Hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục định kỳ

Để cầu trục vận hành bền bỉ và an toàn, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng cầu trục định kỳ. Dưới đây là cách kiểm tra và nhận biết các lỗi trong quá trình sử dụng và vận hành cầu trục, cách bảo dưỡng cầu trục định kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động cũng như đảm bảo tính ổn định trong lúc vận hành và làm tăng tuổi thọ của cầu trục.

Bảo dưỡng pa lăng, cầu trục như thế nào? - Quang Khương

Nhận biết lỗi và cách kiểm tra

Cầu trục khi hoạt động rung và phát ra tiếng kêu bất thường. Nguyên nhân có thể do motor, phanh của xe lớn, xe con, tời…

Nguyên nhân từ motor, phanh:

  • Sai số ở khe hở của phanh (0.75mm với tời, 0.6mm với xe con/xe lớn)
  • Kết cấu cơ khi của phanh không hoàn chỉnh.
  • Kiểm tra về tình trạng của má phanh, bánh phanh (tiếp xúc có đều không, nếu không phải căn chỉnh lại)
  • Vệ sinh bề mặt bánh phanh, tránh để dầu mỡ bụi bẩn tiếp xúc với với bánh phanh.
  • Do sai số đồng tâm giữa trục motor với hộp giảm tốc.
  • Khớp nối motor có vấn đề, trục motor bị cong.

Từ các kết cấu khác:

  • Khung dầm, ray nhà xưởng không đạt yêu cầu.
  • Khung dầm, con lăn cầu trục.
  • Móc cẩu bị hỏng và bulong ecu bị rơ lỏng (Phải kiểm tra móc tay phải quay tự do)
  • Kiểm tra hỏng hóc từ hệ thống puly.
  • Kiểm tra trạng thái của dây cáp (Dây phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp).
  • Kiểm tra tình trạng của thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp lên động cơ.
  • Thực hiện các bài test cực hạn.
Những phụ kiện cầu trục cần thiết cho thiết bị nâng hạ - Công ty cầu trục

Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ

Hướng dẫn bôi trơn

1. Mục đích

Bôi trơn, bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị cầu trục ảnh hưởng trục tiếp đến khả năng làm việc bình thường của các cơ cấu đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết máy và việc sản xuất được an toàn tranh hư hỏng thiết bị. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình và tiến hành bổ sung, thay thê theo định kỳ.

2. Hướng dẫn bôi trơn
Tên bộ phậnChu kỳ bôi trơn (tháng)Vật liệu bôi trơnPhương pháp bôi trơn
Dây cáp thép1Mỡ phấn chìQuét phủ đều
Các bộ khớp nối 3Mỡ thườngTra mỡ bằng tay 
Gối đỡ các cụm bánh xe 1Mỡ thường Dụng cụ tra mỡ
Các hộp giảm tốc 6Dầu BRCN XP220 Rót vào thùng
Các gối đỡ trên tang cuốn cáp 1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡ
Trục, Puly móc cẩu 1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡ
Trục, puly cố định trên giá xe con1Mỡ chịu nhiệt BTH252Dụng cụ tra mỡ
Bình dầu động cơ phanh6Dầu thủy lực 20Rót vào bình
Ghi chú:
  • Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây cáp rồi dùng dầu hỏa sạch hết mỡ cũ. Dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi sạch hêt dầu hỏa dính bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp quấn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi của tang quấn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi của tang quấn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.
  • Đối với 02 cầu nạp liệu nhà máy thép do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bôi trơn của dây cáp để bổ sung mỡ thường xuyên đảm bảo an toàn khi làm việc.
  • Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt… Dính bám trong hộp, sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.

Nguồn: congnghiepvietduong.com

Để cầu trục vận hành bền bỉ và an toàn, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng cầu trục định kỳ. Dưới đây là cách kiểm tra và nhận biết các lỗi trong quá trình sử dụng và vận hành cầu trục, cách bảo dưỡng cầu trục định kỳ để đảm bảo an… Xem bài viết