ thiết bị, hàng hóa tới vị trí mong muốn.
Cầu trục quay là loại cầu trục có khả năng hoạt động đa dạng, có thể di chuyển và xoay vật trong một không gian nhất định. Hơn nữa, việc thiết kế và lắp đặt cầu trục quay cũng đơn giản và nhanh chóng.
2.6. Cầu trục Monorail
Có hệ dầm là đường ray đơn thẳng hoặc cong tùy theo nhu cầu. Hệ dầm này vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Cầu trục dầm Monorail phù hợp với những nhà xưởng trần bê tông và nâng tải những vật có trọng lượng nhỏ và trung bình.
Đây là loại cầu trục có dầm chính nhỏ nên thẩm mỹ cao hơn các loại dầm khác. Đặc biệt cầu trục Monorail có thể chạy trên đường ray không giới hạn nên phạm vi làm việc rộng, linh hoạt theo yêu cầu công việc.
Nguồn: sumitech.vn
-
-
Cầu trục là thiết bị nâng hạ vật nặng ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình ngày nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng công trình mà chủng loại, mẫu mã thiết bị này cũng đa dạng hơn nhiều. Vậy phải chọn mua như thế nào để phù hợp với mục đích sử dụng, đặc điểm không gian lắp đặt?
Bước 1 – Xác định nhu cầu sử dụng
- Bước đầu tiên khi lựa chọn một thiết bị nâng hạ vật nặng là phải xác định nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân là bởi trên thị trường hiện nay có nhiều thiết bị nâng hạ khác nhau như cầu trục, cổng trục, cẩu quay, cầu trục, máy tời. Bản thân cầu trục cũng được phân thành nhiều loại dựa trên đặc điểm về cấu tạo, công dụng, kết cấu dầm…
- Do đó người mua trước hết cần xác định rõ công trình của mình nên hay không nên sử dụng thiết bị này. Cầu trục được biết với tên tiếng Anh là Overhead Crane. Thiết bị được sử dụng với mục đích nâng – hạ và di chuyển vật nặng, hàng hóa với trọng lượng lớn trong phạm vi hoạt động.
- Ứng dụng chủ yếu của thiết bị có thể kể đến như lắp đặt tại các nhà xưởng, nhà kho, ngoài trời, bến tàu… Điều cần lưu ý nằm ở không gian hoạt động của thiết bị. Nếu như cổng trục có thể di chuyển bằng bánh xe hoạt động dưới mặt đất thì cầu trục lại được lắp đặt và hoạt động trên cao nhà xưởng. Toàn bộ quá trình di chuyển vật nặng thực hiện thông qua sự hỗ trợ của pa lăng và hệ thống ray và nhiều cơ cấu khác của cẩu trục – cầu trục.
Vật nặng (tải) có thể nâng hạ bằng thiết bị khá đa dạng như thép, gỗ, bê tông, sắt, hàng hóa… Công trình có nhu cầu bốc vác, vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, trong cùng một không gian thì mới nên lắp đặt thiết bị này nhằm giải phóng sức lao động. Ngoài ra chủ công trình cần căn cứ vào nhu cầu nâng hạ hàng hóa thực tế, khối lượng bao nhiêu để quyết định tải trọng cầu trục.
Bước 2 – Xác định kết cấu dầm cầu trục
- Dựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng chủ công trình có thể lựa chọn được kiểu dáng của kết cấu dầm. Hiện nay thiết bị này được phân loại với hai lựa chọn chính lần lượt là cầu trục 1 dầm (cầu trục dầm đơn) và cầu trục 2 dầm (cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép). Trong đó cầu trục 1 dầm sở hữu kết cấu gồm có một dầm chính thiết kế dưới dạng chữ I hoặc chữ L hoặc chữ H
- Một số mẫu có khẩu độ lớn còn kết hợp giữa các thiết kế với nhau lúc hàn dưới dầm hộp. Mục đích nhằm gia tăng độ cứng và khả năng nâng đỡ hàng hóa có trọng lượng lớn hơn. Phân khúc thiết bị này có khẩu độ đa dạng như 5m, 8 m, 12 m và tối đa 50 m. Nhược điểm lớn nhất nằm ở sức nâng chỉ trong khoảng từ 1 tới 10 tấn.
