sản phẩm nhựa
-
Theo đó, các công ty sẽ cần chứng minh sản phẩm của họ phân hủy thành sáp vô hại không chứa vi nhựa hoặc nhựa nano.
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm nhựa trong rác tồn tại trong môi trường hàng trăm năm. Nhưng một loại nhựa phân hủy sinh học được phát triển gần đây có thể thay đổi điều đó.
Theo The Guardian, một tiêu chuẩn mới của Anh về nhựa phân hủy sinh học đang được đưa ra. Mục đích để tiêu chuẩn hóa, và tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Theo tiêu chuẩn mới, nhựa được cho là có thể phân hủy sinh học sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra, để chứng minh rằng nó phân hủy thành một loại sáp vô hại, không chứa vi nhựa hoặc nhựa nano.
Polymateria, một công ty của Anh, đã làm điểm chuẩn cho tiêu chuẩn mới bằng cách tạo ra một công thức có thể biến các vật dụng bằng nhựa như chai, cốc và màng phim thành bùn tại một thời điểm cụ thể trong vòng đời của sản phẩm.
Nialle Dunne, giám đốc điều hành của Polymeteria cho biết: “Chúng tôi muốn vượt qua khu rừng phân loại sinh thái này và có một cái nhìn lạc quan hơn về việc truyền cảm hứng và thúc đẩy người tiêu dùng làm điều đúng đắn. “Bây giờ chúng tôi có cơ sở để chứng minh bất kỳ tuyên bố nào đang được đưa ra và tạo ra một lĩnh vực đáng tin cậy mới xung quanh vấn đề phân hủy sinh học.”
Khi sự phân hủy của sản phẩm bắt đầu, hầu hết các đồ vật sẽ bị phân hủy thành carbon dioxide, nước và bùn trong vòng hai năm, do ánh sáng mặt trời, không khí và nước gây ra.
Dunne cho biết trong các thử nghiệm sử dụng công thức biến đổi sinh học: màng polyetylen bị phân hủy hoàn toàn trong 226 ngày và cốc nhựa trong 336 ngày.
Ngoài ra, các sản phẩm có thể phân hủy sinh học được tạo ra có ghi ngày tái chế. Để cho người tiêu dùng thấy rằng họ có khung thời gian để xử lý chúng một cách có trách nhiệm trong hệ thống tái chế trước khi chúng bắt đầu phân hủy.
Nguồn: nasaco.vn
-
(ĐTCK) Ngoài áp lực chi phí nguyên liệu tăng mạnh, việc đứt gãy sản xuất đang đẩy các doanh nghiệp ngành nhựa vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy.
Gánh nặng chi phí nguyên vật liệu kéo lùi lợi nhuận
Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (mã DNP) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 1.170,3 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,56 tỷ đồng, giảm tới 85%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 2.025,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 4,52 tỷ đồng, tương ứng tăng 33% về doanh thu và giảm 83% về lợi nhuận so với cùng kỳ.
DNP cho biết, nguyên liệu hạt nhựa tăng mạnh, cùng với các chi phí hỗ trợ khách hàng, chi phí lưu kho, chi phí logistic đều gia tăng so với năm trước là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Công ty giảm sâu.
Nhờ tình hình kinh doanh quý I tương đối tích cực nên kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm của DAG vẫn tăng trưởng, với doanh thu 1.109 tỷ đồng, lãi ròng đạt 3,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 36,6% và 9% so với cùng kỳ.Doanh nghiệp cùng ngành là Công ty cổ phần Nhựa Đông Á (mã DAG) báo cáo doanh thu thuần quý II/2021 giảm 4,6% so với cùng kỳ, xuống 587 tỷ đồng; lãi ròng giảm 81,5%, đạt vẻn vẹn 393 triệu đồng.
DAG lý giải, việc lợi nhuận giảm mạnh trong quý II chủ yếu là do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.
Quý vừa qua, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã BMP) – doanh nghiệp đầu ngành nhựa - dù ghi nhận doanh thu thuần 1.452 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, song lãi ròng lại giảm 73%, xuống còn 42 tỷ đồng. Biên lãi gộp trong kỳ giảm từ 28,3% xuống chỉ còn 12,8%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BMP đạt 2.606 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 15% so với cùng kỳ song lãi ròng đạt 126 tỷ đồng, giảm 51%. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm qua của BMP.
Hiệu quả kinh doanh của BMP trong tháng 7 còn xấu hơn khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam, nơi đặt cơ sở sản xuất và cũng là thị trường tiêu thụ trọng điểm của Công ty.
BMP lỗ 3,7 tỷ đồng trong tháng 7, đây là lần đầu tiên Công ty báo lỗ kể từ khi hoạt động.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc BMP cho biết, sản lượng bán hàng trong tháng 7 của Công ty giảm 44%, xuống 5.213 tấn, tương ứng doanh thu cũng giảm gần 39% so với cùng kỳ, xuống mức 244 tỷ đồng. Việc giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến BMP lỗ 3,7 tỷ đồng trong tháng 7, đây là lần đầu tiên Công ty báo lỗ kể từ khi hoạt động.
Theo ông Ngân, “trong lịch sử, chưa bao giờ giá nguyên liệu nhựa cao như trong nửa đầu năm nay, đó là tác động cực kỳ lớn với hầu hết các doanh nghiệp nhựa”.
Tại Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã TPC), trong quý II/2021, dù doanh thu thuần đạt 266,8 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái, song lãi ròng vẫn giảm 25%, về mức 6 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần của TPC đạt 462,9 tỷ đồng, lãi ròng đạt 9,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,6% và giảm 13,6%.
Giá nguyên liệu nhựa tăng mạnh cùng với xu hướng tăng của các hàng hóa cơ bản do đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giá hạt nhựa PVC đạt mức cao kỷ lục với 1.600 USD/tấn vào hồi giữa tháng 4. Sau đó, dù đã hạ nhiệt xuống 1.360 USD/tấn nhưng giá hạt nhựa PVC vẫn tăng 9% so với đầu năm 2021 và tăng 54% so với giá bình quân năm 2020.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 15 - 25% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa cho các chủng nguyên liệu nhựa, còn 85% vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN.
