Thép công nghiệp
-
Năm 2021, sản xuất thép xây dựng đạt hơn 11,3 triệu tấn; tiêu thụ thép trong nước đạt gần 11 triệu tấn, giảm 2,6%; xuất khẩu thép đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tình hình sản xuất thép xây dựng tháng 11 đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ năm 2020, song sản lượng tiêu thụ lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trái với diễn biến trong nước, xuất khẩu thép xây dựng lại có mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị.
VSA cho biết sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11/2021 đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 2,71% so với tháng 10/2021 và tăng 5,6% so với cùng kỳ 2020, tiêu thụ thép xây dựng đạt hơn 872.000 tấn, giảm 26,11% so với tháng trước và giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 11 tháng của năm 2021, sản xuất thép xây dựng đạt hơn 11,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ thép xây dựng đạt gần 11 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo lý giải của đại diện VSA, dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều công trình xây dựng, các dự án bị tạm thời hoãn lại, đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm 2,6%; trong đó tiêu thụ trong nước giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, 11 tháng năm 2021, tăng trưởng bán hàng thép xây dựng tại miền Bắc giảm 11,4%, miền Nam giảm 9,4%, xuất khẩu và miền Trung tăng lần lượt 32% và 17,5%.
Trái lại, xuất khẩu thép xây dựng 11 tháng năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Các yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu như chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc và biến động giá quặng, than Coke và phế vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam.
Với mặt hàng thép cuộn cán nóng, trong 11 tháng năm 2021, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,5 triệu tấn, tăng 68,2% so với cùng kỳ; tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt hơn 6,52 triệu tấn, tăng 75,5% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt hơn 1,2 triệu tấn, tăng 84% so với cùng kỳ 2020.
Ghi nhận tại Tập đoàn Hòa Phát, trong tháng 11/2021, tập đoàn này đã sản xuất 765.000 tấn thép các loại. Trong tháng vừa qua, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ các loại của Hòa Phát đều tăng cao.
Mặt hàng thép xây dựng thành phẩm ghi nhận hơn 271.000 tấn; trong đó riêng xuất khẩu hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Tôn Hòa Phát lần đầu tiên xuất khẩu tới 55.000 tấn/tháng, chủ yếu đến từ nhu cầu với mặt hàng tôn mạ kẽm của thị trường Hoa Kỳ và châu Âu tăng cao.
Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng sản lượng bán hàng thép các loại đạt 8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. Thép xây dựng là 3,5 triệu tấn, tăng 15%; trong đó riêng xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 914.000 tấn, tăng 90%. Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,3 triệu tấn.
Theo nhận định của VSA, nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép xây dựng trong nước gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng. Sắt thép các loại của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.
VSA cũng cho hay, sang năm 2022, với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến năm 2022, tình hình sản xuất và bán hàng thép có thể chững lại khi có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, khả năng dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó khăn.
Dự kiến, tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.
Dù vậy, để đảm bảo cân đối cung cầu năm 2022, VSA khuyến nghị nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài; chủ trì xây dựng và sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Đồng thời hướng dẫn quy trình, sự tham gia của các bên (cơ quan nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp).
Ngoài ra, cơ quan nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Nguồn: vietnamplus.vn
-
Tiêu thụ được 23 triệu tấn thép công nghiệp trong năm 2021, tăng 17% so với năm trước, ngành thép thu về 12,7 tỉ USD từ xuất khẩu, nhưng cũng chi đến 12,2 tỉ USD để nhập khẩu thép các loại.
Theo ông Nghiêm Xuân Đa - chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2021 toàn ngành thép đã tiêu thụ được 23 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó xuất khẩu hơn 14 triệu tấn (gồm thép thành phẩm và bán thành phẩm), tương ứng khoảng 12,7 tỉ USD, đồng thời cũng nhập đến 13 triệu tấn Tiêu thụ được 23 triệu tấn thép công nghiệp trị giá hơn 12,2 tỉ USD, dù giảm 7% về lượng, nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng 2,22 triệu tấn, với các yếu tố thuận lợi được xác định từ hàng loạt chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc, cùng với biến động giá quặng, than Coke, phế liệu vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường thép công nghiệp toàn cầu cũng đã trải qua những thay đổi khi Trung Quốc điều chỉnh các yêu cầu đối với nguyên liệu thô, đồng thời thực hiện các bước cắt giảm sản lượng trong khi các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn.
Đánh giá về triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022, ông Đa cho rằng "sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 xuyên suốt".
Trong đó, ba trọng tâm để duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng.
Nguồn: tuoitre.vn
-
Thép không gỉ là một hợp kim đặc biệt được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người hàng trăm năm nay. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thép không gỉ có phải là inox hay không? và những kiến thúc xoay quanh thép không gỉ như nguồn gốc, phân loại, khả năng chống ăn mòn.
