Những vấn đề pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ?

Những vấn đề pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ?

 

Ảnh minh họa

Tư vấn luật xuất nhập khẩu cho những người thiếu kinh nghiệm.

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hải quan 2014
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
  • Thông tư số 22/2014/TT-BTC
  • Thông tư 128/2013/TT-BTC
  • Thông tư số 172/2010/TT-BTC
  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
  • Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
  • Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014
  • Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg Về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng
  • Thông tư số 83/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT
  • Thông tư 103/2015/TT-BTC
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
  • Công văn 1332/TCT-NV2 của Tổng cục Thuế về việc thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá uỷ thác XNK

Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định các đối tượng có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đó là:

– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan… Tuy hoạt động nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp luật doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các hoạt động pháp lý liên quan như thủ tục với cơ quan hải quan, cơ quan thuế…

Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định các đối tượng có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đó là:

– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan… Tuy hoạt động nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp luật doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các hoạt động pháp lý liên quan như thủ tục với cơ quan hải quan, cơ quan thuế…

Thứ hai, điều kiện với hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan;

Hàng hóa muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa tất nhiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể liên quan đến loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhập khẩu. Ví dụ đối với hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm thì cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần có sự cấp phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm y tế thì cần sự kiểm định của Bộ Y tế;… Như vậy, với mỗi loại hàng hóa cụ thể nếu pháp luật quy định cần cung cấp giấy phép thì doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục theo quy định.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định cụ thể điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu đó là:

+ Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật (về bao bì hàng hóa; nhãn hàng hóa; tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa) và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định: Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận; Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định trên;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định: Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra; Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại Phụ lục đính kèm Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Đương nhiên, đối với những hàng hóa thuộc danh mục không được nhập khẩu thì doanh nghiệp không tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Sau khi xác định được hàng hóa mà bạn có nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đáp ứng các yêu cầu trên, tiến hành thực hiện thủ tục hải quan theo các nội dung sau:

Trình tự thực hiện:

Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xuất trình hàng hóa với hải quan cửa khẩu để làm thủ tục và được giải quyết thông quan với cơ quan Hải quan cửa khẩu theo các bước sau:

Bước 1: Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo tờ khai hải quan nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu với hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình hàng hóa để Hai quan cửa khẩu kiển tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo (nếu có) theo quy định về thủ tục hải quan cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh qua biên giới theo quy định.

Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ do chủ hàng hoặc người khai hải quan nộp và xuất trình và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo để giải quyết các chế độ thuế, lệ phí (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có) và quyết định thông quan qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định đối với từng loại hình hàng hóa xuất, nhập cụ thể theo quy định.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thành phần, số lượng hồ sơ (đối với hàng nhập khẩu) – gồm 01 bộ:

– Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.

– Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ Tài chính quy định, trừ vận đơn và hợp đồng thương mại.

– Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp (đối với hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch y tế); và Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra.

– Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nếu có đủ điều kiện theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới; việc khai báo hải quan, nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, thực hiện theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đối với trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì đối tượng nhập khẩu phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá-C/O (trừ trường hợp tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD).

– Kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật Hải quan hiện hành.

– Lưu ý: (Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và khoản 1,2 Điều 29 Luật Hải Quan 2014)

+ Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

+ Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

+ Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn giải quyết: Trong 08 giờ hành chính/ngày; nếu hết giờ hành chính mà lô hàng chưa kiểm tra xong thì được tiếp tục làm ngoài giờ hành chính cho xong.

Đối với việc làm thủ tục hải quan điện tử để nhập khẩu hàng hóa theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC, yêu cầu:

Hồ sơ hải quan điện tử:​

1. Hồ sơ hải quan bao gồm:

a) Tờ khai hải quan (dạng điện tử).

Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử được in ra giấy theo mẫu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan.

2. Hồ sơ phải nộp cho cơ quan Hải quan đối với trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư 128/2013/TT-BTC), riêng tờ khai hải quan được sử dụng dưới dạng điện tử.

– Lưu ý:

+ Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ quan Hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

+ Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

+ Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.

Khai hải quan:

1. Sau khi đăng ký trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai hải quan.

Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để khai hải quan.

2. Chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Nguyên tắc khai hải quan:

a) Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng. Trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;

c) Một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn;

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế so với quy định thì khi khai hải quan phải khai số danh mục miễn thuế; mã miễn, giảm thuế, không chịu thuế và số tiền thuế được giảm;

đ) Người khai hải quan khai tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 và Thông tư 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012. Riêng trường hợp người khai hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.

2/.các loại thuế phải nộp

Đối với các loại hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam thì sẽ phải chịu các loại thuế, phí như sau:

Thứ nhất, Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.

Thuế nhập khẩu không áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng. Mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau theo quy định của chính phủ nước nhập.

Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

1. Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đặc biệt: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

3. Thuế suất nhập khẩu thông thường. Theo điều 1 nghị định quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế sẽ là:

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này:

3.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Những hàng hóa thuộc đối tượng này sẽ được áp thuế theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức thuế 20%;

Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12 thì Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Và Điều 3 về Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Thứ ba, Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Lưu ý: Đối với từng loại hàng hóa mà mức thuế suất áp dụng là khác nhau.

Thứ tư, Lệ phí làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 3 và Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính thì: lệ phí làm thủ tục hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu) là 20.000 đồng/Tờ khai.

Nguồn: luatminhkhue.vn

Những vấn đề pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ?   Ảnh minh họa Tư vấn luật xuất nhập khẩu cho những người thiếu kinh nghiệm. 1. Cơ sở pháp lý: Luật Hải quan 2014 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP Thông tư số 22/2014/TT-BTC Thông tư 128/2013/TT-BTC Thông tư số 172/2010/TT-BTC Luật thuế... Xem bài viết