Đối với nguyên liệu nhựa PP dùng trong sản xuất nhựa công nghiệp và gia dụng, Việt Nam mới đáp ứng được 850.000 tấn/năm, kể cả khi chạy hết công suất các nhà máy. Trong khi đó, dự kiến năm 2021, các doanh nghiệp phải tiêu thụ khoảng 2,045 triệu tấn nhựa PP. Hiện giá nhập khẩu nguyên liệu PP đang ở mức khoảng 1.300 USD/tấn.
… và đình trệ sản xuất vì Covid-19
Theo VPA, cả nước đang có gần 3.000 doanh nghiệp nhựa, với hơn 300.000 lao động, trong đó 70% doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh.
Năm 2020, doanh thu toàn ngành nhựa đạt khoảng 22,18 tỷ USD và vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức 10,9% so với năm 2019. Tuy nhiên, việc giá nguyên vật liệu tăng nóng, cùng với sự bùng phát mạnh của Covid-19 đã khiến toàn ngành điêu đứng.
Những tháng cuối năm, dự báo các doanh nghiệp ngành này sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn, do các lệnh giãn cách xã hội dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất là tới giữa tháng 9/2021.
Hiện nhiều doanh nghiệp nhựa nằm trong khu phong tỏa, hoạt động chỉ đạt 30- 50% công suất, ảnh hưởng đến doanh thu và dòng tiền của Công ty. Riêng Nhựa Bình Minh, ông Ngân cho biết, hiện Công ty chỉ duy trì hoạt động khoảng 20% công suất, đồng thời tạm ngừng nhiều hoạt động của nhà máy.
Trước tình hình đó, VPA đã có văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhựa vượt qua khó khăn.
Theo đó, VPA đề xuất giãn nợ cho các doanh nghiệp trong 6 tháng tới, với cả khoản vay ngắn hạn và dài hạn và giảm tiếp 2 - 3%/năm lãi suất cho vay đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19.
Ngoài ra, VPA đề xuất giảm thuế đất của năm 2021 để bù đắp cho các doanh nghiệp những tháng phải ngừng hoạt động, cho doanh nghiệp lùi thời gian đóng các khoản thuế, bảo hiểm xã hội trong 6 tháng tới để giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Mặt khác, các thành viên của VPA cũng đề cập đến việc bỏ quy định chỉ hàng hóa thiết yếu mới được lưu thông, thay vào đó là cho phép lưu thông trong điều kiện bình thường nếu đảm bảo phòng chống dịch, như đề xuất của Bộ Công Thương ngày 27/7/2021.
Hiệp hội cũng mong muốn bổ sung doanh nghiệp nhựa vào nhóm ưu tiên bên cạnh các ngành điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm…
Đặc biệt, VPA kiến nghị không tiếp tục duy trì áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”, mà bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn. VPA cũng trông đợi được áp dụng nguyên tắc “lây nhiễm ở đâu, làm sạch ở đó, tiếp tục hoạt động”.
Riêng vấn đề nguyên liệu, VPA đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng xem xét giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP là 3% như hiện nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua thử thách trong thời gian tới. Tuy vậy, chính sách hỗ trợ về thuế cũng chỉ giải quyết phần rất nhỏ, bởi giá nguyên vật liệu tăng là vấn đề của toàn cầu.
“Khả năng trở về hoạt động bình thường của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình của dịch bệnh. Với điều kiện về vận chuyển, tổ chức sản xuất tại chỗ, nhu cầu thị trường, yếu tố khách hàng như hiện nay thì tình hình chưa thể cải thiện được”, ông Ngân đánh giá.
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn
-
Kinhtedothi – Rác thải nhựa là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái… Song, nếu được thu gom, phân loại theo đúng quy định thì rác thải nhựa sẽ trở thành một nguồn tài nguyên quý giá, là nguyên liệu cho các hoạt động khác… Đó là chia sẻ của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường về những tác động của rác thải nhựa với cuộc sống.
Những hệ lụy khôn lường
Theo công bố gần đây của Liên Hợp Quốc, mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra môi trường đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Thậm chí, mỗi phút trôi qua sẽ có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ 27% trong số này được xử lý và tái chế. Tại Việt Nam, thống kê được đưa ra tại lễ phát động phong trào chống rác thải nhựa hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018 cũng khiến không ít người giật mình khi Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra môi trường
đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt đô thị hiện đạt khoảng 85,5% (khoảng 32.000 tấn/ngày) do các công ty môi trường đô thị thực hiện, ngoài ra còn có hệ thống thu gom không chính thức (những người mua bán đồng nát, ve chai); còn tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở nông thôn từ 45 - 55% (khoảng 14.200 tấn/ngày) lượng rác còn lại được vứt bỏ trên đường, dòng sông, cánh đồng hoặc các bãi tập kết rác tự phát. Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong tổng khối lượng rác thải phát sinh, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 12 - 16%, đứng thứ 2 sau rác thải hữu cơ (từ 55 - 68%), song lượng rác thải nhựa được phân loại để xử lý, tái chế theo quy định hiện rất thấp, chủ yêu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Mạnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, một chai nhựa sẽ cần từ 450 - 1.000 năm, một bao nhựa là 10 - 100 năm và chai chất tẩy rửa là 500 - 1.000 năm để phân hủy hết trong môi trường biển… Và trong khoảng thời gian này, nhựa nano và hạt vi nhựa đã không ngừng tấn công hệ sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường sống, gây ra những cái chết vô cùng đau đớn với các loài động vật biển như, chim, cá…
Rác thải nhựa không phải là đồ bỏ đi
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, chúng ta cần giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa một lần, phân loại rác thải tại nguồn, tăng khả năng tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tập trung phát triển các công nghệ tái chế túi ni lông, rác thải nhựa… Đồng thời, cần nghiên cứu, chế tạo các chất phụ gia phối trộn vào nguyên liệu dùng để sản xuất các loại túi nhựa nhằm giảm thời gian phân hủy của rác thải nhựa.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt đô thị hiện đạt khoảng 85,5% (khoảng 32.000 tấn/ngày) do các công ty môi trường đô thị thực hiện, ngoài ra còn có hệ thống thu gom không chính thức (những người mua bán đồng nát, ve chai); còn tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở nông thôn từ 45 - 55% (khoảng 14.200 tấn/ngày) lượng rác còn lại được vứt bỏ trên đường, dòng sông, cánh đồng hoặc các bãi tập kết rác tự phát. Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong tổng khối lượng rác thải phát sinh, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 12 - 16%, đứng thứ 2 sau rác thải hữu cơ (từ 55 - 68%), song lượng rác thải nhựa được phân loại để xử lý, tái chế theo quy định hiện rất thấp, chủ yêu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Mạnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, một chai nhựa sẽ cần từ 450 - 1.000 năm, một bao nhựa là 10 - 100 năm và chai chất tẩy rửa là 500 - 1.000 năm để phân hủy hết trong môi trường biển… Và trong khoảng thời gian này, nhựa nano và hạt vi nhựa đã không ngừng tấn công hệ sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường sống, gây ra những cái chết vô cùng đau đớn với các loài động vật biển như, chim, cá…
Rác thải nhựa không phải là đồ bỏ đi
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, chúng ta cần giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa một lần, phân loại rác thải tại nguồn, tăng khả năng tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tập trung phát triển các công nghệ tái chế túi ni lông, rác thải nhựa… Đồng thời, cần nghiên cứu, chế tạo các chất phụ gia phối trộn vào nguyên liệu dùng để sản xuất các loại túi nhựa nhằm giảm thời gian phân hủy của rác thải nhựa.