Thép không gỉ là loại thép hợp kim được dùng phổ biến trong cuộc sống của con người. Như chính tên gọi của nó, thép không gỉ mẫn cảm với các tác nhân đến từ môi trường. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh thép không gỉ, trong số đó có hai câu hỏi phổ biến được nhiều người tìm kiếm nhất là thép không gỉ là loại thép gì?, thép không gỉ có phải là inox không?.
Thép không gỉ là gì?
Thép không gỉ là gì?, thép không gỉ là một hợp kim của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau. Trong đó, nguyên tố kim loại cơ bản nhất là sắt (ký hiệu Fe, đứng thứ 26 trong bảng hệ thống tuần hoàn) có ít nhất 10.5% crôm (ký hiệu Cr, đứng thứ 24 trong bảng hệ thống tuần hoàn) cùng một số nguyên tố khác như Carbon, Niken… Tên gọi “thép không gỉ” thực chất là một thuật ngữ trong ngành luyện kim nhằm gọi một danh sách dạng hợp chất kim loại không bị hoặc ít bị ăn mòn, ít biến dạng và mất màu dễ dàng như nhiều loại thép phổ biến khác.
Vậy thép không gỉ có phải là inox không?, câu trả lời là phải. Thép không gỉ chính là inox, đây là một tên gọi khác của loại thép này. Ngoài ra còn nhiều tên gọi phổ biến khác mà mọi người thường hay gọi nhằm nói đến thép không gỉ khác như thép chống ăn mòn, thép inox, thép không gỉ inox hoặc thép mác SUS 301, 304, 201, 316, 316L… Xin lưu ý, mỗi loại mác thép không gỉ inox sẽ có một tỷ lệ pha trộn kim loại khác nhau, tính chất của kim loại thành phẩm cũng khác nhau.
Nguồn gốc thép không gỉ?
Cha đẻ của thép không gỉ inox là ông Harry Brearly, một chuyên gia hàng đầu trong ngành thép người Anh. Vào những năm 1913, bằng nhiều thí nghiệm phức tạp khác nhau ông đã sáng chế ra một loại hợp kim đặc biệt có ưu điểm chống ăn mòn tuyệt vời mà không một loại thép nào hồi đó có được. Công trình nghiên cứu của ông được công bố, mắt xích mấu chốt tạo nên loại thép không gỉ inox đặc biệt này bắt nguồn từ việc giảm thành phần Carbon xuống mức 0.24% và thêm vào đó một lượng crôm tương ứng 12.8%.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hãng thép nổi tiếng của Đức là Krupp đã thực hiện tiếp một số thí nghiệm khác mang tính cách mạng của thép không gỉ. Hãng đã cho thêm nguyên tố kim loại Niken (ký hiệu Ni, đứng thứ 28 trong bảng hệ thống tuần hoàn) vào hỗn hợp theo công trình của Harry Brearly trước đó. Kết quả thật ấn tượng, hợp kim thép mới có khả năng chống ăn mòn axit tốt hơn, mềm và dẻo hơn giúp công việc gia công dễ dàng. Đây chính là tiền đề cho mác thép không gỉ inox 300 và 400 ra đời, phổ biến suốt trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau những năm của cuộc chiến tranh lớn bậc nhất nhân loại. Những năm đầu của thế kỷ 20, W. H Hatfield một chuyên gia ngành thép khác người Anh tiếp tục thực hiện một công trình nghiên cứu khác dựa trên kết quả nghiên cứu của Harry Brearly và Krupp trước đó. Bằng việc thay đổi tỷ lệ các kim loại tham gia, chuyên gia này đã cho ra đời một loại thép không gỉ inox hoàn hảo được sử dụng đến tận ngày nay. Đó chính là thép không gỉ inox 304, theo công bố tỷ lệ crôm và niken trong loại inox 304 lần lượt là 8% và 18%. Vài năm sau, W. H Hatfield cũng là tác giá của loại thép inox mác 321 với tỷ lệ như inox mác 304 nhưng thêm một nguyên tố kim loại khác là titan (tỷ lệ không được công bố).
Phân loại thép không gỉ
Thép không gỉ phổ biến với bốn loại chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic.
Austenitic: Là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
Ferritic: Loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…
Austenitic-Ferritic (Duplex): Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
Martensitic: Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao…
Chống ăn mòn của thép không gỉ
Khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ inox phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim là chính. Tỷ lệ crôm sẽ cho ra một loại mác thép inox khác nhau, trung bình khoảng 10,5% đối với những mác thép không gỉ inox sử dụng trong điều kiện môi trường thông thường, đến 25% đối với những mác inox được sản xuất phục vụ các nhu cầu khắt khe hơn về chất lượng cũng như khả năng chống ăn mòn trong điều kiện môi trường khắc nhiệt.
Thép không gỉ inox chống ăn mòn tốt là nhờ một hiện tượng giới khoa học gọi là sự oxy hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Khi tiếp xúc với môi trường, bề mặt thép không gỉ sẽ hình thành một lớp oxy hoá đến từ kim loại crôm thường là crôm ôxit(III) rất mỏng. Lớp oxy hóa này mỏng đến mức mắt thường không thể nhìn thấy, đồng nghĩa với việc bề mặt kim loại vẫn sáng bóng giúp thép không gỉ vẫn luôn giữ được màu không bị sỉn màu, xuống màu.
