Cần trục
-
Cầu trục 3 tấn dầm đơn sở hữu mức tải trọng vừa phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều nhà xưởng hiện nay. Thế nhưng làm thế nào để có thể mua được thiết bị với mức giá ưu đãi mà vẫn đảm bảo chất lượng? Cần lưu ý những gì trong quá trình chọn mua cầu trục?
Hiểu rõ về cầu trục và nhà xưởng
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cầu trục khác nhau được sản xuất nhằm phù hợp với đặc điểm của từng nhà xưởng, từng không gian lắp đặt. Vì vậy trước khi mua cầu trục 3 tấn dầm đơn khách hàng cần phải có sự hiểu biết nhất định đối với cầu trục và nhà xưởng.
- Cầu trục được lắp đặt để hoạt động bên trong nhà xưởng nên cần phải có sự phù hợp đối với không gian sử dụng. Cầu trục 3 tấn là thiết bị hoạt động theo chu kỳ có tải trọng tối đa ba tấn cho phép nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong không gian được lắp đặt.
- Hai chữ "dầm đơn" thể hiện cho đặc điểm về kết cấu của thiết bị. Cụ thể thiết bị được lắp đặt với duy nhất một dầm chính có kết cấu dạng dầm hình hộp kiểu chữ I, chữ H hoặc tổ hợp của chữ I với chữ H. Dầm chính liên kết với dầm biên thông qua bu lông cường độ cao dưới dạng gối đỡ hoặc đấu đầu.
- Palăng được lắp đặt treo bên cánh dưới của dầm chính. Thiết kế cơ bản của cầu trục 3 tấn dầm đơn như vậy nhưng khách hàng còn phải xác định các thông số kỹ thuật khác bao gồm chiều dài đường chạy ray di chuyển, chiều cao nâng hạ cho đến hệ thống điện cầu trục…
- Tất cả được xác định dựa trên đặc điểm về kích thước của nhà xưởng. Do đó việc hiểu rõ về thiết bị để xác định thông số kỹ thuật thuật theo không gian sử dụng là vô cùng cần thiết.
Lựa chọn đơn vị cung cấp
- Đơn vị cung cấp cầu trục đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của thiết bị. Một đơn vị uy tín còn hỗ trợ cho khách hàng thông qua các dịch vụ bán hàng như dịch vụ tư vấn, dịch vụ báo giá, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lắp đặt, dịch vụ chạy thử cầu trục…
- Tuy nhiên thực tế không phải đơn vị nào cũng sẵn sàng hỗ trợ các dịch vụ bán hàng cho khách hàng của mình. Điển hình như khách hàng muốn tiết kiệm chi phí mà lựa chọn mua cầu trục 3 tấn dầm đơn cũ thì mọi chính sách kèm theo hầu như không có. Thậm chí chính sách bảo hành thiết bị cũng không được hỗ trợ.
- Ngược lại nếu khách hàng chọn được đơn vị cung cấp cầu trục uy tín thì sẽ được hỗ trợ với hàng loạt dịch vụ khác nhau. Nhiều đơn vị chuyên nghiệp còn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của mình lựa chọn cầu trục dựa trên thông tin về nhà xưởng và dự toán chi phí.
Lựa chọn thiết bị chính - phụ cho cầu trục
- Cầu trục 3 tấn dầm đơn được tạo nên bởi các thiết bị chính và phụ. Thiết bị chính ở đây bao gồm dầm chính, hệ thống đường chạy ray di chuyển, pa lăng cầu trục, dầm biên, hệ thống tủ điện điều khiển. Phụ kiện kèm theo rất đa dạng với dây cáp, điều khiển cầu trục, ròng rọc, bánh xe…
- Các thiết bị chính cần phải đảm bảo chất lượng, không có vết nứt gây mất an toàn trong quá trình cầu trục hoạt động. Tốt nhất khách hàng nên chọn mua cầu trục đồng bộ để đảm bảo tính thống nhất, độ khớp giữa các bộ phận với nhau. Ngược lại nếu chọn mua từng bộ phận rồi ghép lại thì yêu cầu rất cao về sự hiểu biết kết nối với thiết bị.
- Chi phí cầu trục 3 tấn dầm đơn chủ yếu đến từ các thiết bị chính. Trong trường hợp khách hàng đưa ra dự toán chi phí thấp hơn so với báo giá của đơn vị cung cấp thì có thể thay thế các phụ kiện kèm theo cùng chủng loại nhưng khác thương hiệu.
Xác định chất lượng của cầu trục 3 tấn dầm đơn
- Chi tiết việc thay thế còn phải dựa theo tư vấn của chuyên gia hoặc đơn vị cung cấp. Như vậy cầu trục được chọn mua mới có thể đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu về giá của khách hàng. Chất lượng không chỉ thể hiện bằng cách "nói" mà phải đi vào thực tế sử dụng.
- Khách hàng sau khi đã chọn mua được cầu trục 3 tấn dầm đơn cần phải xác nhận lại chất lượng của thiết bị. Phương thức thực hiện tiến hành thông qua quá trình kiểm định an toàn theo đúng quy định của pháp luật, quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn cầu trục.