Rác thải sẽ biến thành tài nguyên nếu được phân loại đúng quy định. Ảnh minh họa.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP Hồ Chí Minh (VSPA) Trần Việt Anh cho biết, thành phần chất thải sinh hoạt của người dân sống ở các TP lớn, khu công nghiệp đang thay đổi theo hướng gia tăng thành phần giấy, kim loại… giảm chất thải thực phẩm. Do đó, nếu cứ áp dụng biện pháp xử lý đơn giản là chôn lấp thì một lượng lớn tài nguyên như giấy, kim loại, nhựa… sẽ tiếp tục bị lãng phí, bị chôn vùi dưới lòng đất. Từ thực tế trên, chúng ta cần phải triển khai ngay biện pháp phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, nghiên cứu triển khai, áp dụng các biện pháp, công nghệ, xử lý rác thải nhựa tái chế, để biến rác thành một nguồn tài nguyên, nguyên liệu phục vụ các loại hình sản xuất khác.
Dẫn chứng về biện pháp này, các chuyên gia cho hay, hiện nay, ngành tái chế phế thải ở Mỹ mỗi năm đem về doanh thu trên 90 tỷ USD. Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của nước Mỹ. Tương tự, tại Trung Quốc ngành tái chế phế thải giúp nước này kiếm hàng trăm tỷ USD mỗi năm và giải quyết việc làm cho hàng vạn người từ việc nhập và tái chế phế thải của các nước trên thế giới. “Mặc dù, chúng ta khó có thể so sánh với Mỹ, Trung Quốc hay các nước phát triển trên thế giới về công nghệ xử lý rác thải tái chế vào thời điểm này, song đây là hướng đi hợp lý trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, rác thải tái chế” – một chuyên gia nêu vấn đề.
Cần có sự chung tay của toàn xã hội
Được biết, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, tháng 9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Thực hiện Chỉ thị này, các đơn vị có liên quan đang hoàn thiện chế tài quản lý chất thải rắn theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý…
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, biện pháp phân loại rác thải tại nguôn là hết sức cần thiết.
Trong ảnh, một chương trình đổi rác lấy quà tặng trên địa bàn TP Hà Nội.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc thực hiện Chỉ thị trên, đặc biệt là nội dung phân loại rác tại nguồn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phạm Cao Thắng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội – đơn vị tiên phong tổ chức phân loại rác tại nguồn trên địa bàn TP cho biết, mặc dù rất hấp dẫn, nhưng đây là ngành nghề kinh doanh mới nên cách thức tính thuế, viết hóa đơn cần chờ hướng dẫn của cục thế và cơ quan chuyên môn... khiến nhiều DN chưa mạnh dạn đi sâu vào lĩnh vực này.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cho rằng, hiện nay, Chính phủ đã quy định khá đầy đủ về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt, nhưng lại quy định giao cho địa phương tùy vào đặc thù của mình để hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phân loại, thu gom xử lý rác thải. Điều này dẫn đến tình trạng nơi thực hiện việc phân loại và thu gom, có nơi lại không. Thậm chí, không thực hiện thì cũng không sao... khiến công tác phân loại rác thải rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”, người dân không mặn mà với chương trình này.
Để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, đồng thời biến rác thành tài nguyên theo đúng tinh thần Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ thì mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường. Cùng với đó, chính quyền các địa phương cần khẩn trương vào cuộc, có biện pháp hỗ trợ các đơn vị tham gia công tác phân loại rác tại nguồn, tái chế, biến rác thải thành tài nguyên.
Nguồn: kinhtedothi.vn
-
Đồ nhựa gia dụng nói riêng hay đồ gia dụng nói chung là những đồ dùng thiết yếu không thế thiếu trong mỗi gia đình. Do đó kinh doanh đồ nhựa gia dụng được khá nhiều người lựa chọn vì nhu cầu tiêu thụ lớn, ổn định, lợi nhuận thu về cao.
Tuy nhiên, trước khi mở cửa hàng kinh doanh đồ nhựa gia dụng, bạn cần lưu ý những điều sau đây để việc kinh doanh thuận lợi, mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Tập trung những mặt hàng thiết yếu
Đồ nhựa gia dụng được biết đến là một trong những mặt hàng dễ bán nhất, nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm khách hàng.
Những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, giúp việc nhà trở nên nhẹ nhàng hơn luôn thu hút sự quan tâm của hội chị em.
Bạn nên chọn bán những loại đồ gia dụng thiết yếu như xô, chậu, dụng cụ thiết bị nhà bếp, nhà tắm, kệ, rổ rá, chổi lau nhà,…
Nếu như số vốn còn ít ỏi, khi mở cửa hàng kinh doanh đồ nhựa gia dụng, bạn nên tập trung lấy hàng những sản phẩm như xô chậu, dụng cụ nấu ăn, thiết bị nhà bếp và phòng tắm. Bởi đó là những vật dụng thiết yếu và bắt buộc phải có trong các gia đình hiện nay.
