Nghiên cứu mới: Gạch tái chế từ cát và rác thải nhựa

Nghiên cứu mới: Gạch tái chế từ cát và rác thải nhựa

 

Với mục đích hạn chế lượng chất thải khổng lồ từ ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch tái chế mới này hứa hẹn không những bền vững gấp 2,5 lần so với gạch đất sét thông thường mà còn sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn đến 80%.

Bạn có biết rằng ngành công nghiệp xây dựng thúc đẩy tình trạng nóng lên toàn cầu nhiều hơn so với cả ngành hàng không? Cụ thể, ngành xây dựng chính là tác nhân gây ra 39% lượng khí thải CO2 của thế giới, trong khi đó ngành hàng không chỉ chiếm vỏn vẹn 2%. Điều đó có nghĩa rằng ngành xây dựng khẩn thiết cần một loại vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường hơn trước khi chúng ta sản xuất ra được máy bay điện.

Gần đây, một công ty tại Ấn Độ có tên gọi là Rhino Machines đã hợp tác với công ty kiến trúc R + D Studio để đưa ra một giải pháp thay thế gạch xây dựng truyền thống bằng chất liệu gạch đặc biệt bền vững hơn, an toàn với môi trường hơn có tên gọi là SPB (silicone plastic block – khối nhựa silicon).

Loại gạch này được tạo ra với mục đích hạn chế chất thải bụi khổng lồ từ quá trình xây dựng – thứ đang âm thầm gây ra ô nhiễm không khí rất nguy hiểm ở các thành phố lớn.

Những viên gạch SPB có thành phần 80% chất thải là cát/bụi được đúc tái chế và 20% chất thải từ nhựa hỗn hợp. Có rất nhiều thí nghiệm trước khi các nhà nghiên cứu đưa ra tỷ lệ tái chế này. Ban đầu, thành phần được cân nhắc là bụi sử dụng trong gạch tro kết hợp cùng xi măng (từ 7-10% chất thải tái chế) và đất sét (khoảng 15% chất thải tái chế). Quá trình sản xuất theo tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp tự nhiên như xi măng, đất và nước. Điều này lại vô hình chưa đáp ứng được tiêu chí là tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường.

Sau nhiều thử nghiệm và nghiên cứu, giải pháp liên kết cát/bụi đúc với nhựa đã ra đời. Do được tạo ra từ chất thải nên chi phí sản xuất gạch tương đối thấp và công ty Rhino Machines đang nghiên cứu thêm giải pháp hệ sinh thái để các xưởng đúc trên toàn quốc có thể phát triển và phân phối gạch SPB trong khu vực sống của họ.

Nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng chất thải nhựa hỗn hợp làm chất liên kết giúp giảm nhu cầu sử dụng nước trong quá trình trộn và sau đó là xử lý loại bỏ hoàn toàn. Những viên gạch được tạo từ nguyên liệu bền vững này sẽ được sử dụng trực tiếp sau khi hạ nhiệt từ quá trình đúc.

Trong bốn tháng, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận các bệnh viện, xã hội, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác và các tập đoàn thuộc thành phố để nhập nguồn nguyên liệu sạch này. Tổng cộng có sáu tấn chất thải nhựa và mười sáu tấn bụi/cát từ ngành công nghiệp đúc đã được thu gom, sẵn sàng tái chế.

Gạch SPB được xác định chịu lực tốt hơn 2,5 lần so với gạch đất sét đỏ thông thường và cũng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ít hơn đến 80%. Nếu bây giờ bạn muốn xây dựng một ngôi nhà có sự chắc chắn và bền bỉ thì SPB có thể là lựa chọn hàng đầu!

Biên dịch | H.N (Nguồn: Yankodesign)

Nghiên cứu mới: Gạch tái chế từ cát và rác thải nhựa   Với mục đích hạn chế lượng chất thải khổng lồ từ ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch tái chế mới này hứa hẹn không những bền vững gấp 2,5 lần so với gạch đất sét thông thường mà còn sử dụng... Xem bài viết