Máy phát điện
-
Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS máy phát điện là một trong những thiết bị đi kèm với máy phát điện. Nó đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo nguồn điện liên tục nếu gặp sự cố mất điện, cắt điện xảy ra với mang điện lưới. Để hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan thì YP.VN xin chia sẻ chi tiết hơn về loại thiết bị này qua bài viết dưới đây :
Tủ ATS máy phát điện là gì?
Tủ ATS máy phát điện (Automatic Transfer Switch) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động. Nó có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn điện khi điện lưới xảy ra sự cố, mất điện thì máy phát điện tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn điện lưới được khôi phục, hoạt động lại bình thường thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát điện.
Chức năng của tủ ATS máy phát điện
Chức năng chính của ATS máy phát điện là chuyển tải sang sử dụng máy phát điện khi nguồn điện lưới gặp sự cố, bị mất. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ điện lưới và điện máy phát dự phòng khi gặp phải các sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, giảm áp, sụt áp,…
Ngày nay các bộ tủ ATS được tích hợp những Module hiện đại, tự động điều chỉnh và hoạt động mà không cần đến sự vận hành trực tiếp của nhân viên kỹ thuật. Do đó mà tủ ATS cho máy phát điện mang nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng:
Tủ ATS máy phát điện có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.Tủ điện ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. Tủ ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLCBảo vệ phụ tải do nguồn điện lưới được kiểm tra, nếu đảm bảo mới đóng điện lưới cho tải.Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được).Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát điện tùy chọn, có thể là 5s, 10s,..Có hệ thống đèn chỉ thị dễ vận hành
Cấu tạo của hệ thống tủ chuyển đổi nguồn ATS
Một bộ tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện có cấu tạo như sau:
Phần động lực (Contactor, MCCB, ACB)Bộ điều khiển: dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ATS (của Osung, Socomec, Schneider, Osemco….); ATS Controller lập trình tùy biến, dùng các rơ le logic, dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp). Các phần khác: như khoá liên động cơ điện, nguồn UPS, Bộ bảo vệ O/UV, OC/EF…giám sát bảo vệ, hệ thống thanh cái đồng, đèn báo nút nhấn, truyền thông xa…Vỏ tủ điện: được thiết kế, chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Kích thước vỏ tủ điện được thiết kế phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, công suất.
Phân loại tủ ATS
Dựa vào các tiêu chí mà có nhiều cách để phân loại tủ ATS như:
Theo loại thiết bị đóng cắt:
Tủ ATS dùng contactor (dòng nhỏ và vừa)Tủ ATS sử dụng MCCB (dòng vừa và lớn)Tủ ATS dùng ACB (dòng lớn)
Tủ ATS theo bộ điều khiển thì có:
Tủ ATS sử dụng các bộ điều khiển có sẵn của các hãng SOCOMEC, SCHNEIDER, OSEMCO, OSUNG,…Tủ ATS sử dụng các rơle thời gian và rơle trung gian, bộ logo tự chế
Phân loại tủ ATS theo số cực:
2 cực3 cực4 cực
Ngoài ra, tủ ATS còn được phân theo dòng điện định mức, theo môi trường lắp đặt như: trong nhà, ngoài trời,…
Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống ATS máy phát điện
Hiện nay có rất nhiều loại tủ ATS khác nhau sử dụng cho máy phát điện gia đình, máy phát điện công nghiệp, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha. Tuy nhiên, chúng có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau.
Khi hệ thống điện đang hoạt động mà xảy ra các sự cố như (mất pha, mất trung tính, giảm áp, cao áp,…) thì tủ chuyển nguồn tự động ATS sẽ có nhiệm vụ:
Gửi tín hiệu về cho máy phát điện và thực hiện khởi động (kích hoạt) hệ thống máy phát điện dự phòngKhi máy phát đã vận hành ổn định, đủ thời gian để làm nóng máy – Warm Up Timer (mặc định là 10 giây) và điện máy phát ra đạt giá trị trong ngưỡng cho phép thì tủ ATS tự động đóng nguồn điện của máy phát và cung cấp ra phụ tải.Duy trì trạng thái ổn định của máy phát điện
Khi có điện trong nguồn lưới trở lại trong tình trạng ổn định, (Đạt tiêu chuẩn yêu cầu về pha và điện áp) thì nhiệm vụ của bộ chuyển nguồn ATS là:
Ngưng nguồn cung cấp điện từ máy phát khỏi phụ tải.Sau đó đóng nguồn điện từ điện lưới vào tải.Khi lưới điện đã cung cấp ra phụ tải thì tủ ATS duy trì cho máy phát điện tiếp tục vận hành không tải thêm một thời gian để đảm bảo tuổi thọ cho máy.
Ngoài ra, còn có những bộ tủ ATS cao cấp có thể kết hợp đồng bộ với nhiều máy phát để đảm bảo công suất và sự phòng khi có sự cố về máy phát.
Cách lựa chọn hệ thống tủ ATS máy phát điện
Việc lựa chọn hệ thống tủ chuyển nguồn ATS máy phát điện phải theo nhu cầu sử dụng của người dùng và phải xác định được các vấn đề sau:
Xác định công suất cung cấp của tủTính toán theo công suất của máy phát điện và khu vực được ưu tiên sử dụng.Vị trí lắp đặt, nhiệt độ, tình trạng thiết bị phải đảm bảo an toànKết nối được với hệ thống kiểm soát của người vận hành, báo cáo thông tin sự cố (nếu có).