Xác định nhu cầu chính khi khách hàng tìm đến cửa hàng chính là những mặt hàng rất đỗi thường nhật như vậy. Khi khách hàng đã quen mua hàng tại cửa hàng, vốn đã lấy lại được. Lúc đó, bạn có thể mở rộng đa dạng hơn những mặt hàng khác, phục vụ đa dạng hơn các nhu cầu của khách hàng.
Tìm mặt bằng cửa hàng có diện tích phù hợp với vốn
Những người buôn bán đồ nhựa lâu năm đã chia sẻ rằng: “Nếu bạn kinh doanh đồ nhựa thì chỉ nên lựa chọn những mặt bằng có diện tích khoảng 15m2 – 20m2 thôi là đủ rồi. Đến khi nào cơ sở phát triển thì ta tìm địa điểm mới diện tích lớn hơn.”
Đặc thù của đồ nhựa gia dụng là nhẹ và có thể xếp chồng lên nhau dễ dàng, vậy nên bạn không cần mất quá nhiều diện tích mặt bằng để có một cửa hàng bán đồ gia dụng.
Mở cửa hàng kinh doanh đồ nhựa gia dụng nói riêng hay bất cứ mặt hàng nào, mặt bằng thực sự mang yếu tố quyết định. Với đồ nhựa gia dụng, bạn không nhất thiết phải mở các khu phố lớn, sầm uất.
Những cửa hàng ở ngã tư đường trong các khu dân cư sẽ thực sự hơn với mặt hàng này. Đơn giản vì khách hàng sẽ có thói quen tiện đâu thì lựa chọn đồ gia dụng ở đó. Những cửa hàng gần nhà hay tiện đường về nhà sẽ thu hút khách hàng hơn.
Chính sách giá, khuyến mại hấp dẫn
Để có một mức giá cạnh tranh, bạn phải chọn những nguồn hàng thực sự tốt tại các khu đầu mối. Số lượng nhập hàng cũng quyết định giá bạn lấy tốt đến đâu. Bạn nên tìm một nơi cung ứng phù hợp và một số lượng phù hợp với số vốn của mình.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm lựa chọn lấy hàng. Nếu không bạn sẽ dễ bị dính phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Thời gian bán chạy nhất là từ tháng 8 tháng 9 đến cuối năm nên bạn hãy tranh thủ sale cùng các chương trình khuyến mãi khác để lôi kéo khách mua hàng nhé.
Với ý tưởng kinh doanh lợi nhuận siêu khủng lên tới 40%, việc mở một cửa hàng bán đồ nhựa gia dụng thật đáng cân nhắc đúng không?
Nguồn: matika.vn
-
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong giai đoạn 2015-2020, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau viễn thông và dệt may.
Theo đánh giá của VPA, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa từ năm 2015 đến năm 2020 liên tục tăng trưởng mạnh từ 16%-18%/năm. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, vì phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia cho nhu cầu.
Dự báo đến năm 2021, doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, năng lực cung ứng đầu vào thấp, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển. Hàng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu 70%-80% nguyên liệu đầu vào làm giảm sức cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Kỳ vọng lớn nhất cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam vẫn là 3 hiệp định thương mại tự do: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Theo đó, sản phẩm Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang những thị trường trên nhờ được giảm thuế còn từ 5% đến 0%.
Bên cạnh đó, nhờ mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập, đặc biệt là được hưởng nhiều lợi thế từ TPP đang khiến các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại buổi hợp giới thiệu về Hội chợ K 2021, do Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Đức (GIC/AHK Vietnam) phối hợp với Messe Duesseldorf; Hiệp hội nhựa Việt Nam tổ chức ngày 02/03/2021, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA cho biết, thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua lại các công ty nhựa của Việt Nam, nhiều trường hợp không chỉ tham gia cổ phần theo dạng đầu tư, mà còn mua 100% để tham gia chi phối.
Có thể kể một số cái tên đã bán 100% cho đối tác Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, như: Công ty Nhựa Batico, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Sài Gòn, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Tân Tiến...
Theo phân tích của ông Lam, ngành nhựa trong nước có mức độ tăng trưởng từ 16-18% mỗi năm, đây là mức tăng trưởng cao chỉ sau ngành viễn thông và may mặc. Nếu năm 1990, sản phẩm nhựa trên đầu người chỉ đạt 3,8 kg/năm, thì 2015 đã tăng lên 41 kg/năm. Con số này vẫn còn thấp hơn gần một nửa so với các nước trong khu vực, như Thái Lan chẳng hạn.
Bên cạnh đó, ngành nhựa Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ hiệp định từ TPP vì chỉ yêu cầu chứng minh nguồn gốc sản xuất ở Việt Nam chứ không yêu cầu chứng minh nguyên liệu đó được sản xuất tại Việt Nam.
Ông Lam cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai, điển hình là ngành nhựa kỹ thuật cao. Điều này cần sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ thiết bị máy móc.
Nguồn: vplas.com.vn
-
Ở Việt Nam đồ dùng bằng nhựa được rất ưa chuộng và phổ biến, sản phẩm bằng nhựa có giá thành rẻ, chất lượng tương đối tốt. Bởi thế, hầu hết các công ty sản xuất bao bì đều chiếm lĩnh được thị trường và có thể dễ dàng nhận thấy, thị phần bao bì nhựa ngày càng mở rộng hơn.
Ở khuôn khổ bài viết này, hãy cùng tìm hiểu quy trình để sản xuất được các sản phẩm nhựa – nền tảng của các sản phẩm đóng gói tiêu dùng hiện tại nhé!