Một đặc điểm khác của lớp oxy hóa này chính là hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi nước và không khí nên khả năng bảo vệ lớp thép bên dưới là tuyệt đối trước tình trạng bị gỉ sét hay oxy hóa. Trong ngành kỹ thuật luyện kim cũng có một số kim loại khác có hiện tượng tương tự như nhôm, kẽm, niken. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà các loại kim loại này không được sử dụng phổ biến như thép không gỉ inox trong đời sống của con người.
Nguồn: dungluoi.com
-
Hiện nay thời đại 4.0, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ. Biểu trưng cho những thành tựu đó là các tòa nhà trung tâm thương mại chọc trời ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những loại vật liệu góp phần không nhỏ vào sự thành công của các công trình chính thép gân hay còn gọi là thép vằn.
Tuy là loại vật liệu quen thuộc trong giới xây dựng nhưng không phải ai cũng biết thép thanh vằn là gì, có những ứng dụng gì trong cuộc sống. Trong bài viết này, YP.VN sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn nhé!
1. Khái niệm tên gọi thép thanh vằn.
Thép thanh gân hay còn gọi là thanh vằn hoặc còn gọi là thép cốt bê tông. Nói một cách giản dễ hiểu là vì trên thanh thép có nhiều gân dập nổi xéo như xương cá và song song, chạy dài đến hết cây thép.
Đường kính phi từ 10mm đến 55mm, ở dạng thanh có chiều dài tiêu chuẩn là 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Được đóng gói theo quy cách từng bó, mỗi bó thép cây có thể nặng từ 1500kg -3000kg tùy kích thước.
Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.
2. Phân loại thép thanh vằn
Thép thanh vằn phi 10,12,14,16,18,20
Thép thanh vằn loại phổ biến có đường kính nhỏ và vừa: phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18, phi 20 tương ứng với đường kính là 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm. Thường được dùng rất phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng và các công trình nhà cao tầng, đường xá, cầu cống,….
Thép thanh vằn phi 22,25,28,32
Thép thanh vằn loại chuyên dụng có đường kính lớn: phi 22, phi 25, phi 28, phi 32 tương ứng với đường kính là 22mm, 25mm, 28mm, 32mm, thường dùng cho các công trình mà vị trị chịu lực bắt buộc đòi hòi phải rất lớn. Ngoài ra tùy theo yêu cầu xây dựng mà có thể sản xuất thép cây với đường kính lớn hơn lên đến 55mm.
Đặc điểm nhận biết
Thép vằn thường có màu xanh xám, có tính năng chống oxy hóa cao nhưng không bằng thép cuộn. Và nổi bật nhất đó chính là độ cứng của thép, không dễ dàng bẻ cong như thép cuộn.
Thép thanh vằn rất dễ nhận biết thông qua một điểm chung đó là các đường sọc gân song song chạy đều hết thanh thép. Hiện tại ở nước ta có nhiều tập đoàn sản xuất thép nổi tiếng, khác nhau như: Thép gân Việt Nhật, Thép gân Pomina, Thép gân Hòa Phát,….Tuy nhiên để phân biệt được sản phẩm thép chính hãng thì cần phải chú ý các đặc điểm sau:
Logo nhận diện: đối với thép thanh vằn Việt Nhật thì có hình hoa mai dập nổi, thép vằn Hòa Phát thì có hình 3 tam giác, thép vằn Miền Nam có chữ V dập nổi, thép gân Pomina thì có hình quả tảo dập nổi…
Mác thép: là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép, theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì hường dùng nhất là 2 loại SD và CB. Ví dụ: SD295, CB300V,…Chi tiết về mác thép các bạn có thể tham khảo Tại đây nhé !
Màu sơn: tương ứng cho mỗi mác thép thì trên đầu của mỗi thanh thép sẽ có màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu đỏ, màu đen, màu trắng, màu xanh, màu cam,….
Nguồn: thegioithep.vn
-
Thị trường thép châu Âu chao đảo kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Đã hơn một tháng trôi qua, giá thép Châu Âu vẫn tiếp tục tăng mạnh bởi hoạt động giao hàng bị gián đoạn, các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây, và giá năng lương tăng vọt.
Nga là nhà sản xuất thép công nghiệp lớn thứ 5 thế giới, trong khi Ukraine đứng ở vị trí thứ 14, cả hai kết hợp lại chiếm tổng cộng 1/5 tổng lượng thép công nghiệp nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) trên thị trường Châu Âu đã tăng gần 40% trong 3 tuần qua. Cùng xu hướng đó, giá thép ở Bắc Mỹ và Trung Quốc cũng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn, khoảng 7-8%.