Giá bộ tủ chuyển nguồn ATS cho máy phát điện bao nhiêu tiền?
Hiện nay tủ chuyển đổi nguồn ATS có giá bán khác nhau, tùy vào công suất, hãng sản xuất, đơn vị cung cấp,… Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, cũng như giá cả hợp lý thì quý khách hàng nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có tên tuổi trên thị trường để lựa chọn đặt mua.
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
Bạn đang cân nhắc sắm một chiếc máy phát điện xoay chiều 3 pha nhưng chưa biết loại máy này có thực sự phù hợp hay không. Đừng lo lắng! YP.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ nhất. Dưới đây là một số điều cơ bản bạn nên biết về dòng máy phát điện 3 pha để có sự lựa chọn phù hợp.
Khái niệm đơn giản về máy phát điện xoay chiều 3 pha
Chúng ta cùng tìm hiểu máy từ khái niệm đơn giản nhất. Máy phát điện xoay chiều ba pha được định nghĩa là gì?
Là một loại máy phát điện, sản xuất ra dòng điện bằng cách biến đổi cơ năng thành điện năng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.Là máy sinh ra dòng điện xoay chiều 3 pha. Dòng điện do máy phát điện 3 pha tạo ra là dòng điện xoay chiều công suất cao. Thêm nữa, dòng máy này có chức năng cung cấp điện cho những mạng lưới điện trong hệ thống sử dụng điện 3 pha. Vì vậy, máy phát điện xoay chiều ba pha thường được dùng trong hoạt động sản xuất của cơ quan, nhà máy, xí nghiệp kinh doanh có quy mô vừa và lớn trở lên…
Cấu tạo cơ bản của máy phát xoay chiều 3 pha
Tương tự dòng xoay chiều 1 pha, máy phát điện xoay chiều ba pha gồm có 2 bộ phận chính: stator và rotor, được lắp đặt như hình dưới đây.
Rotor (phần quay): Là 1 nam châm vĩnh cửu xoay quanh trục cố định ở giữa vòng tròn, với tốc độ quay không thay đổi.Stator (phần đứng yên): Gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau (số vòng dây, kích thước), cố định trên vòng tròn với góc lệch 120 độ.
Ngoài ra, máy phát điện xoay chiều còn được cấu tạo bởi các bộ phận như: bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện, bạc lót, giá đỡ và vỏ máy. Đồng thời, các bộ phận của máy sẽ được điều chỉnh tương ứng với mẫu mã và giá thành khác nhau.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha vận hành dựa trên nguyên lý nào?
Giống dòng xoay chiều 1 pha, máy phát ba pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nhờ cơ năng, rotor quay liên tục với tốc độ không đổi, tạo ra từ trường khiến điện áp xuất hiện ở 2 đầu mỗi cuộn dây. Các cuộn dây có cùng biên độ và tần số sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế, cường độ. Những dòng điện xoay chiều này có tác dụng tương trợ, bổ sung hoạt động để tránh tình trạng quá tải của các pha.
Ưu, nhược điểm của máy phát điện 3 pha so với máy 1 pha
Ưu điểm của máy phát điện xoay chiều ba pha so với dòng 1 pha:
Đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng cao, liên tục, ổn định (trên 1000W) và trong thời gian dài. Thích hợp cho máy móc cỡ lớn hoặc mạng lưới điện của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô vừa và lớn trở lên.Dùng được cho cả thiết bị 3 pha và 1 pha (thiết bị 1 pha cần có máy chia pha).Tiết kiệm dây dẫn khi truyền tải điện nặng so với việc sử dụng dòng máy phát điện xoay chiều một pha.Cấu tạo động cơ máy dùng điện 3 pha đơn giản và có hiệu năng tốt hơn.
Tuy nhiên, chính vì mục đích sử dụng của máy chủ yếu dành cho doanh nghiệp quy mô lớn nên máy phát điện 3 pha có một số nhược điểm đi kèm như: Chi phí đầu tư cao, sửa chữa cần kỹ thuật viên tay nghề bài bản. Vì vậy, bạn nên lựa chọn máy tùy theo mục đích sử dụng thực tế để khai tác tối đa hiệu quả và giảm thiểu chi phí.
Ứng dụng trong thực tế của máy phát điện xoay chiều 3 pha
Điện rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhất là những doanh nghiệp lớn, mất điện có thể khiến máy móc gặp sự cố và việc sản xuất gián đoạn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Do đó, các loại máy phát điện xoay chiều ba pha thường được dùng trong các tòa nhà, trung tâm thương mại, nhà máy xí nghiệp… để đề phòng tình trạng quá tải, cắt điện hoặc sự cố không đáng có về mạng lưới điện.
Bên cạnh đó, rất nhiều gia chủ cần đảm bảo mạng lưới điện ổn định cho sinh hoạt gia đình, kinh doanh phòng ốc, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn… cũng luôn lưu ý tới nguồn điện dự trữ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các dòng máy phát điện xoay chiều 3 pha ngày càng nhiều hơn.
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
Máy phát điện 3kW chạy được những thiết bị gì mà vẫn đảm bảo dòng điện ổn định?
Mặc dù có tên là máy phát điện 3kW nhưng bạn không nên dùng máy đến ngưỡng công suất này. Giống như tất cả các thiết bị khác, máy phát điện sẽ chạy ổn định và bền nếu bạn dùng với công suất khoảng 75%-90% công suất của máy. Vì vậy, bạn nên chạy máy với công suất 2.25kW -2.7kW để máy hoạt động tốt nhất.
