Phân loại ngân hàng thương mại

Phân loại ngân hàng thương mại

 

 

Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu

Dựa vào hình thức sở hữu, các Ngân hàng thương mại được chia ra thành các loại gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng tư nhân.

Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn thuộc Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế. Ở Việt Nam, ban đầu những ngân hàng này là những ngân hàng chuyên doanh, đến năm 1992 thì đổi tên và trở thành ngân hàng kinh doanh đa năng. Ví dụ: Ngân hàng TMCP VietinBank.

Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn góp của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai loại: ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn. Hiện nay, tất cả các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều là ngân hàng TMCP và được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ: ngân hàng TMCP SeaBank, Ngân hàng TMCP ACB,  ngân hàng TMCP SacomBank, ngân hàng TMCP Techcombank

Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp vốn, tỷ lệ đóng góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ. Ví dụ: Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, Ngân hàng liên doanh Indovina, Ngân hàng liên doanh Viet Lao, Ngân hàng liên doanh Viet Nga

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:  là ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượt quá 99 năm. Ví dụ: ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam…

Ngân hàng tư nhân: Do cá nhân thành lập bằng vốn của cá nhân đó. Loại hình ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp; thường có mối quan hệ tốt với khách hàng. Tuy nhiên, loại hình ngân hàng tư nhân theo cách tiếp cận này chưa xuất hiện tại Việt Nam

Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào chiến lược kinh doanh

Dựa vào chiến lược kinh doanh các Ngân hàng thương mại được chia ra thành: ngân hàng thương mại bán buôn, ngân hàng thương mại bán lẻ, ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ.

Ngân hàng thương mại bán buôn: là Ngân hàng thương mại tập trung nhắm đến đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các xí nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng thường không đa dạng tuy  nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.

Ngân hàng thương mại bán lẻ: là ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng loại này thường chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.

Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, vừa bán lẻ: Là ngân hàng thực hiện song song cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ. Ngân hàng này nhắm vào tất cả các dạng khách hàng từ cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tổng công ty, các tập đoàn lớn. Ví dụ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank).

Nguồn: luanvan24

Phân loại ngân hàng thương mại     Phân loại ngân hàng thương mại dựa vào hình thức sở hữu Dựa vào hình thức sở hữu, các Ngân hàng thương mại được chia ra thành các loại gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân... Xem bài viết