CẨN THẬN TIỀN MẤT TẬT MANG KHI THUÊ LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Những bi kịch khi thuê luật sư bào chữa

Đương sự bị vướng vào vụ án, dù là dân sự, kinh tế, hành chính, lao động hay hình sự và phải ra tòa được ví như người rớt xuống sông mà không biết bơi, mất ăn mất ngủ chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án. Và luật sư chính là “cái phao” đầu tiên họ nghĩ đến.

Vai trò của luật sư không thể thiếu trong hoạt động tư pháp hiện nay. Họ giúp đỡ cơ quan tố tụng đã đỡ vất vả hơn trong cuộc hành trình tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án. Song “mặt trái” của vấn đề là không ít những bi kịch dành cho các thân chủ. luật sư uy tín

Nguyễn Thị Riêng, đương sự trong một vụ án dân sự tranh chấp đất đai, nhờ luật sư Hùng bảo vệ quyền vào lợi ích hợp pháp cho bà tại phiên tòa. Lần nào đến văn phòng luật sư làm việc, bà Riêng cũng được ông Hùng đón tiếp ân cần nên bà “chắc mẩm trong bụng” là mọi việc suôn sẻ và cũng không quan tâm đến những “giao kèo” gì khác. Một tuần trước ngày diễn ra phiên xử, đương sự được thông báo rằng người tập sự của luật sư Hùng sẽ ra tòa tranh cãi. “Việc đó giống như giao sinh mạng cho một bác sĩ tập sự mổ nên tôi không chịu và một mực yêu cầu cho được luật sư Hùng bào chữa, khi đó mới té ngửa ra là muốn nhờ ông ấy thì chi phí phải gấp đôi số tiền đã đưa”, bà Riêng nói. luật sư tìm luật sư

Do tính chất công việc của luật sư phần lớn phụ thuộc vào lịch xét xử của tòa, nên đôi khi họ cũng phải chạy “show” hoặc buộc luật sư phải chọn lựa một trong những vụ việc trùng ngày trùng giờ mà mình đã nhận. Nhưng cách hành xử của một số người đã làm giảm uy tín của giới luật sư. Anh Linh kể, anh thuê luật sư bào chữa trong phiên tòa hình sự. Khi phiên xử tiến hành, thân chủ không thấy luật sư xuất hiện, gọi điện thoại liên lạc không được. HĐXX cho biết rằng luật sư không đến tòa và đã gửi trước bài bào chữa. Lúc này, thân chủ bức xúc vì luật sư không có mặt tại tòa để theo dõi diễn biến phiên xử thì những lời bào chữa “chay” trở nên rất khôi hài.

Gần giống trường hợp của anh Linh, có người thuê một luật sư nhưng đến khi ra tòa thì là người khác bào chữa. Thân chủ được thông báo lý do là “luật sư hôm nay bận nên tôi đi thay”.

Nguyễn Thị Son trình bày về quá trình tìm kiếm “chiếc phao” cho con trai bà là khi vướng vào một vụ trọng án hình sự. Con bà uống rượu và đâm chết người. Người mẹ thuê luật sư Liên bào chữa với “thù lao ban đầu” 2 triệu đồng. Nhận xong tiền, vị này “lặn” luôn chẳng làm gì cả. Bà Son đi tìm luật sư khác, đóng khoản tiền đầu tiên 2 triệu đồng. Mấy ngày sau, luật sư lại gọi điện bào đóng thêm tiền vì “con bà án nặng lắm”. 10 triệu đồng nữa được nộp cho luật sư… Thấy cứ phải đóng tiền nhiều lần, bà yêu cầu viết giấy biên nhận, luật sư bèn giãy nảy: “Bà không tin tôi thì thôi” nên bà không dám đề cập nữa. Gặp nhau trước giờ xét xử, luật sư nói với thân chủ: “Con bà có thể bị kêu án chung thân, đến tử hình đó, bây giờ bà phải chi thêm 5 triệu nữa”. Bà gom góp, năn nỉ vay mượn của những người thân đi tham dự phiên tòa nào là tiền, nào là nữ trang rồi nhét cho luật sư ước chừng được 3 triệu đồng. Nghe tin con bị kết án “chung thân”, bà khóc ầm ĩ tại hành lang phòng xét xử. Lúc bấy giờ, luật sư lo sợ cho sự tổn hại “uy tín nghề nghiệp” nên đã vội vã trả lại gia đình bà số tiền, nữ trang vừa nhận rồi đi thẳng… luat su tim luat su

Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM Nguyễn Văn Trung cho biết, thù lao của luật sư trong án hình sự tính theo giờ hoặc trọn gói theo vụ việc. Nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá 50.000 đồng/giờ làm việc. Còn những vụ việc khác, luật sư có thể thỏa thuận với khách hàng. Đoàn luật sư TP HCM cũng nhận được nhiều đơn thư của khách hàng khiếu nại về luật sư. Mới đây nhất là việc khai trừ 3 luật sư Phạm Thị Hòa, Đỗ Anh Tài và Trần Mai Hữu Đức ra khỏi đoàn.

3 luật sư bị tố cáo lừa đảo, nhận tiền “chạy án”

Mới đây, Đoàn luật sư TP.HCM đã nhận được đơn thư của một đương sự tố cáo hành vi nhũng nhiễu, làm tiền của ba luật sư thuộc đoàn TP.HCM. Đương sự này là một bị cáo trong một vụ án ma túy do Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử hồi cuối năm 2003.

Đương sự đã mời hai luật sư (có mở văn phòng gần nơi tạm giam bị can của cơ quan công an) để bào chữa cho mình và hai người thân khác cùng là bị cáo trong vụ án. Các luật sư đã hứa hẹn sẽ “chạy” cho bị cáo được hưởng án treo, người thân của bị cáo có án nhẹ, tài sản không bị tịch thu và yêu cầu bị cáo phải đưa cho mỗi luật sư từ 190-200 triệu đồng. Bị cáo đã đưa tiền cho hai luật sư nhưng cuối cùng bị cáo và người thân vẫn bị tuyên với mức án rất nghiêm khắc, một luật sư đã nhận tiền còn không ra tòa bào chữa như thỏa thuận.

Ngoài ra, một luật sư khác (bào chữa cho một người khác trong cùng vụ án) biết được việc “chạy chọt” đã hăm dọa tố cáo việc hối lộ, chạy án, buộc bị cáo phải đưa tiền cho mình (5 triệu đồng). Quá bức xúc, đương sự đã làm đơn tố cáo cả ba luật sư trên tới nhiều cơ quan chức năng.

Trả lời về nội dung tố cáo của đương sự nêu trên, luật sư Nguyễn Đăng Trừng – chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM – cho biết ban chủ nhiệm đã mời đương sự lên làm việc và yêu cầu các luật sư bị tố cáo giải trình vụ việc. Bước đầu có hai luật sư đã thừa nhận có sai phạm. Một luật sư thừa nhận đã ký hợp đồng bào chữa nhưng không ra tòa (vì bận việc) mà nhờ một luật sư đồng nghiệp bào chữa thay.

Một luật sư thừa nhận có nhận 20 triệu đồng của đương sự theo hợp đồng hứa thưởng ký giữa hai bên (hợp đồng hứa thưởng này không đúng pháp luật – LS Trừng), nhưng nói rằng sau đó đã trả lại cho đương sự. Riêng vị luật sư mà theo tố cáo của đương sự đã có hành vi hù dọa, làm tiền đương sự để không tố cáo việc “chạy án” thì không thừa nhận vi phạm.

Nguồn: thanhnien.vn và tuoitre.vn

Những bi kịch khi thuê luật sư bào chữa Đương sự bị vướng vào vụ án, dù là dân sự, kinh tế, hành chính, lao động hay hình sự và phải ra tòa được ví như người rớt xuống sông mà không biết bơi, mất ăn mất ngủ chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa… Xem bài viết