Với công suất để máy đạt trạng thái tốt nhất, máy phát điện 3kW dùng cho các hộ gia đình hoặc văn phòng làm việc nhỏ (khoảng 4-5 người) sẽ vừa phải và tránh lãng phí. Bạn có thể dùng các thiết bị thường có như: đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tủ lạnh, quạt, điều hòa, máy bơm nước, motor cửa cuốn tự động, nồi cơm, ấm đun nước. Với văn phòng làm việc nhỏ, máy phát điện có thể cung cấp điện tạm thời cho máy tính để bàn, laptop, quạt, đèn chiếu sáng… để công việc không bị gián đoạn.
Chúng tôi sẽ cung cấp các thiết bị cơ bản giúp bạn tham khảo phân chia điện hợp lý.
Công suất tham khảo các thiết bị điện thường dùng
Tên thiết bịCông suất tiêu thụ/ giờ (W)Đèn chiếu sáng (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang)50Tủ lạnh 120L120Quạt cây50Điều hòa 90001000Máy bơm nước200Motor cửa cuốn tự động180Nồi cơm500Ấm đun nước210 (để đun sôi 1 ấm)Máy tính150
Như vậy, nếu dùng máy phát điện 3kW cho văn phòng cỡ nhỏ thì có thể cung cấp điện cho 4 máy tính, 2 quạt cây, 2 đèn chiếu sáng hoạt động liên tục trong 3 giờ đồng hồ. Nếu có nhu cầu sử dụng lâu hơn, bạn nên cân nhắc giảm bớt thiết bị điện cho phù hợp.
Top máy phát điện 3kW Hyundai bán chạy hiện nay:
1. Máy phát điện 3kW Hyundai DHY36CLE
Thông số chi tiết của máy:
Công suất liên tục2.7kVACông suất tối đa3kVADung tích bình nhiên liệu12.5LTiêu hao nhiên liệu0.87LThời gian chạy liên tục5.8 giờ (75% công suất)Đầu ra13.6A/220V/50HzKích thước680 x 455 x 545 (mm)Trọng lượng70kg
2. Máy phát điện 3kW Hyundai HY3100L
Thông số kỹ thuật tương ứng:
Công suất liên tục2.5kVACông suất tối đa2.8kVADung tích bình nhiên liệu13LTiêu hao nhiên liệu1.3LThời gian chạy liên tục20 giờ (50% công suất)Đầu ra12.1A/230V/50HzKích thước610 x 490 x 490 (mm)Trọng lượng43kg
3. Máy phát điện 3kW Hyundai HY3100LE
Thông số kỹ thuật dòng:
Công suất liên tục2.5kWCông suất tối đa2.8kWDung tích bình nhiên liệu13LTiêu hao nhiên liệu1.3LThời gian chạy liên tục20h (50% công suất)Đầu ra12.1A/230V/50HzKích thước610 x 490 x 490 (mm)Trọng lượng46kg
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
Sử dụng máy phát điện chạy xăng có ưu điểm là dễ mua nhiên liệu. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn không khỏi thắc mắc làm thế nào để sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng an toàn, do xăng là một loại nhiên liệu dễ gây cháy nổ. Hiểu nỗi lo lắng này, YP.VN sẽ hướng dẫn bạn cách dùng dòng máy phát bằng xăng vừa an toàn, vừa tiết kiệm.
3 bước cần kiểm tra trước khi vận hành máy phát điện chạy xăng
Bước đầu tiên trong cẩm nang “hướng dẫn cách sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng” được mọi anh thợ sửa thiết bị điện máy thuộc lòng đó là kiểm soát khâu chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị nhiên liệu cho máy phát. Máy phát điện nên được nạp đủ xăng; lượng dầu nhớt và chất làm mát đã được bơm đầy bình chứa.
Trước khi vận hành máy phát điện chạy xăng hay bất kỳ loại máy điện nào khác, bạn cũng sẽ được khuyên đặt máy tránh xa bình gas, bật lửa, khu bếp và không hút thuốc để đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ. Bạn cũng nên tránh để máy hoạt động ở nơi quá ẩm ướt như: trời quá nồm, mưa; tránh môi trường thiếu khí như tầng hầm, phòng kín…
Thứ ba, bạn cần kiểm tra kỹ các ốc vít và đảm bảo các bộ phận của máy nằm đúng vị trí.
Cách sử dụng, vận hành máy phát điện chạy xăng
Sau khi kiểm tra kĩ càng máy móc, chúng ta có thể tiến hành chạy máy theo từng dòng máy như sau:
Cách chạy máy khởi động bằng tay quay
Lắp tay quay vào trụcXoay cần giảm áp phía trên và tiến hành quay từ từ để Khi động cơ đã có đà quay, tiếp tục quay với tốc độ nhanh thì máy sẽ tự khởi độngTách tay quay ra khỏi máy phát điện
Cách sử dụng máy phát điện chạy xăng khởi động bằng dây giật
Tương tự máy dùng tay quay, ban đầu bạn cần kéo dây với tốc độ chậm, vừa phải để tạo đà quay cho động cơ.Khi máy bắt đầu quay theo đà, cần giật với tốc độ tăng dần để máy khởi động với tốc độ ổn định.Chạy máy từ 3-5 phút trước khi dùng để cung cấp điện cho các thiết bị. Điều này sẽ giúp nhiên liệu tới đầy đủ các bộ phận và máy có thể cung cấp dòng điện ổn định hơn.
