Máy phát điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý của máy phát điện

Các bạn đang tìm hiểu máy phát điện là gì? Cấu tạo của máy phát điện như thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy phát điện là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Điện là một yếu tố vô cùng quan trọng và dường như không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Điện phục vụ cho mọi hoạt động của con người như: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và học tập.

Chính vì thế mà các thiết bị, các loại máy móc hỗ trợ con người cho việc sử dụng điện ngày càng nhiều. Máy phát điện là một trong những loại máy như thế. Chúng ta đã nghe rất nhiều về máy phát điện.

Máy phát điện là gì? 

Máy phát điện đã không còn quá xa lạ với đa phần chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, số người thật sự hiểu về máy phát điện thì không nhiều. Máy phát điện là một thiết bị có khả năng chuyển hoá cơ năng thành điện năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.

Nguồn cơ năng trong máy phát điện có thể được sản sinh nhờ động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tuabin gió,… Nhiệm vụ chính của một máy phát điện bao gồm: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Máy phát điện là một thiết bị vô cùng phổ biến và hữu dụng để đảm bảo được nguồn cung cấp điện cho các hoạt động của con người.

máy phát điện là gì

Các cấu tạo của máy phát điện là gì? 

Các bộ phận bên trong máy phát điện là gì? Một máy phát điện sẽ bao gồm các cấu tạo sau: động cơ, đầu phát, hệ thống nhiên liệu, ổn áp, hệ thống làm mát, hệ thống xả, bộ nạp ắc-quy, thiết bị điều khiển ( control panel ).

máy phát điện là gì

Động cơ của máy phát điện 

Động cơ là cấu tạo có chức năng cung cấp năng lượng cơ học  đầu vào của máy phát điện. Hiện nay, động cơ của máy phát điện sẽ hoạt động nhờ nguồn nhiên liệu là diesel, xăng, propan hoặc các loại khí thiên nhiên. Các máy phát điện có động cơ nhỏ sẽ sử dụng nhiên liệu là xăng. Còn đối với các máy sử dụng những loại động cơ lớn hơn sẽ hoạt động bằng diesel, propan lỏng hoặc các loại khí đốt tự nhiên. Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn có các loại máy phát điện sử dụng 2 nguồn nhiên liệu cùng lúc là nhiên liệu diesel và khí đốt.

Đầu phát của máy phát điện là gì? 

Đầu phát của máy phát điện có nhiệm vụ tạo ra nguồn điện từ nhiên liệu cơ học. Đầu phát của máy phát điện là một tổ hợp các bộ phận tĩnh cùng với các bộ phận có thể di chuyển được. Các bộ phận này sẽ hoạt động cùng nhau để tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện. Nhờ vậy là máy phát điện có thể tạo ra được dòng điện.

Trong đầu phát của máy phát điện sẽ gồm 2 bộ phận chính: Stata (phần cảm) và Rato (phần ứng)

  • Stata (phần cảm): đây là phần không thể di chuyển. Nó được cấu tạo từ nhiều dây dẫn điện quấn lại thành cuộn trên một lõi sắt.
  • Rato (phần ứng): là phần sẽ di chuyển và tạo ra từ trường quay bên trong máy.

Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện sẽ bao gồm các bộ phận với những chức năng sau:

  • Ống nối từ bể chứa nhiên liệu đến động cơ. Đường ống này sẽ cung cấp các nhiên liệu như xăng, diesel,…giúp cho động cơ của máy phát điện hoạt động.
  • Ống thông gió bình nhiên liệu. Ống thông gió này sẽ giúp làm mát và ngăn chặn hiện tượng gia tăng áp lực trong quá trình bơm nhiên liệu và hệ thống thoát nước của bể chứa. Chính vì thế, khi chúng ta cung cấp đầy nhiên liệu cho bình nhiên liệu sẽ đảm bảo được sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ và bể nhiên liệu. Qua đó sẽ giúp tránh được tình trạng xuất hiện tia lửa dẫn đến cháy nổ.
  • Hệ thống bơm nhiên liệu: nhờ có hệ thống mà nhiện liệu từ bể chứa chính sẽ được chuyển đến các bể chứa dùng trong ngày.
  • Bình lọc nhiên liệu: bình lọc có nhiệm vụ tách nước, lọc các vật thể thể lạ, cặn nhiên liệu để giúp máy hoạt động trơn tru, ổn định hơn.
  • Kim phun: bộ phận này có nhiệm vụ phun chất lỏng thành dạng sương nhờ đốt động cơ.

Ổn áp của máy phát điện

Dòng điện được tạo ra từ máy phát điện có mức điện áp bao nhiêu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ổn áp.

Hệ thống làm mát của máy phát điện là gì? 

Trong quá trình sử dụng, các bộ phận của máy sẽ bị nóng lên do hoạt động liên tục. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho năng suất tạo ra dòng điện của máy bị giảm sút. Hệ thống làm mát sẽ giúp thông gió và tản nhiệt được sinh ra từ các bộ phận của máy.

Hệ thống xả của máy phát điện 

Hệ thống xả của máy phát điện có chức năng xử lý khí thải sinh ra từ máy phát điện. Ống xả của máy phát điện được làm bằng gan, sắt hoặc thép. Để giảm thiểu tối đa sự run giúp bảo vệ hệ thống ống xả thì nó sẽ được nối với động cơ bằng các kết nối linh hoạt.

Hệ thống bôi trơn 

Hệ thống bôi trơn giúp máy phát điện làm việc êm ái hơn và có tuổi thọ cao hơn. Động cơ của máy phát điện sẽ được bôi trơn bằng dầu được chứa trong một máy bên bên trong máy phát điện. Khi sử dụng, các bạn phải kiểm tra mức dầu bôi trơn sau khi máy hoạt động được 8 tiếng. Bên cạnh đó, phải liên tiệp kiểm tra xem chất bôi trơn của máy và phải thay dầu sau khi máy đã hoạt động được 500 giờ.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện

Máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguyên lý cảm ứng được điện từ được phát hiện bởi nhà khoa học Faraday vào những năm 30 của thế kỷ 19.

Nguyên lý cảm ứng điện từ có thể hiểu là dòng điện có thể bị cảm ứng khi nó di chuyển qua cuộn cảm. Sự chuyển động này sẽ tạo nên sự chênh lệch của hiện điện thế giữa hai đầu dây dẫn hoặc hai đầu cuộn cảm. Nhờ có sự chênh lệch này mà có thể sản sinh ra dòng điện.

Nguồn: evn.com.vn

Các bạn đang tìm hiểu máy phát điện là gì? Cấu tạo của máy phát điện như thế nào? Nguyên lý hoạt động của máy phát điện là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé. Điện là một yếu tố vô cùng quan trọng và dường như không thể thiếu trong… Xem bài viết