Các yếu tố đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

Mặc dù vốn là yếu tố cơ bản để đánh giá về mặt tài chính của ngân hàng, nhưng ngoài yếu tố vốn ta cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố khác như: thanh khoản của ngân hàng, cấu trúc rủi ro tích sản, tính chất biến động của các loại tiền gởi và chất lượng quản lý ngân hàng.

Theo quan điểm của Mỹ và một số nước phương Tây, muốn đánh giá một ngân hàng người ta sử dụng 5 chỉ tiêu:

  Chỉ tiêu   Ghi chú
  Tỉ lệ vốn   Các tỉ số về vốn (Vốn chủ sở hữu/Tổng Tài sản, Vốn chủ sở hữu/Tài sản có …)
  Chất lượng tài sản có   Chất lượng tín dụng và các khoản đầu tư
  Tiền lãi   Các tỉ số về thu nhập
  Thanh khoản   Tính thanh khoản trên tài sản, trên cổ phiếu ….
  Chất lượng quản lý   Đội ngũ quản lý, nhân viên, mạng lưới, công nghệ…

Các cơ quan ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn trên để chấm điểm và phân loại ngân hàng tốt, khá, yếu…

ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÓ

Trong quản lý tài sản, có một mặc định rằng Ngân hàng thương mại phải tôn trọng các tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mặc khác phải tránh các rủi ro để tồn tại và kinh doanh có lãi.

Trong cơ chế thị trường các ngân hàng hoạt động trong môi trường đầy rủi ro và không chắc chắn, cũng như lãi suất tương lai và giá cả các loại chứng khoán sẽ ra sao là những điều khó lường trước. Vì thế, những nhà quản lý ngân hàng phải có tầm nhìn xa hơn những lý do kiếm lời đơn thuần.

Để duy trì khả năng thanh toán, một mặt, Ngân hàng thương mại phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Có  trường hợp một ngân hàng có đủ khả năng trừ nợ nhưng lại thiếu thanh khoản để trang trải các nợ tức thời, cũng coi như ngân hàng đó thiếu khả năng thanh toán và có nguy cơ dẫn đến phá sản.

Trong kinh doanh, muốn đứng vững và cạnh tranh được thì ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đẫm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Nếu quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

Khi quản lý kết cấu tài sản có, các ngân hàng thường tính toán và sắp xếp thứ tự ưu tiên như sau:

Dự trữ thứ cấp: bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dể dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng… Dự trữ thứ cấp được dùng để hổ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.

Dự trữ sơ cấp: là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gởi ở Ngân hàng Trung ương, tiền gởi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng.

ĐỐI VỚI TÀI SẢN NỢ

Ngày nay các nhà ngân hàng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến tài sản nợ và coi việc quản lý tài sản nợ như là một yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý, cũng như tăng nguồn bổ sung đối với khả năng thanh toán của ngân hàng.

Quản lý tài sản nợ tức là sử dụng các nghiệp vụ bên nợ của bảng tổng kết tài sản để mở rộng các quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán như bù đắp các khoản dự trữ, hoặc điều tiết những nhu cầu mới về tín dụng. Như vậy, việc quản lý tài sản nợ là việc thu hút nhanh chóng các khoản tiền tệ trên thị trường để tạo khả năng thanh toán

Kỹ thuật quản lý tài sản nợ là nhằm khai thác các nguồn bổ sung quan trọng về khả năng thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, việc quản lý này chỉ là bổ sung, chứ nó không thay thế cho việc quản lý cho tài sản có. Nếu như chú trọng quá đến việc khai thác các nguồn bổ sung mà xem thường các khoản dự trữ thuộc tài sản có sẽ có hậu quả xấu trong hoạt động của ngân hàng, có thể dẩn đến khủng hoảng trầm trọng.

Nguồn: Sưu tầm

Mặc dù vốn là yếu tố cơ bản để đánh giá về mặt tài chính của ngân hàng, nhưng ngoài yếu tố vốn ta cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố khác như: thanh khoản của ngân hàng, cấu trúc rủi ro tích sản, tính chất biến động của các loại tiền gởi… Xem bài viết