Khi chạy máy, bạn cần lưu ý: Nếu phát hiện có tiếng động lạ hoặc có khói thoát ra từ máy phát điện, bạn cần tắt ngay nguồn để điều chỉnh lại le gió cho đúng vị trí.
Thao tác khi sử dụng xong máy phát điện chạy xăng
Không nên trực tiếp rút nguồn điện khi máy đang chạy (trừ trường hợp máy gặp sự cố bốc khỏi, phát ra tiếng động lạ). Bạn nên từ từ giảm tải công suất máy, xoay cần gạt về vị trí cũ, làm gọn dây cắm, khóa van nhiên liệu và để máy nguội tự nhiên.
Thêm vào đó, vệ sinh máy sạch sẽ và kiểm tra kỹ các bộ phận của máy để đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ, bung ốc. Cuối cùng, hãy đặt máy ở một chỗ thoáng khí, tránh ẩm và nóng quá mức. Đó là một quy trình sử dụng máy phát điện chạy xăng đơn giản nhưng an toàn và đảm bảo tiết kiệm điện, nhiên liệu hiệu quả.
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
So với việc bỏ tiền để cân chỉnh lại hệ thống máy phát điện đang có, thì việc sử dụng thêm tủ hòa đồng bộ sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự cố về điện hơn. Vậy tủ hòa đồng bộ có chức năng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu một số thông tin về thiết bị này nhé.
Tủ hòa đồng bộ máy phát điện là gì?
Tủ hòa đồng bộ máy phát điện là thiết bị được thiết kế để đưa 2 hoặc nhiều máy phát điện đang làm việc độc lập vào một hệ thống làm việc song song cùng nhau.
Tủ có chức năng như sau:
Sử dụng tủ hòa đồng bộ máy phát điện giảm thiểu nguy cơ nguồn điện xảy ra sự cố, do chức năng của tủ sẽ tự khởi động máy phát dự phòng, hòa đồng và “chia sẻ công việc” với máy đang quá tải.Sử dụng tủ này để quản lý phụ tải, quyết định số lượng máy cần chạy theo công suất của phụ tải.Giúp điều chỉnh tốc độ, kích từ cho máy phát điện, đóng cắt máy khi cần thiết.
Ý nghĩa thiết kế tủ đồng bộ máy phát điện
Tủ được thiết kế, chia ngăn phân biệt cho điều khiển tổng và ngăn điều kiển từng máy phát độc lập. Người dùng có thể chọn chế độ tự động hoặc thủ công bằng tay.
Các tủ hòa đồng bộ đời cao được thiết kế chuyên biệt và nâng cấp. Nhờ vậy, việc sử dụng loại tủ này sẽ giúp thay đổi, nâng cao công suất dễ dàng, không gây ảnh hưởng tới hệ thống sẵn có. Bên cạnh đó, tốc độ hòa đồng bộ được cải thiện và người dùng có thể quản lý trực tiếp hoạt động của máy thông qua mạng internet, điều khiển máy từ xa.
Ngoài ra, so với những phiên bản đầu tiên, hiện tại các tủ đều có thêm chứ năng cảnh báo tính hiệu qua đèn, màn hình hoặc âm thanh. Các sự cố xảy ra cũng được lưu trữ để nhân viên kỹ thuật có cơ sở kiểm tra, bảo dưỡng máy tốt hơn.
Ứng dụng của tủ hòa đồng bộ
Trong trường hợp: có nhiều máy phát điện dư, công suất khác nhau và khác với công suất bạn cần để sinh hoạt hay duy trì hoạt động sản xuất thì tủ hòa đồng bộ sẽ được ứng dụng để đưa các máy phát điện này 1 thành hệ thống, cung cấp đúng công suất yêu cầu.
Bởi vậy mà, hòa đồng bộ máy phát điện có vai trò quan trọng trong việc giữ hoạt động của các vùng này một các liên tục, thông suốt. Bởi vậy mà tủ thường được sử dụng phổ biến ở các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, bệnh viện, khu nghiên cứu…
Về giá thành thì mỗi hệ thống máy phát điện sẽ có những công suất khác nhau nên hệ thống tủ hòa động bộ cũng có giá khác nhau. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều nơi cung cấp tủ hòa đồng bộ báo giá không giống nhau, do đó bạn nên tham khảo thật kĩ trước khi có quyết định mua.
Điều kiện cần để cài đặt tủ hòa đồng bộ
Để sử dụng tủ hòa đồng bộ, máy của bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện như:
Rơ le kiểm tra hòa đồng bộ có góc lệch pha nhỏ hơn 20 độ.Bộ hòa đồng tự động có sai lệch tần số nhỏ hơn 0,3 Hz, sai lệch hiệu điện thế không quá 5% và góc lệch pha khi hòa đồng bộ nhỏ hơn 5 độ.Hiệu điện thế đo được ở máy phát điện và thanh cái nằm trong khoảng 80-110% so với giá trị định mức.
Khi đáp ứng đủ những điều kiện này, việc hòa đồng bộ 2 hay nhiều máy phát điện sẽ diễn ra dễ dàng và tránh được nhiều sự cố xảy ra.
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
Để có máy phát điện có thể hoạt động thì cần có ắc quy đề khởi động, bài viết tổng hợp vài lưu ý giúp Quý Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí, tìm mua ắc quy máy phát điện phù hợp để thiết bị luôn hoạt động trơn tru hiệu quả.
