Quy trình vận hành cầu trục

Người vận hành cầu trục chỉ cần thực hiện lần lượt từng bước dưới đây có thể tăng độ bền khả năng làm việc hiệu quả của cầu trục và đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa.

 Người điều khiển cầu trục phải được đào tạo, có giấy chứng nhận lái cầu trục và được chỉ dẫn an toàn.

Sau đây là các bước để vận hành cầu trục hoặc các thiết bị nâng hạ

Bước 1: Kiểm tra kỹ các thiết bị nguồn điện

Kiểm tra cáp tải, móc nâng xem có dấu  hiệu bất thường hay không. Kiểm tra hoạt động palang cầu trục bằng cách nhấn nút lên xuống di chuyển không tải xem có bất thường không.

Nếu phát hiện các vết rạn nứt chỗ kết cấu quan trọng, biến dạng kim loại, phanh của cơ cấu bất kỳ có dấu hiệu hỏng, móc, ròng rọc bị ăn mòn hoặc nứt phải ngưng hoạt động.

Nguồn điện không ổn định gây tổn hại các thiết bị điện trong cầu trục như động cơ nâng hạ, linh kiện trong tủ điện và động cơ di chuyển.

Bước 2: Kiểm tra tải trọng không được nâng quá tải trọng thiết kế

Phải nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải rà phanh, kiểm tra độ bền của kết cấu kim khí, ổn định của cầu trục nếu không đảm bảo an toàn phải hạ tải xử lý.

Cầu trục có thiết bị hạn chế tải trọng (báo quá tải) đảm bảo khống chế tải trọng nâng trong giới hạn cho phép. Khi cầu trục quá tải thiết bị sẽ tự ngắt nguồn cấp điện khiến cầu trục không hoạt động. Muốn hoạt động trở lại phải thao tác bằng tay trên tủ điện cầu trục để kích hoạt đóng mở attomat nguồn.

Bước 3: Chỉ nâng tải theo phương thẳng đứng

Phải nâng theo phương thẳng đứng, nếu nâng xiên, chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị và nguy hiểm cho người đứng gần vật nâng. Trong quá trình vận hành phải quan sát dây cáp chuyển động qua ròng rọc để điều khiển cầu trục sao cho không bị xoắn hoặc chồng chéo lên nhau.

Bước 4

Không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành cầu trục. Cầu trục có thể bị trượt do sự cố về phanh, đứt cáp tải hoặc dây chằng buộc gây dẫn đến tai nạn lao động.

Bước 5 Chỉ được tiếp cận tải nâng khi đã hạ thấp hơn đầu người

Khi hạ tải cần dừng trước mặt sàn từ 300 – 400mm rồi mới tiếp tục hạ tải xuống. Tương tự khi nâng tải lên cũng nhấc lên cách mặt đặt từ 200 – 300mm, kiểm tra thấy ổn định rồi mới tiếp tục nâng lên cao hơn.

Bước 6

Chỉ được di chuyển thiết bị khi pa lăng, tời điện kéo đã sử dụng vào vị trí cần thiết trên cầu trục.

Bước 7

Cấm dùng các bộ phận ngưng tự động để dừng máy thay cho công tắc điều khiển. Không cho người bảo dưỡng sửa chữa khi đang hoạt động

Bước 8

Sau khi vận hành cầu trục, cần tắt nguồn điện và để thiết bị điều khiển vào nơi an toàn, khô ráo.

Nguồn: cautruccongtruc

Người vận hành cầu trục chỉ cần thực hiện lần lượt từng bước dưới đây có thể tăng độ bền khả năng làm việc hiệu quả của cầu trục và đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa.  Người điều khiển cầu trục phải được đào tạo, có giấy chứng nhận lái cầu trục… Xem bài viết