Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp

Với hướng dẫn chọn mua van công nghiệp này, sẽ giúp ích được cho rất nhiều người đang làm những công việc liên quan đến Van công nghiệp. Với người đã có kinh nghiệp mua nhiều van nhiều năm, đây là bản tóm tắt lại các nội dung cần biết mà quý anh chị đã từng sử dụng trong quá trình làm việc. Với nhân viên mua hàng mới, đây là tài liệu hướng dẫn chi tiết để các bạn có thể dựa theo và lựa chọn mua van theo đúng yêu cầu của phòng kỹ thuật đưa ra. Với người sử dụng cá nhân, hướng dẫn này giúp quý độc giả lựa chọn van hợp lý theo đúng nhu cầu sử dụng của mình.

1.  Xác định loại van

Như chúng ta đã biết, van được chia làm rất nhiều chủng loại van khác nhau, đây là bước hướng dẫn chọn mua van công nghiệp quan trọng nhất. Tên mỗi loại van thường gắn liền với hình dạng của nó, ví dụ: Van cầu, Van bi.  Hoặc tên của loai van đó gắn với nguyên lý hoạt động, ví dụ: Van cổng, Van một chiều. Hoặc khi hoạt động nó có hình dạng của một loại động vật nào đó, ví dụ:Van bướm.

Mỗi một loại van đều có kiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động riêng của nó. Chính vì lý do đó, chúng ta cần hiểu về tính chất dòng lưu chất hoặc mục đích cụ thể để lựa chọn chủng loại van. Phần này không hề đơn giản, vì thế người mua thường được các bộ phận thiết kế hoặc phòng kỹ thuật gửi thông tin cụ thể về chủng loại van.

Trong mỗi chủng loại van, người ta phân loại ra làm nhiều chủng loại, với những người lần đầu mua sản phẩm, hãy tham khảo các bài viết ở trên, tổng hợp về các loại van. Vì những đặc thù riêng của mỗi loại van, ValveMen có hướng dẫn chi tiết cho các loại  van: Hướng dẫn lựa chọn van bướm, hướng dẫn lựa chọn van bi, hướng dẫn lựa chọn van cổng.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 2

2.  Xác định kiểu kết nối và tiêu chuẩn áp dụng

Mục đích của van là dùng để đóng ngắt, hoặc chiều chỉnh lưu lượng dòng chảy. Van sẽ được kết nối với ống, hoặc với thiết bị ( ít dùng ), vì thế chúng ta cần biết kiểu kết nối và tiêu chuẩn kết nối với thiết bị hoặc ống đó là gì. Đơn giản và dễ hiểu nhất, ví dụ đầu kết nối của đầu ống chờ kết nối với van là dạng ren, trong khi chúng ta mua van mặt bích thì coi như không thể kết nối, hoặc ngược lại…

Mặc dù đã lựa chọn được cùng kiểu kết nối, ví dụ cùng là nối ren hoặc nối bích. Tuy nhiên bước ren khác nhau, hoặc số lượng và đường kính lỗ bu lông của mặt bích khác nhau thì việc kết nối cũng coi như bỏ đi.

Vì những lý do trên, bước quan trọng thứ 2 trong hướng dẫn chọn mua van công nghiệp, chúng ta cần chọn van có cùng kiểu kết nối ( Van nối bích, nối ren, nối theo kiểu hàn hoặc là nối keo với van và ống nhựa). Sau đó lựa chọn cùng tiêu chuẩn ví dụ: Tiêu chuẩn ISO – Tiêu chuẩn chung của cả thế giới, DIN – Tiêu chuẩn của Đức, BS – Tiêu chuẩn của Anh, JIS – Tiêu chuẩn của Nhật…

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 3

3.  Lưu chất trong chay trong van là gì? Cần dùng van có vật liệu như thế nào

Trong bước hướng dẫn chọn mua van công nghiệp này, để dễ hình dung tại sao phải xác định lưu chất chảy trong van. Chúng tôi đưa ra ví dụ: Mặc dù dòng lưu chất là hóa chất axit có nồng độ và nhiệt độ cao, tuy nhiên chúng ta lại lựa chọn loại van gang có thành phần sắt Fe, như vậy thì chúng ta đang lựa chọn loại van có vật liệu bị axit ăn mòn, có nghĩa là van sẽ nhanh chóng bị hư hỏng và có thể gây ra rò rỉ, gây nguy hiểm cho người khai khác, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường.

