Sơn tĩnh điện là gì ?

Công nghệ kĩ thuật và đời sống con người ngày càng trở nên tiên tiến hiện đại hơn. Nhờ các phát minh khoa học hiện đại tiên tiến và ứng dụng thực tế để phục vụ nhu cầu của con người. Khi đời sống vật chất càng đi lên thì yêu cầu về thẩm mỹ cũng tăng theo.

Trong thị trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay thì mỗi sản phẩm làm ra đều phải mang tính thẩm mỹ cao, giá thành thật tốt mới đứng vững được. Kể đến đây phải nói đến một ngành công nghệ đã được đã phát minh và phát triển nhất hiện nay. Đó là công nghệ sơn tĩnh điện – một loại công nghệ ưu tú về sơn được ứng dụng nhiều trong ngành thiết kế nội thất.

Chắc hẳn nhiều người đã nghe đến “sơn tĩnh điện” rồi đúng không nào ? Vì công nghệ này đã được sử dụng phổ biến rộng rãi. Nhất là trong các quảng cáo về những sản phẩm kim loại có chất sơn bền màu. Vậy sơn tĩnh điện là gì ? Các ưu điểm và công nghệ của nó như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu công nghệ Sơn tĩnh điện 

Sơn tĩnh điện tiếng Anh là gì

Công nghệ sơn tĩnh điện tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology. Công nghệ này được phát minh đầu năm 1950 bởi nhà khoa học TS. Erwin Gemmer. Sau nhiều giai đoạn được cải tiến bởi các nhà khoa học khác nhau thì đến nay nó đã trở nên hoàn hảo về cả chất lượng và tính thẩm mỹ.

Sơn tĩnh điện là gì

Sơn tĩnh điện là phủ một lớp chất dẻo (nhựa nhiệt dẻo: polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và polyester hoặc nhựa nhiệt rắn epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC)) lên các bề mặt vật liệu cần được che phủ thường là kim loại như sắt, nhôm, kẽm…

Sơn tĩnh điện là sơn khô vì sử dụng bột sơn ở dạng khô có tích điện dương (+). Dựa theo nguyên lí tĩnh điện người ta bỏ bột vào súng sơn tĩnh điện rồi phun lên bề mặt vật liệu kim loại có tích điện âm (-) bột và bề mặt vật sơn tạo ra hiệu ứng tạo thành một liên kết vững chắc giữa bột sơn và vật cần sơn.

Theo nguyên lý tĩnh điện thì điện tích dường (+) và điện tích âm (-) luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nên lớp sơn tĩnh điện của bề mặt vật liệu luôn bám chắc và khó bị bong tróc hơn các loại sơn thường.

Bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là một thành phần không thể thiếu trong quy trình sơn tĩnh điện. Nó được sản xuất theo công nghệ tiêu chuẩn của Nhật để giúp cho độ bám dính cao hơn. Màu sắc đa dạng, phong phú, nó có thể chịu đựng được trước điều kiện nắng mưa và thời tiết khắc nghiệt.

Thành phần của bột sơn gồm nhựa, bột màu và các chất phụ gia. Bột sơn tĩnh điện chia làm 4 loại cơ bản là sơn bóng (gloss), sơn mờ (matt), sơn cát (texture), sơn nhăn (wrinkle) tuỳ theo sản phẩm và mục đích sử dụng người ta sẽ chọn loại sơn phù hợp.

Những lưu ý trong việc bảo quản bột sơn tĩnh điện

Để bột nơi thoáng mát, khô ráo tránh tiếp xúc với nước và ánh sáng trực tiếp.

Bảo quản nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C

Khi đã mở bao sử dụng nhưng chưa hết thì phải buộc kín miệng lại không nên để tiếp xúc với không khí.

Khi sắp xếp vận chuyển hay lưu kho không được chồng quá 5 lớp thùng hoặc bao.

Phân loại sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có 2 loại là sơn tĩnh điện trong nhà và sơn tĩnh điện ngoài nhà.

