Những khó khăn thách thức và phát triển đối với ngành may mặc

Dù bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, những nỗ lực đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc phụ liệu Việt Nam đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đi các thị trường chính như Mỹ, EU đều tăng, riêng Trung Quốc giảm so với năm 2021.

Trong năm nay, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 46 – 47 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.

Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường biến động của năm 2022 là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành của ngành dệt may. 

PHỤ LIỆU MAY MẶC 0946 147163 - Dây Rút Đại Việt Phát

Ngành dệt may phụ liệu đã tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn hạn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Tiếp tục nghiên cứu khả năng chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường và luôn sẵn sàng lực lượng sản xuất tốt nhất để đón cơ hội khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. 

Điển hình của việc thích nghi với thị trường là: cơ cấu chủng loại hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam đang có xu hướng tập trung vào các mặt hàng thông thường, có tính tiện dụng cao như áo sơ mi (+44%), áo jacket (+42.2%).

Những mặt hàng này tăng mạnh khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại sau dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ hàng dệt may phụ liệu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 4.4 tỷ USD, tăng 24.2% so với cùng kỳ, chiếm 50.3% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may. 

Cùng với đó, EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2,104.9 triệu USD, tăng 38.8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Thu mua phụ kiện nghành may

Các thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như Đức (kim ngạch đạt 521.4 triệu USD, tăng 40%), Pháp (kim ngạch đạt 486.6 triệu USD, tăng 49.3%), Hà Lan (kim ngạch đạt 310.1 triệu USD, tăng 25.3%), Bỉ (kim ngạch đạt 243.6 triệu USD, tăng 24.2%) đều chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cho thấy hiệu lực mạnh mẽ của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong bối cảnh kinh tế thế giới đang còn là ẩn số khó đoán. 

Dù số liệu thể hiện mức tăng trưởng khá, nhưng điều này không bảo đảm rằng ngành dệt may duy trì được sự tăng trưởng trong năm 2023. Do đang có rất nhiều yếu tố khách quan tác động xấu đến sự tăng trưởng của ngành.

Khó khăn và thách thức trong năm 2023

Theo báo cáo của VIRAC, ngành dệt may phụ liệu được dự đoán sẽ tiếp tục gặp cầu thấp trong 6 tháng đầu năm 2023. Số lượng đơn đặt hàng trong quý IV/2022 sẽ thấp hơn 25-50% so với quý II/2022, tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ. 

Các loại máy móc thiết bị dùng trong ngành may mặc không thể thiếu

Nguyên nhân do:

  • Áp lực lạm phát: Tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gây ảnh hưởng đáng kể làm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may, dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn.
  • Áp lực tỷ giá: Với những động thái cố gắng ổn định tỷ giá USD/VNĐ của Ngân hàng Nhà Nước, đồng VNĐ đang có xu hướng lên giá so với các đồng tiền như CNY (nhân dân tệ Trung Quốc), IDR (Rupee Ấn Độ). Hàng dệt may xuất khẩu của của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh trong khi nhu cầu trên toàn cầu đang ở mức thấp.
  • Lượng đơn đặt hàng giảm sút do lượng tồn kho cao: Lượng hàng may mặc tồn ở thị trường xuất khẩu vẫn còn ở mức tương đối cao từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dồn lại. 

Nguồn: viracresearch.com

Dù bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, những nỗ lực đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc phụ liệu Việt Nam đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đi các thị trường chính như Mỹ, EU đều tăng, riêng Trung Quốc giảm so… Xem bài viết