Nhà phân tích Kaye Ayub thuộc công ty tư vấn MEPS International cho biết: “Có vẻ như chắc chắn giá sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Chúng tôi dự báo xu hướng này sẽ kéo dài hết tháng 3 và sang tháng 4”. Theo ông: “Nguồn cung đã bị gián đoạn hàng loạt ở châu Âu, và sẽ mất khá nhiều thời gian để giải quyết điều đó.”
Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu thép công nghiệp hàng đầu thế giới, có thị phần vượt trội, nhất ở ở các thị trường Châu.
Nhà phân tích Andrew Jones của UBS cho biết: “Ở châu Âu, Nga và Ukraine có quyền định giá đối với các nhà máy thép … và việc mất đi khoảng 20% lương thép thành phẩm nhập khẩu từ Nga/Ukraine đã khiến thị trường bị thắt chặt nguồn cung”.
Mặc dù các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây không nhắm mục tiêu cụ thể vào các công ty thép của Nga, nhưng các vấn đề hậu cần và tác động liên đới từ các lệnh trừng phạt đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như vận chuyển thép.
Nga và Ukraine chiếm 1/5 lượng thép nhập khẩu vào EU.
Ngoài lo ngại mất nguồn cung từ Nga và Ukraine, châu Âu cũng đang phải đối mặt với việc giá năng lượng tăng vọt do cuộc xung đột.
Ngành thép của nước khu vực này đã phải vật lộn với chi phí năng lượng cao do việc Nga thực hiện “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đẩy giá dầu và khí đốt tăng đột biến, kéo giá điện tăng theo.
Sản lượng thép từ các lò điện chiếm hơn 40% tổng sản lượng thép Châu Âu, là tỷ lệ cao hơn so với tất cả các khu vực khác.
Sau khi xung đột nổ ra, các nhà sản xuất thép ở Tây Ban Nha như ArcelorMittal và nhà sản xuất thép không gỉ Acerinox đã cắt giảm sản lượng, trong khi hãng Lech-Stahlwerke của Đức ngừng sản xuất ở Bavaria.
Theo nhà phân tích Michael Widmer của Bank of America, tác động đầy đủ của cuộc xung đột vẫn chưa được thể hiện trong dữ liệu sản xuất, nhưng sản lượng thép của châu Âu trong tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất tính theo mùa kể từ năm 2009.
Trong tháng 2, sản lượng thép thô ở Liên minh châu Âu giảm 2,2% so với tháng liền trước, trong khi ở các nơi khác của Châu Âu giảm giảm 4,8%, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy.
Các biện pháp mới cấm các sản phẩm thép thành phẩm của Nga vào Liên minh châu Âu dự kiến sẽ sớm có hiệu lực và các thương nhân đã buộc phải tăng giá do nhận định nguồn cung sẽ còn tiếp tục sụt giảm.
Hôm 12/3, EU thông báo sẽ cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga và cấm xuất khẩu hàng xa xỉ tới Matxcơva. Hôm 16/3, EU thông báo sẽ tăng thuế đối với các sản phẩm thép không gỉ từ Ấn Độ và Indonesia, sau khi xác định chúng được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp không công bằng, trong đó có một số từ Trung Quốc. Những động thái này sẽ càng khiến cho thị trường thép Châu Âu thêm thắt chặt.
Nguồn: Reuters
-
Đổi nguồn (hay còn gọi là máy biến áp) là thiết bị chuyên dùng để chuyển đổi điện áp. Đó có thể là loại từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao, tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Ví dụ, đổi nguồn 220V sang 100V hay 110V, 120V; đổi nguồn từ 100V, 110V hay 120V sang 220V,…
Một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của đổi nguồn là lõi thép. Lõi này có tác dụng làm mạch dẫn từ, đồng thời làm khung để quấn dây. Nó được cấu tạo bởi các lá thép mỏng có độ dày khoảng 0,1 – 0,5mm ghép lại. Các lá thép mỏng đó được gọi là lá thép kỹ thuật điện. Vậy tại sao không phải lõi nguyên khối mà lại phải ghép các lá thép kỹ thuật điện với nhau? Trong bài viết này, hãy cùng YP.VN tìm hiểu về vấn đề đó các bạn nhé!
Khi có dòng điện chạy trong các cuộn dây của máy biến áp sẽ sinh ra một từ trường biến đổi. Từ trường này sinh ra trong lõi thép dòng điện Fuco (hay còn gọi là dòng điện xoáy, dòng điện quẩn).
Dòng điện Fuco luôn sinh ra một từ trường ngược chống lại nguyên nhân gây ra nó. Đồng thời năng lượng của các dòng Fuco bị chuyển hóa thành nhiệt làm đổi nguồn nhanh bị nóng. Do các nguyên nhân đó, một phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất của máy biến áp.