Quy trình sơn tĩnh điện

Xử lí bề mặt vật cần sơn

Bề mặt vật sơn phải được xử lí thật sạch sẽ để độ bám dính sơn tốt hơn.

Hấp khô

Vật cần sơn phải đưa vào hấp khô để không ảnh hưởng đến điện tích của bột sơn và vật dụng khi sơn.

Phun sơn

Cho bột sơn vào súng và dựa vào nguyên lí tĩnh điện để tiến hành sơn. Chọn bột và điều chỉnh số lượng bột phun ra theo chế độ và hình dáng bề mặt, vật liệu.

Sấy khô

Sau khi sơn xong các vật sơn sẽ được  đưa vào buồng sấy ở nhiệt độ thích hợp. Sau khi xong hết các bước thì kiểm tra lại một lần nữa về bề mặt sơn đã khô chưa đúng yêu cầu chưa.

Ưu điểm nội bật của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện được xem như là một phát minh công nghệ hiện đại tiên tiến rất hữu dụng. Phát mình này thay thế cho công nghệ cũ với nhiều ưu điểm hơn về cả chất lượng, giá thành và thẩm mỹ.

Trước tiên là nói đến sức khoẻ con người trong bột sơn có chứa ít dung môi và các chất hoá học độc hại hơn các loại sơn thông thường nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dùng. Sơn tĩnh điện cũng không gây ra mùi khó chịu như phun sơn truyền thống.

Sơn tĩnh điện đa dạng màu sắc (ngoài các màu thông thường thì có thể làm thêm các màu xám trắng, đen tuyền, giả vân gỗ, kim tượng, xám ghi,…) có thể tạo độ bóng, mờ, ngả ánh vàng, cát, nhăn,… tạo hiệu ứng đẹp cho bề mặt vật liệu sơn cũng như có tính thẩm mỹ cao hơn.

Về kinh tế thì sơn tĩnh điện và đầu tư các máy móc không tốn nhiều chi phí. Điều này làm giá thành của sơn tĩnh điện thấp, phù hợp với khách hàng. Sơn tĩnh điện không cần sơn lót trước khi phun, trong quá trình phun nếu bột sơn không bám vào bề mặt vẫn có thể thu gom lại dễ dàng và tái sử dụng.

Độ bám của sơn lên bề mặt rất bền chắc, chống trầy xước và mài mòn. Khi tiếp xúc với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt màu sơn vẫn được đảm bảo nên có thể để ngoài trời thoải mái.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Với nhiều ưu điểm vượt trội nên sơn tĩnh điện được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Phổ biến nhất  trong các ngành nghề như điện tử, dân dụng, công nghiệp chế tạo (xe, tàu, máy bay,…),nhôm kính,…

Trong ngành nhôm kính thì sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nhiều nhất. Vì bền màu, chống gỉ và bề mặt sơn cũng quyết định được chất lượng các loại nhôm đó có tốt hay không. Sắt cũng được sơn tĩnh điện nhưng ít hơn nhôm vì sắt dù có sử dụng lớp sơn tốt cũng  dễ bị oxi hoá và ăn mòn.

Trong gia đình và máy móc công nghiệp cũng ứng dụng rất nhiều như : Sơn hàng rào, cổng, lò nướng, máy công nghiệp, khung cửa,…

Tất cả những chia sẻ về sơn tĩnh điện ở trên cho thấy rằng đây là công nghệ tân tiến. Có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của chúng ta về một sản phẩm hội đủ các yếu tố : chất lượng, kinh tế, thẩm mỹ, an toàn cho sức khoẻ. Chính vì vậy nó được xem là lựa chọn phù hợp nhất trong các loại phương pháp sơn hiện nay.

Nguồn: webvatlieu

Công nghệ kĩ thuật và đời sống con người ngày càng trở nên tiên tiến hiện đại hơn. Nhờ các phát minh khoa học hiện đại tiên tiến và ứng dụng thực tế để phục vụ nhu cầu của con người. Khi đời sống vật chất càng đi lên thì yêu cầu về thẩm mỹ... Xem bài viết