Mỗi loại vật liệu, đều có những tính năng ưu việt riêng của nó, cũng chính vì lý do đó các nhà sản xuất chia mỗi chủng loại van của mình thành các loại van khác nhau theo vật liệu, để phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng, nhằm mục đích đảm bảo an toàn và phát huy tối đa công dụng của từng loại vật liệu riêng biệt.

Theo môi trường dòng lưu chất và vật liệu của van, người ta phân ra làm các loại van:

Phân loại van theo vật liệuPhân loại van theo môi chất
Van inoxVan nước
Van gangVan hóa chất
Van đồngVan hơi nóng
Van thépVan khí nén
Van nhựaVan thủy lực

4.  Áp lực dòng lưu chất

Để đảm bảo an toàn cho độ bền, ngoài việc xác định dòng lưu chất và vật liệu cho van, chúng ta cần xác định rõ áp lực của dòng lưu chất đó. Bởi vì nếu áp lực dòng chảy cao hơn giới hạn làm việc của van, thì khi dòng lưu chất có áp lực tối đã sẽ phá hỏng van, hoặc gây ra rò rỉ lưu chất.

Đương nhiên chúng ta không thể chọn loại van có áp lực 5K để lắp vào hệ thống có áp lực 10K. Nhưng nếu lựa chọn van chịu áp lực 16K lắp vào hệ thống 5K thì sẽ kinh tế vì van càng chịu được áp lực cao thì giá càng cao vì nhà sản xuất phải chọn vật liệu và công nghệ sản xuất phù hợp. Hãy lưu ý bước hướng dẫn chọn mua van công nghiệp này, để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

5.  Phương pháp vận hành van

Mỗi loại van đều có các phương pháp vận hành riêng của nó, trừ một số van có nguyên lý hoạt động là van tự hành như van một chiều, thì các van còn lại sẽ được lựa chọn các phương pháp vận hành riêng. Vì vậy đây cũng là 1 bước quan trọng không thể thiếu trong hướng dẫn chọn mua van công nghiệp. Ví dụ: Van bướm và van bi có thể vận hành bằng tay gạt, bằng tay quay hoặc điều khiển tự động. Tuy nhiên một số loại van, được chế tạo để vận hành tự động như van điện từ

  • Hướng dẫn chọn mua van tay vặn

Van tay vặn chủ yếu là các van cổng, hoặc van cầu có kích thước nhỏ giới hạn DN100, thường được làm bằng vật liệu đồng hoặc inox. Chúng có cấu tạo vô lăng dạng nhỏ ( vừa lòng bàn tay người lớn ), để chúng ta có thể nắm lấy và vặn chúng theo chiều kim đồng hồ khi cần đóng van, hoặc ngược lại khi cần mở van. Dễ hình dung về loại van này nhất là các van nước thường dùng ở các hộ gia đình

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 4
  • Hướng dẫn chọn mua van tay gạt

Van tay gạt được vận hành bằng tay, thông qua việc truyền lực từ tay vào cần gạt rồi xoay một góc cố định, để có được góc xoay của trục và cánh van theo mong muốn. Phương pháp này thường dùng cho van bướm, van bi bởi chúng hoạt động theo nguyên lý xoay cánh van và xoay bi van được gắn với trục van, để điều chỉnh dòng lưu tốc. Các van sử dụng phương pháp vận hành này thường là các van có kích thước nhỏ và áp lực dòng không lớn, đảm bảo có thể khai thác được bằng sức mạnh cánh tay của người bình thường.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 5
  • Hướng dẫn chọn mua van tay quay

Van tay quay đây cũng là phương pháp vận hành bằng tay, tuy nhiên thường được áp dụng với các van có kích thước lớn, người ta sử dụng kiểu vô lăng – như vô lăng ô tô để quay, rồi bằng cơ cấu hộp bánh răng bên trong, biến chuyển động xoay đó thành chuyển động xoay của trục van. Giúp cho van có thể đóng mở hoặc điều chỉnh lưu lượng theo góc mở mong muốn.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 6
  •  Hướng dẫn chọn mua van điều khiển điện