Nguồn: hkd.vn
-
KIỂM TRA TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG
1. Trước khi khởi động
Kiểm tra bên ngoài hệ thống đường ray, liên kết ray của cầu trục, kiểm tra hệ thống di chuyển bánh xe, công tắc hạn chế di chuyển...Kiểm tra khung cần trục, lan can, bậc lên xuống, ray xe con, bulông liên kết ray, di chuyển xe con và các công tắc hạn chế hành trình.Kiểm tra động cơ điện, tủ điện, các hệ thống dây dẫn, dây điện nguồn, cầu dao tổng... xem xét kỹ càng và cẩn thận.Kiểm tra cáp, tời, hộp số móc và các cơ cấu hạn chế hành trình.Sự quấn cáp trên tời, nhớt trong các hôp giảm tốc... và bôi trơn nếu cần.Kiểm tra các đồng hồ báo, đèn, kèn báo( nếu có ) của hộp bấm điều khiển cầu trục.Kiểm tra ánh sáng phục vụ tại hiện trường xem đủ để làm việc an toàn hay không.
2. Kiểm tra hoạt động
Tiến hành đóng các hệ thống cầu dao tổng rồi thử hoạt động của các cơ cấu nâng móc, phanh hãm, di chuyển xe con, cầu trục, xem xét hoạt động của các đồng hồ, đèn, kèn báo, công tắc hạn chế hành trình.Sau khi thử hoạt động của các cơ cấu nếu thấy đảm bảo thì cho cầu trục ra hoạt động.
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CẦU TRỤC
Chỉ sau khi thử hoạt động các cơ cấu đảm bảo an toàn mới đưa cầu trục ra hoạt động.Trong quá trình hoạt động, công nhân vận hành luôn lắng nghe sự hoạt động của các cơ cấu xem có bình thường không, quan sát các đồng hồ báo, đèn tín hiệu để xem xét, quyết định công việc.Luôn chú ý đến phanh hãm, các cơ cấu hạn chế hành trình...Trước khi thao tác nâng vật liệu hay thả vật liệu phải nhấn kèn báo cho mọi người biết.Thực hiện thao tác từ từ, không để giậc cục, không thay đổi chiều quay đột ngột.Luôn chú ý sự cuốn cáp trên các tang khi làm việc để tránh chồng cáp lên nhau.
NGHIÊM CẤM
Người đứng phía dưới móc hàng lúc di chuyển cũng như xả hàng.Kéo lê tải trong lúc hoạt động.Người không có trách nhiệm vào lái.Điều khiển hoạt động khi có người đứng trên cầu trục ( trừ các trường hợp kiểm tra thiết bị khi cần thiết).Hoạt động khi có các hiện tượng lạ.
Khi kết thúc làm việc: tiến hành vệ sinh sơ bộ, đẩy các tay điều khiển về số 0, ngắt điện, khóa bánh xe vào ray (nếu có) ghi chép tóm tắt các tình trạng cầu trục vào sổ giao ca hay nhật trình máy.
Nguồn: congnghiepvietduong.com
-
Hệ thống cầu trục đáp ứng nhu cầu nâng hạ vật liệu, máy móc. Cực kỳ hiệu quả trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp nếu được đầu tư đúng cách. Nắm rõ 5 nguyên tắc cầu trục sau để việc trang bị cầu trục đạt hiệu quả cao nhất các bạn nhé.
Nguyên tắc 1: Tuyệt đối không ham rẻ mà trang bị cầu trục cũ
Trên thị trường cầu trục hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp cầu trục cũ. Họ cam chất lượng mới đến 80%, 90% và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Khiến khách hàng quyết định chọn mua sản phẩm của họ. Chi phí đầu tư 1 bộ cầu trục cũ có khi chỉ bằng 1/3 sản phẩm mới. Vì “giá rẻ” nên khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, rắc rối trong suốt quá trình hoạt động sau này. Theo kinh nghiệm cung cấp lâu năm trong ngành. Các bạn “tuyệt đối không bao giờ ham rẻ mà mua cầu trục cũ” Nguyên nhân phổ biến đó là:
Cực kỳ khó đánh giá về chất lượng sản phẩm nếu nó đã qua sử dụng một thời gian. Nhiều đơn vị cam kết sản phẩm mới 80% hay 90% hoàn toàn chỉ mang tính tương đối. Không có đơn vị đánh giá độc lập nào dám kết luận về % chất lượng của sản phẩm cũ.Thiết bị chính của cầu trục nếu đã qua sử dụng chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề về phanh, động cơ do đây là những bộ phận hao mòn tự nhiên, cần phải thay thế sau một thời gian sử dụng. Chưa kể nhiều lỗi hỏng hóc mà khách hàng không lường trước được.Chấp nhận sản phẩm cũ đồng nghĩa với rủi ro hỏng hóc là 50/50. May mắn thì hoạt động được 1-2 năm. Kém may mắn thì có thể hỏng ngay sau khi lắp đặt.
Nguyên tắc 2: Tìm hiểu kỹ sản phẩm mình quyết định mua.