- Trái ngược với đó là cầu trục 2 dầm sở hữu thiết kế với hai dầm chính nằm song song với nhau. Hai dầm được thiết kế giống hệt nhau về khẩu độ, chất liệu cho đến hình dáng đồng thời gắn với nhau bằng liên kết vuông góc thông qua bu lông với dầm biên của cầu trục.
- Nhờ sự kết hợp hợp của hai dầm chính mà sức nâng của thiết bị cao hơn nhiều với tải trọng phổ biến trong khoảng từ 5 đến 30 tấn. Một số mẫu được thiết kế riêng, chất liệu cao cấp hơn có thể chịu được tải trọng cao hơn, thậm chí lên đến 500 tấn.
- Ngoài hai lựa chọn phổ biến trên thì hiện nay còn có cầu trục treo. Đây là một thiết bị nâng hạ và di chuyển hàng hóa thiết kế với bộ phận dầm chính treo bên cạnh dưới của dầm dọc. Cầu trục treo chủ yếu được sử dụng cho những nhà xưởng có diện tích hẹp, trần chắc chắn, tải trọng phổ biến trong khoảng từ 1 đến 10 tấn.
Bước 3 – Lựa chọn cầu trục theo cơ cấu dẫn động
- Sau khi đã xác định được chủng loại, tải trọng thì chủ công trình có thể xem xét đến vấn đề cơ cấu dẫn động. Hiểu đơn giản tức là năng lượng để dẫn động cho thiết bị hoạt động. Theo đó chủ công trình có hai lựa chọn khác nhau gồm thiết bị hoạt động bằng tay và chạy bằng điện.
- Cầu trục kéo tay làm việc nhờ chuyển động của hệ thống đĩa xích kéo tay. Khi cần nâng hạ hàng hóa, người ta sẽ kéo xích kéo tay để nâng hạ tải hoặc di chuyển Pa lăng xích kéo tay sẽ kéo từ dưới lên để nâng vật nặng. Phương thức hoạt động của thiết bị khá thô sơ nên hiệu suất không cao, chỉ phù hợp với những công trình nhỏ, hàng hóa không quá nặng. Ưu điểm nằm ở giá thành rẻ.
Ngược lại cầu trục có cơ cấu dẫn động chạy bằng điện lại giải phóng gần như hoàn toàn sức lao động của con người. Thiết bị chạy bằng điện cho phép nâng hạ, di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn trong thời gian ngắn hơn. Toàn bộ quá trình làm việc đều tự động hóa nên không bị mất sức, không cần nhiều nhân công mà vẫn đảm bảo số lượng, hiệu suất vận chuyển.
Bước 4 – Xác định thông số kỹ thuật của cầu trục
- Bước tiếp theo khi lựa chọn cầu trục là xác định các thông số kỹ thuật cơ bản. Những thông số này được xem xét dựa trên tình hình thực tế của công trình sử dụng kết hợp chủng loại thiết bị đã chọn trước đó. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc sau đó của thiết bị khi lắp đặt. Các thông số kỹ thuật cơ bản cần quan tâm bao gồm:
+) Tải trọng nâng: Thông số này ý chỉ tổng tải trọng mà thiết bị có thể nâng hạ hàng hóa trong phạm vi an toàn tính trên mọi điều kiện sử dụng. Thiết bị hoạt động để nâng hạ - di chuyển vật nặng trọng lượng lớn nên đơn vị tính tải trọng là tấn.
+) Tải trọng nâng cực đại: Thông số này vẫn chỉ tải trọng nâng mà thiết bị có thể hoạt động. Tuy nhiên tải trọng nâng cực đại là chỉ số lớn nhất về trọng lượng hàng hóa mà thiết bị có thể làm việc bình thường.