Hạt nhựa nguyên sinh
Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh là một quy trình phức tạp, được tạo ra từ dầu mỏ với những quy tắc phân tách hóa học đặc biệt, sử dụng máy móc chuyên dụng. Hạt nhựa nguyên sinh bao gồm các loại như PA, PP, ABS, PET, PS, POM,…có chất lượng cực tốt. Từ đây, nhà sản xuất bắt đầu sản xuất ra các sản phẩm nhựa đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Sản phẩm hộp nhựa dùng để chứa đựng thực phẩm
Pha màu
Đáp ứng yêu cầu của các công ty sản xuất bao bì hoặc từ phía khách hàng, mà công đoạn pha màu được tạo dựng để biến các hạt nhựa tinh khiết lúc ban đầu thành muôn vàn màu sắc sống động khác nhau. Các sản phẩm nhựa sẽ có đa dạng màu và tạo thành sự phong phú, bắt mắt khi đưa ra thị trường.
Kéo sợi nhựa
Từ quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh, trải qua công đoạn pha màu, tiếp theo, nhà sản xuất sẽ kéo sợi nhựa theo kích cỡ và đường kính khác nhau – tùy mục đích sử dụng. Tạo ra những sợi nhựa dẻo dai, dễ dàng phù hợp với việc sản xuất bao bì, hộp đựng, đồ gia dụng,…
Trộn các chất phụ gia
Với những loại sản phẩm nhựa khác nhau thì sẽ được trộn phụ gia khác nhau. Các chất phụ gia thường là phụ gia liên kết, phụ gia dai, phụ gia cứng, phụ gia đặc biệt tùy tiêu chí,…Các sản phẩm nhựa sẽ đạt độ bền, chịu được va đập, cọ sát hoặc đạt độ cứng nhờ các chất phụ gia này.
Hộp nhựa đựng giầy
Ép khuôn nhựa
Các công ty sản xuất bao bì hoặc sản xuất đồ nhựa gia dụng có những yêu cầu riêng về hình dáng, kích thước, kiểu mẫu của sản phẩm. Cho nên, nhựa đã được trộn phụ gia sẽ được cho vào khuôn ép với độ chính xác cao, công nghệ hiện đại để làm nên thành phẩm vừa ý khách hàng.
Cắt gọn bavia
Công đoạn này phải do các công nhân có tay nghề cao xử lý. Bavia có thể gây xước tay hoặc làm hỏng các chi tiết khi chứa đựng sản phẩm. Bởi vậy, cắt gọn bavia để sản phẩm trở nên đảm bảo mỹ quan và an toàn khi sử dụng.
Thành phẩm
Sau tất cả các công đoạn kể trên, chúng ta sẽ có được sản phẩm nhựa như mong muốn được cung cấp tới các công ty sản xuất, cơ sở kinh doanh chế biến hoặc thị trường bán lẻ.
Nguồn: dachoaan.com
-
Thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm nhựa và cao su của Việt Nam cũng đang dần phải được tiêu chuẩn hóa nhằm phù hợp với xu hướng hội nhập và đáp ứng những chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Hiện nay, sự phát triển của ngành nhựa - cao su có nhiều thay đổi và tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc sản xuất các sản phẩm nói chung và sản phẩm cao su - nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Theo đó, mục tiêu cần được hướng đến là nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhựa cao su truyền thống.
Giai đoạn từ 2016 - 2020, trên cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cao su - nhựa. Trong đó, 70% Doanh nghiệp thuộc TP.Hồ Chí Minh với hơn 120 hội viên của Hội Cao su - Nhựa TP. Hồ Chí Minh đang sản xuất 30% lốp xe hơi, 50% lốp xe hai bánh, 70% cao su kỹ thuật,... Năm 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành vào khoảng 15,75%, giảm 1,25% so với năm 2013
Các sản phẩm cao su - nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu được tiêu thụ thị trường trong nước, với khoảng 92% doanh thu. Nhìn chung năng lực cung ứng và sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất nhựa – cao su còn thấp: đáp ứng được 85-90% nhu cầu của ngành sản xuất, lắp ráp xe máy; 20% nhu cầu của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; 40% nhu cầu của ngành điện tử gia dụng; 15% nhu cầu của ngành điện tử tin học, viễn thông và 5% nhu cầu của ngành công nghiệp công nghệ cao.
Một số sản phẩm cao su cơ bản được các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ cao su sản xuất như: Cao su gác chân, giảm chấn, cao su đệm…. Trong khi đó, đa phần những sản phẩm cao su cao cấp như dây đai truyền lực, phớt, ống cao su thủy lực… đều được nhập khẩu hoặc do các doanh nghiệp FDI cung cấp.
Có thể thấy chính sự manh mún trong phát triển ngành chưa tạo ra một chuỗi cung ứng khiến cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su - nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ, không kết hợp tạo ra cụm sản phẩm, đồng thời chưa có sự đầu tư lớn về công nghệ sản xuất hiện đại, do đó, năng lực để làm các đơn hàng số lượng lớn và chất lượng cao còn rất hạn chế. Không chỉ vậy, một trong những thách thức lớn nhất của ngành chính là việc chịu sức ép cạnh tranh trực tiếp từ các sản phẩm nước ngoài, khi phần lớn các công ty này đều sản xuất theo chuỗi cung ứng toàn cầu, áp dụng cải tiến công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Do đó, để tăng sức cạnh tranh thị phần trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cần phải khắc phục các hạn chế trên.
Nguồn: tuonglai.vn
-
Sản xuất sản phẩm nhựa sinh học và đưa vào sử dụng, đặc biệt là trong ngành thực phẩm, đồ uống... Hiện đang là xu hướng được khuyến khích và theo đuổi hiện nay. Nhất là khi vấn đề ô nhiềm môi trường do vật liệu nhựa sử dụng một lần đang ngày càng nghiêm trọng. Gây nên tình rạng nóng lên toàn cầu do phát thải CO2 như hiện nay.
Chính việc này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất sản phẩm nhựa sinh học. Đặt ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe trong sản xuất và tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về nhựa sinh học cũng như quy trình để tạo ra các sản phẩm nhựa tự hủy sinh học. Ở bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết cùng bạn đọc.
1. Nhựa sinh học là gì?
Dù vẫn chưa có một câu trả thống nhất nào cho câu hỏi nhựa sinh học là gì- Bioplastic. Nhưng bạn có thể hiểu: Nhựa sinh học là loại vật liệu nhựa có nguồn gốc sinh học (bio-based) và/hoặc có khả năng phân hủy sinh học (biodegradable).