Để hạn chế dòng Fuco ta phải tìm cách làm tăng điện trở của các lõi sắt. Do đó, lõi sắt được làm bằng nhiều lá sắt mỏng, sơn cách điện ghép lại với nhau sao cho tạo thành các lát cắt song song với chiều của`1 từ trường. Vì các lá thép lõi sắt có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn. Dòng điện Fuco sẽ chỉ chạy trong từng lá thép mỏng nên cường độ dòng điện Fuco trong các lá đó giảm đi. Khoảng cách giữa các lá thép phải kín, không có không khí lọt vào để đảm bảo hiệu quả tối đa dẫn từ. Đồng thời, không phát ra tiếng kêu từ đổi nguồn do các lá thép rung đập vào nhau.
CÁC LOẠI LÁ THÉP KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG CHẾ TẠO ĐỔI NGUỒN
Thép kỹ thuật điện là thép pha silic, hay còn gọi là tôn silic. Nó có độ từ thẩm cao, khả năng nhiễm và dẫn từ tốt, tổn hao do từ trễ nhỏ. Vì vậy, đây là vật liệu thích hợp nhất để chế tạo mạch từ, lõi thép đổi nguồn.
Hiện nay, lá thép kỹ thuật điện trong chế tạo lõi máy biến áp thường có 3 dạng: chữ E, I và U và thường được sử dụng theo cặp gồm: EI và UI.
Lõi thép UI trong chế tạo đổi nguồn :
Lõi thép EI trong chế tạo đổi nguồn :
Vì sao thép kỹ thuật điện được dùng để chế tạo các lõi dẫn từ của các thiết bị điện ?
Lời giải chi tiết
- Bởi vì thép kĩ thuật điện là thép hợp kim có chứa silic, có tính năng từ tính cao, tính trễ từ thấp, tính thẩm từ rất cao (dẫn từ rất tốt).
- Thép kĩ thuật điện có hàm lượng silic cao thì độ từ thẩm cao nhưng thép giòn, ưu điểm là giảm tổn hao sắt từ nên được dùng làm lõi biến thế, rôto và stato của động cơ và máy phút điện. Để giảm bớt tổn hao dòng điện xoáy, thép kĩ thuật điện được chế tạo thành lá dày 0,35 ÷ 0,5mm, mặt ngoài phủ một lớp sơn cách điện (thép lá này còn gọi là tôn silic).
Nguồn: hanghieugiatot.com
-
Xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2022 sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính 2008
Giá Thép công nghiệp tăng nhanh thời gian gần đây, khiến cho nhiều chủ đại lý và các chủ thầu xây dựng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhiều ý kiến đặt nghi vấn có sự bắt tay giữa các công ty thép hay có hiện tượng đầu cơ nâng giá mặt hàng này. Tuy nhiên, theo các bộ ngành và doanh nghiệp, đây là động thái hết sức bình thường của thị trường.Khảo sát thông tin giá thép trên thị trường, anh Ngô Khánh, Chủ đại lý sắt thép tại Hà Nội cho hay, hiện giá thép nhập vào ngày hôm nay (6/5) đã ở mức 18.200 đồng/kg, cao hơn 2.000 đồng/kg so với nửa tháng trước và tăng khoảng 5.000 đồng so với hồi đầu năm.
Đây là mức tăng mạnh và các nhà máy liên tục chào giá mới tới các đại lý. So với thời điểm này năm 2019 và 2020, giá chỉ khoảng từ 12.000 - 13.000 đồng/kg thì giá thép hiện đã tăng khoảng 50%.Năm 2022, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu sản phẩm sắt thép công nghiệp cũng sẽ tăng mạnh. Ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng sẽ hồi phục khi Chính phủ triển khai các dự án đầu tư công lớn như Sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc - Nam và các đường dây truyền tải điện 500KV sau khi Quy hoạch điện VIII được thông qua.Với tình hình này, Bộ Công Thương cho biết, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới nhưng sau này sẽ được điều chỉnh theo "quan hệ cung-cầu". Do đó, việc nêu vấn đề có sự bắt tay của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao theo Bộ Công Thương là "không có cơ sở".
Cũng liên quan vấn đề này, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho hay, việc giá thép công nghiệp tăng là do thời gian qua giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than tăng mạnh. Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng cũng đã có kiến nghị kiểm tra giá thép.
Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến Hòa Phát. Nếu việc kiểm tra không phát hiện điều gì bất thường như độc quyền thị trường thì cũng không có vấn đề gì đến doanh nghiệp, ông Long cho biết.
Vị đại diện Tập đoàn Hòa Phát cũng nói rõ, thời gian qua nhu cầu tiêu thụ sắt thép của các quốc gia trên thế giới đều tăng mạnh, giá thép tăng lên mức cao. Trong khi nguồn cung khan hiếm từ Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi chính sách kiểm soát sản lượng của Chính phủ Trung Quốc tại khu vực Đường Sơn. Đến nay, giá thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng bất động sản khởi sắc trở lại vì vậy, các đại lý tăng cường nhập hàng dự trữ cho kế hoạch kinh doanh năm 2021. Các công trình xây dựng cũng gấp rút triển khai, tăng cường nhập hàng đề phòng giá tăng tiếp có thể ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình. Những yếu tố này cũng đã khiến giá thép thời gian qua tăng mạnh.Lý giải về giá thép tăng, đại diện Hiệp hội Thép cho biết, nhìn chung trong thời gian qua, thị trường thép cuộn cán nóng HRC thế giới biến động rất mạnh khiến cho thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt như tôn mạ, ống thép... sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Ở trong nước, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng mạnh so với đầu năm trên thị trường toàn cầu và Việt Nam. Đúng như dự báo của Hiệp hội Thép, tháng 5 và thời gian tới, giá bán có thể sẽ tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng.
Ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép cũng cho rằng, xu hướng diễn biến giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới như thời kỳ hậu khủng hoàng tài chính 2008.
Các chính sách nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến thị trường phế liệu toàn cầu năm 2021. Bởi đất nước này có nhu cầu nội địa lớn với nhiệm vụ kép phục hồi sau COVID-19 và mở đầu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.
Điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là làm thế nào để kiểm soát và kìm lại đà tăng của giá thép. Về vấn đề này, phía Bộ Công Thương cho biết, sẽ tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Đồng thời, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá...Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dung; chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế."Theo dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép", Bộ Công Thương cho biết./.
Nguồn: bnews.vn
-
Thép chế tạo khuôn mẫu chủ yếu sử dung loại chất liệu là thép tấm. Đây là loại thép có cấu trúc cực kì vững chắc. Chúng có khả năng chống va đập và chịu đựng được các tác động của thời tiết rất cao.
Trong công nghệ chế tạo khuôn mẫu thép làm khuôn mẫu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chúng quyết định chất lượng khuôn, chất lượng sản phẩm, thời hạn khuôn có thể hoạt động trơn tru và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Với các loại thép khuôn mẫu thường, có độ cứng thấp, các chế độ gia công cắt gọt cũng dễ chịu hơn, ít hao mòn dao cụ, đánh bóng làm nguội dễ dàng, nhưng bề mặt sẽ không đạt được độ bóng cao. Hoặc phải xi mạ mới có thể đạt tới độ bóng gương. Và hiễn nhiên giá thành, chi phí của chúng thấp.
Ngược lại, thép khuôn mẫu chất lượng có độ cứng cao hơn sẽ cho bề mặt sản phẩm hoàn hảo và tính chất cơ lý tốt như chịu được va đập, chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài, chống gỉ, tăng tính bền cho khuôn… Ngoài ra, ở loại thép này ta có thể thấm Nito tăng cứng bề mặt hoặc mạ Crom, Niken, tôi thể tích… tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết. Giá thành và chi phí gia công cao.
Thép chế tạo khuôn mẫu là loại thép như thế nào?
Mác thép: S45C, S50C, S55C, SCM440, SKS3, SKS93, SKD11, SKD61, SLD, DAC. Thép dùng trong cơ khí khuôn mẫu: S45C, S50C,S 35C, SLD, ARK1, SGT,YCS3,DAC,C45, ....Các dạng thanh trơn, tấm, ....
Tiêu chuẩn: JIS G 3101, JIS G 4051.
Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức....
Quy cách:
- Độ dày: 6mm – 400mm
- Chiều rộng: 1010, 1500, 2000 mm.
- Chiều dài: 6000 mm.
Thép chế tạo khuôn mẫu có 2 chủng loại: là thép thường và thép chất lượng cao. Cụ thể:
Đối với các chủng loại thép thường: Dễ gia công, cắt gọt, ít bị hao mòn, đánh bóng làm nguội dễ dàng. Tuy nhiên loại thép này có độ cứng thấp, bề mặt không đạt được độ bóng cao. Mức giá thành chi phí thấp.
Nguồn: anphatsteel.vn
-
Sản lượng thép thô của Trung Quốc năm 2021 ở mức 1,033 tỷ tấn, giảm 3% so với năm trước, đây là mức bình quân năm giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Sản lượng thép bình quân năm của Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016
Sản lượng thép thô của Trung Quốc năm 2021 ở mức 1,033 tỷ tấn, giảm 3% so với năm trước, đây là mức bình quân năm giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Đối với năm 2022, Phó chủ tịch Hiệp hội gang thép Trung Quốc – Gao Xiangming dự kiến nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ duy trì ở mức năm 2021. Xây dựng bất động sản sẽ phải đối mặt với áp lực giảm, nhưng xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng sẽ tăng tốc và lĩnh vực sản xuất sẽ vẫn mạnh trong năm 2022.
Tuy nhiên, một số nguồn tin thị trường cho rằng tăng trưởng nhu cầu thép trong cơ sở hạ tầng và sản xuất sẽ không đủ để bù đắp hoàn toàn sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản năm 2022, trong khi sản lượng thép thô của Trung Quốc có thể phải giảm thêm trong năm 2022 để đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.
Do hạn chế từ các khoản nợ chính quyền địa phương và thiếu các dự án cơ sở hạ tầng mới và thâm dụng thép, một số nguồn tin thị trường cho biết dự kiến đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng ở mức thấp trong năm 2022.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với áp lực đi xuống vào cuối năm 2022, với nhu cầu ở nước ngoài có thể giảm nhanh do hoạt động tại các nhà máy ở nước ngoài sẽ dần trở lại bình thường và Mỹ có thể thắt chặt chính sách tiền tệ.