+) Chiều dài đường chạy ray: Hệ thống ray cầu trục có độ dài phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ dọc theo công trình đã có sẵn. Một số công trình có thể lắp đặt thêm tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế. Đơn vị tính bằng mét.
+) Khẩu độ: Thông số này chỉ khoảng cách giữa hai tim ray (ở giữa của hai quỹ đạo) và được tính băng mét.
+) Chiều cao nâng: Thông số chiều cao thiết bị được tính là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt đất tới điểm cao nhất của móc nâng. Đồng nghĩa với chiều cao tối đa là vật có thể nâng cách mặt đất. Đơn vị tính là mét.
+) Chiều cao hạ: Thông số này trái ngược với chiều cao nâng. Chiều cao hạ là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt đất tới điểm thấp nhất của móc nâng. Đơn vị tính là mét.
+) Tốc độ: Thông số tốc độ chỉ tốc độ nâng hạ hàng hóa tính theo đơn vị m/phút.
Chủ công trình có thể căn cứ vào những thông số kỹ thuật để khảo sát sơ bộ thị trường trước khi quyết định chuyển sang bước tiếp theo – tìm nhà cung cấp.
Bước 5 – Tìm nhà cung cấp uy tín
- Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, nâng hạ hàng hóa càng ngày càng lớn, hiện có nhiều đơn vị cung cấp cầu trục khác nhau để khách hàng lựa chọn. Một đơn vị cung cấp uy tín sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong cả 4 bước trước đó của quy trình chọn thiết bị sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Vậy thế nào là một địa chỉ cung cấp uy tín? Chất lượng thể hiện qua sản phẩm thực tế hoạt động tốt, đa dạng lựa chọn, dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Cùng với đó là chính sách bảo hàng, hỗ trợ sau mua hàng. Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, khách hàng nên yêu cầu chạy thử máy nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất. Nếu có vấn đề có thể yêu cầu bên cung cấp khắc phục sớm.
Nguồn: hkd.vn
-
Lựa chọn thiết bị phù hợp: Cầu trục chất lượng tốt phải có cơ cấu thiết bị chính (pa lăng) và các thiết bị phụ trợ (hệ thống điện, thiết bị an toàn) phù hợp nhất. Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, tần suất hoạt động thường ngày mà khách hàng cần cân nhắc lựa chọn thiết bị cho phù hợp. Với kinh nghiệm sản xuất cầu trục hơn 10 năm nay, chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm mình cần để có thể tư vấn tối ưu nhất. Lựa chọn sai chủng loại thiết bị không những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng chi phí đầu tư không cần thiết. Thiết kế cầu trục: cầu trục chất lượng tốt là cầu trục có thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật. Không những vậy, thiết kế cầu trục cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn an toàn thiết bị nâng của nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, mọi thiết kế về thiết bị nâng hạ đều phải đảm bảo các tiêu chí an toàn của TCVN 4244-2005 (trước đây là TCVN 4244-86). Về cơ bản, tiêu chuẩn của Việt Nam có sự tương đồng với các tiêu chuẩn thiết kế thế giới như ISO, DIN hay FEM. Đội ngũ kỹ sư thiết kế giàu kinh nghiệm, nhiệt tình chính là chìa khóa tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt của chúng tôi những năm qua.Chế tạo cầu trục: Hay sản xuất cầu trục để có chất lượng tốt cần phải có dây chuyền công nghệ khép kín hoặc ít ra là phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chế tạo kết cấu thép, gia công cơ khí. Các yêu cầu cơ bản trong chế tạo bao gồm: có nhà máy sản xuất cầu trục, có các loại máy phục vụ việc hàn, cắt sản phẩm cũng như các phương tiện ghá ghép dầm chính, dầm biên của cầu trục. Ngoài ra, một nhân tố cực kỳ quan trọng trong khâu chế tạo cầu trục là phải có đội ngũ công nhân có nghề, biết việc sản xuất cầu trục. Nếu quy trình chế tạo không được kiểm soát chặt chẽ thì thiết kế có tối ưu đến đâu cũng không thể có sản phẩm tốt được. Chưa kể những yếu tố mất an toàn tiềm ẩn trong sản phẩm và chỉ bộ lộ ra sau một thời gian khách hàng sử dụng.Lắp đặt cầu trục: phải đảm bảo đúng cách, an toàn và tuyệt đối tuân thủ theo quy trình đã đề ra. Là nhà cung cấp chuyên nghiệp, chúng tôi luôn có phương án lắp đặt cầu trục tối ưu với điều kiện thực tế của công trường. Đội ngũ công nhân lắp dựng luôn có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động và thái độ làm việc cực kỳ chuyên nghiệp. Có những khách hàng yêu cầu cực kỳ cao như Samsung, Demag, Hitachi heavy industries đã rất nhiều lần tin tưởng hợp tác với chúng tôi.