Phân loại nhựa sinh học:
Hiện nay nhựa sinh học được chia làm 3 nhóm dựa trên đặc tính của chất liệu:
Hạt nhựa sinh học PLA
Nhóm 1 (Bio-based): Bioplastic có nguồn gốc sinh học nhưng không có tính phân hủy sinh học. Các loại nhựa này bao gồm: Bio-PE, Bio-PP, Bio-PET… Chúng có tính chất hoàn toàn giống với nhựa truyền thống (có nguồn gốc hóa thạch) là PE, PP, PET.
Nhóm 2 (Bio-based và Biodegradable): Bioplastic vừa có tính tự phân hủy sinh học lại vừa có nguồn gốc sinh học như: PLA (Polylactic acid), Polyhydroxyalkanoates (PHA), TPS (Thermoplastic starch).
Nhóm 3 (Biodegradable): Bioplastic chỉ có tính phân hủy sinh học (nhưng lại có nguồn gốc nguyên liệu hóa thạch) như: PBAT (Polybutylene adipate terephthalate), PCL (Polycaprolactone), PBS (Polybutylene succinate) và PEF (Polyethylene furanoate)…
Vì thế mà dù đều là sản xuất sản phẩm nhựa sinh học thế nhưng không phải sản phẩm nhựa sinh học nào cũng có thể tự phân hủy sinh học.
Thế nào là phân hủy sinh học?
Hiểu đơn giản thì phân hủy sinh học là sự phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm... Các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học là sự kết hợp của các sản phẩm nhựa với các phân tử polymer rất lớn. Nó chỉ chứa carbon và hydro, với oxy trong không khí. Nên sản xuất sản phẩm nhựa sinh học từ loại nhựa sinh học này sẽ có khả năng phân hủy trong bất cứ nơi nào từ một tuần đến một đến hai năm.
Bao bì nhựa sinh học tuyệt đối an toàn với sức khỏe người dùng và môi trường
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hạt nhựa phân hủy sinh học đều có nguồn gốc thực vật như: Lúa mì, ngô, khoai, củ cải,… Sản phẩm nhựa sản xuất ra có thể tự hủy trong thời gian ngắn. Và đâu cũng là nguyên liệu yêu thích được ưa chuộng để sản xuất sản phẩm nhựa sinh học trong nền công nghiệp thực phẩm.
Ngoài ra cũng có các hạt nhựa sinh học được sản xuất từ: Bột gỗ, mùn cưa, bào, dăm,… Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa sinh học tự hủy sinh học đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,… Những sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến ở các nước châu Âu. Nơi mà con người ngày càng quan tâm tới vấn đề môi trường và sức khỏe.
2. Quá trình sản xuất hạt nhựa tự hủy sinh học.
Để sản xuất sản phẩm nhựa sinh học các loại, đầu tiên chúng ra phải có nguyên liệu đầu vào là các hạt nhựa tự hủy sinh học. Quy trình sản xuất nhựa sinh học được thực hiện theo quy trình sau:
Sản xuất hạt nhựa sinh học
Đầu tiên nguyên liệu đầu vào là tinh bột sẽ được khử nước ở nhiệt độ khoảng 160-170 độ C. Sau đó sẽ được nghiền thật mịn dưới áp suất cao bằng cách trộn thêm “chất đệm” (100- 150% khối lượng so với tinh bột). chất bôi trơn và 1-5% (khối lượng so với tinh bột) chất phân tán). Việc này giúp tinh bột sau khi nghiền đạt kích cỡ thật nhỏ, khoảng 10 µm. Sau đó, tinh bột sẽ được tách ra khỏi “chất đệm” bằng máy ly tâm.
Tinh bột sau khi nghiền mịn sẽ đem đi trộn chung với: Nhựa tổng hợp tự hủy sinh học (10- 40%), nhựa tổng hợp (5-15%), chất ái lực (8-15%), chất kết hợp (1-3%), chất phụ gia (1-15%). Quá trình khấy trộn sẽ được thực hiện máy với tốc độ 1000- 2800 rpm (số vòng quay trong 1 phút). Thời gian khuấy trộn đạt chuẩn rơi vào khoảng 5- 20 phút. Và nhiệt độ khi khuấy trộn từ 30- 120 độ C.
Hỗn hợp trộn xong sẽ được đưa vào máy đùn 2 mã lực để tiến hành quá trình trộn kết hợp. Quá trình này được tiến hành ở nhiệt độ 120- 220 độ C, áp suất từ 5-20 Mpa trong khoảng thời gian từ 3- 12 phút. Dưới nhiệt độ và áp suất cao. Các chất sẽ được trộn đều hoàn toàn và tạo thành polyme.
Cuối cùng là làm lạnh và tạo dạng hạt nhựa sinh học thành phẩm. Sản phẩm cuối cùng sẽ có màu trắng, dạng hạt. Đây là nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm nhựa sinh học như: Bao bì nhựa sinh học, túi đựng tự hủy, hộp, khay, cốc, thìa, dĩa…
Noet: Thành phần các chất hoặc tỉ lệ các chất khi trộn có thể được thay đổi tùy theo trong phạm vi cho phép để tạo ra các sản phẩm có độ bền, độ cứng hoặc độ đàn hồi khác nhau.
3. Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa sinh học.
Về cơ bản thì sau khi đã có hạt nhựa sinh học tự hủy thành phẩm. Việc sản xuất sản phẩm nhựa sinh học các loại như: Cốc, túi, khay, hộp nhựa sinh học không khác biệt nhiều so với việc sản xuất các sản phẩm nhựa thông thường.
Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa sinh học tự hủy
Bước 1: Trộn nguyên liệu:
Tùy theo sản phẩm nhựa sinh học sản xuất khác nhau sẽ có tỷ lệ trộn khác nhau. Về cơ bản nguyên liệu được đưa vào máy trộn sẽ bao gồm:
Nhựa nguyên sinh (HDPE, LDPE, LLDPE...), như tại Tập đoàn Nhựa Bình Thuận, chúng tôi sử dụng nhựa nguyên sinh HDPE nhập khẩu chất lượng cao được tuyển chọn.
