Tìm hiểu quy trình thiết kế Khuôn nhựa

Việc thiết kế tốt sẽ là trái tim của khuôn, vì vậy chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc kết cấu khuôn, hệ thống đường làm mát và sự chuyển động của các chi tiết để đảm bảo có thể gia công ra được những sản phẩm nhựa có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn thiết kế. Sau đây YP.VN xin giới thiệu đến các bạn quá trình thiết kế khuôn mẫu nhựa như sau:

1. Quy trình sản xuất khuôn:

thiet-ke-khuon-ep-nhua4-18

Chu trình layout trong thiết kế khuôn mẫu ép nhựa:

a) Xác định sản phẩm

– Sản phẩm lắp ngoài hay lắp trong?

– Độ bóng phía Cavity và Core bằng bao nhiêu?

– Phạm vi ứng dụng của sản phẩm? (sản phẩm tiêu dùng hay sản phẩm kỹ thuật?)

– Để chọn loại nhựa sử dụng phù hợp, tránh độc hại…

b) Xác định năng xuất khuôn mẫu

– Tính số lượng sản phẩm trong khuôn?

– Kích thước sản phẩm?

– Kích thước khuôn?

– Thời gian sử dụng?

– Chu kỳ ép?

c) Xác định cách bố trí sản phẩm

Dọc, ngang, tròn xoay…

d) Xác định kích thước sơ bộ vỏ khuôn

Từ cách bố trí sản phẩm và kích thước sản phẩm. Tính ra kích thước sơ bộ lõi khuôn. Tính ra kích thước sơ bộ vỏ khuôn.

e) Xác định cỡ máy ép

Chọn máy ép phải căn cứ vào kích cỡ khuôn, khoảng mở máy ép, khoảng mở khuôn, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, khả năng của công ty (hiện tại công ty có những loại máy ép nào…?).

2. Quy trình thiết kế khuôn mẫu:

thiet-ke-khuon-ep-nhua4-19

Trong quá trình thiết kế khuôn mẫu , các bước trên không nhất thiết tiến hành độc lập mà phải phối hợp linh hoạt với nhau để đạt kết quả tốt nhất.

Trong thực tế sản xuất, quy trình thiết kế khuôn được tiến hành như sau:

Nhận bản vẽ (giấy hoặc file: 2D, 3D) –> Layout –> Thuyết minh phương án –> Xử lý sản phẩm –> Tách khuôn ra các thành phần — > Xử lý lõi khuôn –> Tạo bản vẽ lắp ráp –> Tạo bản vẽ chi tiết –> Thiết kế và chế tạo bản vẽ điện cực dùng EDM –> Duyệt –> Kiểm tra bản vẽ –> Phát hành bản vẽ –> Xuất file.

3. Quy trình thiết kế sản phẩm:

thiet-ke-khuon-ep-nhua4-20

Trong quá trình phân tích sản phẩm, nếu áp xuất cần cho quá trình điền đầy cao hay xuất hiện các khuyết tật như: sản phẩm không được điền đầy, bị bavia, xuất hiện đường hàn… Thì không nên sửa đổi ngay hình học sản phẩm mà nên ưu tiên thay đổi các thông số ép hay chọn lại vật liệu nhựa.

Nếu việc thay đổi các thông số gia công vẫn không cải thiện được các vấn đề trên thì mới nghĩ đến việc thay đổi hình học của chi tiết. Vì khi thay đổi hình học sản phẩm có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều chi tiết lắp khác có liên quan, đồng thời phải xem xét đến tính thẩm mỹ và độ bền của chi tiết.

4. Quy trình thiết kế hệ thống kênh dẫn:

thiet-ke-khuon-ep-nhua4-21

5. Quy trình thiết kế hệ thống làm nguội:

thiet-ke-khuon-ep-nhua4-22

Nguồn: anphatsteel.vn

Việc thiết kế tốt sẽ là trái tim của khuôn, vì vậy chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc kết cấu khuôn, hệ thống đường làm mát và sự chuyển động của các chi tiết để đảm bảo có thể gia công ra được những sản phẩm nhựa có chất lượng cao, đạt… Xem bài viết