Giá thành sản phẩm: Cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất đó là giá thành sản phẩm cầu trục. Có lẽ rất nhiều khách hàng quan niệm rằng "Cầu trục chất lượng tốt giá phải rất đặt đỏ". Điều đó hoàn toàn không đúng trong suy nghĩ của chúng tôi. Tiêu chí của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất nhưng giá không được cao nhất. Với một mức đầu tư hợp lý, bạn đã có thể sở hữu một bộ cầu trục tốt, bền phục vụ nhu cầu công việc.
Nguồn: Thuan Nguyen Doan / Linkedin
-
Cẩu trục là thiết bị nâng – hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu (tải) phổ biến trong nền kinh tế công nghiệp hiện nay. Trong số nhiều loại cẩu trục đang được cung cấp trên thị trường không thể không nhắc đến “phiên bản đặc biệt” mang tên cẩu trục quay. Thiết bị này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng HKD tìm hiểu chi tiết nhé!
Khác biệt giữa cẩu trục quay và cầu trục
Cẩu trục quay là một trong những loại cẩu trục được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là thiết bị nâng – hạ hàng hóa, vật liệu tải đặc biệt. Điều này thể hiện trực tiếp thông qua thiết kế của thiết bị. Cẩu trục quay được thiết kế với một trụ đứng, có khẩu cần tạo với trụ đứng một góc vuông 90 độ và cơ cấu quay.
- Đặc điểm này có hơi khác biệt với cầu trục – thiết bị nâng hạ ứng dụng phổ biến không kém. Cầu trục là một loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu. Cầu trục được lắp đặt bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt trên dầm đỡ ray bằng thép hoặc bê tông.
- Từ đó hình thành tên gọi cầu trục. Cấu tạo của cầu trục gồm dầm chủ, dầm biên, đường ray chuyên dùng, động cơ di chuyển xe con, động cơ di chuyển cầu trục, bánh xe cầu trục… Thực tế cẩu trục quay cũng có thể gọi là cầu trục quay ở một số nơi do đặc điểm chung về ứng dụng nâng hạ hàng hóa, vật liệu.
Tuy nhiên xét về cấu tạo thì cẩu trục quay không có đường ray cố định. Thay vào đó là pa lăng hoặc xe đẩy sẽ được gắn trên một điểm tựa cố định. Cẩu trục quay sẽ hoạt động theo nguyên lý xoay với góc quay đa dạng như 180 độ, 270 độ hoặc trong điều kiện cài đặt nhất định có thể quay một vòng tròn 360 độ - quay toàn vòng.
Đặc điểm cơ bản của cầu trục quay
Cẩu trục quay được phân loại dựa theo góc độ quay là 180 độ, 270 độ hoặc 360 độ. Cẩu trục quay hay cẩu quay cho phép cài đặt để thay đổi góc quay sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Thiết bị này có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Cẩu quay có thiết kế một trụ đứng cố định vào mặt sàn nên đảm bảo kết cấu vững chắc, tuyệt đối an toàn trong quá trình sử dụng.
- Trụ đứng được liên kết cố định với hệ móng thông qua bu lông cường độ cao. Phía bên trên là hệ thống quay tạo thành góc vuông 90 độ với trụ đứng, palăng di động có thể nâng hạ di chuyển tải.