Việc tìm hiểu về sản phẩm cầu trục không có gì là khó khăn. Kể cả với những khách hàng không am hiểu về kỹ thuật. Để hiểu sâu xa, tường tận thì khó. Chứ tìm hiểu các thông số cơ bản, cấu tạo chung thì tương đối đơn giản. Hơn nữa, nếu bạn tham khảo chi tiết bài viết sau, bạn sẽ nhận ra sản phẩm này hóa ra chỉ đơn giản như vậy. Các bạn nên tìm hiểu các thông tin sau:
Kiểu, loại cầu trục mình sắp mua.Chủng loại, xuất xứ thiết bị chính được nhà cung cấp lựa chọn cho mình.Cơ cấu nâng hạ, di chuyển palang, di chuyển cầu trục có đặc điểm gì.
Nguyên tắc 3: Tránh xa các đơn vị cung cấp cầu trục không chuyên nghiệp
Để sản xuất 1 bộ cầu trục có thể hoạt động được (không quá chú trọng về chất lượng) thì có nhiều đơn vị có thể làm được. Kể cả những đơn vị không chuyên, chỉ am hiểu chút ít về gia công cơ khí. Vậy tại sao chúng tôi lại khuyên bạn “tránh xa”. Hãy tham khảo những nguyên nhân sau nhé:
Chất lượng sản phẩm cầu trục chỉ được bảo đảm khi đơn vị cung cấp có kinh nghiệm về sản phẩm.Đơn vị chuyên nghiệp như chúng tôi luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất trước khi xuất xưởng.Nhà cung cấp không chuyên sẽ chỉ có thể cung cấp cho bạn hệ thống cầu trục. Mà không thể bảo đảm hỗ trợ sửa chữa, bảo hành sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng.Việc lựa chọn thiết bị sẽ rất qua loa, sơ sài và đầy rủi ro cao về phía khách hàng.
Nguyên tắc 4: Tuyệt đối không chấp nhận tháo bỏ các thiết bị an toàn
Thiết bị an toàn trong cầu trục như công tắc hành trình cầu trục, thiết bị giới hạn tải trọng… là những thiết bị tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của cầu trục. Đôi khi vì tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất có thể tháo bỏ các thiết bị này ra. Mà không thông báo cho khách hàng biết dẫn đến mất an toàn khi hoạt động. Lời khuyên của chúng tôi cho các bạn là “hãy kiểm tra đầy đủ các thiết bị an toàn cầu trục trước khi vận hành”. Tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên tắc 5: Chỉ ký hợp đồng khi mọi thông số kỹ thuật đã được sáng tỏ
Thông số kỹ thuật chi tiết về bộ cầu trục. Giúp khách hàng nắm rõ được mình sẽ nhận được gì khi mua hàng. Thông số kỹ thuật rõ ràng, bản vẽ bố trí chúng. Hình ảnh minh họa sản phẩm đầy đủ chính là cơ sở để nghiệm thu sản phẩm cũng như đánh giá mức độ chuyên nghiệp của nhà cung cấp.
Nguồn: quangkhuong
-
-
YP.VN xin chia sẻ quý bạn đọc 26 nguyên tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ cần phải chú ý để tránh xảy ra rủi ro như sau:
Tất cả các thiết bị nâng hạ cần trục cẩu trục thuộc các loại máy, thiết bị đều được yêu cầu về an toàn theo quy định của nhà nước đăng ký và kiểm định chất lượng trước khi đưa vào điều khiển sử dụng.Các đơn vị sử dụng thiết bị nâng hạ chỉ được phép sử dụng các thiết bị tình trạng kỹ thuật tốt, không được phép sử dụng các thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được đăng ký sử dụng.Được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp hoặc nghề khác nhưng phải qua đào tạo.Người điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị. Đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng.Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng hạ cần trục cẩu trục theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng.Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu đóng/ mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại chất lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
Được dùng 2 hoặc nhiều thiết bị xe nâng để cùng nâng một tải trọng trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Người có kinh nghiệm sẽ được giao trách nhiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt trong quá trình nâng và di chuyển.Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:
+ Người lên, xuống khi thiết bị nâng đang hoạt động
+ Người trong bán kính quay phần quay của cần trục
+ Người có trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm.
+ Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải
+ Nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép
+ Nâng tải vị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác.
+ Dùng thiết bị nâng cần trục cẩu trục để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên
+ Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải
+ Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn
+ Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của phần trục.
+ Cẩu với, kéo lê tải
+ Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải
Phải đảm bảo lối đi tự do cho người điều khiển thiết bị nâng khi điều khiển bằng nút bấm từ mặt đất hoặc sàn nhà.Khi cầu trục cần trục công xôn di động đang làm việc, các lối lên và ra đường ray phải được rào chắn.Cám người ở trên hành lang của cầu trục và cần trục công xôn khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên cầu trục và cần trục công xôn khi thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật,..)Đơn vị sử dụng quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng. Tín hiệu sử dụng phải được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung quanh.Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải, phải bố trí người đánh tín hiệu.Trước khi nâng chuyển tải xấp xỉ trong tải phải tiến hành nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải độ cao đó để kiểm tra phanh, độ bền của kết cấu kim loại và độ ổn định của cần trục. Nếu không đảm bảo an toàn, phải hạ tải xuống để xử lý.Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị chướng ngại vật, phải đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị,..và những người ở gần chúng.Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.Đối với thiết bị nâng làm việc ngoài trời, không cho phép treo panô, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị nâng.Phải xiết chặt các thiết bị kép ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục tháp, cổng trục, cần trục chân đế khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt tốc độ gió cho phép. Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại máy trục nói trên.Cho phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Cho phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.Trước khi hạ tải xuống hố, giếng,…phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng, thì mới được phép nâng, hạ tải.Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:
+ Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại
+ Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng
+ Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác.