Ắc quy là một phần không thể thiếu trong Hệ thống máy phát điện. Nhiều nhà cung cấp máy phát điện thống kê lý do phổ biến nhất gây ra lỗi máy phát điện là do ắc quy bị hỏng. Trong bài viết này, YP.VN sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về máy phát điện, vai trò và chức năng của ắc quy trong hệ thống máy phát, cách đấu nối ắc quy(nhiều ắc quy) khi thay thế, bảo dưỡng định kỳ nâng cao tuổi thọ sử dụng và chọn mua ắc quy phù hợp.
Máy phát điện là gì? chia làm những loại nào?
Để đơn giản, chúng ta có thể hiểu Máy phát điện là “một cỗ máy mà năng lượng cơ học được biến đổi thành năng lượng điện”. Không chỉ ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp mà ngày nay, máy phát điện còn được sử dụng đa dạng hơn trong các lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp và y tế, đời sống….
Dựa vào công suất, chúng máy phát điện được chia làm các loại như:
Máy phát điện xoay chiềuMáy phát điện xoay chiều 3 phaMáy phát điện xoay chiều 1 phaMáy phát điện 1 chiều
Vai trò của ắc quy đối với máy phát điện là gì?
Vai trò chính của ắc quy là cung cấp năng lượng cho bộ khởi động động cơ máy phát điện khi cơ sở bị mất điện. Tuỳ thuộc vào cấu hình thiết lập của hệ thống mà ắc quy có thể cung cấp:
Năng lượng cho hoạt động của Bảng điều khiển kỹ thuật số.Trong quá trình máy phát điện hoạt động, nguồn điện từ ắc quy có thể cung cấp năng lượng cho các ngăn phụ, động cơ nhỏ hoạt động trên dòng điện một chiều và bất kỳ thiết bị được cung cấp điện một chiều nào bên trong máy phát.Nếu bộ ắc quy thứ cấp hoặc ắc quy dự phòng nằm trong máy phát điện, nguồn ắc quy chính có thể cung cấp nguồn điện dự phòng cho bộ ắc quy thứ cấp hoặc bộ dự phòng.
Bộ sạc ắc quy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của máy phát?
Để đảm bảo tổ máy phát điện sẽ khởi động theo yêu cầu, ắc quy cần phải được bảo dưỡng và sạc đầy mọi lúc. Hầu hết các máy phát điện ngày nay đều có tính năng sạc ắc quy tự động. Đối với các máy phát điện cũ hơn không có tùy chọn bộ sạc ắc quy, phải sử dụng bộ sạc di động khi điện áp giảm xuống dưới mức tối thiểu. Một số tùy chọn bao gồm:
Đã cài đặt bộ sạc ắc quy nhưng phải được kích hoạt bằng tay: thường có tính năng tự động ngắt khi sạc pin. Bộ sạc này phải được ngắt theo cách thủ công sau khi sạc xong.Bộ sạc ắc quy kết nối với Bảng điều khiển điện tử. Sạc nhỏ giọt theo yêu cầu với tính năng ngắt tự động.
Nhiều hệ thống máy phát điện có thể có ắc quy dự phòng. Tùy thuộc vào các thế hệ máy phát điện, các hệ thống này có thể có:
Hệ thống báo động và giám sát trong không gian cục bộ và từ xa.Sử dụng bộ chuyển đổi để thay đổi AC thành DC để sạc ắc quySử dụng biến tần để thay đổi DC thành AC cho các cảnh báo và chỉ thị.
Hướng dẫn kiểm tra ắc quy máy phát điện
Bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ là việc làm cần thiết giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động của ắc quy và giảm thiểu các sự cố phát sinh không mong muốn. Dưới đây là các gợi ý bảo quản và sử dụng ắc quy hiệu quả để đảm bảo bình ắc quy máy phát điện hoạt động ổn định.
Đo điện áp
Đo kiểm tra điện áp ắc quy là việc làm cần thiết đối với bất kỳ ắc quy nào khi đã được đấu nối lên hệ thống. Ắc quy cần được đo điện áp định kỳ bằng thiết bị kiểm tra ắc quy chuyên dụng sau mỗi 6 tháng, điện áp đạt yêu cầu là từ 12.5V – 12.8V.
Kiểm tra các mối nối
Trong quá trình sử dụng, các đầu nối giữa cáp và ắc quy có thể bị lỏng bởi nhiều nguyên do như: lực siết chưa đủ, hệ thống máy phát điện rung lắc trong quá trình vận hành…. Các mối nối giữa ắc quy và máy phát điện cần được siết chặt lại để tránh hiện tượng mô ve khi hoạt động.
Kiểm tra tỉ trọng dung dịch
Đối với ắc quy khô: Không cần bảo dưỡng, thay thế định kỳ theo kế hoạch.Đối với ắc quy nước: Cần có kế hoạch theo dõi định kỳ như đo tỉ trọng dung dịch, luôn đảm bảo tỉ lệ dung dịch đạt từ 1.26 - 1.28 cho cả 3 ngăn, Dung dịch bình ắc quy luôn trong mức yêu cầu.
Có kế hoạch thay thế định kỳ
Mỗi một sản phẩm đều có tuổi thọ sử dụng nhất định, trong điều kiện lý tưởng, ắc quy có thể hoạt động ổn định từ 2 – 4 năm. Thay thế định kỳ là biện pháp để đảm bảo hệ thống máy phát điện luôn luôn hoạt động ổn định.