- Cầu quay có thể dùng quay tay hoặc quay điện.
- Cấu tạo cơ bản của cẩu trục quay bao gồm thân cột, cơ cấu quay, dầm chính (cần, tầm với), thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính, hệ móng, bu lông cường độ cao và phụ kiện khác kèm theo.
- Kết cấu đặc biệt đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối trong thiết kế, lắp đặt, chế tạo và tổ hợp để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng.
- Đa dạng với nhiều mức tải trọng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là cẩu quay 1 tấn, cẩu quay 2 tấn, cẩu quay 3 tấn, cẩu quay 5 tấn, cẩu quay 10 tấn và cẩu quay 15 tấn.
Nguyên lý hoạt động của cầu trục quay
Cầu trục quay được cấu tạo từ 3 thành phần chính là kết cấu thép, thiết bị nâng hạ - cơ cấu quay và hệ thống điều khiển. Kết cấu thép được chế tạo từ thép hình, thép tấm tổ hợp với nhau thông qua mối hàn. Trong đó quan trọng nhất là bộ phận cột trụ và thanh cần.
Trong quá trình sản xuất hai bộ phận này phải được tính toán kỹ lưỡng để cẩu trục có thể hoạt động ổn định, đảm bảo sức nâng và độ võng. Thiết bị chính đóng vai trò nâng – hạ và quay cho cẩu trục. Thị trường hiện nay đang dần nghiêng về dòng thiết bị sử dụng pa lăng xích điện thay cho pa lăng cáp điện truyền thống.
Hệ thống điều khiển cầu quay hoạt động phụ thuộc vào kiểu cầu quay là loại nâng hạ bằng tay hay bằng điện. Trường hợp hoạt động quay tay thì cơ chế sẽ đơn giản. Ngược lại cầu quay bằng điện yêu cầu tính toán kỹ lưỡng trong thiết kế hơn. Hệ thống hoạt động sẽ điều khiển thiết bị chính móc để nâng – hạ hoặc di chuyển hàng hóa tới vị trí mong muốn.
Ưu điểm của cẩu trục quay
Đặc điểm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động góp phần đem đến lợi ích thiết thực cho người sử dụng. Hiển nhiên mục đích sử dụng cuối cùng của cẩu trục quay vẫn là nâng hạ hàng hóa, vật liệu. Ưu điểm cụ thể thể hiện thông qua:
- Kết cấu của cẩu quay vững chắc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
- Trụ đứng được liên kết với hệ móng bằng bu lông cường độ cao tăng độ chắc chắn cho phép nâng hạ hàng hóa, vật liệu có trọng lượng lớn, kích thước cồng kềnh.
- Hệ thống quay và hệ thống tay kết hợp với Palăng di động cho phép bốc xếp hàng hóa trong nhà xưởng nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt mà không làm hỏng hóc, rơi vỡ.
- Thiết bị yêu cầu cao trong quá trình lắp đặt, tổ hợp nhưng dễ bảo trì, dễ bảo dưỡng.
- Mức chi phí đầu tư không quá cao nên phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều doanh nghiệp.
- Đa dạng lựa chọn về tải trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nâng hạ hàng hóa của nhà xưởng.
- Cho phép nâng hạ và di chuyển những hàng hóa, vật dụng có kích thước lớn từ vị trí này qua vị trí khác trong bán kính hoạt động mà các thiết bị cùng loại khó có thể thực hiện được.
- Khả năng định vị hàng hóa, vật liệu cần nâng đỡ chính xác giúp giảm sai số trong quá trình di chuyển xuống mức thấp nhất.
- An toàn hơn trong quá trình vận chuyển, nâng hạ hàng hóa có trọng lượng lớn.
- Tiết kiệm nhân công, nâng cao hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Nguồn: hkd.vn
-
Thiết kế cầu trục nhà xưởng phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu chi phí nhân công. Và 6 lưu ý khi sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị sử dụng.