Các hạt màu nếu như bạn muốn sản xuất các sản phẩm nhựa có màu tương ứng.
Các chất phụ gia có thể là chất tăng cường độ cứng, bền, dẻo, chất chống tia cực tím...
Tinh bột...
Bước 2: Sản xuất sản phẩm nhựa sinh học:
Lúc này thì tùy theo sản phẩm, công nghệ ứng dụng là phun ép nhựa định hình, đúc khuôn... Mà hạt nhựa được trộn sẽ được đưa vào các loại máy ép phun, máy đúc... để sản xuất sản phẩm nhựa sinh học theo khuôn mẫu sản phẩm yêu cầu từ khách hàng.
Sản phẩm sản xuất ra sẽ được in ấn tên thương hiệu, logo, thông tin sản phẩm phục vụ các công ty, doanh nghiệp.
Tại Nhựa Bình Thuận, bên cạnh hệ thống máy ép nhựa công suất lớn (lên tới 2.800 tấn) thì chúng tôi còn có hệ hống máy in hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Với kỹ thuật in ấn tiên tiến sẽ in ấn trên bao bì ản phẩm. Một số sản phẩm sản xuất theo khuôn mẫu cũng sẽ được khắc sẵn dòng chữ, logo (ngược) để sản phẩm nhựa sinh học sản xuất ra có đầy đủ hình ảnh, logo, dòng chữ theo yêu cầu vô cùng sắc nét.
Bước 3: Cắt bavia:
Sản phẩm nhựa sinh học trước khi được đóng gói và đưa ra thị trường hoặc chuyển đến tay khách hàng sẽ trải qua một khâu kiểm tra chất lượng nữa và cắt bỏ bavia ở cạnh biên. Đảm bảo các sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn trong quá trình sử dụng.
Thành phẩm sẽ được chuyển trực tiếp đến tay khách hàng (doanh nghiệp) theo đúng cam kết về số lượng, chất lượng trong đơn đặt hàng. Đúng deadline và nhanh chóng.
Trên đây là quy trình để tạo ra các hạt nhựa sinh học tự hủy và quá trình sản xuất sản phẩm nhựa sinh học. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về hạt nhựa tự hủy và các sản phẩm nhựa sinh học. Nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu đặt sản xuất các sản phẩm nhựa sinh học phục vụ nhu cầu kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp mình.
Nguồn: nhuabinhthuan.com.vn
-
8 cách tái chế nhựa thành những sản phẩm hữu ích
Nhựa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại. Các sản phẩm làm từ nhựa ngày một nhiều. Điều ấy khiến cho Trái Đất đứng trước nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa. Cách duy nhất để giảm thiểu sự ô nhiểm là tái sử dụng và tái chế các sản phẩm từ nhựa. Nếu như mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường và tái chế nhựa, môi trường sẽ luôn sạch sẽ. Cùng chúng tôi tạo nên sản phẩm hữu ích từ việc tái chế nhựa nhé.
Tái chế chai nhựa thành chai đựng các loại sốt
Tái chế nhựa thành ống đựng bút
Dùng dây khóa kéo có chiều dài bằng với chu vi của ống đựng bút. Dùng súng bắn keo gắn nửa dây khóa kéo vào đầu và nửa dây khóa kéo vào phần thân. Sau đó dùng màu và cọ vẽ trang trí để hoàn thành ống đựng bút.
Đợi khô và rót các loại sốt yêu thích vào!
Tái chế chai nhựa thành ống đựng bút
Nguyên liệu: 2 chai nhựa cùng kích thước, băng keo trang trí, dây khóa kéo, màu nước, keo nến.
Dùng hai chai nhựa có cùng kích thước. Cắt chai thứ nhất khoảng 15 cm tính từ đáy làm thân ống đựng bút và chai thứ hai cắt khoảng 5 cm tính từ đáy làm nắp ống đựng bút. Sau đó dùng băng keo trang trí dán ở phần miệng của hai phần vừa cắt.
Sau đó dùng một cây tre nhọn xuyên qua chỗ vừa hơ tạo thành vòi dẫn.
Dùng đèn khò hơ nóng nắp chai nhựa.
Tái chế chai nhựa thành chậu trồng cây
Dùng chai nhựa có dung tích lớn, khoét một phần thân chai nhựa. Ở chiều đối diện, khoét một vài lỗ nhỏ để làm nơi thoát nước. Chỉ cần bỏ đất và hạt giống vào là chúng ta đã có ngay chậu cây xinh xắn bằng cách tái chế nhựa để bảo vệ môi trường.
Có thể dùng thêm vài vật dụng khác để trang trí cho chậu cây từ nhựa tái chế thêm ngộ nghĩnh và độc đáo.
Biến chai nhựa thành kệ để sách báo, tài liệu
Nguyên liệu: chai nhựa, ván gỗ, keo nến
Khi đống sách báo và tài liệu đang ngày một dày thêm và việc phân loại trở nên khó khăn, hãy nghĩ đến việc dùng chai nhựa biến tấu thành giá đựng sách báo và tài liệu.
Đầu tiên, cần một tấm ván gỗ làm đế thật vững chãi. Tiếp đến, cắt chai nhựa thành từng ống có kích thước tùy thích. Dùng keo nến dán các chai nhựa lên tấm ván gỗ và chờ khô.
Biến chai nhựa thành kệ để sách báo, tài liệu
Kệ đựng nữ trang
Nguyên liệu: chai nhựa, ván gỗ, trục kim loại, ốc vít và keo nến
Cố định trục kim loại vào tấm ván gỗ. Tiếp theo, cắt gần sát phần đáy chai nước và khoan lỗ chính giữa. Lần lượt cho từng đáy chai vào trục và siết ốc. Có thể dùng keo nến để cố định nếu không tìm được ốc vít vừa khít với trục. Tạo thành tháp nhiều tầng theo ý muốn và kệ đựng nữ trang đã hoàn thành!
Kệ đựng nữ trang
Biến muỗng nhựa thành đèn ngủ
Với những chiếc thừa nhựa mỗi ngày chúng ta dùng để ăn, chúng ta có thể tạo thành chiếc đèn hình quả dứa độc đáo và đẹp đẽ trang trí ở góc phòng!