Van điều khiển điện người ta có thể điều khiển tự động van bằng các bộ truyền động điện, bộ điều khiển này sẽ gắn mô tơ điện, tạo ra chuyển động xoay trục van khi được cấp điện, từ đó giúp chúng ta vận hành van từ phòng điều khiển, mà không phải đến vị trí lắp đặt van để vận hành trực tiếp. Các bộ điều khiển điện, thường có nhiều Model khác nhau, với các nguồn điện áp khác nhau như: 24V, 110V, 220V, 380V… Chúng phù hợp với các điện áp riêng của từng khu vực, từng khối các nước công nghiệp khác nhau hoặc các nguồn điện quốc gia, tại Việt Nam người ta thường dùng loại điện áp 220V bởi đây là điện áp quốc gia, sẽ sử dụng đấu nối trực tiếp, không cần thông qua bộ chuyển đổi nguồn điện.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 7
  • Hướng dẫn chọn mua van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển khí nén đây cũng là loại van điều khiển tự động phổ biến, thông qua việc sử dụng khí nén để vận hành van. Khí nén dùng cho các van thông thường có áp lực 3 – 8Bar, là nguồn khí nén dễ cung cấp thông qua việc sử dụng các máy nén khí thông thường, van vận hành theo phương pháp này rất an toàn và cho chu trình vận hành ngắn ( 1 – 2 giây ). Kiểu vận hành này, áp dụng được với nhiều loại van như: van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén, van cổng điều khiển khí nén và van cầu điều khiển khí nén.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 8

 Hướng dẫn chọn mua van điện từ

Van điện từ  là một trong những van có phương pháp vận hành tự động, sử dụng nguyên lý lực hút của từ trường, để đóng mở van. Đây là loại van được sử dụng rất phổ biến cho nhiều lĩnh vực khác nhau, hiện nay tại Việt Nam có vô số các hãng van, cung cấp bộ van này, với nhiều loại điện áp khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là van điện từ 220V và van điện từ 24V.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 9

6. Thương hiệu và xuất xứ van công nghiệp

Do thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau, có xuất xứ từ các nền công nghiêp khác nhau, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Mỗi nhà sản xuất đều có các sản phẩm hướng tới các phân khúc khách hàng khác nhau, do đó chúng có giá thành và chất lượng ở các mức khác nhau. Chúng ta cần biết về thương hiệu sản phẩm hoặc xuất xứ để có được nguồn gốc rõ ràng của van, đặc biệt một số dự án lớn sẽ chỉ định xuất xứ của van hoặc thương hiệu van rõ ràng. Khi đó người mua hàng, sẽ dễ dàng trong việc tìm kiếm sản phẩm hơn.

Chủ đầu tư, và các nhà thầu thường đánh giá chất lượng qua xuất xứ và thương hiệu, bới với các quốc gia có nền sản xuất công nghiệp được thế giới công nhận thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 10
  •  Sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thuộc nhóm G7

7 nước công nghiệp phát triển với kỹ nghệ cao (tức G7) bao gồm: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Canada. Các sản phẩm này thường có chất lượng cao, bởi tiêu chuẩn sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng khắt không chỉ của quốc gia đó mà còn của tổ chức G7 mà họ tham gia. Giá thành sản phẩm cũng tương đương, với chất lượng, đối với các dự án công nghệ kỹ thuật cao, hoặc đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác với chất lượng cao thì phần lớn phải sử dụng những sản phẩm này. Tham khảo van Nhật Bản, để hiểu hơn về các sản phẩm này

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 11
  •  Sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thuộc nhóm G20

Các nước thuộc nhóm G20, gồm các nước của nhóm G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), các nước BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) và các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU. Những van như có xuất xứ từ những quốc gia này chất lượng được các chủ đầu tư và nhà thầu đánh giá tương đối tốt. Tham khảo Van Hàn Quốc, Van Trung Quốc, để thấy được chất lượng chung của những sản phẩm có nguồn gốc từ nền công nghiệp này

Hướng dẫn chọn mua van công nghiệp 12
  •  Sản phẩm có xuất xứ từ các nước khác

Các quốc gia như Đài Loan, có nền công nghiệp sản xuất kỹ thuật rất phát triển, hoặc Thái Lan, Malaysia, Việt Nam là những nước có nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ, nhiều nhà sản xuất đã và đang phát triển nhiều nhà máy sản xuất tại đây. Chính vì vậy Van Đài Loan, Van Malaysia..Các van có xuất xứ từ những quốc gia này thường có giá hấp dẫn hơn, trong khi vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Hãy lưu ý bước hướng dẫn chọn mua van công nghiệp này, để có thể lựa chọn được van có thương hiệu và xuất xứ đúng với yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư, hoặc đơn giản là lựa chọn được thương hiệu van phù hợp với mục đích của mình, phát huy tối đa ưu điểm của van với mức kinh phí thấp nhất

Nguồn: vancongnghiep.org

Với hướng dẫn chọn mua van công nghiệp này, sẽ giúp ích được cho rất nhiều người đang làm những công việc liên quan đến Van công nghiệp. Với người đã có kinh nghiệp mua nhiều van nhiều năm, đây là bản tóm tắt lại các nội dung cần biết mà quý anh chị đã từng sử dụng… Xem bài viết