1 Kiểu, loại cầu trục sử dụng
Việc phân loại và nắm bắt được các loại cầu trục giúp lựa chọn được loại cầu trục phù hợp với hiện trạng nhà xưởng.
Lựa chọn theo kiểu dáng, cấu tạo: cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục quay, cầu trục dựa tường, cầu trục MonorailLựa chọn theo công năng: cầu trục gian máy, cầu trục luyện kim, cầu trục thủy điện,…
2 Tải trọng cầu trục, sức nâng của cầu trục
Tải trọng cầu trục là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn. Nếu chọn được cầu trục có mức tải trọng chính xác giúp phát huy tối đa công năng hoạt động và độ bền của thiết bị.
Tải trọng có đơn vị tính là Kg hoặc tấn. Nếu thông số kỹ thuật “Tải trọng thiết kế – 5 tấn” điều đó được hiểu là cầu trục này có sức nâng tối đa 5 tấn. Để xác định được con số này thì cần phụ thuộc vào trọng lượng vật nâng, tần suất làm việc, đặc thù công việc hay mục đích sử dụng.
3 Khẩu độ của cầu trục
Khẩu độ cầu trục là khoảng cách giữa tim 2 đường ray di chuyển. Đơn vị tính là mét (m). Thông số này sẽ không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào mà dựa vào kích thước thực tế của nhà xưởng. Tùy theo chiều rộng của nhà xưởng để thiết kế, tính toán khẩu độ của cầu trục cho hợp lý. Khẩu độ càng ngắn thì chi phí càng thấp và ngược lại.
4. Chiều dài đường chạy cầu trục
Chiều dài đường chạy cầu trục hay chiều dài di chuyển cầu trục có đơn vị tính là mét (m). Chiều dài này phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ ray dọc theo nhà xưởng có sẵn hay lắp đặt thêm. Chiều dài đường chạy sẽ dựa theo chiều dài nhà xưởng và yêu cầu về phạm vi làm việc cầu trục.
Lưu ý, thông số “phạm vi làm việc của cầu trục” là phạm vi mà cầu trục có thể tiếp cận để nâng hạ hàng hóa. Và phạm vi hoạt động của cầu trục luôn nhỏ hơn chiều dài đường chạy nên khi lựa chọn cần tìm hiểu rõ để sở hữu sản phẩm cầu trục đáp ứng tối đa công việc.
5. Chiều cao nâng cầu trục
Chiều cao nâng cầu trục hay còn được gọi là hành trình móc của cầu trục. Chiều cao này được tính từ sàn nhà xưởng lên đến điểm cao nhất của móc cẩu. Đơn vị tính là mét (m). Để đưa ra được chính xác chiều cao nâng thì cần biết đầy đủ các thông số kỹ thuật như: chiều cao nhà xưởng, cao độ của vai cột và các hạn chế không gian trên cao.
6. Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục
Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục thường được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thông thường có các loại sau: loại 1 tốc độ, loại 2 tốc độ hay loại được tích hợp biến tần. Tốc độ của cầu trục sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Loại cầu trục 1 tốc độ sẽ có giá thành rẻ nhất.
Trên đây là 6 lưu ý quan trọng cần quan tâm, tính toán khi lựa chọn cầu trục. Ngoài ra, vẫn có một số những lưu ý nhỏ khác như: vị trí đặt cầu trục, hệ thống điều khiển,…cần lưu tâm để có được sản phẩm cầu trục đồng bộ và hoàn chỉnh.