Khi thay thế ắc quy cho máy phát điện cần chú ý
Khi thay thế ắc quy cho máy phát điện chúng ta cần chú ý đến điện áp của của ắc quy. Đa phần các máy phát điện đều sử dụng ắc quy có điện áp là 12VDC. Nếu yêu cầu ắc quy thứ 2 thì hệ thống sẽ được đấu nối song song.
Lưu ý: Đối với một số dòng máy phát điện của Nhật bản thường sử dụng 2 ắc quy có điện áp là 6VDC và được mắc nối tiếp thành 12VDC. Tại Việt Nam đa phần điện áp của ắc quy là 12VDC, kiểm tra kỹ thông số ắc quy trước khi thay thế để tránh xung điện làm hỏng bảng mạch của máy phát điện.
Nguồn: mayphatdientcl.com
-
Một trong những lỗi mà người dùng hay gặp phải khi sử dụng máy phát điện đó chính là hiện tượng không đủ điện áp hoặc không có điện áp ra. Vậy nguyên nhân và cách xử lý máy phát điện không đủ điện áp như thế nào? Mời các bạn hãy cùng YP.VN đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:
1. Sử dụng nguyên liệu không đúng với máy hoặc bị bẩn.
Cách sửa chữa:
Tiến hành kiểm tra lại nhiên liệu và xả hết nhiên liệu tồn đọng trong máy ra. Sau đó, lựa chọn đúng nhiên liệu dành cho máy của bạn.
2. Máy phát điện hoạt động quá chậm.
Cách khắc phục:
Tiến hành kiểm tra dây đai của máy, có thể do bị chùng hoặc bị lỏng. Bạn cần điều chỉnh lại cho chuẩn với máy hoặc tăng ga lên.
3. Do nhiên liệu vào xi lanh không đủ
Khi gặp tình trạng này là do:
Ít nhiên liệu trong thùng, trong hệ thống có không khí hoặc bầu lọc nhiên liệu bẩn.Bơm cung cấp nhiên liệu bị hỏng, dây bị bẹp hoặc các ống dẫn nhiên liệu bị bẩn.Xu páp thoát ở nắp bơm không tốt, kẹt van triệt hồi, bụi bẩn lọt vào triệt hồi.Do điều chỉnh BCA bị sai lệch, đai (hoặc là vành răng) trên pít tông BCA bị hỏng.
4. Do nhiên liệu phun vào xi lanh quá sớm hoặc muộn.
Cách khắc phục: cân bơm lên động cơ sai và mòn cơ cấu truyền động của bơm.
5. Do nhiên liệu máy phát điện phun kém.
Cách xử lý là kiểm tra:
Kim phun đóng muội than hoặc gãy lò xo vòi phun.Kim phun rò rỉ nhiên liệu hoăc áp suất khởi phun thấp.
6. Do thời gian phun của máy không bình thường.
Cách khắc phục: là bạn tiến hành kiểm tra điều chỉnh sai lệch con đội và mòn trục cam bơm.
7. Do lực cản trên đường hút tăng lên và gây ra đối áp trên đường xả.
Cách khắc phục là tiến hành kiểm tra bầu lọc không khí, bộ tiêu âm ống xả, ống dẫn có bị bẩn hay không.
8. Do tốc độ quay của trục khuỷu động cơ ở dưới mức bình thường.
Cách khắc phục là bạn kiểm tra và điều chỉnh bộ điều tốc bị sai khiến động cơ chạy quá tải.
9. Không khí từ xi lanh ở kỳ nén và ở sản phẩm cháy lọt ra ngoài.
Cách khắc phục là tiến hành kiểm tra:
Khe hở xu páp của động cơ không đúng, các xu páp bị treo, bị mòn hoặc cháy.Bạc xéc măng bị kẹt hoặc hệ thống bôi trơn hư hỏng.
Các lỗi thường gặp khác ở máy phát điện
Bên cạnh lỗi máy báo không đủ điện, thì người dùng còn gặp rất nhiều lỗi khác khi sử dụng máy phát điện. Các lỗi thường gặp khác khi sử dụng máy phát điện đó là:
1. Dòng tải tăng đột biến
Nguyên nhân có thể là do bị quá tải, ngắn mạch ngoài, chập trong các vòng dây hoặc chập đất 1 pha tại cuộn dây stato. Lúc này bạn kiểm tra các bộ phận trên, nếu hỏng thì thay thế.
2. Máy phát điện không có điện áp ra
Tình trạng không có điện áp ra có thể là do hệ thống dây dẫn bị đứt hoặc là tiếp xúc không tốt. Bên cạnh đó có thể là do nhiều nguyên nhân khác như nổ tụ, AVR hỏng, cháy Diode từ hoặc là cháy đầu phát,…
3. Máy hoạt động xả khói đen và khói xám
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này đó là do nhiên liệu cháy không hoàn toàn, khiến cho một lượng dầu vào xupap làm cho xupap bị hở.
Cách khắc phục vô đó là bạn kiểm tra xem xupap có bị hở hay không. Nếu hở thì ta phải tiến hành xoáy xupap, lúc đó sẽ bị hết khói.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã biết nguyên nhân và cách khắc phục máy phát điện không đủ điện áp cũng như các lỗi thường gặp khác.