+ Phát hiện đường ray của thiết bị nâng hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Khi bốc, xếp tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của phương tiện vận tải.Người buộc móc tải được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận dã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị nâng, phải có biện pháp đảm bảo an toàn. Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, cáp móc, phanh,….phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng.
Đối với các thiết bị nâng hạ trước khi thực hiện lái cẩu hay các thiết bị nâng hạ làm việc trong công trình đều phải thấu hiểu về các nguyên tắc an toàn để tránh được rủi ro tối ưu nhất mà từ trước đến nay công ty chúng tôi vẫn thực hiện.
Nguồn: umac.com.vn
-
Đối với máy móc xây dựng như cần cẩu tháp thì số vụ tai nạn xảy ra ít nhưng có thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vì vậy đối với thiết bị cẩu tháp người sử dụng cần biết công dụng và cách sử dụng để hạn chế tối đa các tai nạn xảy ra.
Nhiều vụ cần cẩu rơi khiến người đi đường và chính những công nhân đang làm việc tại công trường bị thương vong khiến nhiều người phải suy nghĩ: Những chiếc cần cẩu được lắp ráp như thế nào? Liệu chúng có đủ an toàn không?
Cần trục cẩu tháp thường được gọi là Cẩu tháp là một trong những loại máy nâng có trọng lượng lớn và có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn. Nó có công dụng vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao, lắp ráp các cấu kiện trong các công trình có độ cao lớn. Có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công dài. Cần trục cẩu tháp thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thủy điện….
Chiều cao tối đa một chiếc cần cẩu xây dựng thông thường có thể đạt tới là 200 m. Chúng được vận chuyển dưới dạng các module tháo rời bằng xe tải, và lắp ráp tại công trình.
Việc đầu tiên các kỹ sư phải làm đó là xây móng thật vững chắc cho cần cẩu, đảm bảo nó không bị lật hoặc bung gốc trong khi vận hành. Như vậy, nếu phần chân đế được thi công đúng cách và cẩn thận thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều tỉ lệ tai nạn.
Sau khi cốt thép đã được đan, họ tiến hành đổ bê tông.
Đốt thân đầu tiên của cẩu tháp được đặt vào vị trí bằng xe cẩu.
Các đốt thân được cố định với nhau bằng then.
Một chiếc lồng nâng (còn gọi là telescope) có kích thước lớn hơn đốt thân được lồng vào thân cẩu tháp. Đây chính là nơi mà “điều kỳ diệu” sẽ xảy ra.
Tiếp theo, cabin và mâm xoay của người điều khiển cẩu tháp được lắp đặt.
Sau đó lần lượt là đỉnh tháp, đuôi tháp cẩu, đối trọng, cần tháp. Đuôi tháp, cần tháp được nối với đỉnh tháp bằng các sợi cáp chịu lực gọi là cương đuôi, cương trước, cương sau. Đối trọng là những khối bê tông đúc có tác dụng giữ cho cần cẩu thăng bằng theo nguyên lý đòn bẩy.
Đỉnh tháp chữ A
Đuôi tháp và cương đuôi
Lắp đặt cần tháp, cương trước và cương sau
Cần cẩu từ đây sẽ tự lắp ráp chính mình.
Cần cẩu tháp tự lắp mình trong thực tế
Đầu bò nhấc các đốt thân lên cao, xe con đưa chúng lại gần lồng nâng.
Một piston thủy lực cố định đầu dưới lồng nâng với thân tháp cẩu, then nối giữa 2 đốt thân được tháo ra. Piston bắt đầu nâng toàn bộ phần trên của tháp cẩu lên cao 3 mét.
Lúc này giữa thân trên và thân dưới của cần cẩu tháp có một khoảng trống đủ để lắp 1 đốt thân.
Đốt thân mới được đóng then cố định. Lồng nâng tiếp tục nâng thân trên của cần cẩu tháp lên, các đốt thân tiếp theo được lắp tương tự.
Nguồn: genk.vn
-
Cầu trục hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các các nhà máy, nhà xưởng và ngoài trời.Trên thị trường có rất nhiều loại cầu trục, mỗi loại đều có những đặc tính khác nhau. Hôm nay, hãy cùng YP.VN khám phá cầu trục phổ biến được dùng hiện nay đó là Cẩu trục bánh lốp
1. Khái niệm Cẩu trục bánh lốp:
Là loại thiết bị nâng hạ và di chuyển những sản phẩm, hàng hóa có khối lượng lớn. Cầu trục bánh lốp thường được sử dụng ở các khu vực ngoài trời. Chúng được gắn các bánh xe nhằm di chuyển một cách dễ dàng từ nơi này sang nơi khác.
Với Cầu trục bánh lốp có độ linh động cao bởi được gắn thiết bị di chuyển các bánh xe có độ tải trọng lớn. Với việc gắn các bánh xe này mà việc di chuyển của các loại cầu trục này được được thực hiện dễ dàng qua điều kiện của con người.