Quy trình lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng
Để cầu trục vận hành ổn định, an toàn thì quy trình lắp đặt cần thực hiện đúng trình tự các bước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản thiết kế. Cụ thể:
sơn tĩnh điện cho cẩu và các chi tiết đi kèmLắp đặt 2 dầm biên vào 2 vị trí đầu dầm chínhLắp đặt các bộ phần còn lại khác: sàn phụ, thanh dỡ, lan canSử dụng 2 cẩu có tải trọng tương đương với tải trọng của cầu trục lên đường rayCẩu buồng cầu trục vào vị trí lắp đặtCẩu sàn phục vụ sửa chữa vào vị trí lắpLắp giá chắn bảo hiểm vào dầm chínhCẩu và lắp đặt palăng vào dầmLắp đặt hệ thống cáp điện cầu trục và hệ thống nâng hạLắp đặt các đường dẫn điện từ nguồn vào tủ điện và buồng điều khiểnKiểm tra sau khi hoàn tất việc lắp đặt
Lưu ý đối với nhà xưởng có cầu trục
Với những nhà xưởng có cầu trục, trong quá trình vận hành doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Thực hiện đào tạo công nhân, kỹ thuật viên sử dụng cầu trục cẩn thận để đảm bảo an toàn, hiệu quả.Tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng cầu trục thường xuyên để hạn chế hỏng hóc và tăng độ bền cho thiết bị.Khi lắp đặt cầu trục cần lắp ở phía trên cùng để không cản trở ánh sáng, ảnh hưởng tới những hoạt động bên dưới và hệ thống đèn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về cầu trục nhà xưởng và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.
Nguồn: xaydungnhaxuong.com
-
Xe cẩu là một trong những loại xe dùng để bốc xếp các kiện hàng, thiết bị có tải trọng và kích thước lớn mà thường không thể di chuyển bằng tay. Tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu bốc xếp cụ thể mà chúng ta sử dụng các loại xe cẩu khác nhau.
Một trong các loại xe cẩu thường gặp và được sử dụng nhiều nhất là xe cẩu bánh. Vậy xe cẩu bánh xích là gì? Nó có ưu nhược điểm gì và ứng dụng trong cuộc sống thế nào?
Xe cẩu bánh xích là gì?
Xe cẩu bánh xích là loại xe có cần cẩu di chuyển bằng bánh xích giống như xe tăng. Xe cẩu bánh xích được thiết kế bánh xích để có thể di chuyển được trong địa hình gập ghềnh, nhấp nhô. Nó được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có tải trọng lớn từ vài chục tới vài trăm tấn. Xe cẩu bánh xích thường được sử dụng tại các bến cảng. Phía trên xe cẩu được gắn trục tự vận hành để cẩu các mặt hàng nặng và di chuyển dễ dàng hơn.
Ưu và nhược điểm của xe cẩu bánh xích
Ưu điểm
Xe cẩu bánh xích có động mạnh mẽ, trang bị hệ thống bánh xích cực lớn, nhờ đó nó có thể di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình. Xe cẩu bánh xích đặc biệt phù hợp với những nền đất mềm, đầm lầy, ghồ ghề mà không bị mắc kẹt.Chiều dài của cần cẩu có thể lên tới 40m và nâng cao tới 55m, thuận tiện trong việc bốc dỡ hàng hoá có kích thước lớn.Cần trục có thể được ta trang bị thêm một mỏ cần hoặc cải tiến nó thành cần trục tháp, sử dụng khi cần lắp ghép những công trình rộng và cao. Xe cẩu bánh xích làm được việc này là nhờ nó được thiết kế cần cẩu linh hoạt.Xe có khả năng đứng vững ngay cả khi không cần sử dụng chân trụ chống đỡ.Có thể thay đổi khoảng cách giữa hai dải xích.Có thể vừa cẩu hàng vừa di chuyển trong không gian gần.
Nhược điểm
Bởi vì thiết kế đặc biệt, chắc khoẻ nên trọng lượng của xe rất nặng.Xe di chuyển chậm và chiếm không gian rộng lớnTốc độ di chuyển trong khoảng 1,5 – 3,5 km/h.Xe không thể di chuyển quá xa. Khi cần di chuyển đi xa thì phải tháo dỡ và dùng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng như tàu hỏa, máy kéo.
