Cầu trục nhà xưởng (hay còn gọi là cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao nhà xưởng. Thiết bị này giúp chuyển động nâng hạ, di chuyển máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Tác dụng của cầu trục nhà xưởng:
- Tiết kiệm chi phí nhân công bởi thiết bị này đã thay thế công việc của nhiều nhân lực một cách hiệu quả, không cần nhiều nhân công một lúc.
- Nâng cao năng suất lao động do quá trình nâng hạ đã giảm bớt thời gian và có thể nâng hạ một lúc khối lượng sản phẩm rất lớn.
- Giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tiến độ công việc, có thể sử dụng cần trục bất cứ khi nào cần thiết.
- Lắp đặt nhanh chóng, an toàn trong quá trình sử dụng. Quá trình vận hành hoàn toàn bằng máy móc, công nhân chỉ thực hiện điều khiển từ xa.
- Chi phí đầu tư thấp, lắp đặt mới và cải tạo dễ dàng.
2. Các loại cầu trục nhà xưởng phổ biến hiện nay
Dựa vào yếu tố hình dáng, cầu trục nhà xưởng được chia thành các loại phổ biến sau:
2.1. Cầu trục chữ A
Đây là loại cầu trục được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất. Đúng như tên gọi cầu trục có hình dáng giống chữ A và rất đa dạng về kích thước và tải trọng có thể lên đến vài nghìn tấn. Do đó, cầu trục chữ A được ứng dụng nhiều để vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Hơn nữa, loại cầu trục này còn rất dễ dàng để điều khiển bằng tay hay bấm điều khiển.
2.2. Cầu trục dầm đơn
Là loại cầu trục có cấu tạo kiểu 1 dầm độc lập với cụm pa lăng để nâng hạ hàng hóa treo bên dưới. Cầu trục dầm đơn có khả năng nâng hạ tải trọng trung bình, từ 500kg – 20 tấn.
Loại cầu trục này có ưu điểm nổi bật là nhỏ gọn, dễ dàng lắp tại các nhà máy, nhà xưởng có diện tích nhỏ và vừa. Đồng thời, thiết bị nâng hạ này có cấu tạo chắc chắn, tiện dụng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
2.3. Cầu trục dầm đôi
Là thiết bị được sử dụng khá phổ biến với những doanh nghiệp cần nâng hạ tải trọng từ 10 tấn trở nên. Cầu trục dầm đôi gồm 2 dầm chính, 2 dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển và hệ thống dây dẫn điện, điều khiển trục.
Thiết bị này có thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn, hoạt động ổn định. Tốc độ của cầu trục dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với công việc nâng hạ.
2.4. Cầu trục bờ tường
Là loại cầu trục có thiết kế đặc biệt. Hệ ray của cầu trục được chạy cố định trên tường của nhà xưởng để làm công tác nâng hạ các kiện hàng, thiết bị có tải trọng nhỏ.
Cầu trục bờ tường có ưu điểm nổi bật là thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhà xưởng. Nên loại cầu trục này rất được ưa chuộng sử dụng tại các nhà xưởng có diện tích nhỏ.
2.5. Cầu trục quay
Loại cầu trục này có thiết kế gồm thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính. Cơ chế hoạt động là thanh dầm chính sẽ xoay quanh thân cột cố định và nâng hạ thiết bị, hàng hóa tới vị trí mong muốn.
Cầu trục quay là loại cầu trục có khả năng hoạt động đa dạng, có thể di chuyển và xoay vật trong một không gian nhất định. Hơn nữa, việc thiết kế và lắp đặt cầu trục quay cũng đơn giản và nhanh chóng.
2.6. Cầu trục Monorail
Có hệ dầm là đường ray đơn thẳng hoặc cong tùy theo nhu cầu. Hệ dầm này vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Cầu trục dầm Monorail phù hợp với những nhà xưởng trần bê tông và nâng tải những vật có trọng lượng nhỏ và trung bình.
Đây là loại cầu trục có dầm chính nhỏ nên thẩm mỹ cao hơn các loại dầm khác. Đặc biệt cầu trục Monorail có thể chạy trên đường ray không giới hạn nên phạm vi làm việc rộng, linh hoạt theo yêu cầu công việc.
Nguồn: sumitech.vn
Comments are closed here.