Một nguồn tin từ một nhà máy cho biết tỷ suất lợi nhuận thép công nghiệp của Trung Quốc có khả năng giảm đáng kể trong năm 2022 từ năm 2021 do nhu cầu chậm chạp nhưng nói thêm rằng ngành thép khó có khả năng thua lỗ vì Trung Quốc cũng đang có kế hoạch giới hạn sản lượng thép thô vào năm 2022 ở mức của năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho biên lợi nhuận thép.
Một số nguồn tin nhà máy dự kiến sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ tăng cùng với nhu cầu trong phần lớn thời gian nửa đầu năm 2022, trước khi giảm vào nửa cuối năm với nhu cầu thép chậm hơn ở cả trong và ngoài nước.
Cuối năm 2021, Trung Quốc đưa ra kế hoạch kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực thép và kim loại màu, đồng thời đặt mục tiêu phát triển xanh “khẩn cấp” ngành nguyên liệu thô của nước này trong giai đoạn 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc.
Theo kế hoạch, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi tấn thép được sản xuất giảm 2% so với mức hiện tại. Quốc gia này đặt mục tiêu thực hiện chính sách thay thế công suất đối với thép, nhôm nguyên sinh và các ngành công nghiệp khác bằng cách loại bỏ công suất dư thừa và chủ động kiểm soát việc bổ sung công suất.
Các dự án luyện thép công nghiệp của Trung Quốc sẽ được xây dựng theo cụm dựa vào các khu vực sản xuất thép hiện có nếu có thể, trong khi mục tiêu của nước này đối với ngành thép, dựa vào khai thác ở đô thị, là xây dựng các nhà máy lò điện hồ quang.
Dự kiến bước sang năm 2022, các nhà sản xuất xe ô tô trên toàn cầu, vốn đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu vào nửa cuối năm 2021 do việc sản xuất của họ bị cản trở bởi thiếu chip bán dẫn, có khả năng sẽ không thấy nguồn cung chip trở lại bình thường trong năm nay, dẫn đến nhu cầu thép ô tô có khả năng thấp hơn.
Tuy nhiên, virus corona và các biến thể của nó sẽ lại ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu trong năm 2022, đặc biệt là khi Trung Quốc đấu tranh để ngăn chặn biến thể omicron, làm dấy lên lo ngại về sự trì hoãn vận chuyển tại các cảng biển lớn của Trung Quốc.
Dự đoán rằng tình trạng thiếu chip bán dẫn cản trở sản xuất xe trên toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 trước khi nguồn cung bắt kịp nhu cầu vào đầu năm 2023. Sản lượng xe hạng nhẹ năm 2022 dự kiến sẽ giảm 5,7 triệu chiếc do tình trạng thiếu hụt ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới.
Mặc dù các nhà sản xuất chip đã cam kết hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất trong những năm tới, nhưng sẽ mất một thời gian để công suất mới đi vào hoạt động. Một nhà máy chế tạo chất bán dẫn, hay xưởng đúc, có giá 10 tỷ – 20 tỷ USD và mất 3-5 năm để xây dựng.
Tại Mỹ, thị trường thép cuộn cán nóng suy yếu vào ngày 20 tháng 1 do giá cả hàng sẵn có điều chỉnh nhanh chóng khi các nhà máy khao khát đơn đặt hàng. Theo Platts, chỉ số HRC Mỹ giảm $50 xuống còn $1.350/tấn trên cơ sở xuất xưởng Indiana. Tốc độ giảm giá dường như giữ đều, với HRC giảm 10% kể từ đầu tháng 1 sau khi giảm hơn 14% trong tháng 12 năm 2021. Nhìn chung, giá đã giảm 31% so với mức đỉnh ngày 21 tháng 9 năm 2021. Các nhà máy đã tìm kiếm các mức giao ngay khả thi để thu hút người mua trong bối cảnh giá giảm.
Tại Châu Âu, giá HRC ngày 19 tháng 1 ít thay đổi ở Bắc Âu ở mức €940/tấn ($1.062) xuất xưởng Ruhr. Thị trường cho thấy sự lưỡng lự trong việc đặt trước khối lượng ở các mức chào hàng, và sự sẵn hàng, đặc biệt là đối với HRC, đã được nói đến trong các chuỗi cung ứng và nhập khẩu.