Ứng dụng của xe cẩu bánh xích
Xe cẩu bánh xích được ứng dụng nhiều tại các công trình xây dựng để vận chuyển các cọc, cột sắt thép, khối tê tông, có tải trọng lớnXe cũng thường được dùng để nâng hàng hóa nặng quá khổ tại các bến cảng.Ngoài ra, xe cẩu bánh xích cũng được sử dụng trong xây dựng để hỗ trợ lắp ghép các cọc bê tông, trụ cột, nhà xưởng tiền chế…
Nguồn: xecausaigon.com
-
Lắp cần cẩu tháp an toàn việc đầu tiên cần xây móng vừng chắc, đảm bảo không bị lật, bung gốc trong khi làm việc giảm thiểu tai nạn lao động.
Cần cẩu tháp hay cần trục tháp còn gọi tắt là cần cẩu là thiết bị nâng dùng trong xây dựng như các nhà cao tầng để vận chuyển vật liệu, xây dựng công nghiệp, công trình thủy điện.
Cẩu tháp được vận chuyện dưới dạng các module tháo rời sau đó được lắp tại chân công trình.
Quy trình lắp cần trục tháp
Khung cốt thép mô hình và trong thực tế của Cần trục tháp
Bê tông được bơm vào chân đế tạo móng cần trục tháp vững chắc
Đốt thân đầu tiên của cẩu tháp được đặt vào chân đế bằng xe cẩu
Các đốt thân được cố định bằng then chốt với nhau
Lồng nâng (telescope) được lồng vào thân cẩu tháp
Mâm xoay và cabin của người điều khiển được lắp đặt
Tiếp đến đỉnh tháp, đuôi tháp cẩu, đối trọng, cần tháp được lắp. Cần tháp, đuôi tháp nối với đỉnh tháp bằng các sợi cáp chịu lực đối trọng là những khối bê tông đúc giữ cẩu tháp thăng bằng.
Từ đây cẩu tháp tự ráp chính mình
Đầu bò nhấc các đốt thân lên cao, xe con đưa chúng lại gần lồng nâng.
Piston thủy lực cố định đầu dưới lồng nâng với thân tháp cẩu, then nối giữa 2 đốt thân được tháo ra. Piston bắt đầu nâng toàn bộ phần trên của tháp cẩu lên cao 3 mét.
Lúc này giữa thân trên và thân dưới của cần cẩu tháp có một khoảng trống đủ để lắp 1 đốt thân. Đốt thân mới được đóng then cố định. Lồng nâng tiếp tục nâng thân trên của cần cẩu tháp lên, các đốt thân tiếp theo được lắp tương tự.
Quy trình tháo cần cẩu tháp làm ngược lại các bước trên.
Nguồn: cautructhailong.com
-
Cần trục tháp thường được gọi là cẩu tháp, là loại máy nâng có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao.
Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu cho bạn biết đến máy nâng kiểu cần (cần trục) có cần trục thiếu nhi, nhưng ngoài ra còn có hai loại cần trục khác mà bạn cần biết đến đó chính là cần trục tháp và cần trục tự hành.
Cần trục thiếu nhi là loại cần trục có tải trọng nâng nhỏ, có thể di chuyển được nhờ sức người.
+ Cần trục tháp:
Cần trục tháp thường được gọi là cẩu tháp, là loại máy nâng có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn.
– Công dụng:
Cần trục tháp dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao, lắp ráp các cấu kiện trong các công trình xây dựng có độ cao lớn, khối lượng công việc lớn trong thời gian thi công dài. Cần trục tháp thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trục cầu lớn, công trình thủy điện.
– Phân loại:
Dựa vào đặc điểm làm việc của thân tháp, cần trục tháp được chia làm hai loại gồm có: cần trục tháp có thân tháp quay và cần trục quay có thân tháp không quay (đầu tháp quay)
Dựa vào dạng cần có thể chia ra làm 2 loại: cần trục tháp có cần nâng hạ và cần trục tháp có cần đặt nằm ngang
Dựa vào khả năng di chuyển thì cần trục tháp được đặc cố định và cần trục tháp di chuyển trên ray
Dựa vào khả năng thay đổi độ cao có thể chia ra làm các loại sau đây:
– Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.
– Cần trục tự leo, cần trục tự leo dần lên cao theo sự phát triển của độ cao công trình
– Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.
Nguồn: cantruccongnghiep.com.vn