Nguồn: muasieunhanh.com
-
Nhiều người tiêu dùng mua phải máy phát điện cũ kém chất lượng. Bởi họ chưa có nhiều kinh nghiệm. uy mua máy phát điện cũ sẽ tiết kiệm được chi phí ban đầu bỏ ra rất nhiều so với việc mua mới. Vì vậy, hãy cùng yp.vn tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm lựa chọn máy phát điện cũ phù hợp và chất lượng qua bài viết dưới đây.
1. Lựa chọn Máy phát điện có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng
Nếu bạn mua sử dụng cho hộ gia đình, cần tính toán những vật dụng cần thiết mà máy phát điện sẽ đáp ứng như: tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, đèn chiếu sáng, quạt... Với nhu cầu này, bạn chỉ cần lựa chọn loại công suất vừa và nhỏ từ 2 đến 4kW.
Nếu bạn mua máy phát điện nhằm mục đích sử dụng cho nhà hàng, khách sạn hay doanh nghiệp sản xuất, cần tính toán cụ thể lượng công suất cần có là bao nhiêu. Nếu lựa chọn máy phát điện sử dụng cho công ty, bạn nên lựa chọn loại có công suất lớn hơn 4kW
2. Lựa chọn máy phát điện chạy dầu hay máy phát điện chạy xăng?
Nếu bạn sử dụng máy 5kVA trở xuống và chi phí eo hẹp thì nên lựa chọn máy phát điện chạy xăng. Việc mua máy phát điện chạy xăng sẽ khá rẻ, tốc độ động cơ nhanh hơn, khí thải của động cơ cũng chứa ít muội than hơn.
Máy phát điện chạy dầu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nếu bạn sử dụng máy công suất lớn hoặc có khả năng đầu tư ban đầu tốt hơn. Tuy số tiền chi trả ban đầu cao hơm nhưng quá trình vận hành sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và độ bền sẽ cao hơn.
Máy phát điện sử dụng động cơ Xăng sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xilanh nhờ tia lửa điện ở bugi. Máy phát điện sử dụng động cơ Diesel sinh công nhờ vào quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xilanh mà không có bugi.
3. Lựa chọn thương hiệu máy phát điện nào?
Các dòng máy phát điện Nhật bãi như: Denyo, Fujihaia, Komatsu, Misubishi, Yamaha là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là những thương hiệu lớn đã được khẳng định trên thị trường Nhật cũng như quốc tế về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, độ bền, độ ổn định cao…
Tuy nhiên, chính vì chất lượng vượt trội nên giá thành của các dòng máy này không hề rẻ. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm 1 số mã máy phát điện khác như: Total, Bgas, FEG, YATO... với giá thành rẻ hơn mà cũng rất tiện ích và được nhiều người dùng ưa chuộng.
Lưu ý khi mua máy phát điện cũ, không nên mua các dòng máy được dựng lại, thay đổi củ phát điện, máy nổ… Bởi việc sử dụng các thiết bị không đồng bộ có thể dẫn đến độ ổn định kém.
4. Lựa chọn địa chỉ bán máy phát điện cũ uy tín
Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi đi mua máy phát điện (cả máy cũ lẫn máy mới) là phải lựa chọn cơ sở bán hàng uy tín, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, có chế độ bảo hành tốt.
Điều cuối cùng là chính sách bán hàng của nhà cung cấp ra sao? Hãy chọn những nhà cung cấp có chế độ sau bán hàng tốt như bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa sau bán hàng của họ có tốt hay không cũng là điều bạn nên cân nhắc khi chọn đối tác cung cấp máy cho mình. Điều đó thể hiện sự uy tín về chất lượng cho họ.
Hy vọng bài viết YP.VN đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn máy phát điện cũ chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nguồn: vatgia.com
-
Muốn biết máy phát điện 2kW chạy được những thiết bị gì, hãy xem ngay thông số kỹ thuật!
Bên cạnh các dòng máy phát điện công suất hơn 10kW, các dòng máy cầm tay, mini có công suất nhỏ như máy phát điện trong khoảng 2kW đang được một lượng lớn khách hàng săn lùng. Nguyên nhân là do máy phát công suất 2kW khá phù hợp với nhu cầu cơ bản của 1 hộ gia đình 3, 4 người.
Đa số bảng thông số kỹ thuật đều có 2 số liệu. Ví dụ máy phát điện HY20CLE Hyundai có công suất 2.2kW – 2.5kW. Để trả lời cho câu hỏi ban đầu, bạn chỉ cần quan tâm tới con số tối thiểu, tức công suất liên tục của máy, ở đây là 2.2kW.
Một máy phát điện 2kW chạy được bao nhiêu thiết bị?
Đa số các hãng sản xuất máy phát điện sẽ đưa ra 1 con số để máy đạt trạng thái tốt nhất: Công suất tổng của tất cả các thiết bị nhỏ hơn từ 10 – 25% công suất tối thiểu của máy. Tức là, với một máy phát điện 2kW, tổng thiết bị điện chỉ nên có công suất tối đa 1.8kW. Chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê công suất của các thiết bị điện cơ bản trong bảng dưới đây.
Danh sách các thiết bị tiêu thụ điện cơ bản trong một hộ gia đình
(Giả sử hệ số công suất của thiết bị đều bằng 1)
STTTên thiết bịCông suất tiêu thụ của thiết bị/ giờ (W)Số thiết bị tối đa/giờ/1 máy phát 2kW (với công suất tối đa 1.8kW)1Quạt máy80 – 200 9-222Bóng đèn20-5036-903Nồi cơm điện350-40044Bàn là95015Tủ lạnh80 226Máy giặt120017Điều hòa800 – 850 28Tivi40459Máy tính150 – 2009-12
Quan sát bảng thống kê trên, chúng ta có thể đưa ra số lượng thiết bị hợp lí dùng với 1 máy phát điện công suất 2kW.
