Khái niệm và Phân loại Thép thanh vằn

Hiện nay thời đại 4.0, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ. Biểu trưng cho những thành tựu đó là các tòa nhà trung tâm thương mại chọc trời ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những loại vật liệu góp phần không nhỏ vào sự thành công của các công trình chính thép gân hay còn gọi là thép vằn.

Tuy là loại vật liệu quen thuộc trong giới xây dựng nhưng không phải ai cũng biết thép thanh vằn là gì, có những ứng dụng gì trong cuộc sống. Trong bài viết này, YP.VN sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn nhé!

1. Khái niệm tên gọi thép thanh vằn.

Thép thanh gân hay còn gọi là thanh vằn hoặc còn gọi là thép cốt bê tông. Nói một cách giản dễ hiểu là vì trên thanh thép có nhiều gân dập nổi xéo như xương cá và song song, chạy dài đến hết cây thép.

Đường kính phi từ 10mm đến 55mm, ở dạng thanh có chiều dài tiêu chuẩn là 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Được đóng gói theo quy cách từng bó, mỗi bó thép cây có thể nặng từ 1500kg -3000kg tùy kích thước.

Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.

thép thanh vằn

2. Phân loại thép thanh vằn

Thép thanh vằn phi 10,12,14,16,18,20

Thép thanh vằn loại phổ biến có đường kính nhỏ và vừa: phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18, phi 20 tương ứng với đường kính là 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm. Thường được dùng rất phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng và các công trình nhà cao tầng, đường xá, cầu cống,….

Thép thanh vằn phi 22,25,28,32

Thép thanh vằn loại chuyên dụng có đường kính lớn: phi 22, phi 25, phi 28, phi 32 tương ứng với đường kính là 22mm, 25mm, 28mm, 32mm, thường dùng cho các công trình mà vị trị chịu lực bắt buộc đòi hòi phải rất lớn. Ngoài ra tùy theo yêu cầu xây dựng mà có thể sản xuất thép cây với đường kính lớn hơn lên đến 55mm.

Đặc điểm nhận biết

Thép vằn thường có màu xanh xám, có tính năng chống oxy hóa cao nhưng không bằng thép cuộn. Và nổi bật nhất đó chính là độ cứng của thép, không dễ dàng bẻ cong như thép cuộn.

Thép thanh vằn rất dễ nhận biết thông qua một điểm chung đó là các đường sọc gân song song chạy đều hết thanh thép. Hiện tại ở nước ta có nhiều tập đoàn sản xuất thép nổi tiếng, khác nhau như: Thép gân Việt Nhật, Thép gân Pomina, Thép gân Hòa Phát,….Tuy nhiên để phân biệt được sản phẩm thép chính hãng thì cần phải chú ý các đặc điểm sau:

Logo nhận diện: đối với thép thanh vằn Việt Nhật thì có hình hoa mai dập nổi, thép vằn Hòa Phát thì có hình 3 tam giác, thép vằn Miền Nam có chữ V dập nổi, thép gân Pomina thì có hình quả tảo dập nổi…

Mác thép: là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép, theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì hường dùng nhất là 2 loại SD và CB. Ví dụ: SD295, CB300V,…Chi tiết về mác thép các bạn có thể tham khảo Tại đây nhé !

Màu sơn: tương ứng cho mỗi mác thép thì trên đầu của mỗi thanh thép sẽ có màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu đỏ, màu đen, màu trắng, màu xanh, màu cam,….

Nguồn: thegioithep.vn

Hiện nay thời đại 4.0, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ. Biểu trưng cho những thành tựu đó là các tòa nhà trung tâm thương mại chọc trời ở nhiều quốc gia trên thế giới…. Xem bài viết