Các lỗi máy phát điện thường gặp và cách khắc phục

Ngày nay, trước tình trạng quá tải của điện lưới thì máy phát điện là giải pháp tối ưu để duy trì các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lâu dài, tất nhiên sẽ gặp phải lỗi cũng như tình trạng hư hỏng. Bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn đoán và xử lý các sự cố, các lỗi thường gặp của máy phát điện

1.Máy phát điện không nổ

Khi xảy ra tình trạng này, các bạn cần tiến hành các bước sau:

1.1. Đối với máy phát điện chạy xăng

– Kiểm tra nhiên liệu xăng của máy phát điện: xem máy phát còn nhiên liệu không? Nếu không còn hãy tiếp xăng vào.

– Kiểm tra bugi xem có vấn đề gì không, làm sạch bụi bẩn, có thể tiến hành vệ sinh bugi với xăng và tiến hành thay thế (nếu hỏng)

Bugi bị bẩn
Bugi máy phát điện bị bẩn

– Đối với máy phát điện chạy xăng lâu ngày không nổ có thể bộ chế hòa chế sẽ bị đóng cặn và gây ra khó nổ, đối với hiện tượng này thì máy sẽ khó nổ, hoặc nổ nghe tiếng bịch bịch, không tròn tua, tai người bình thường có thể cảm nhận được. Việc nên làm lúc này là vệ sinh lại bộ chế hòa khí.

– Kiểm tra máy phát điện có bị xảy ra hiện tượng chảy nhớt không? Kiểm tra những chỗ xả nhớt, ren máy phát điện, ốc xả nhớt… có bị lỏng, rỉ, hỏng hóc không và tiến hành sửa chữa, thay thế nếu cần

– Kiểm tra lọc gió xem có bụi bẩn không => tiến hành vệ sinh hoặc thay thế nếu cần

1.2. Đối với máy phát điện chạy dầu

– Kiểm tra xem nhiên liệu dầu trong máy còn không? Nếu ko hãy tiếp nhiên liệu vào.

– Sau khi tiếp nhiên liệu vào mà máy vẫn không nổ được thì kiểm tra bình ắc quy xem còn điện không? bằng cách đề máy từ 2 đến 3 lần nếu không nghe tiếng máy nổ chỉ nghe tiếng cạch, cạch là tiếng của rơle đóng thì ta nên tiến hanhg tháo bình ắc quy đi sạc.

– Sau khi sạc đầy bình ắc quy mà máy vẫn không nổ thì chúng ta tiến hành xả gió dầu, vì khi tiếp nhiên liệu vào dầu bị bọt khí nên dẫn đến khó nổ. Hầu hết máy dầu nào đều có tình trạng này khi tiếp nhiên liệu vào.

2. Đồng hồ báo điện báo không đủ điện áp hoặc không lên màn

Việc đồng hồ không lên màn hình máy phát điện không đủ điện áp cũng là tình trạng lỗi hay gặp. Đồng hồ  báo là vật đo lường một cách chính xác và cụ thể lượng điện áp tiêu dùng cũng như công suất hoạt động. Việc hư hỏng chi tiết này có thể khiến quá trình sử dụng gặp nhiều khó khăn. 

2.1. Nguyên Nhân

Thường khi đồng hồ không hoạt động, có thể do nhiên liệu chưa đủ, hoặc bạn đang sử dụng nguồn nhiên liệu không phù hợp. 

Máy chạy chậm ở chế độ động cơ cũng ảnh hưởng tới tính chính xác của đồng hồ.

2.2.Khắc Phục

– Nếu nguyên nhân là do nhiên liệu thì cần phải xả bọt hoặc thay ngay nhiên liệu mới phù hợp với máy phát điện bạn đang sử dụng.

– Kiểm tra đai dây và tăng ga để khắc phục máy chạy chậm.

– Trường hợp bạn đã thử các cách trên mà đồng hồ báo vẫn không lên màn hình thì có thể là do chính bộ phận này hư hỏng, nên thay thế đồng hồ mới. 

3. Máy phát điện không có điện áp ra

Đây là tình trạng mà khi máy phát điện vẫn nổ động cơ chạy tốt nhưng lại không thấy điện áp ra. 

3.1. Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến máy phát điện không có dòng điện là hỏng bộ điều tốc AVR. Cụ thể:

– Đầu tiên bạn kiểm tra bằng mắt thường xem dây quấn của củ phát có bị cháy hỏng gì ko ? 

– Sau đó dùng đồng hồ đo xem có cháy chạm vỏ không, rồi chạy máy thử đưa điện 12 vôn hoặc 24 vôn vào thử đầu kích từ của máy phát phụ xem có lên hay không.

– Thông thường nếu kích từ bằng ắc quy điện áp lên gần 220 v hay gần 380v thì có lẽ hỏng avr.

3.2. Khắc Phục

– Khắc phục tình trạng cuộn dây bị hư hỏng bằng cách quấn lại stato hoặc thay mới

– Nếu hỏng AVR thì chỉ có thay bộ điều tốc mới

– Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm hoặc chuyên môn về điện thì đừng nên tự ý sửa lung tung sẽ càng làm hỏng nặng. Tốt nhất là nhờ đến bên hỗ trợ kỹ thuật của cửa hàng bạn mua máy. 

4. Sự cố thông thường của động cơ

4.1. Động cơ phun nhiều khói trắng hoặc xanh lam

4.1.1. Nguyên nhân:

– Nhiên liệu bị lẫn nước, dầu bôi trơn

– Loại nhiên liệu không đúng

4.1.2. Khắc phục

– Xả nước ở bộ lọc, két nhiên liệu

– Thay đúng loại nhiên liệu

4.2. Động cơ phun nhiều khói đen

4.2.1. Nguyên nhân

– Động cơ bị quá tải

– Vòi phun bị hỏng, kim phun bị kẹt

– Séc-măng, sơ-mi xy-lanh, pit-tông bị mòn, Tua-bin làm việc kém

– Phin lọc gió bị đóng muội bẩn

4.2.2. Khắc phục

– Giảm tải cho động cơ

– Cân chỉnh lại vòi phun, thay mới nếu cần

– Kiểm tra, sửa chữa, thay các bộ phận bị hỏng của tua-bin

5.Các lỗi máy phát điện hay gặp khác

– Máy có tiếng động lạ khi đang hoạt động hoặc rung lắc dữ dội. Nguyên nhân có thể do lỏng các chi tiết máy hoặc các ốc vít vặn không chặt, ổ bi đỡ bị mòn.

– Máy chạy có mùi khét, có thể là do chập điện dẫn đến cháy dây dẫn. 

– Máy phát điện hoạt động có nhiên liệu cháy không hoàn toàn dẫn đến máy xả khói đen, khói xám. 

– Động cơ máy phát điện quá nóng, nguyên nhân có thể do trong dầu có lẫn không khí hoặc cung cấp không đều.

Nguồn: hoanghaplus

Ngày nay, trước tình trạng quá tải của điện lưới thì máy phát điện là giải pháp tối ưu để duy trì các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lâu dài, tất nhiên sẽ gặp phải lỗi cũng như tình trạng hư hỏng. Bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn đoán và xử lý… Xem bài viết