Nguyên liệu: một chân đế đèn bàn, một chai nhựa vừa với chân đèn, nhiều thìa nhựa sử dụng 1 lần, sơn acrylic màu vàng, giấy màu xanh lá.
Đèn ngủ làm từ muỗng nhựa
Cắt phần cổ và đáy chai nhựa đặt lên đế cây đèn. Nếu chai nhựa dài thì cắt bỏ phần thân cho phù hợp với chiều cao quả dứa. Tiếp theo, bạn cắt bỏ phần cán thìa chỉ giữ lại phần bầu thìa phía dưới. Dùng cọ và sơn màu vàng phần thân bầu phía dưới thìa và để khô.
Bước kế tiếp, dùng súng bắn keo dán 10 thìa bên ngoài đáy chai, dán lớp thìa thứ hai xen kẽ phủ lên lớp thứ nhất. Làm tương tự cho đến khi hết miệng chai. Cắt giấy màu xanh thành một hình tròn vừa khít với miệng chai và tỉa tam giác cho giống hình lá quả dứa. Cuối cùng cắt giấy xanh thành 8 chiếc lá hình tam giác, uốn cong lại và xếp lớp cho giống với lá dứa thật.
Sọt đựng vật dụng từ nắp chai nhựa
Mỗi lần uống xong một chai nước, chớ vứt đi chiếc nắp chai tưởng chừng như vô dụng ấy. Chỉ cần kiên nhẫn ngồi kết dính từng chiếc nắp chai lại với nhau, bạn có thể tạo nên chiếc sọt đựng vật dụng cá nhân trong phòng. Vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi phí đấy!
Thành phẩm đáng yêu
Chỉ với những chiếc chai cũ tưởng như vô dụng, bạn có thể tạo nên những chú chim cánh cụt trang trí cho gian nhà thêm sinh động vào dịp lễ Giáng sinh rồi đấy!
Trên đây là 8 cách tái chế nhựa cực kỳ đơn giản. Hy vọng các bạn sớm thu được thành quả.
Nguồn: litteritcostsyou
Các bước làm chim cánh cụt
Bước 4: Trang trí cho chim cánh cụt theo ý thích. Bắt đầu vẽ mắt và mũi cho chú chim, sau đó đến phần thân như trong ảnh. Để tạo điểm nhấn cho chú chim cánh cụt, bạn có thể dùng len tạo chóp mũ bông và khăn quàng cổ thay vì dùng sơn vẽ.
Sọt nhựa từ nắp chai
Làm chú chim cánh cụt
Nguyên liệu: hai vỏ chai nhựa cùng kích thước, sơn hoặc màu acrylic và len.
Bước 1: Cắt lấy phần đáy của hai chai nhựa có cùng kích thước.
Bước 2: Dùng keo ghép hai nửa đáy chai lại với nhau để tạo thành phần đầu và thân chim cánh cụt
Bước 3: Dùng cọ và sơn trắng sơn toàn bộ phần đầu và thân vừa hoàn thiện ở bước 2.
-
Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam hàng năm cũng thu về đến tiền tỷ USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu nguyên liệu tới hàng trăm triệu USD. Cùng với quá trình hội nhập và sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và thuế xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU, Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi đó, khách hàng tại các quốc gia này ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam.
Mỗi năm ngành nhựa Việt Nam cần trung bình 2 - 2,5 triệu tấn nguyên vật liệu, nhưng lại đang phải nhập khẩu tới 75 - 80%. Việc phụ thuộc nguyên liệu nhựa nhập khẩu đã và đang làm tăng chi phí đầu vào theo giá nguyên liệu nhập (giá nguyên liệu chiếm từ 60% đến 70% giá thành sản xuất) và tăng rủi ro tỷ giá, giảm sự chủ động, sức cạnh tranh và khó tận dụng được ưu đãi thuế quan bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, nhập khẩu nguyên liệu nhựa trong 3 năm gần đây liên tục tăng kể cả về số lượng và kim ngạch, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Sang năm 2019 và kết thúc quý 1/2019, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,47 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 10,5% về lượng và tăng 1,0% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2019, Việt Nam đã nhập 540,9 nghìn tấn, trị giá 783,38 triệu USD, tăng 38,1% về lượng và 39,5% trị giá so với tháng 2/2019.
Trong quý 1/2019, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Hàn Quốc đạt 254,75 nghìn tấn, trị giá 406,89 triệu USD, tăng 12,19% về lượng và 5,46% trị giá so với cùng kỳ, riêng tháng 3/2019 cũng nhập từ thị trường này 89,1 nghìn tấn, trị giá 140,45 triệu USD, tăng 17,52% về lượng và 19,23% trị giá so với tháng 2/2019.
Đứng thứ hai là thị trường Saudi Arabia đạt 246,1 nghìn tấn, tị giá 270,72 triệu USD, tuy nhiên tốc độ nhập từ thị trường này sụt giảm 11,38% về lượng và 21,74% trị giá so với cùng kỳ.
Đặc biệt, trong quý đầu năm nay Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Mỹ, tăng gấp 4,9 lần về lượng (tương ứng 389,68%) và gấp 2,9 lần trị giá (tương ứng 194,9%), đạt lần lượt 143,16 nghìn tấn, trị giá 185,45 triệu USD. Giá nhập bình quân từ thị trường này giảm 39,78%, chỉ với 1295,45 USD/tấn.
Nhưng ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập từ thị trường Nga, giảm 99,69% về lượng và 97,25% trị giá, tương ứng với 9 tấn, trị giá 97,5 nghìn USD. Giá nhập bình quân 10841,33 USD/tấn, tăng gấp 8,9 lần (tương ứng 785,67) so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có giá tăng mạnh nhất. Ngoài ra, cũng giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Nam Phi và Brazil với lượng giảm lần lượt 78,68% và 74,53%.
Vậy, để giảm nhập khẩu nguyên liệu nhựa trong thời gian tới, doanh nghiệp ngành nhựa cần chủ động tái cơ cấu đầu tư hoặc tăng cường năng lực nghiên cứu, tập trung đầu tư máy móc, theo chuẩn công nghệ mới và phát triển ngành hóa dầu trong nước… nhằm giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Nguồn: megavietnam.vn