Cầu trục bánh lốp trên thị trường có rất nhiều loại với các tải trọng khác nhau và có hình dạng khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Nếu có nhu cầu ,xin quý khách hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được, chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhằm giúp quý khách lựa chọn cho mình một loại cầu trục phù hợp với mục đích sử dụng với chi phí thấp nhất.
2. Phân loại Cẩu trục bánh lốp :
Người ta chia cẩu bánh lốp ra làm 3 loại dựa vào cấu tạo và hiệu năng sử dụng của chúng. Đó là:
Cẩu địa hình (Rough terrain crane): trọng tải từ 25 đến 70 tấn. Riêng loại cẩu này được thiết kế để làm việc trên mọi địa hình, tuy nhiên sức nâng thấp, tầm với của cần bị giới hạn do chiều cao không lớn. Truck Crane: trọng tải từ 25 đến 200 tấn. Loại cẩu bánh lốp này được thiết kế để di chuyển nhanh hơn, sức nâng lớn hơn, cần dài hơn. Tuy nhiên không làm việc được ở địa hình xấu, phức tạp.
Cẩu địa hình 2 cabin (All terrain crane): được sản xuất với tính năng của 2 loại cẩu lốp kể trên, chúng có trọng tải lớn từ 70 tới trên 1000 tấn. Loại cẩu địa hình 2 cabin này có tất cả ưu điểm: di chuyển nhanh, sức nâng lớn, cần dài. Tuy nhiên kích thước lớn cho nên khó di chuyển trong địa hình hẹp.
3. CÁC LOẠI XE CẨU BÁNH LỐP THƯỜNG DÙNG Ở NƯỚC TA
Ở nước ta có cả 3 loại cẩu lốp kể trên, tùy vào mục đích sử dụng mà người ta mua về. Các bạn có thể thấy ở trong các công trường xây dựng xuất hiện loại cẩu lốp Truck Crane, nơi địa hình khó khăn chút thì dùng cẩu lốp địa hình. Khi cần nâng cẩu khối lượng trọng tải lớn như cấu kiện dầm cầu trong công trình làm cầu lớn thì người ta phải dùng loại cẩu địa hình 2 cabin.
4. ỨNG DỤNG CỦA XE CẨU BÁNH LỐP
Mục đích chính của việc sản xuất ra xe cẩu là nâng hạ, di chuyển cẩu các vật nặng từ vài tấn cho tới vài trăm tấn, những vật mà không thể dùng cách thủ công của con người. Cẩu bánh lốp thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, những nơi không gian rộng lớn, nhu cầu làm việc cần phải di chuyển liên tục một cách cơ động.
Nguồn: cutheptiendat.com.vn
-
Một trong những thiết bị nâng hạ quan trọng không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn hiện nay chính là cẩu tháp.Tuy nhiên,
Một trong những thiết bị nâng hạ quan trọng không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn hiện nay chính là cẩu tháp. Tuy nhiên, việc sử dụng cẩu tháp thường xảy ra những sự cố không mong muốn, gây mất an toàn và gây nguy hiểm cho người lao đông.
Để hạn chế những sự cố không đáng tiếc xảy ra khi sử dụng cẩu tháp, hãy cùng với yp.vn tìm hiểu những nguyên nhân và cách nhân khắc phục sự cố ở cẩu tháp thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố ở cẩu tháp
Tải rơi văng vào người
Do người lao động làm việc quá gần tải mà không có rào chắn hoặc bảng cảnh báo vùng nguy hiềm,hoặc có người đứng dưới đứng dưới tầm hoạt động của cẩu.Để hạn chế việc tải rơi vào người, cần lập rào chắn để bảo vệ và không có người đứng trong tầm hoạt động cẩu tải.
Đứt cáp
Nguyên nhân chủ yếu chính là cáp hư, hoặc do nâng quá tải .Cách khắc phục chính là phải theo dõi thường xuyên, và kiểm tra kỹ lượng cáp trước khi cẩu.
Đổ cẩu
Do nền đất yếu không ổn định, tải mang trên cẩu vướt mức quy định cho phép, hoặc thi công trong lúc có gió bão.Để hạn chế việc cẩu bị đổ, cần phải đặt cầu trên nền móng vững chắc, không được cẩu quá tải, và đặc biệt phải ngừng cẩu khi có gió lớn hơn sức gió cho phép theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Tuột phanh
Chủ yếu là do phanh quá mòn hoặc bị chai, biến dạng.Cần phải kiểm tra phanh thường xuyên để phát hiện các hư hỏng và thay phanh mới.
Tuột cáp
Do liên kết cáp không đúng kỹ thuật.Do đó, cần phảo lắp cáp phải theo đúng một quy trình kỹ thuật theo quy định
Rơi đổ tải khi đang cẩu tải
Do tuột móc, đứt, tuột cáp do buộc tải không đúng cách.Để hạn chế việc rơi tải khi đang cẩu tải, cần phải sử dụng dây buộc tải đúng quy cách và bảo đảm tải được buộc chắc chắn cân bằng.
Nguồn: thietbiduyson.com
-
Trong những năm qua, đã có rất nhiều loại cần trục mới được ra mắt nhằm phục vụ các công việc mà các các cần trục bình thường không thể hoặc không đủ mạnh để xử lý. Giờ hãy cùng xem những phát hiện mới đây của chúng tôi về 5 chiếc cần trục lớn nhất thế giới nhé.
