Giải quyết tranh chấp đất đai hợp pháp cần những thủ tục gì

Giải quyết tranh chấp đất đai hợp pháp cần những thủ tục gì

 

  1. Hiện nay đất ngày càng nên giá dẫn đến tranh chấp đất đai ngày càng tăng, tranh chấp giữa các hộ dân với hộ dân, hộ dân với tổ chức, cơ sở tôn giáo với nhà nước. Giải quyết tranh chấp đất đai cần thuê luật sư tư vấn luật đất đai có chuyên môn và kinh nghiệm tốt để đảm quyền lợi và lợi phía về mình.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng pháp luật
nh: dantri.com.vn

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến tại Việt Nam

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính

– Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

– Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

– Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý

– Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương

– Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

– Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa…

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Trình tự hành chính này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.

Tranh chấp đất đai xảy ra giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự

1. Về hòa giải: Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên đối với tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất thì việc đã trải qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý giải quyết.

2. Về yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự thủ tục sơ thẩm tại Tòa án

Căn cứ Điều 35, 37, 39 BLTT dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp; nếu tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ tài liệu cung cấp cho Tòa án khi yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự

– Đơn khởi kiện.

– Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh

– Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của bên khởi kiện, văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện.

Nguồn: Luattriminh

Giải quyết tranh chấp đất đai hợp pháp cần những thủ tục gì   Hiện nay đất ngày càng nên giá dẫn đến tranh chấp đất đai ngày càng tăng, tranh chấp giữa các hộ dân với hộ dân, hộ dân với tổ chức, cơ sở tôn giáo với nhà nước. Giải quyết tranh chấp đất đai... Xem bài viết