Tổng lượng HRC xuất khẩu của các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 2,4 triệu tấn, chủ yếu do các rào cản thương mại của Liên minh châu Âu, vốn là điểm đến xuất khẩu HRC hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại các thị trường HRC châu Á, giá thép công nghiệp Trung Quốc tăng cao đã nâng tâm lý thị trường và thúc đẩy chào hàng. Platts đánh giá HRC SS400 dày 3mm ở mức $756/tấn FOB Trung Quốc ngày 19 tháng 1, tăng $3/tấn so với ngày hôm trước. Cuộn thép cùng loại được đánh giá ở mức $745/tấn trên cơ sở CFR Đông Nam Á, tăng $7/tấn so với cùng kỳ. Thị trường giao ngay Trung Quốc tăng, được khuyến khích bởi một đợt phục hồi mạnh mẽ trên thị trường kỳ hạn, mặc dù doanh số bán hàng đã giảm xuống trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Platts đánh giá HRC SAE1006 ở mức $762/tấn FOB Trung Quốc, tăng $2/tấn so với ngày hôm trước. Cùng loại cuộn thép được đánh giá ở mức $753/tấn trên cơ sở CFR Đông Nam Á, tăng $5/tấn so với cùng kỳ.
Giá HRC giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ nhích lên vào ngày 19 tháng 1, mức tăng đầu tiên kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2021, do lượng đặt hàng xuất khẩu số lượng lớn giảm bớt áp lực nguồn cung ở thị trường nội địa.
Các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở mức tối thiểu bởi nhu cầu chậm lại do chi phí cao gây áp lực lên giá. Platts đánh giá thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức $700/tấn FOB Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20/1.
Tại châu Á, giá phôi thép tăng trong bối cảnh thị trường nội địa Trung Quốc mạnh mẽ và triển vọng tăng giá, trong khi thép cây tại châu Á vẫn trong giao dịch trầm lắng mặc dù giá chào tăng.
Platts đánh giá thép cây có đường kính 16-20 mm BS500 ở mức $731/tấn FOB Trung Quốc trọng lượng thực tế vào ngày 20 tháng 1, không thay đổi so với ngày hôm trước và thép cây có đường kính 16-32 mm BS4449 loại 500 ở mức $718/tấn CFR Đông Nam Á, cũng không đổi so với cùng kỳ.
Nguồn: vsa.com.vn
-
Các tổ chức đầu tư dự báo thị trường thép công nghiệp sẽ tiếp tục đà tăng ngay sau Tết Nguyên đán và có thể đạt tăng trưởng 20% trong năm 2022.
Dữ liệu vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố cho thấy trong khi tiêu thụ trong nước có chiều hướng ảm đạm trong cả năm 2021, xuất khẩu lại duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Với các biến động về chuỗi cung ứng trên toàn cầu, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn với giá trị đạt hơn 12,7 tỉ USD, tăng 43% về sản lượng và tăng gần 2,5 lần về giá trị so với năm 2020.
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản phẩm thép của Việt Nam trong năm 2021 được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong trong khu vực cũng như thế giới.
Đáng chú ý, cũng theo VSA, ngoài tăng trưởng ấn tượng về sản lượng, cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng thay đổi và điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Trong top 5 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, tỉ trọng xuất khẩu vào các thị trường có mức tăng rất mạnh trong năm 2021 như EU, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc), trong khi tỉ trọng vào một số thị trường khác như ASEAN, Trung Quốc lại giảm đáng kể.
Bước sang năm mới, VSA cho hay ngành thép sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công trên thế giới, trong quý I.2022 nhu cầu thép tiếp tục ở mức cao do các nền kinh tế lớn thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đặc biệt là Mỹ. Dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỉ USD ở Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu thép khoảng 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022-2025.
Hơn nữa, việc Trung Quốc giảm sản xuất thép công nghiệp và hạn chế xuất khẩu để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải cũng tạo cơ hội nhiều hơn cho xuất khẩu thép của Việt Nam.
Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.
Cụ thể ngay từ đầu tháng 2.2022, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italia với khối lượng 35.000 tấn.
Theo anh Trần Ngọc Ân – Phó phòng Kinh doanh Hòa Phát Dung Quất, lô hàng có mác thép là SAE 1006 và thời gian giao hàng dự kiến từ ngày 15-20.2.2022 tới đây.
Đáng chú ý, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp theo đó đang tập trung mở rộng công suất sản xuất như Hòa Phát hiện đang đẩy mạnh triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất, tập trung sản xuất thép cuộn cán nóng với công suất 5,6 triệu tấn/năm. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép công nghiệp của doanh nghiệp này có thể đạt khoảng 14 triệu tấn/năm, trong đó có 8,6 triệu tấn HRC.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đầu tư tin tưởng gói kích thích kinh tế sẽ nhanh chóng giúp thị trường hồi phục. Cụ thể, gói đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 150.000 tỉ đồng, cộng với mức 530.000 tỉ đồng đang có, sẽ giúp chi tiêu công tăng 38% trong năm 2022.
Chứng khoán Maybank Kim Eng cũng kỳ vọng những điều chỉnh về luật xây dựng, đầu tư và nhà đất sẽ tháo gỡ nút thắt đang ngăn cản sự phát triển ngành bất động sản nhà ở trong những năm gần đây. Điều này sẽ giúp thị trường thép trong nước tăng trưởng 15-20% trong năm 2022.
Nguồn: laodong.vn