Ví dụ như: Nhà ở mất điện vài giờ, chúng ta nên cấp điện cho tủ lạnh hoạt động để thức ăn không bị hư hỏng, quạt điện trong thời tiết nóng nực, nồi cơm nếu đến giờ nấu nướng. Trong trường hợp này, máy phát điện có thể cung cấp điện liên tục tới 2 giờ.
Nhiên liệu đầu vào của các dòng máy phát điện 2kW
Bên cạnh việc sắm máy phát điện, bạn cần chuẩn bị nhiên liệu để chạy máy. Các dòng máy phát 2kW có thể chạy bằng xăng hoặc dầu diesel.
Dòng máy phát điện 2kW có sức kéo lớn và các chi tiết cấu thành máy tuổi thọ cao hơn dòng chạy xăng. Tuy nhiên dòng máy phát chạy dầu lại đắt đỏ và tạo tiếng ồn, chất thải nhiều hơn dòng dùng xăng. Mỗi dòng đều có ưu và nhược điểm riêng biệt.Vì vậy, bạn có thể cân nhắc chọn mua dòng máy phù hợp với mong muốn của mình.
Hy vọng quý khách hàng đã biết “máy phát điện 2kW chạy được những thiết bị gì” và có thể sử dụng máy một cách hợp lý nhất
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn
-
Máy phát điện không đồng bộ là gì?
Máy phát điện không đồng bộ được xếp vào nhóm máy phát điện xoay chiều. Đây là dòng máy hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khác với máy phát đồng bộ, các dòng máy không đồng bộ có tốc độ từ trường quay trong máy khác so với tốc độ quay của rotor.
Lưu ý: Trong bài này, chúng tôi chủ yếu nhắc tới dòng máy phát điện không đồng bộ 3 pha vì tính ứng dụng trong thực tế của dòng này cao hơn.
Cấu tạo máy phát điện không đồng bộ 3 pha
Máy phát không đồng bộ 3 pha được tạo thành từ 2 bộ phận chính:
Phần tĩnh: Stator, dây quấn stator và lớp vỏ bên ngoài.
Phần vỏ có thể cấu tạo bằng sắt, gang, nhôm hoặc thép tùy vào phương pháp sản xuất và kích thước máy. Ở máy phát 3 pha, phần dây cuốn gồm 3 cuộn dây giống nhau về số vòng, kích thước và lệch nhau góc không đổi 120 độ.
Phần động: Rotor dạng lồng hoặc dây quấn
Ngoài ra, dựa theo cấu tạo, người ta có thể phân loại máy theo 3 cách sau:
Theo kiểu dáng vỏ máy: kín, bảo vệ hoặc hởTheo số pha: dòng 1 pha và 3 phaTheo kiểu dây quấn rotor: dạng lồng sóc hoặc dây cuốn
Nguyên lý làm việc của máy phát điện
Khi hệ thống dòng điện xoay chiều 3 pha chạy vào dây cuối stator sẽ tạo thành từ trường quay. Điều kiện này khiến dòng điện sinh ra ở 2 đầu dây quấn rotor và làm rotor quay cùng chiều từ trường.
Tuy nhiên, tốc độ quay của rotor luôn nhỏ hơn tốc độ quay từ trường và gián tiếp tạo ra dòng điện khác lên stator và đây là dòng điện được sản sinh ra để cung cấp điện cho các thiết bị.
So sánh ưu, nhược điểm của máy phát điện đồng bộ và không đồng bộ
Máy phát điện không đồng bộ 3 phaMáy phát điện đồng bộ 3 phaƯu điểmCấu trúc máy đơn giản, dễ chế tạoDễ sử dụng và bảo hànhChi phí thấpCó thể thay đổi được hệ số công suất, nâng cao hiệu suất vận hành của máy móc, thiết bịNhược điểmSự chênh lệch tốc độ quay của từ trường và dòng điện => hệ số công suất thấpGiá thành cao
Ứng dụng thực tiễn của máy phát điện không đồng bộ
Từ ưu và nhược điểm của từng loại máy phát điện, chúng ta có thể đưa ra kết luận về nhu cầu của từng dòng sản phẩm trên thị trường.
Máy phát điện không đồng bộ 3 pha sẽ thường được sản xuất thành các thiết bị cầm tay, dạng mini – những dòng không yêu cầu công suất quá cao. Các dòng máy này cũng thích hợp với các tua bin gió hoặc các nhà máy nhỏ lẻ.Trong khi đó, dòng máy phát đồng bộ thường được dùng làm máy phát điện chạy bằng dầu, công suất lớn. Thích hợp cho nhu cầu tại công trường, nhà máy, doanh nghiệp quy mô lớn.
Hai dòng máy phát điện không đồng bộ và đồng bộ thuộc 2 phân khúc khác nhau trên thị trường. Các thương hiệu cũng thường cung cấp cả 2 dòng máy phát điện kể trên để chiếm lĩnh thị phần lớn hơn về máy phát điện.
Từ một số kiến thức khái quát về đặc điểm của máy phát điện không đồng bộ, chúng tôi hi vọng bạn đọc có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho từng mục đích khác nhau
Nguồn: mayphatnhapkhau.vn