1.Cần trục Taisun
Loại cần cẩu: Cần cẩu giàn
Công suất nâng: 20.000 tấn
Taisun là giàn cẩu lớn nhất thế giới với chiều cao 133 mét và sải dài 120 mét, thậm chí còn lớn hơn cả sân bóng đá. Nó có sức nâng lên tới 20.000 tấn, được ghi nhận trong “Guinness kỷ lục thế giới” về “Trọng lượng lớn nhất được nâng bằng cần cẩu”. Cần cẩu được đặt tại Yantai, tỉnh Shangdong, Trung Quốc. Taisun giúp rút ngắn tiến độ dự án và giảm bớt tới 2 triệu giờ sức người đồng thời cải thiện độ an toàn cũng như chất lượng công việc.
Trong Hội nghị Công nghệ Ngoài khơi (Offshore Technology Conference OTC) 2008, Taisun đã nhận được giải thưởng Woelfel Thành tựu kỹ thuật cơ khí tốt nhất như sự công nhận về công nghệ có sức ảnh hưởng đáng kể tới ngành công nghiệp ngoài khơi và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe cũng như an toàn và môi trường.
2.Mammoet PTC 200 DS
Loại cần cẩu: Cần trục
Công suất nâng: 5000 tấn
Cần trục Mammoet thường thu hút ánh nhìn mọi người với lớp sơn đỏ đậm và ngoại hình độc đáo. Nó thường được sử dụng trong các dự án xây dựng lớn. Mammoet giúp đỡ nâng và lắp đặt các bộ phận một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là khi xử lý các vật nặng ngoại cỡ trong khu vực hạn chế. Với chiều dài vừa phải, diện tích nhỏ, thiết kế linh hoạt và khả năng chuyển đổi nhanh, cầu trục Mammoet có thể giải quyết tuyệt vời nhiều tình huống nâng hạ vật liệu. Nó thường được quảng cáo là cần trục hạng nặng “nhỏ” nhất. Hơn thế nữa, nó còn có nhiều tính năng an toàn tuyệt vời cho thời tiết khắc nghiệt nguy hiểm ví dụ như trong điều kiện giông bão có thể khiến cho cần trục đổ sập xuống mặt đất.
3.“Big Carl” SGC-250
Loại cần cẩu: Cần trục
Công suất nâng: 5.000 tấn
SGC-250 hay còn gọi là “Big Carl” là một mẫu máy mới của Sarens – công ty vận tải hạng nặng đa quốc gia của Bỉ. Big Carl đã ra mắt với dự án đầu tiên của mình là nhà máy điện hạt nhân của Vương Quốc Anh – Hinkley Point C, dự án này trị giá 20 triệu bảng anh và đồng thời là công trình xây dựng lớn nhất thế giới ngày đó. Big Carl có thể nâng hạ tới 5000 tấn tương đương với 50 con cá voi (động vật sống lớn nhất, có chiều dài tương đương khoảng 3 chiếc xe buýt).
Big Carl không phải một cần trục thường thấy, dù nó có khảng năng xoay 360 độ trên vị trí của nó và nó có thể di chuyển trên đường ray dài 6 km đồng thời cho phép cần trục di chuyển giữa ba vị trí nâng mà không cần phải lắp ráp lại, nó di chuyển giữa các vị trí trên 96 bánh xe riêng. Big Carl có sức nâng lên tới 250m.
4.Liebherr LTM 11200-9.1
Loại cần cẩu: Telescopic
Công suất nâng: 1200 tấn
Liebherr 11200-9.1 là cần cẩu ống lồng dài nhất và mạnh nhất trên thế giới. Nó rất lớn, nhưng vẫn có tính cơ động cao, tối ưu cho các tổ hợp trong ngành, trong lĩnh vực sản xuất điện gió và cơ sở hạ tầng. Chiếc xe tải 18 bánh này có thể nâng lên đến 1.200 tấn và đạt chiều cao nâng tối đa là 188 mét. Công suất tăng lên đáng kể với hệ thống treo bùng nổ dạng ống lồng chữ Y có thể thay đổi được. Tính năng treo Y-boom có thể thay đổi cho phép sử dụng vận hành linh hoạt trong khi vẫn giữ được hiệu suất cao.
5.SSCV Sleipnir
Loại cần cẩu: Cần trục nổi
Công suất nâng: 10.000 tấn / cần cẩu
Tàu cầu thả chìm SSCV Sleipnir được hoàn thành vào năm 2019 và hiện tại nó là tàu cẩu lớn nhất thế giới sau tàu SSCV Thialf trước đó. Cái tên “Sleipnir” được bắt nguồn từ con ngựa 8 chân khỏe nhất được thần Odin cưỡi trong thần thoại Bắc Âu. Tàu có hai cẩu quay, mỗi cẩu có tải trọng 10.000 tấn, các cẩu chính có thể hoạt động song song với nha, có thể cùng nâng trọng lượng tương đương 20.000 chiếc ô tô. Khu vực boong có chiều dài 220 m và rộng 102 m. Khi các cần cẩu được kéo dài hết cỡ, nó có thể đạt tới độ cao 220 mét, cao hơn 20 m so với toàn nhà marina bay sands của Singapore.
