Phân loại Vòng bi đũa và cách tháo lắp vòng bi đũa

Vòng bi công nghiệp có đa dạng chủng loại, mẫu mã và trọng tải chịu lực. Ngoài ra về cấu tạo kĩ thuật chúng cũng có nhiều thể loại khác nhau. Trong số đó, vòng bi đũa có thể là các tên bạn thường hay nghe nhắc đến bên cạnh những loại vòng bi kim, vòng bi cầu… Để hiểu rõ hơn về loại vòng bi đũa, chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại, thiết kế cũng như cách tháo lắp, sử dụng phù hợp cho loại máy nào nhé!

1. Vòng bi đũa có thiết kế như thế nào?

Không giống với các loại vòng bi thông thường, ổ đũa vòng bi được thiết kế nhằm để thực hiện chức năng chịu lực lớn và hoạt động được với tốc độ cao.

Vòng bi đũa có cấu tạo với đũa trụ, một số loại còn có ổ kim (cũng là một dạng của ổ đũa), có thiết kế vành trong, vành ngoài và trục tiếp xúc phù hợp với sức chịu lực hướng kính, tuy nhiên lại hạn chế đối với sức tải dọc trục. Đây là vòng bi chịu lực hướng tâm, ứng dụng chủ yếu cho những hoạt động cần tốc độ cao.

Hiện nay đối với vòng bi đũa còn có thiết kế mới đó là thiết kế EC với dạng hình học. Hình dạng này giúp tăng khả năng chịu lực dọc trục, khắc phục được hạn chế vừa nêu ở trên đối với bạc đạn đũa truyền thống. Ngoài ra thiết kế mới này vòng bi còn có thể dễ dàng hơn trong công đoạn bôi trơn bằng mỡ hoặc dầu chuyên dụng. Đặc trưng của thiết kế mới này là không có vòng cách giữa hai vành trục, thay vào đó có nhiều con lăn hơn nên chịu được trọng tải cao hơn và tốc độ tốt hơn nữa.

Vòng Bi 22234 - Bạc Đạn Nam Khang

2. Phân loại vòng bi đũa

Với thiết kế chung cho các dạng vòng bi đũa là như vậy, tuy nhiên trong loại vòng bi đũa vẫn có những loại khác nhau. Hiện nay vòng bi đũa có 2 loại như sau:

– Vòng bi đũa 1 dãy: đây được xem là dạng bạc đạn đũa có thiết kế đơn giản nhất trong các loại vòng bi chống ma sát trong công nghiệp. Được thiết kế với những bộ phận gọn nhẹ và hoàn toàn dễ tháo lắp, nên được ứng dụng nhiều trong trục tay lái, trong ô tô, mô tơ điện hoặc các thiết bị gia dụng trong gia đình…

– Vòng bi đũa 2 dãy: thiết kế khác hơn với vòng bi đũa 1 dãy ở cấu tạo chủ yếu ở độ dày của các vành. Loại này có vòng cánh mỏng, hai loại vành trong và ngoài tách bạch riêng với nhau. Vòng bi công nghiệp dạng đũa 2 dãy được dùng nhiều trong các máy công cụ, máy gia công cần sự chính xác và tốc độ nhanh, mạnh. Do đặc điểm đặc trưng của loại này đó là thiết kế có tiếp xúc theo đường thẳng nhiều hơn loại 1 dãy.

3. Cách tháo lắp vòng bi đũa

Một trong những cách để vòng bi được sử dụng lâu bền và hoạt động tương thích với máy chính nhờ vào cách tháo lắp vòng bi vào máy. Dựa theo những tiêu chuẩn kĩ thuật thì việc tháo lắp đòi hỏi phải tuân thủ do đây là chi tiết máy, có ảnh hưởng đến hoạt động quay nên việc tháo lắp sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khi tháo lắp thì những người có kinh nghiệm hoặc nắm vững quy trình lắp đặt sẽ thực hiện rất nhẹ nhàng, không cần dùng nhiều lực. Do đó cần chú ý các vấn đề sau khi tháo lắp vòng bi đũa:

– Đọc kĩ hướng dẫn của vòng bi.

– Thực hiện đúng với trình tự được hướng dẫn, không nên bỏ qua các bước nhỏ.

– Kiểm tra kĩ các cách thiết kế và sự tương thích trước khi cho vận hành máy.

– Đảm bảo tra dầu hoặc mỡ đúng cách.

vòng bi tang trống -

Nếu không tuân thủ những chỉ dẫn kĩ thuật thì trong quá trình tháo lắp và sử dụng vòng bi đũa có thể gây ra những thiệt hại như gây hao tốn điện năng do lượng nhiệt tỏa ra quá nhiều vì lắp sai, bôi dầu mỡ không đúng loại khi lắp máy gây tăng ma sát khi máy quay, các bộ phận trong máy không tương thích gây nên trạng thái tăng nhiệt nặng nề khi hoạt động, năng suất máy bị giảm và làm tổn hao tuổi thọ của các bộ phận khác trong máy…

Nguồn: bnsvn.com.vn

Vòng bi công nghiệp có đa dạng chủng loại, mẫu mã và trọng tải chịu lực. Ngoài ra về cấu tạo kĩ thuật chúng cũng có nhiều thể loại khác nhau. Trong số đó, vòng bi đũa có thể là các tên bạn thường hay nghe nhắc đến bên cạnh những loại vòng bi kim, vòng bi… Xem bài viết