-
Cần trục là loại máy có khả năng nâng hạ các vật nặng cực khỏe. Cần trục ra đời vào những năm 515 trước Công nguyên khi người Hy Lạp phát minh ra chúng để nâng nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng đền thờ Hy Lạp.
Kể từ khi được phát minh ra, nhiều loại cần trục khác nhau đã được ra đời và phát triển về kiểu dáng, khả năng hơn – cũng như trở thành công cụ không thể thiếu trong những dự án, công trình xây dựng lớn.
Các loại cần cẩu xây dựng
Cần trục được chia thành 2 loại: Cần cẩu cố định hoặc cần cẩu di động tùy theo cách thức hoạt động của chúng
Cần trục di động thường được gắn trên xe tải để giúp chúng có thể di chuyển xung quanh, trong khi cần trục cố định được gắn trên mặt đất hoặc tòa nhà để di chuyển, tải dọc theo một con đường cố định.
Dưới đây là 12 loại cầu trục phổ biến trong xây dựng.
Cần cẩu di động
Cần trục xe tải
Đúng như tên gọi, những chiếc cần cẩu này được gắn trên xe tải. Chúng bao gồm một tàu chở (ô tô), và một cần (cánh tay) chỉ được chuyển đến công trường khi cần thiết.
Cần trục xe tải
Cần trục gắn trên xe tải được trang bị các thanh chống để ổn định cần trục khi làm việc trên công trường. Chúng thường được sử dụng để kiểm tra, bảo trì và xây dựng.
Cần trục bánh xích
Cần trục bánh xích được thiết kế đặc biệt để vận chuyển tải trọng nặng tại công trường xây dựng. Thay vì bánh xe thì chúng dùng bánh xích trong một khung gầm có gắn một cặp rãnh cao su.
Mặc dù thiết kế này hạn chế khả năng quay của bánh xích, nhưng nó giúp máy hoạt động trên nền đất mềm mà không có nguy cơ bị lún.
Cần trục bánh xích
Một số cần trục bánh xích đi kèm với một tay ống lồng cho phép tăng giảm kích thước, giúp nâng cao khả năng hoạt động ở nhiều địa hình khác nhau.
Do kích thước khổng lồ của chúng, những cần cẩu xây dựng này phù hợp với các dự án dài hạn.
Cần trục đa địa hình
Chúng được thiết kế để hoạt động trên cả đường trải nhựa và địa hình gồ ghề.
Dòng xe cần cẩu này lắp nhiều bánh hơn so với các loại cần trục phổ thông khác để tạo sự ổn định và tránh lật xe ở những địa hình gồ ghề.
Cần trục đa địa hình
Cần trục địa hình gồ ghề
Cần trục địa hình gồ ghề được thiết kế để hoạt động ở những vùng đất gồ ghề mà cần trục xe tải thông thường không thể hoạt động được.
Chúng được chế tạo giống như cần cẩu bánh xích và được gắn bốn lốp cao su.
Cần cẩu địa hình gồ ghề được trang bị cần trục ống lồng và cần trục để tăng sự độ ổn định và cho phép cơ động di chuyển dễ dàng hơn trong các khu vực hẹp và gồ ghề.
Cần trục địa hình gồ ghề
Cần cẩu sàn
Cần cẩu sàn là một phiên bản khác của dòng cần cẩu gắp và chở, chúng được sử dụng lần đầu vào những năm 1980. Cần cẩu sàn là những chiếc máy nhỏ, có 4 bánh, xoay 360 độ - cho phép chúng di chuyển trong các không gian hạn chế và mở.
Cần cẩu sàn
Cần trục sàn mang là sản phẩm lý tưởng để nâng hạ tải ở những nơi yêu cầu cần trục có ngoại hình nhỏ gọn để cơ động trong không gian rất chật hẹp nhất là khi thu dọn các chướng ngại vật trên cao.
Cần trục trên không
Còn được gọi là cần trục bay, cần trục trên không là loại trực thăng đặc biệt được sử dụng để nâng tải ở những khu vực không thể tiếp cận bằng đường bộ như nóc nhà của các tòa nhà chọc trời, hoặc các địa điểm cách xa đường bộ.
Cáp dài hoặc cáp treo được gắn vào cần trục bay để nâng tải trong một hoạt động được đường dài vì chiều dài của cáp được sử dụng để mang tải.
Cần trục trên không
Cần trục trên không được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1950, nhưng phải đến những năm 1960 thì việc sử dụng chúng mới khởi sắc trong ngành xây dựng. Điều này xảy ra sau khi các trực thăng Sikorsky S-58 mới ra mắt với những khả năng tải trọng mạnh hơn thay thế Bell – 47.
Cần cẩu nổi
Đúng như tên gọi, cần trục nổi được sử dụng trên biển và dùng để xây dựng cảng hoặc giàn khoan dầu. Chúng hoạt động giống như các cần trục xây dựng khác chỉ khác là chúng nổi trên mặt biển.
Cần trục nổi
Cần trục nổi có sức nâng rất lớn, chúng rất hữu ích trong việc trục vớt những con tàu bị đắm khỏi mặt nước. Tính đến năm 2019, cần cẩu nổi lớn nhất thế giới là Lanjing, thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.
Cần cẩu cố định
Cần trục tháp
Cần trục tháp là những cỗ máy nâng hạ mạnh mẽ được gắn cố định vào mặt đất trong quá trình xây dựng các tòa nhà chọc trời. Cần trục tháp điển hình có chiều cao không được hỗ trợ tối đa là 80 mét hoặc cao hơn.
Cần trục tháp tiêu chuẩn có sức nâng 20 tấn.
Cần trục tháp
Cần trục tháp được xây dựng song song và cao lên cùng với tòa. Chúng có đế bằng bê tông chắc chắn và được neo bằng các bu lông lớn dễ dàng tháo ra sau khi thi công xong.
Các loại cần trục tháp
I) Cần trục tháp đầu búa
Đây là loại cần trục hạng nặng có cần trục nằm ngang quay 360 độ xung quanh cột buồm ở một mức cố định với cấu trúc giống như chữ “L.” lộn ngược.
Cần trục tháp đầu búa
Cần trục tháp đầu búa phù hợp với mọi nhiệm vụ nâng hạ tại công trường và rất đáng tin cậy trong việc xử lý tải chính xác.
Những loại cần trục xây dựng này có thể cực kỳ nặng và được lắp ráp tại chỗ.
II.) Cần trục tháp Luffing
Cần trục tháp xoay, còn được gọi là cần trục luffing-jib, được thiết kế giống như cần trục tháp đầu búa ngoại trừ cần cẩu được xen kẽ và có thể nâng lên hoặc hạ xuống trong một chuyển động được gọi là luffing.
Cần trục tháp luffing
Các loại cần trục này có khả năng nâng tải trọng nặng hơn so với các loại cần trục tháp đầu búa. Chúng rất phù hợp với những nơi có không gian hạn chế hoặc những nơi có cần cẩu với bán kính xoay nhỏ.
III.) Cần trục tháp tự dựng
Cần trục tháp tự lắp dựng là loại cần trục trọng lượng nhẹ có cần trục nằm ngang và cột buồm gắn vào chấn lưu.
Chúng được thiết kế để gấp và mở ra để cho phép lắp dựng và tháo dỡ tại chỗ.
Cần trục tháp tự lắp dựng
Không giống như hai loại cần trục tháp trên, cần trục tháp tự lắp dựng có khả năng chịu tải tối đa thấp hơn nhiều, lý tưởng cho các công trường không yêu cầu cẩu hạng nặng và những nơi thường xuyên lắp dựng và tháo dỡ thiết bị.
Cần trục Telescopic
Cần Telescopic được trang bị một cần trục lớn (cánh tay), trong đó một số xi lanh thủy lực được lắp bên trong - cho phép cần trục điều chỉnh dài ngắn tùy ý giống như một kính thiên văn.
Cần trục Telescopic
Hầu hết các cần cẩu ống lồng được gắn trên các đường ray để cho phép di chuyển đến và đi từ các địa điểm khác nhau. Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho các công việc xây dựng ngắn hạn như lắp đặt cột tín hiệu.
Cần cẩu nâng hạ telehandler
Cần cẩu xử lý dạng ống lồng là một loại máy giống như xe nâng được gắn với một cần (xi lanh ống lồng) kéo dài về phía trước và càng nâng pallet. Điều này làm cho nó trở nên lý tưởng để xử lý các công việc như lắp đặt giàn thép trên các tòa nhà cao tầng.
Cần trục nâng hạ telehandler
Cần cẩu xếp dỡ hàng
Cần trục xếp dỡ hàng được thiết kế với một cần cẩu tích hợp cho phép nó nâng những vật có khối lượng lớn.
Cần trục xếp dỡ hàng
Trong khi hầu hết các cần trục xếp dỡ hàng chỉ dành riêng cho một sản phẩm nhất định, thì một số cần trục khác được trang bị cần cẩu để xử lý hiệu quả khối lượng lớn hàng hóa, vật liệu đa dạng hơn.
Cầu / Cần trục
Cần trục được lắp đặt cố định tại chỗ để đảm nhận các công việc lặp đi lặp lại. Chúng có đường ray để tự chạy trên đường ray đó theo nhu cầu cần thiết.
Cầu trục
Một máy đi từ bên này sang bên kia dọc theo dầm cầu để nâng và hạ tải trong suốt một không gian hình chữ nhật. Chúng được sử dụng để tăng cường an toàn và hiệu quả.
Các loại cần trục
I.) Cần trục giàn
Cầu trục giàn là loại cầu trục có cấu tạo dầm đơn hoặc dầm đôi được hỗ trợ bởi hai khung thép chữ A di chuyển trên đường ray để vận chuyển hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác.
Cầu trục giàn
Chúng chủ yếu được sử dụng trong các dự án không yêu cầu hệ thống đường ray trên không.
II.) Cần cẩu Jib
Cần cẩu Jib là một vận thăng có tay cần (dầm ngang) thường được gắn trên tường hoặc cột gắn sàn với một cần trục có thể di chuyển được để nâng, định vị hoặc hạ tải.
Cần trục Jib
Loại cần trục này thường được sử dụng trong các công việc nhỏ hơn cho các hoạt động nâng lặp đi lặp lại.